You are on page 1of 39

BÀI 7.

LUẬT DÂN SỰ VÀ


LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Thắng


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
- Phân tích được khái niệm luật dân sự, quan hệ pháp luật
dân sự.
- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật dân sự.
2. Về kỹ năng
- Xác định được các quan hệ pháp luật dân sự trong đời sống.
3. Về thái độ
- Tin tưởng vào nhà nước và pháp luật của nước CHXHCN Việt
Nam.
- Đưa nội dung của pháp luật dân sự vào cuộc sống.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC

I LUẬT DÂN SỰ
2. Các giai đoạn tố tụng hình sự

II LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


IV
I. LUẬT DÂN SỰ

- Khái niệm

Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp


luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất
hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ
sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào
các quan hệ ấy.
I. LUẬT DÂN SỰ

+ Đối tượng điều chỉnh

+ Phương pháp điều chỉnh

* Phương pháp tự nguyện


* Phương pháp bình đẳng
+ Đối tượng điều chỉnh
Luật Dân sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã
hội trong đời sống giao lưu dân sự, đó là
nhóm quan hệ tài sản và nhóm quan hệ nhân
thân
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người
với người thông qua một tài sản

Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội


về những lợi ích tinh thần gắn với một
chủ thể nhất định
I. LUẬT DÂN SỰ

- Khái niệm - Chủ thể

Hộ gia đình
Cá nhân Pháp nhân Tổ hợp tác

Điều
Điều106 BLDS. “Tổ
111 BLDS. “Hộ hợp đìnhđược
gia tác mà hình
các
Điềuthành
84 trên cơ sở hợp đồng hợp tác có
Năng lực pháp luật viên có tài sản chung, cùng đóng
BLDS
chứng thực
dân sự (Đ 14 BLDS) góp công sứccủa Uỷ động
để hoạt kinh tếdân
ban nhân chung xã,
phường,
trong sảnthịxuấttrấn của
nông,từ lâm,
ba cángư trở lên,
nhânnghiệp
hoặc đóng
cùng một góp tài sản,
số lĩnh vựccôngsản sức để kinh
xuất, thực
Năng lực hành vi hiện
doanhnhững
khác do phápviệc
công luật nhất định,là cùng
quy định chủ
dân sự (Đ 17 BLDS) hưởng
thể khi lợi và cùng
tham chịu trách
gia quan hệ dânnhiệm là chủ
sự thuộc
thể lĩnh vực
các trong quan hệ dân sự”
cácnày”
2. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

QH khoá XI ban hành


BLDS ngày 14/06/2005,
có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2006. Gồm
7 phần, 36 chương,
777 điều
2. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

a. Chế định quyền sở hữu


Gồm 7 chương (X - XVI) 116 Điều (Điều 163 – Điều 279) BLDS
a. Chế định quyền sở hữu
- Tài sản: Điều163 BLDS 2005 quy định:
* Vật phải nằm trong sự chiếm
VẬT hữu của con người.
* Vật phải có đặc trưng giá trị.
* Vật trở thành đối tượng của
giao lưu dân sự.

QUYỀN TÀI SẢN TÀI SẢN TIỀN

Là quyền trị giá Là loại tài sản đặc biệt


được bằng tiền và có giá trị trao đổi với
có thể chuyển giao các loại hàng hoá khác
trong giao dịch dân
sự, kể cả quyền
sở hữu trí tuệ. Là loại tài sản đặc biệt do
nhà nước hoặc các tổ
GIẤY TỜ CÓ GIÁ chức phát hành theo trình
tự nhất định.
a. Chế định quyền sở hữu

- Khái niệm quyền sở hữu


+ Theo nghĩa khách quan: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản được pháp luật điều chỉnh.

+ Theo nghĩa chủ quan: các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền
sở hữu hợp pháp của mình.

- Nội dung quyền sở hữu:


Theo qui định của BLDS 2005 thì quyền sở hữu là những quyền
năng dân sự đối với một tài sản. Điều 164 BLDS 2005 qui định: “Quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của
chủ sở hữu theo qui định của pháp luật.
a. Chế định quyền sở hữu

Q. CHIẾM HỮU (Điều 182 BLDS 2005): Quyền chiếm hữu là quyền
nắm giữ, quản lý tài sản.

* Chiếm hữu hợp pháp: Là loại chiếm hữu có căn cứ pháp luật được
pháp luật thừa nhận và việc chiếm hữu đó được coi là hợp pháp trong
các trường hợp theo quy định của Điều 183 BLDS 2005
Điều 183 BLDS
* Chiếm hữu bất 2005,hợpđópháp
là: (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật):
Là việc1.chiếm
CSH chiếm
hữu củahữu tài
mộtsản.
người đối với một tài sản mà không dựa
2. Người
trên những đượccủa
qui định chủ pháp
sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
luật.
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch
dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Chiếm hữu bất hợp
4. Người phát hiệnnhưng
pháp và giữ ngay
tài sảntình (ĐiềuTài
vô chủ, 189,
sảnBLDS
không2005): Khiđược
xác định người
ai
chiếm
là chủ hữu
sở hữu,
khôngtài biết
sản và
bị không thểbịbiết
đánh rơi, bỏviệc
quên,chiếm hữu dấu,
bị chôn tài sản đó là đắm
bị chìm khôngphù căn
có hợp
với các điều
cứ pháp luật.kiện do pháp luật quy định (Đ187).
Chiếm hữu5. Người
bất hợp phát hiệnkhông
pháp và giữngay
gia súc, cầm,
tình:giaKhi vật nuôi
người chiếmdưới
hữunước
biết bịhoặc
thất tuy
lạc
phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
không biết
6. nhưng pháphợp
Các trường luậtkhác
buộcdo phải
phápbiếtluật
đượcquyrằng
định.việc chiếm hữu tài sản của
mình là không có căn cứ pháp luật.
a. Chế định quyền sở hữu

Q. CHIẾM HỮU

Q. SỬ DỤNG Là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi
ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho
phép.

Q. ĐỊNH ĐOẠT Là quyền của chủ sở hữu để quyết định số phận của vật.
2. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

b. Chế định hợp đồng dân sự (Điều 388 → Điều 593 BLDS 2005).

- Khái niệm hợp đồng dân sự: Điều 388 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng
dân sự là sự thoả thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”

+ Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: (Điều 389 BLDS)
1. “Tự do giao kết hợp nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Tự nguyện, bình, đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.
+ Hình thức của hợp đồng:
Hình thức hợp đồng:( Điều 401 BLDS 2005) qui định thì hình thức hợp đồng có 3
hình thức: miệng; viết (văn bản); hành vi cụ thể.

+ Nội dung hợp đồng dân sự Điều 402 BLDS 2005 qui đinh tuỳ từng loại
hợp đồng các bên có thể thoả thuận
b. Chế định hợp đồng

- Hợp đồng dân sự vô hiệu: (Điều 410 BLDS)

* Người tham gia giao dịch không có, bị hạn chế, mất năng lực hành vi
dân sự;
* Mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội;
* Người tham gia giao dịch bị lừu dối, đe doạ.
2. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ

c) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


(Quy định tại Chương XXI, Điều 604 đến Điều 630 BLDS 2005.)
- Khái niệm: Là loại trách nhiệm áp dụng đối với người có hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại đến tài sản tính mạng sức khoẻ, danh dự, uy tín,
nhân phẩm của người khác. Theo đó người gây ra thiệt hại phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
- Căn cứ phát sinh (Đ 604 BLDS 2005).
+ Phải có thiệt hại xảy ra
+ Có hành vi trái pháp luật
+ Người gây thiệt hại phải có lỗi
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại phải toàn bộ và kịp thời
thông qua việc: Xác định thiệt hại: tài sản, sức khoẻ, danh dự, tính mạng, uy tín
bị xâm hại; Thời hạn bồi thường.
d. Chế định thừa kế (phần 4, từ điều 631 – 687)
Là quan hệ xã hội thể hiện sự dịch chuyển tài
THỪA KẾ sản từ người chết cho người còn sống.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
THEO DI CHÚC chuyển tài sản của mình cho người khác sau
khi chết.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng
THEO PHÁP LUẬT
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp
luật quy định
1. Hàng thứ nhất: Vợ (chồng) cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết.
2. Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết, cháu gọi người chết bằng ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
3. Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết (anh chị enm ruột của bố mẹ người chết, cháu
ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột (con của anh, chị,
em người chết), chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
DI CHÚC CÓ 2 LOẠI:
• Di chúc miệng
• DC bằng văn bản
DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN CÓ 4 LOẠI
• DC CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG
• DC KO CÓ NGƯỜI LÀM CHỨNG
• DC CÓ CÔNG CHỨNG
• DC CÓ CHỨNG THỰC

Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào


đó
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
• CÓ ĐẦY ĐỦ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ: ĐỦ
18 TUỔI TRỞ LÊN (Người đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi muốn lập di chúc phải có sự đồng ý
của người đại diện: cha mẹ, hoặc người giám
hộ (người đại diện theo pháp luật))
• TINH THẦN MINH MẪN SÁNG SUỐT (Hiểu
mình đang làm gì)
• Người lập DC có thể sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ
bất kỳ lúc nào khi còn sống.
Thực tế

• Hợp đồng thuê nhà thành HĐ bán nhà. Vì thực


tế bên mua đã gài cắm câu chữ khiến bên bán
đã không đọc kỹ HĐ dẫn đến ký HĐ thuê nhà
thành HĐ bán nhà.
HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA
GIAO DỊCH – HĐDS (Đ117)
CHỦ THẾ
- THỦ THỂ CÓ NĂNG LỰC PHÁP LUẬT PHÙ HỢP VỚI GIAO DỊCH
- CHỦ THẾ CÓ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ PHÙ HỢP VỚI GIAO
DỊCH
- NGƯỜI THAM GIA GIAO DỊCH PHẢI HOÀN TOÀN TỰ NGUYỆN

• NỘI DUNG CỦA GIAO DỊCH KHÔNG VI PHẠM ĐIỀU CẤM VÀ


TRÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
• MỤC ĐÍCH CỦA GIAO DỊCH KHÔNG VI PHẠM ĐIỀU CẤM VÀ
TRÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
• HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH KHÔNG VI PHẠM ĐIỀU CẤM VÀ
TRÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI (MỘT SỐ GIAO DỊCH YÊU CẦU VỀ
HÌNH THỨC LÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH).
CÔNG CHỨNG LÀ GÌ

• Là dịch vụ công do nhà nước ủy nhiệm cho


CCV thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý
cho các bên khi tham gia giao dịch, phòng
ngừa tranh chấp, đồng thời bảo vệ quyền
quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Đảm
bảo ổn định và phát triển kinh tế và xã hội.
CCV sẽ kiển tra

• Tính hợp pháp, xác thực của HĐ giao dịch.

• Xác nhận tính chính xác và tính hợp pháp của bản
dịch, giấy tờ văn bản mà theo quy định PL bắt
buộc phải công chứng hoặc chủ thể có nhu cầu
công chứng.
Văn bản Công chứng

• HĐ, Văn bản được công chứng viên chứng


nhận được gọi là VB công chứng
Giao dịch bắt buộc phải công chứng
Theo PLuật Đất đai, Luật Nhà ở có 8 giao dịch bắt buộc phải
công chứng:
1. Chuyển đổi,
2. chuyển nhượng,
3. cho thuê,
4. cho thuê lại,
5. thế chấp QSDĐ,
6. thừa kế,
7. góp vốn QSDĐ và
8. tài sản gắn liền với đất.
(Nếu các giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân không kinh
doanh BĐS thì bắt buộc phải CC, CT)
Giao dịch không bắt buộc phải
công chứng, CT
• Chuyển nhượng QSD Đ và TS gắn liền với đất,
• Chuyển đổi Đất nông nghiệp
• Góp vốn QSD Đ mà một bên có chức năng Kinh doanh BĐS
• Liên quan đến nhà ở: HĐ mua bán, thuê, mua giữa sở hữu
thuộc nhà nước, nhà ở XH, nhà ở tái định cư, góp vốn bằng
nhà ở, HĐ thuê nhà, HĐ mượn nhà, HĐ cho ở nhờ, HĐ ủy
quyền quản lý nhà mà một bên có chức năng mà một bên
có chức năng Kinh doanh BĐS

• Nếu các giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân có kinh doanh
BĐS thì ko bắt buộc CC, CT
II. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Luật Tố tụng Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ


1. Khái niệm thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
quá trình tố tụng dân sự

+ Đối tượng điều chỉnh:

+ Phương pháp điều chỉnh:


* Phương pháp mệnh lệnh

* Phương pháp bình đẳng


II. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

- Khái niệm - Các nguyên tắc - CQ tiến hành tố tụng


Người tiến hành tố tụng
Người tham gia tố tụng

* Cơ quan tiến hành tố tụng: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

+*Nguyên
Người tiến hành tố
tắc quyền tựtụng: Chánh
định đoạt ánđương
của TAND, sự:
Thẩm phán,
(Điều hội thẩm nhân
5 BLTTDS)
dân, thư ký Toà án, viện trưởng VKS, kiểm sát viên.
+ Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ (Điều 6, Điều 7 )
*+ Người
Nguyêntham gia tố
tắc bình tụng:
đẳng vềĐương
quyền sự, đại diện
và nghĩa vụ cho
giữađương sư, người
các đương bảo
sự (Đ 8)
vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, phiên dịch.
+ Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của tòa án (Điều 10 BLTTDS)
II. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2. Trình tự thủ tục giải quyết một vụ án dân sự
- Khái niệm vụ án dân sự
Là việc phát sinh tại Toà án do cá nhân, pháp nhân, tổ chức xã
hội khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,
của Nhà nước, của tập thể hay của người khác.

Vụ việc dân sự
Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có
yêu cầu Toà án công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động của mình hoặc của người khác.
2. TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

KHỞI KIỆN

HOÀ GIẢI

XÉT XỬ

SƠ THẨM PHÚC THẨM

THI HÀNH ÁN

THỦ TỤC Giám đốc thẩm (Đ 282 BLTTDS)


ĐẶC BIỆT
Tái thẩm (Đ 304 BLTTDS)
KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

* Quyền khởi kiện vụ án dân sự:


Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại (Điều 161 BLTTDS):

Bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác, công cộng, nhà nước (Điều 162 BLTTDS)

* Điều kiện khởi kiện:


Chủ thể có quyền và có năng lực chủ thể
Vụ án chưa được toà giải quyết trước đó
Còn thời hiệu khởi kiện

* Hình thức khởi kiện: cá nhân, tổ chức khởi kiện bằng đơn khởi kiện
(Điều 164 BLTTDS 2004).
Thụ lý vụ án dân sự là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện
và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.
Ðiều 161. Quyền khởi kiện vụ án

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để
yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ðiều 162. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

1. Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong
trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định.

2. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp
luật quy định.

3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện
vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc
lĩnh vực mình phụ trách.
HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ

Hòa giải trong tố tụng dân sự là việc tòa án chủ động hòa giải để
các đương sự tự thỏa thuận, thương lượng về việc giải quyết vụ án theo
đúng quy định của PL, hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là
thủ tục bắt buộc tòa án nào thụ lý vụ án DS thì tòa án đó tiến hành hòa
giải, nếu không hòa giải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trừ trường
hợp không được hòa giải (Đ181 BLTTDS 2004).
* Khi hòa giải phải có mặt các đương sự với nhau.
(Đ184 BLTTDS 2004).
* Khi tiến hành hòa giải có hai trường hợp xảy ra:
Hòa giải thành (Toà án ra quyết định công nhận hoà giải thành).
Hòa giải không thành. (Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử).
XÉT XỬ

* Xét xử sơ thẩm: Là Toà kiểm tra lại toàn bộ các chứng cứ


của VADS đã được đương sự cung cấp trên cơ sở đó vận
dụng đúng pháp luật để giải quyết các yêu cầu và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án.

* Xét xử phúc thẩm dân sự: Xét xử phúc thẩm là việc Toà
cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của
Toà cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị.
THỦ TỤC ĐẶC BIỆT

* Giám đốc thẩm: Điều 282 BLTTDS 2004 quy định: “Giám
đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

* Tái thẩm: Điều 304 BLTTDS 2004 quy định: “Là xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì
có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án, quyết định mà toà án các đương sự
không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
Lưu ý:

Bài giảng chỉ phục vụ việc học tập Môn Nhà nước
và Pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Y Hà
Nội, không nhằm làm cơ sở, căn cứ cho những
mục đích, công việc khác.

You might also like