You are on page 1of 12

3/4/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


VỀ LUẬT DÂN SỰ

ThS Nguyễn Thị Vy Quý

NỘI DUNG MÔN HỌC


Chương 1: Khái quát về luật dân sự Việt Nam
Chương 2: Quy phạm pháp luật dân sự và quan hệ
pháp luật dân sự
Chương 3: Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
Chương 4: Chế định đại diện
Chương 5: Giao dịch dân sự
Chương 6: Thời hạn – Thời hiệu

1
3/4/2024

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT


DÂN SỰ VIỆT NAM
1. Khái niệm về Luật dân sự
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự
5. Nguồn của Luật dân sự
6. Vị trí của Luật dân sự
7. Vận dụng pháp luật trong điều chỉnh các QHDS

1. Khái niệm về Luật dân sự


Thời La Mã cổ đại, Luật dân sự (jus civile)
được hiểu là tập hợp các quy tắc xử sự chung
chi phối các mối quan hệ giữa các tự nhiên
nhân (cá nhân) với nhau trong cuộc sống thế
tục.
Vai trò của Luật La Mã?
Các nước theo hệ thống Civil Law đều theo
xu hướng phân chia hệ thống pháp luật thành
2 nhóm: luật công và luật tư.

2
3/4/2024

1. Khái niệm về Luật dân sự


Việt Nam có nguồn gốc tự họ luật Civil law nên cách tiếp
cận tương tự như các nước thuộc họ luật này.
Theo quan điểm hiện đại, Luật dân sự là tập hợp các quy
định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng
xử của cá nhân, pháp nhân; quyền và nghĩa vụ của cá
nhân, pháp nhân trong các quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí,
độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
(Điều 1 BLDS 2015)

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự


Là những quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự
bao gồm:
 Quan hệ về tài sản

 Quan hệ nhân thân

3
3/4/2024

2.1.Quan hệ về tài sản


a) Khái niệm
Quan hệ về tài sản là quan hệ xã hội phát
sinh giữa các chủ thể với nhau trên cơ sở
một hoặc các bên hướng tới những lợi ích
vật chất nhất định.

2.1.Quan hệ về tài sản


b) Đặc điểm
 Quan hệ về tài sản mang tính chất hàng hóa-tiền

tệ.
 Thường thể hiện sự đền bù ngang giá. (ví dụ:

quan hệ mua bán tài sản,…).


 Mang ý chí chủ quan của các chủ thể khi tham

gia quan hệ (NLHVDS, tự định đoạt,…).

4
3/4/2024

c) Các nhóm quan hệ tài sản do Luật


DS điều chỉnh
Quan hệ
Quan hệ về sở nghĩa vụ và
hữu tài sản hợp đồng DS
Quan hệ về Quan hệ
thừa kế BTTH ngoài
hợp đồng

2.2.Quan hệ về nhân thân

a) Khái niệm
Quan hệ nhân thân là quan hệ xã hội phát
sinh giữa các chủ thể với nhau trên cơ sở
một lợi ích tinh thần phi vật chất (quyền
nhân thân).

5
3/4/2024

2.2.Quan hệ về nhân thân


b) Đặc điểm
 Quan hệ nhân thân là những quan hệ về lợi
ích không tính ra được thành tiền.
 Thông thường gắn liền với một chủ thể
nhất định không thể chuyển giao cho người
khác.

c) Các nhóm quan hệ nhân thân do Luật DS điều chỉnh


 Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: Là các QH nhân thân
mà trong đó quyền nhân thân (lợi ích tinh thần) của chủ thể
luôn gắn với TS như quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác
giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật,…
 Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: Là các QH nhân
thân mà trong đó quyền nhân thân (lợi ích tinh thần) của
chủ thể không gắn với TS như quyền có họ, tên và thay đổi,
họ, tên, quyền được khai sinh, khai tử, quyền xác định lại
giới tính, quyền chuyển đổi giới tính, quyền về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình,…

6
3/4/2024

3. Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự


a) Khái niệm:
Là các cách thức khác nhau mà thông qua đó, luật dân
sự tác động đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản nhằm làm cho các quan hệ này phát sinh, phát triển
hoặc chấm dứt phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã
hội và các chủ thể tham gia quan hệ đó.

b) Đặc điểm:
* Các chủ thể bình đẳng với
nhau khi tham gia.
* Tự nguyện.
* Tự chịu trách nhiệm.

7
3/4/2024

c) Nội dung: bao gồm 2 phương pháp

Phương Phương
pháp bình pháp tự
đẳng thỏa định đoạt
thuận

Điều chỉnh
các quan hệ
dân sự

4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự


 Nguyên tắc bình đẳng

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy
bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo
hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

8
3/4/2024

4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự


 Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam
kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực
thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn
trọng.

 Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

9
3/4/2024

 Nguyên tắc tôn trọng lợi ích hợp pháp của chủ thể khác

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm

Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không


thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

10
3/4/2024

5. Vị trí của Luật dân sự

● Luật chung
● Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự cụ thể:
không được trái với Điều 3 (các nguyên tắc cơ bản).
● Áp dụng Điều ước quốc tế khi có khác nhau giữa quy
định của BLDS và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên về cùng một vấn đề.

6. Nguồn của Luật dân sự


Là những nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật DS do CQNN có
thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các QHTS và QHNT. Bao
gồm:
- Luật thành văn: Hiến pháp, BLDS, Bộ luật, luật liên quan, văn bản
dưới luật.
- Tập quán
- Án lệ, lẽ công bằng,…

11
3/4/2024

7. Vận dụng pháp luật trong điều chỉnh các


QHDS
● Khi có sự mâu thuẫn giữa BLDS và luật chuyên ngành trong
việc điều chỉnh cùng một quan hệ pháp luật thì luật chuyên
ngành được ưu tiên áp dụng.
● Trong trường hợp PL không quy định và các bên không có
thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán
thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật, hoặc dựa trên
những nguyên tắc quy định trong BLDS và lẽ công bằng TA
có thể ra phán quyết. Trong trường hợp nếu có án lệ thì sẽ áp
dụng án lệ.

12

You might also like