You are on page 1of 14

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT KINH TẾ
ĐỀ TÀI
HÃY TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG DÂN SỰ VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP
ĐỒNG DÂN SỰ?

Họ và tên sinh viên: Phạm Khánh Linh


Mã SV: 2722245908
Lớp: QL27.44

1
Mục Lục
1. Mở
đầu…………………………………………
2
2. Khái niệm giao kết hợp đồng…………………. 3
3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng………………… 3
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng……………….. 8
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng……. 8
4. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
dân sự……………………………………………..9
5. Kết luận…………………………………………13

2
Mở Đầu
tính bền vững của quan hệ
lao động, lợi ích của các bên
chủ thể, cũng như sự ổn
định
và phát triển của đối sống
kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc
chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật là nội dung
quan trọng cần có sự quan
tâm của Nhà nước cũng như
của
toàn xã hội.
Trong pháp luật của các nước phát triển Phương Tây (còn
gọi là các nước tư sản), chế định hợp đồng được coi là một
chế địn hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị nhất. Trong chế
định này, tự do hợp đồng được khẳng định như một nguyên
tắc chủ yếu trong vác giao dịch dân sự, thương mại, toàn bộ
chế định hợp đồng được xây dựng trên nền tảng tự do, bình
đẳng. Có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hóa

3
cao trong pháp luật tư bản. Trong hệ thống pháp luật của các
nước Xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng cũng là một chế
định cơ bản bên cạnh các chế định quyền sở hữu, quyền thừa
kế…
Ở Việt Nam,các bộ cổ luật đã từng tồn tại trước đây như
Luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không có quy định riêng về
hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành ra rất nhiều
quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau. Qua quá trình
phát triển cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói
chung, chế định về hợp đồng dân sự ngày càng được xem là
một chế định có vai trí trung tâm, cơ bản trong pháp luật dân
sự.

4
NỘI DUNG
1. Khái niệm giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng là Các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ
sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.
- Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội. Nội dung của nguyên tắc thể hiện hai vế có tầm quan trọng
hàng đầu trong giao kết hợp đồng: tự do nhưng không được trái với
các đòi hỏi mà pháp luật quy định: không được trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
- Nguyên tắc các bên "tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung
thực và ngay thẳng trong giao kết hợp đồng". Trước hết các bên phải
có vị trí bình đẳng, vì bình đẳng là điều kiện để có sự tự nguyện một
cách thực sự.
Còn thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi không
thể thiếu trong giao kết, thực hiện những hợp đồng vì khi thiếu đi một
dấu hiệu, một yếu tố nào đó, thi quan hệ hợp đồng sẽ bị đặt vào tình
trạng khập khiễng.
Giao kết hợp đồng được bắt đầu bằng việc một bên đề nghị với bên
kia giao kết hợp đồng và đồng thời thường kèm theo ngay nội dung
chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời. Trong trường hợp đó, người
đề nghị không được thay đổi, mời người thứ ba trong thời hạn chờ trả
lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.

2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng


Nếu như nguyên tắc cơ bản đến Bộ luật Dân sự năm 2015, các nguyên
tắc cơ bản này đã được đưa vào thành 1 điều luật (Điều 3) với các
khoản luật ngắn gọn, súc tích, rõ ràng. Đây là một trong những thành
công của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể là:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng (quy định tại khoản 1, điều 3)
Nội dung của nguyên tắc: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng,
không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật
bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
Với nguyên tắc trên, Bộ luật Dân sự 2015 thay cụm từ các bên bằng
“mọi cá nhân, pháp nhân”, xác định rõ hơn, cụ thể hơn so với Bộ luật
Dân sự 2015. Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do

5
có thể có, bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh
kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp...
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận: (quy định tại khoản
2, điều 3), bao hàm nội dung: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối
với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định: mọi cam kết, thỏa thuận này có
hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Đến Bộ luật Dân sự 2015,
nguyên tắc này đã thể hiện rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu hơn. Đồng
thời, nội dung của nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc
tôn trọng pháp luật trước đây tại Bộ luật dân sự năm 2015.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực (quy định tại khoản 3, điều 3) với nội
dung: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Nhằm mục
đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp
luật dân sự; đồng thời phải thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực
hiện những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ này.
Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác (quy định tại khoản 4, điều 3): Việc
xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (quy định tại khoản 5, điều 3): Cá
nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Đây là một trong những
quy định bắt buộc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có, đồng
thời là một trong những biện pháp buộc các bên phải thực hiện
nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ dân sự để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể pháp luật dân sự.
Bộ luật Dân sự 2015 bãi bỏ quy định: “Nếu không tự nguyện thực
hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định
pháp luật”.
Đồng thời, 02 nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp:
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo
đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập
quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi

6
người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức
cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Nguyên tắc hòa giải: Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên
phù hợp với quy định pháp luật được khuyến khích, được Bộ luật Dân
sự 2015 chuyển thành chính sách Nhà nước đối với quan hệ dân sự
hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay.
Vì vậy, trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự 2015
cần tập trung thực hiện đúng các nguyên tắc trên, có như vậy quyền
lợi của các chủ thể pháp luật dân sự mới được bảo vệ, làm cơ sở tiền
đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân trong thời kỳ mới.
ĐIỀU 2.1.2 UNIDROIT (Định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng)
Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng
và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao
kết được chấp nhận.
Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an
toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các
chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp
pháp.

- Nguyên tắc thứ nhất: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết
hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không
có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm
thay đổi ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các
bên chủ thể khi giao kế hợp đồng “không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội”. Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không
được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã
hội thừa nhận rộng rãi.
Luật La Mã ghi nhận rằng: “Với tư cách như một cơ sở phát sinh
nghĩa vụ, hợp đồng chỉ có thể có nếu các bên ký hợp đồng có chủ ý
xác lập các mối liên hệ trách nhiệm”.`
Điều 4 BLDS 2015: nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận
Quyền tự do cam kết, thỏa thuận, trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ
dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thỏa thuận đó không trái
đạo đức xã hội
Khoản 1 Điều 389 BLDS 2015

7
Tụ do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội
Nguyên tắc này được thể hiện trong Khoản 1 điều 11 Luật Thương
Mại 2015:
Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các qui định của
pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các
bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó
Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004
qui định tại điều 1.1 :
Các bên được giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung hợp đồng
Nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu điều 1.02 quy định:
Các bên được tự do giao kết hợp đồng xác định nội dung hợp đồng
phụ thuộc vào yêu cầu về thiện chí, công bằng và các quy tắc bắt
buộc được thiết lập bởi các nguyên tắc này.

- Nguyên tắc thứ hai: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực và ngay thẳng,
Nguyên tắc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung
và hợp đồng dân sự nói riêng bình đẳng với nhau cũng là một nguyên
tắc cơ bản. Đặc trưng và cơ sở của các quan hệ trao đổi là được thực
hiện theo nguyên tắc thỏa thuận ngang giá.
ĐIỀU 1.7 UNIDROIT (Thiện chí và trung thực)
1. Các bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về thiện chí
và trung thực
trong thương mại quốc tế.
2. Các bên trong hợp đồng không được loại trừ hay hạn chế nghĩa vụ
này.
1.1.Trình tự giao kết hợp đồng.
Trình tự giao kết hợp đồng dân sự là một quá trình mà trong đó các
bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến
thỏa thuận trong việc cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự
đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng.
Quá trình GDDS chính thức được bắt đầu khi các bên đã xác định rõ
được nhu cầu giao dịch của mình. Trình tự giao kết hợp đồng thông
qua 2 giai đoạn: đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng.

8
2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng:
Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải thể
hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Như vậy bên đối
tác mới có thể biết được ý muốn của họ và mới có thể đi đến việc giao
kết một hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí, muốn bày
tỏ cho bên kia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp đồng dân sự.
Một lời đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chứa
đựng một số yếu tố cơ bản sau:
 Thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng
của bên đề nghị.
 Phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng.
 Phải xác định rõ bên được đề nghị.
 Yêu cầu về thời hạn trả lời là không bắt buộc: Theo BLDS 2015
còn dự liệu cả trường hợp đề nghị có thời hạn trả lời và đề nghị
không có thời hạn trả lời.
Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều
cách khác nhau: người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người
được đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện
thoại…Ngoài ra, lời đề nghị còn được chuyển giao bằng công văn,
giấy tờ…

2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng


Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị chấp
nhận lời đề nghị (bên B) và tiến hành việc giao kết hợp đồng với bên
đã đề nghị (bên A).
Câu trả lời của bên B không phải trong mọi trường hợp đều được coi
là chấp nhận giao kết hợp đồng. Câu trả lời được coi là chấp nhận
giao kết hợp đồng khi bên B chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện các
nội dung đề nghị mà bên A đã nêu. Nếu câu trả lời của bên B không
đáp ứng được một trong hai yêu cầu đó thì sẽ được coi là lời đề nghị
mới và cần có câu trả lời của bên A. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại
nhiều lần cho đến khi có được chấp nhận giao kết hợp đồng đúng yêu
cầu thì hợp đồng sẽ được coi là giao kết.

3. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

9
Người tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
Đối với cá nhân:

 Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: tự


mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự
 Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện
hợp đồng dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản,
động sản phải đăng ký và giao dịch khác phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý.
 Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: xác lập, thực hiện hợp đồng
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ
giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
 Chưa đủ 6 tuổi: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực
hiện.
 Người mất năng lực hành vi dân sự: do người đại diện theo
pháp luật xác lập, thực hiện.
 Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự:
phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đối với pháp nhân:

 Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp
đồng thông qua người đại diện hợp pháp
 Thực hiện trong phạm vi đại diện và tham gia các giao dịch
phù hợp với phạm vi hoạt động.
 Cơ sở pháp lý: Điều 135, 137, 138, 141 Bộ luật Dân sự 2015;
Điều 2 Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19 tháng 7 năm
2017.
Người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện
 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là các bên tham gia giao
dịch hoàn toàn tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận về nội dung

10
của giao dịch, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép từ phía bên
kia hoặc của người khác;
 Các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
 Cơ sở pháp lý: Điều 117, 127 Bộ luật Dân sự 2015
Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội
 Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép
chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
 Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời
sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
 Để hợp đồng dân sự có hiệu lực thì mục đích, nội dung không
vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, nếu có thì vô
hiệu theo Bộ luật Dân sự.
 Cơ sở pháp lý: Điều 117, 118, 123 Bộ luật Dân sự 2015
Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật
 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc bằng hành vi cụ thể;
 Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình
thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao
dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản;
 Với một số loại hợp đồng dân sự có điều kiện là buộc lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực thì các bên khi giao
kết hợp đồng phải tuân thủ quy định đó.
 Cơ sở pháp lý: Điều 117, 119 Bộ luật Dân sự 2015
Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu

1. Nội dung của hợp đồng dân sự có vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội;
2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo;

11
3. Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự xác lập, thực hiện, trừ trường hợp:
 Hợp đồng dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng
ngày;
 Hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ
cho người chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành
vi, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
 Hợp đồng dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu
lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực
hành vi dân sự.
4. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn, trừ trường hợp:
 Mục đích xác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt được;
 Hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm
cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.
5. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
6. Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình;
7. Hình thức của hợp đồng dân sự không tuân thủ quy định, trừ
trường hợp:
 Hợp đồng có điều kiện phải lập thành văn bản nhưng các bên
không lập hoặc văn bản không đúng quy định mà một hoặc
các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ;
 Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy
định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một hoặc các
bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.
8. Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được cho nên bị
vô hiệu.

12
Cơ sở pháp lý: Điều 123 đến Điều 133, Điều 407, Điều 408 Bộ luật
Dân sự 2015

Dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng dân sự

 Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng bị vô
hiệu;
 Chuẩn bị văn bản pháp lý điều chỉnh nội dung liên quan đến
hợp đồng dự kiến ký kết;
 Soạn thảo các điều khoản của hợp đồng có lợi, trên tinh thần
tuân thủ pháp luật để đảm bảo hiệu lực hợp đồng;
 Thẩm định các nội dung, rà soát, chỉnh sửa các điều khoản
hợp đồng do đối tác đề xuất trong hợp đồng;
 Tư vấn, giải thích toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp
đồng của khách hàng;
 Tư vấn các điều khoản, dự liệu các tình huống phát sinh trong
hợp đồng, dự liệu hậu quả phát sinh và cơ quan giải quyết khi
xảy ra tranh chấp…

13
KẾT LUẬN
Hợp đồng dân sự vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay. Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham
gia hợp đồng. Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đảm bảo
cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản.
Khi một hoặc các bên vi phạm thì hợp đồng dân sự vô hiệu bên vi
phạm cần phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính họ. Việc quy
định này có ý nghĩa khắc phụ những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng
thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn định trong giao lưu tài
sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản.

14

You might also like