You are on page 1of 30

CẢI CÁCH CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN

NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU


CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
PGS. TS. Ngô Huy Cương
Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt
Hiến pháp năm 2013 được thông qua và công bố bắt đầu cho một quá trình cải cách
pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên kết quả của công cuộc cải cách này đang làm phát sinh ra sự
cần thiết cải cách ngay những vấn đề vừa cải cách, nhất là đối với chế định vật quyền.
Bộ luật Dân sự năm 2015 (kết quả của công cuộc cải cách vừa qua) đã khước từ
một cách thiếu chín chắn việc sử dụng thuật ngữ vật quyền để xây dựng tên gọi ―Quyền sở
hữu và các quyền khác đối với tài sản‖ cho Phần thứ hai của Bộ luật này. Đây không phải
đơn thuần là vấn đề sử dụng thuật ngữ, mà chính là vấn đề của nhận thức không đầy đủ và
là việc tự gây mâu thuẫn trong nội tại của chính Bộ luật này. Bộ luật Dân sự năm 2015
xây dựng nguyên tắc vật quyền xác định, nhưng đã không xác định tương đối đủ các
quyền trên vật của người khác trong khi các quyền này luôn luôn có khuynh hướng chống
lại quyền của chủ sở hữu. Các khiếm khuyết này khiến cho Bộ luật Dân sự năm 2015 khó
có thể đạt được mục tiêu điều chỉnh đặt ra, và có ba nguyên nhân chủ yếu: (1) sự bất hòa
đồng giữa ý tưởng chính trị - pháp lý của truyền thống Sovietique Law với nhu cầu điều
chỉnh các quan hệ của kinh tế thị trường chưa được giải quyết; (2) kỹ thuật pháp lý xuất
phát từ Luật La Mã cổ đại được xây dựng trên nền tảng tư hữu không thể hòa đồng với
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; (3) những người soạn thảo và thông qua Bộ luật Dân sự
năm 2015 chưa nắm vững kiến thức cơ bản về luật dan sự.
Có ba khó khăn chủ yếu cho việc cải cách chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay
bao gồm: Quan niệm về sở hữu của truyền thống Sovietique Law; chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai; và nhận thức chưa đầy đủ về kỹ thuật pháp lý. Nhiều yêu cầu của đời sống xã hội hiện
đại đang thúc bách cải cách chế định vật quyền như: xây dựng kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập quốc tế; tư nhân hóa; tích tụ
ruộng đất; và theo đuổi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; …
Để cải cách chế định này phù hợp với các yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại, các
định hướng và giải pháp chủ yếu sau không thể không xem xét tới: cải cách chế độ sở hữu đất
đai; hoàn thiện chế chế định vật quyền về mặt kỹ thuật pháp lý.


Bài viết này nằm trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội mã số QG.19.56 mang tên ―Cải cách
pháp luật dân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam‖.

374
Mở đầu
Hiến pháp năm năm 2013 được thông qua và công bố đã mở đầu cho một thời kỳ cải
cách pháp luật ở Việt Nam dù rằng còn nhiều vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu. Bản Hiến
pháp này khẳng định sự tôn trọng quyền con người, chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền,
hội nhập quốc tế, tập quyền xã hội chủ nghĩa nghiêng về lập pháp nhưng có sự phân công và
phối hợp giữa các ngành quyền lực, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền
vững, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tư pháp độc lập 957… Coi
đó như một nền tảng, hàng loạt các đạo luật trong cả khu vực luật công và khu vực luật tư
được sửa đổi, bổ sung và nhiều đạo luật được làm mới để phù hợp với các tư tưởng mới của
bản Hiến pháp này.
Sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhiều đạo luật quan trọng khác đã được ban
hành, Việt Nam bắt đầu nêu rõ quyết tâm theo đuổi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
mà được thể hiện rõ nét nhất trong một loạt các hoạt động của Quốc hội và Chính phủ. Điển
hình trong số đó là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà
nước năm 2018 khẳng định một khâu trong đột phá chiến lược là ―Hoàn thiện thể chế về phát
triển, cung ứng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào
tạo, để tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng suất, chất lượng và
sức cạnh tranh của nền kinh tế‖ (điểm 2.2).
Sự thay đổi trong tư duy chiến lược như vậy cộng thêm với những khiếm khuyết trong
quá trình cải cách pháp luật vừa diễn ra khiến pháp luật Việt Nam nói chung và chế định vật
quyền trong đó nói riêng cần một lần nữa xem xét lại với tinh thần cải cách.
Pháp luật về tài sản phản ánh những giá trị xã hội quan trọng958 và vật quyền thường
được xem là phạm vi truyền thống của luật tài sản959 cho thấy việc cải cách chế định vật
quyền có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên công cuộc cải cách
này lệ thuộc vào chế độ sở hữu đất đai. Khi nghiên cứu về chế độ sở hữu đất đai (một vấn đề
vật quyền) ở Trung Quốc, có nhận định rằng chế độ này sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc làm
biến đổi cơ cấu hiện tại mà đang chuyển Trung Quốc từ một xã hội nông nghiệp và nông thôn
chiếm ưu thế sang một xã hội thành thị và công nghiệp960.
Ở Việt Nam, ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được
nêu rõ là việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nhân

957
Các nguyên tắc này được qui định trong các điều tương ứng như sau của Hiến pháp năm 2013: Điều 14 và các điều khác
tiếp theo của Chương II; Điều 2 (khoản 1 & khoản 2); Điều 3; Điều 12; Điều 69 & Điều 51 (khoản 1); Điều 2 (khoản 3)
& 50; Điều 51 (khoản 2); Điều 53 & 54; Điều 103 (khoản 2).
958
Bruce Ziff, Principles of Property Law, Second Edition, Carswell – Thomson Professional Publishing, Canada, 1996, p. 8.
959
John E.C. Brierly, Cases and Materials Relating to Civil Law Property IA, Text Materials, McGill University, 1997, p. viii.
960
Dwight H. Perkins, ―China‘s Land System: Past, Present, and Future‖, Property Rights and Land Policies, Edited by
Gregory K. Ingram and Yu-Hung Hong, Proceedings of the 2008 Land Policy Conference, The Lincoln Institute of Land
Policy, 2009, p. 70.

375
và nông dân, thành thị và nông thôn961. Gần đây Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh ―Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước‖962 với một trong các giải pháp chủ yếu là
―Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn gắn với việc quy hoạch xây dựng công nghiệp, dịch
vụ và phát triển đô thị ở các vùng‖963. Như vậy cải cách chế định vật quyền là cần thiết ít nhất
xét từ phương diện quản trị quốc gia.
Bài viết khái quát chế định vật quyền hiện hành ở Việt Nam để tìm ra các khiếm
khuyết lớn từ đó, phân tích những khó khăn trong việc thiết lập và cải cách chế định vật
quyền, nêu rõ các yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại đặt ra đối với cải cách chế định vật
quyền, và xác định các định hướng và giải pháp căn bản cải cách chế định vật quyền ở Việt
Nam hiện nay thông qua các phương pháp phân tích, mô tả, phân loại, so sánh và lịch sử…
I. Khái quát chế định vật quyền trong pháp luật Việt Nam và những khiếm
khuyết lớn liên quan
Trước khi người Pháp xâm chiếm và đem pháp luật của Pháp áp đặt vào, Việt Nam
không có cách thức tư duy pháp lý, kỹ thuật pháp lý (nhất là cách thức phân loại pháp luật)
như truyền thống Civil Law mà phụ thuộc vào truyền thống pháp luật Viễn Đông 964. Do đó
chế định vật quyền là một chế định du nhập theo ngành luật dân sự từ Pháp. Các qui định về
vật quyền được tìm thấy rất rõ trong các Bộ luật Dân sự dưới các chế độ cũ theo mô hình
Pháp như: Bộ luật Dân sự giản yếu năm 1883 (áp dụng ở Nam Kỳ) 965, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ
năm 1931, Bộ luật Dân sự Trung Kỳ năm 1936 và Bộ luật Dân sự của Việt Nam Cộng hòa
năm 1972. Chẳng hạn: Điều thứ 449 của Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1931 qui định ―Bất
động sản có ba thứ, hoặc bởi tính chất của nó, hoặc bởi mục đích của nó, hoặc bởi quyền sở
dụng về cớ gì‖. Loại bất động sản thứ ba nêu trên được giải thích là những vật quyền bao gồm
quyền sở hữu, quyền hưởng lợi, quyền dùng và ở, quyền cho thuê dài hạn, quyền địa dịch,
quyền cầm cố bất động sản, quyền để đương và quyền đi kiện đòi lại một bất động sản (Điều
thứ 453). Đối với động sản, Bộ luật này qui định bao gồm hai loại chính là ―động sản do tính
chất‖ và ―động sản vì pháp luật chỉ định‖ (Điều thứ 454 và Điều thứ 455). Loại động sản thứ
hai này bao gồm các vật quyền trên động sản, các tố quyền để đòi lại hay truy tìm một động
sản, các trái quyền và quyền sở hữu trí tuệ (Điều thứ 455). Theo sát quan niệm này và cũng có
cách thức thể hiện rất ít thay đổi, Bộ luật Dân sự Trung Kỳ năm 1936 phân loại bất động sản
và động sản giống hoàn toàn Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ năm 1936 thể hiện tại các Điều thứ 460

961
Đỗ Mười, Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 110.
962
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa X về Nông
nghiệp, Nông dân và Nông thôn số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008, điểm 1, Mục II.
963
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa X về Nông
nghiệp, Nông dân và Nông thôn số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008, điểm 2, Mục I.
964
Xem thêm Ngô Huy Cương, ―Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam‖ (tr. 95 – 115), Ảnh hưởng của
truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam, Sách chuyên khảo, Đồng chủ biên: Arnaud De Raulin, Jean-Paul
Pastorel, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Hoàng Anh, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2016.
965
Bộ luật này thực chất là Bộ luật Dân sự Pháp giản yếu phù hợp với xứ thuộc địa Nam Kỳ. Theo Vũ Văn Mẫu ―…tân luật
của ta đã mất cá tính Việt Nam, hoàn toàn thay đổi hình dạng, giống như luật của Pháp. Đó là trường hợp của nhiều điều
khoản trong bộ Dân luật Giản yếu ban hành năm 1883‖ (Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục, In lần
thứ hai, Sài Gòn, 1960, tr. 277).

376
và Điều thứ 465. Bộ luật Dân sự năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa cũng được pháp điển hóa
theo mô hình này nhưng có những cải cách nhất định về thuật ngữ pháp lý sử dụng cho các
loại bất động sản và động sản mà được thể hiện rất rõ qua Điều thứ 363 và Điều thứ 370. Kỹ
thuật viết văn bản của Bộ luật Dân sự năm 1972 này có bước tiến triển rõ rệt cả về bố cục liên
quan tới kỹ thuật pháp lý và phong cách thể hiện ngắn gọn, rõ ràng hơn, tuy nhiên vẫn kế thừa
và tôn trọng nền lập pháp trước đó.
Sau khi thống nhất đất nước (1975), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: ―Xây dựng hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thể chế hóa bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước, quyền làm chủ tập thể xã
hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, dựa trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo
của Đảng‖. Bằng chỉ dẫn này, pháp luật Việt Nam thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ của tổ
quốc966 khẳng định sự theo đuổi truyền thống Sovietique Law nơi mà ngành luật dân sự bị
tầm thường hóa so với ngành luật kinh tế truyền thống của chủ nghĩa xã hội. Vào nửa đầu của
thập kỷ 90 ngay sau đó, nền lập pháp của Việt Nam được làm nóng lên bởi chủ trương đổi
mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài làm phát sinh ra nhu cầu xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp trên nền tảng truyền
thống Sovietique Law được du nhập vội vã trong chiến tranh và thời kỳ đầu thống nhất đất
nước967. Trong bối cảnh đó, một loạt các đạo luật trong lĩnh vực luật tư ra đời trong đó có Bộ
luật Dân sự năm 1995 mà là một bộ luật thay đổi hoàn toàn về kiểu loại pháp điển hóa và đầy
rẫy những quan niệm khác biệt so với các Bộ luật Dân sự trước đó của Việt Nam. Là một hiệu
ứng (effect) tất yếu của một nền tảng xã hội bị xáo trộn và sự thiếu nghiên cứu có tính chất
nền tảng, cứ mười năm sau đó Việt Nam lại có một Bộ luật Dân sự mới kế thừa những khiếm
khuyết lớn của Bộ luật Dân sự này.
Trước hết, các Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự
năm 2015 đều không pháp điển hóa theo mô hình của Pháp nữa mà theo trường phái pháp
điển hóa hiện đại (Pandectists). Tuy nhiên việc pháp điển hóa này còn xa mới đạt tới trình độ
pháp điển hóa cao như Bộ luật Dân sự Đức năm 1900 & 2002, Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm
2005, Bộ luật Dân sự Đài Loan năm 1983 mà trong đó có dành riêng một quyển để nói về các
vật quyền, có nghĩa là nói về mối quan hệ giữa người và vật có tính chất kinh tế. Bộ luật Dân
sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đều lảng tránh thuật ngữ
vật quyền và có Phần thứ hai (Quyển II) nói về tài sản giống với Bộ luật Dân sự Pháp năm
1804. Sự lai tạp ngoài dự tính này có lẽ bắt nguồn từ sự thiếu nghiên cứu sâu sắc. Tuy nhiên
khi Dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 được trình ra Quốc hội, Chính phủ có kiến nghị về tên
gọi và những nội dung chủ yếu của Phần thứ hai của Bộ luật Dân sự tương lai như sau:
―Phần thứ hai: Quyền sở hữu và các vật quyền khác (từ Điều 178 đến Điều 301) quy
định về căn cứ xác lập và thời điểm xác lập quyền sở hữu, các vật quyền khác và hiệu lực đối

966
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp
luật Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997, tr. 307.
967
Nguyễn Như Phát, ―Một số vấn đề lý luận về luật kinh tế‖ (tr. 9 – 34), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Đồng chủ biên:
Phạm Duy Nghĩa và Nguyễn Như Phát, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr. 11.

377
kháng với người thứ ba; bảo vệ, hạn chế quyền sở hữu và các vật quyền khác; quyền sở hữu,
quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền ưu tiên‖968.
Rất đáng tiếc, Quốc hội đã không chấp nhận các kiến nghị này và thông qua Phần thứ
hai của Bộ luật Dân sự 2015 với tên gọi là ―Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản‖
và với các nội dung bao gồm các nguyên tắc chung và bốn vật quyền chính yếu như quyền sở
hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt. Cả Dự thảo và
Bộ luật Dân sự năm 2015 đều tách các vật quyền phụ thuộc bao gồm cầm cố và thế chấp ra
khỏi Phần thứ hai này để qui định trong Phần thứ ba nói về nghĩa vụ và hợp đồng. Tại đây
cầm cố và thế chấp được qui định chung với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác
như bảo lãnh, bảo lưu quyền sở hữu, đặt cọc… Tại kết cấu nội dung này của Bộ luật Dân sự
năm 2015, có thể nhận thấy hai khiếm khuyết lớn một cách dễ dàng.
Khiếm khuyết thứ nhất: Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khước từ một cách thiếu chín
chắn việc sử dụng thuật ngữ vật quyền để xây dựng tên gọi ―Quyền sở hữu và các quyền khác
đối với tài sản‖ cho Phần thứ hai của Bộ luật này. Đây là việc làm tự gây mâu thuẫn trong nội
tại của Bộ luật. Tài sản là một thuật ngữ diễn đạt một khái niệm rộng hơn khái niệm vật nếu
nhìn từ góc độ Bộ luật Dân sự theo mô hình Đức. Điều 105, khoản 1 của Bộ luật này định
nghĩa: ―Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản‖, trong khi đó toàn bộ Phần thứ hai
của Bộ luật này chỉ nói về vật quyền mà vật ở đây với tính cách là các vật thể vật chất (đồ vật)
dù rằng có thể bao gồm cả sóng điện từ do con người chế ngự được đem vào sử dụng. Bản
thân Bộ luật này khi qui định về phân loại vật từ Điều 110 tới Điều 114 luôn xem vật là các
đồ vật đơn thuần.
Khiếm khuyết thứ hai: Theo Civil Law, Bộ luật Dân sự năm 2015 xây dựng nguyên tắc
vật quyền xác định. Điều 160, khoản 1 của Bộ luật này tuyên bố: ―Quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định‖. Thế nhưng Bộ luật này đã không xác định tương đối đủ các quyền trên vật của
người khác trong khi các quyền này luôn luôn có khuynh hướng chống lại quyền của chủ sở
hữu. Điều 159, khoản 2 của Bộ luật này qui định về các quyền trên tài sản của người khác chỉ
bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng, quyền bề mặt. Như vậy điều
luật này đã không xem ―quyền sử dụng đất‖ mà được xây dựng thành một quyền khác biệt với
quyền hưởng dụng là vật quyền, đồng thời cũng không xem cầm cố, thế chấp hay một số
quyền đặc ưu có bản chất là vật quyền, chưa kể tới quyền lưu cư được qui định tại Điều 63
của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Các khiếm khuyết này khiến cho Bộ luật Dân sự năm 2015 khó có thể đạt được mục
tiêu điều chỉnh đặt ra là: ―Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân sự, góp
phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa‖969.
Nguyễn Ngọc Điện bàn về ý nghĩa kinh tế của vật quyền rằng trong quá trình phát

968
Chính phủ, Tờ trình về Dự án Bộ luật Dân sự (Sửa đổi) số 390/TTr – CP ngày 12/10/2014, Mục IV, điểm 2, đoạn 2, tr. 8.
969
Chính phủ, Tờ trình về Dự án Bộ luật Dân sự (Sửa đổi) số 390/TTr – CP ngày 12/10/2014, Mục III, điểm 2, đoạn 2, tr. 7.

378
triển kinh tế thị trường, đặc biệt là quá trình đô thị hóa khi mật độ dân số tăng lên khiến cho
quyền sở hữu trọn vẹn đối với bất động sản trở nên quá đắt đỏ và khó tiếp cận, thì lý thuyết
vật quyền cho phép ―cắt vụn‖ quyền sở hữu thành những quyền riêng biệt đáp ứng những nhu
cầu riêng biệt với giá cả hợp lý970. Nếu xét trong bối cảnh những người soạn thảo Bộ luật Dân
sự năm 2015 không muốn tiếp nhận lý thuyết vật quyền thì những lập luận này có ích lợi nhất
định trong việc thuyết phục họ. Nhưng nếu xét từ nguồn gốc của kỹ thuật pháp lý vật quyền
và sự cần thiết điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh một cách khách quan thì những lập
luận như vậy chưa đủ sức bao quát. Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã có quan niệm về vật
quyền và sự phân loại chúng thành quyền trên vật của mình và quyền trên vật của người khác
(iura in re aliena - rights in rem over other man‘s property) xuất phát từ những tình huống
bình thường trong cuộc sống971, dù rằng đất đai, bất động sản, vấn đề đô thị hóa hay kinh tế
thị trường không phải là sức ép, chưa kể đến động sản và bản thân người nô lệ. Ở truyền
thống Common Law khi nghiên cứu về servitudes người ta thường nhắc tới easements và
covenants, là những bất động sản do dụng đích trừu tượng (metaphysical fixtures) gắn với và
chuyển giao cùng bất động sản (realty)972. Theo Common Law, quyền địa dịch (easements) là
một quyền vô hình trên một thửa đất được xem như địa sản thừa dịch (servient tenement), mà
được tạo lập cho lợi ích của một thửa đất khác gọi là địa sản hưởng dịch hay yếu dịch địa
(dominant tenement)973. Common Law phân loại bất động sản do dụng đích (fixtures), đất
(land) và động sản (chattels) theo những đặc điểm riêng của chúng và đề cập tới bản chất của
đồ vật (object) và các quyền (rights) thiết lập trên vật đó974. Truyền thống Civil Law phân loại
vật quyền theo cách thức phân loại từ thời La Mã cổ đại. Các quyền trên tài sản của người
khác (iura in re aliena) được Justinian gọi là dịch quyền (servitudes), rồi tới lượt nó được chia
thành hai loại là dịch quyền thuộc vật (praedial servitudes) và dịch quyền thuộc người
(personal servitudes)975. Do đó việc xây dựng thuật ngữ ―quyền đối với bất động sản liền kề‖
thay cho thuật ngữ ―địa dịch‖ là chưa phản ánh được nguồn gốc của kỹ thuật pháp lý này,
chưa kể tới sự thiếu phù hợp với các dịch quyền công.
Vẫn theo tư duy về sở hữu của truyền thống Sovietique Law, Hiến pháp năm 2013
cũng như Bộ luật Dân sự năm 2015 đều nhầm lẫn giữa tài sản chung và tài sản công. Hiến
pháp năm 2013 qui định: ―Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài
sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý‖976.
Theo quan niệm tất cả những gì thuộc chủ quyền hay quyền tài phán quốc gia đều là tài sản
công, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sao chép nguyên văn qui định trên của Hiến pháp năm

970
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự - Tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 176.
971
Barry Nicholas, Ernest Metzger, An Introduction to Roman Law, Clarendon Law Series, Oxford Unversity Press, 2008,
pp. 140 – 141.
972
Bruce Ziff, Principles of Property Law, Second Edition, Carswell – Thomson Professional Publishing, Canada, 1996, p. 327.
973
Bronwen Jackman, Kip Werren, Property Law, LexisNexis Buterworth, Australia, 2011, p. 194.
974
Bronwen Jackman, Kip Werren, Property Law, LexisNexis Buterworth, Australia, 2011, p. 12.
975
Barry Nicholas, Ernest Metzger, An Introduction to Roman Law, Clarendon Law Series, Oxford Unversity Press, 2008,
pp. 141.
976
Hiến pháp năm 2013, Điều 53.

379
2013 vào Điều 197 để qui kết đó là hình thức sở hữu toàn dân. Luật La Mã cổ đại dựa vào tài
sản có thuộc sở hữu tư hay không để phân loại tài sản thành: tài sản chung (res communes)
bao gồm không khí, nước chảy, biển… không thể thuộc sở hữu của bất kỳ ai, chung cho tất cả
mọi người hưởng thụ, và tài sản công (res publicae) thuộc về nhà nước như đường xá, cầu
cống, bến cảng công…977. Trên căn bản đó, luật dân sự của Québec (Canada) xem các vật thể
vật chất là tài sản chung không phụ thuộc vào sự chiếm giữ (occupation) dù rằng pháp luật có
thể qui định về việc sử dụng chúng978. Bộ luật Dân sự Louisiana cũng phân loại tài sản thành
tài sản chung (common things), tài sản công (public things) và tài sản tư (private things) trước
khi phân loại tài sản thành hữu hình (corporeals), vô hình (incorporeals), bất động sản
(immovables) và động sản (movables)979. Những người tham gia soạn thảo Bộ luật Dân sự
năm 1995 (Bộ luật Dân sự đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nhận thức:
―Tuy nhiên, nghiên cứu các Bộ luật của các nước tư bản, chúng ta thấy vấn đề về chế
độ và hình thức sở hữu không được qui định một cách rõ ràng mà chỉ có những chế định pháp
lý nhằm thực hiện nguyên tắc sở hữu tư nhân là thiêng liêng và bất cả xâm phạm, thực chất là
bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp tư sản đối với tư liệu sản xuất‖980.
Suy cho cùng, bản chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là cách mạng về sở hữu. Theo
lý giải của những người Marxists, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do mẫu thuẫn gay
gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản981. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng đó và diễn giải đơn giản
tại một lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III rằng ―Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa,
ngân hàng,v.v.. làm của chung‖982. Đó là lý do tại sao các Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật
Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015 rất chú trọng và bàn cãi không dứt về cái gọi
là các hình thức sở hữu trong khi để xây dựng chế định vật quyền có lẽ người ta phải xuất
phát từ những câu hỏi quan trọng rằng: Với một vật là bất động sản hay động sản, người ta có
thể thiết lập những quyền gì trên đó? Ai có thể bị hạn chế, và bị hạn chế như thế nào và trong
điều kiện nào?... Trên cơ sở đó Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ xây dựng qui chế pháp lý cụ thể
cho các loại tài sản chung, tài sản công, tài sản tư, tài sản vô chủ…
Nội dung của quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là một vấn đề gay cấn,
mang lại nhiều tranh luận và thực tế gây mâu thuẫn nhất trong các qui định về vật quyền của
pháp luật Việt Nam hiện nay. Bộ luật này qui định tại Điều 158 như sau: ―Quyền sở hữu bao
gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy

977
Xem Andrew Borkowski & Paul du Lessis, Textbook on Roman Law, Third Edition, Oxford University Press, New York,
2005, tr. 154.
978
John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quecbec Private Law, Edmond
Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 278.
979
Louisiana Civil Code, Article 448.
980
Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật Dân sự, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 82.
981
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (Dành cho sinh viên đại học,
cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội,
2014, tr. 379.
982
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên
ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2016, tr. 100.

380
định của luật‖. Theo quan niệm sở hữu này, các quyền được qui định bởi nhận thức đơn giản
như sau: quyền chiếm hữu là quyền kiểm soát và làm chủ một vật nào đó của một chủ sơ hữu;
quyền sử dụng là quyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản; còn quyền định đoạt là quyền
năng của chủ sở hữu quyết định về số phận của vật983. Thế nhưng quan niệm theo truyền
thống Sovitique Law này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa nội dung của quyền sở hữu như vậy với
quyền hưởng dụng, và mâu thuẫn giữa quyền hưởng dụng với quyền sử dụng đất trong pháp
luật Việt Nam hiện nay. Quyền hưởng dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là quyền được
khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác trong một thời hạn nhất định984. Quyền hưởng dụng là một quyền mới được qui định mà
trước đây các Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa có. Sự qui định
thiếu ăn khớp giữa quyền hưởng dụng và quyền sỡ hữu là do các qui định về nội dung của
quyền sở hữu đị chệch khỏi truyền thống Civil Law trong khi quyền hưởng dụng lại được kế
thừa từ đó. Theo Civil Law kế thừa từ Luật La Mã cổ đại, quyền sở hữu bao gồm ba quyền là
quyền sử dụng (usus); quyền hưởng hoa lợi (fructus) và quyền định đoạt (abusus)985. Quyền
hưởng dụng được xem là quyền lớn nhất của một người được hưởng trên tài sản của người
khác kéo dài trong phạm vi không quá một đời người. Quyền này bao gồm quyền sử dụng
(usus) và quyền hưởng hoa lợi (fructus)986. Nội dung của quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự
năm 2015 Việt Nam như trên đã nói không tách quyền hưởng hoa lợi thành một nhánh riêng.
Bản thân quyền sử dụng nằm trong nội dung của quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam đã
bao gồm cả quyền sử dụng (usus) và cả quyền hưởng hoa lợi (fructus) rồi987. Có lẽ để giải
quyết mâu thuẫn giữa quan niệm về nội dung quyền sở hữu theo Sovietique Law và sự cần
thiết xây dựng chế định quyền hưởng dụng do đòi hỏi của kinh tế thị trường, Luật Vật quyền
năm 2007 của Trung Quốc qui định nội dung của quyền sở hữu bao gồm bốn quyền: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và quyền định đoạt 988. Vẫn trung thành với
quan niệm của truyền thống Sovietique Law, Luật Đất đai năm 2013 của Việt Nam mang bản
chất là một đạo luật thiết lập và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và thiết kế việc trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Điều 4 của đạo luật này qui định: ―Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo qui định của Luật này‖. Quyền sử dụng đất ở Việt Nam
có bản chất là quyền hưởng dụng trên những thửa đất cụ thể xét theo quan niệm Civil Law về
nội dung quyền sở hữu. Như vậy cũng là một vấn đề pháp lý nhưng được sử dụng hai thuật
ngữ pháp lý khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thậm chí ngay trong Bộ luật Dân
sự năm 2015 sử dụng cả hai thuật ngữ này: Phần thứ hai, Chương XIV, Mục 2 sử dụng thuật

983
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Hà Nội, 1995, tr. 125 – 128.
984
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 257.
985
John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quecbec Private Law, Edmond
Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 272; Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo
dục, In lần thứ hai, Sài Gòn, 1960, tr. 336 – 337.
986
David Johnston, Roman Law in Context, Cambridge University Press, UK, 1999, p. 67.
987
Đồng quan điểm giải thích với tác giả bài viết này có Giáo trình luật dân sự của Học viện Tư pháp xuất bản tại Nxb. Công
an nhân dân năm 2007, xem tr. 229.
988
Real Right Law of the People's Republic of China (Adopted at the 5th session of the Tenth National People's Congress on
March 16, 2007) Article 39.

381
ngữ quyền hưởng dụng, trong khi đó Phần thứ ba, Chương XVI, Mục 7 lại sử dụng thuật ngữ
quyền sử dụng.
Quyền bề mặt theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là ―quyền của một chủ thể đối với mặt
đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất
đó thuộc về chủ thể khác‖989. Quyền này không được qui định trước đây trong các Bộ luật
Dân sự của Việt Nam, kể cả dưới các chế độ cũ. Bộ luật Dân sự Nhật Bản nói về nội dung của
quyền bề mặt (superficies) như sau: ―Người được hưởng quyền bề mặt có quyền sử dụng đất
của người khác để sở hữu các công trình, hoặc cây cối, hoặc tre, trên đất đó‖ 990. So sánh với
các qui định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, có thể thấy khái niệm quyền bề mặt nói trong Bộ
luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam có hai điểm rất đáng băn khoăn: thứ nhất, mục đích của
người được hưởng quyền bề mặt không được đề cập tới; và thứ hai, người cấp quyền bề mặt
không phải là chủ sở hữu đất mà chỉ là người có quyền sử dụng đất. Khi nói về quyền bề mặt,
John E. C. Brierley và Roderick A. Macdonald cho rằng quyền bề mặt do hành vi chuyển
nhượng mà bởi nó quyền sở hữu đất được tách biệt với quyền sở hữu các công trình đang tồn
tại hoặc được xây dựng bởi người được hưởng quyền bề mặt991.
Cầm cố và thế chấp theo Bộ luật Dân sự năm 2015 không được xem là các vật quyền
và chúng chỉ khác nhau ở chỗ tài sản đem ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự có
được chuyển giao thực tế cho chủ nợ hay không. Trong cầm cố, bên cầm cố phải chuyển giao
tài sản thuộc sở hữu của mình cho chủ nợ để bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự992. Đối
với thế chấp, bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của mình
cho chủ nợ993. Các qui định này không cho phép chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản bảo
đảm cho bên thứ ba. Mặc dù tài sản thế chấp không cần phải chuyển giao quyền chiếm hữu
cho chủ nợ, nhưng Điều 320, khoản 1 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có qui định nếu các bên
có thỏa thuận thì bên thế chấp phải giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho chủ nợ.
Trên thực tế, các chủ nợ luôn luôn chiếm ưu thế trong mối quan hệ, nên hầu hết các trường
hợp họ đều buộc bên thế chấp chuyển giao cho họ các giấy tờ liên quan tới tài sản. Như vậy
cầm cố và thế chấp khó có thể được phân biệt bởi chúng đều có thể xác lập trên cả động sản
và bất động sản994. Qui định có tính chất gợi ý về việc chuyển giao giấy tờ liên quan tới tài
sản thế chấp cho chủ nợ như nói ở trên khiến cho nguyên tắc một tài sản có thể bảo đảm cho
việc thực hiện nhiều nghĩa vụ được Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định995 trở nên rất khó khăn.
Bộ luật này còn tỏ ra mâu thuẫn trong việc định ra nguyên tắc giá trị của tài sản bảo đảm có
thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm 996, nhưng lại qui định khi một tài sản
bảo đảm cho nhiều khoản nợ thì tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, giá trị tài sản phải

989
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 267.
990
Japanese Civil Code of 2006, Article 265.
991
John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quecbec Private Law, Edmond
Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 297.
992
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 309.
993
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 317.
994
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 310, khoản 2; Điều 318.
995
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 296, khoản 1.
996
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 295, khoản 4.

382
lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ được bảo đảm997. Trong khi đó Bộ luật này lại có qui định
nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hay toàn bộ theo thỏa thuận của các bên998.
Những khiếm khuyết lớn này có thể xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu. Nguyên
nhân thứ nhất là sự bất hòa đồng giữa ý tưởng chính trị - pháp lý của truyền thống Sovietique
Law với nhu cầu điều chỉnh các quan hệ của kinh tế thị trường chưa được giải quyết. Nguyên
nhân thứ hai là sự không thể hòa đồng giữa kỹ thuật pháp lý xuất phát từ Luật La Mã cổ đại
được xây dựng trên nền tảng tư hữu với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Nguyên nhân thứ
ba là những người soạn thảo và thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa nắm vững kiến thức
dân luật cơ bản.
II. Những khó khăn chủ yếu của việc xây dựng chế định vật quyền cải cách trong
pháp luật Việt Nam hiện nay
1. Ở Việt Nam, các học giả xã hội chủ nghĩa quan niệm theo chủ nghĩa Marx – Lenin
rằng sở hữu là một quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển theo lịch sử, và vừa là một
phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù pháp lý999. Có lẽ vì vậy khi qui định về tài sản nói
chung và vật quyền nói riêng, các Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, thậm
chí Bộ luật Dân sự năm 2015 (sau đây gọi là các Bộ luật Dân sự xã hội chủ nghĩa) đều xuất
phát từ góc nhìn của kinh tế chính trị Marx - Lenin. Các học giả của Bộ Tư pháp (cơ quan
soạn thảo các Bộ luật Dân sự xã hội chủ nghĩa) dựa trên các lập luận sâu của họ về vấn đề sở
hữu như sau để xây dựng các Bộ luật này:
―Quan hệ sở hữu không chỉ bao gồm quan hệ giữa người đối với vật, mà trước hết là
quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội. Khi nghiên
cứu về sở hữu không thể không nghiên cứu về đối tượng sở hữu, nhưng đối tượng sở hữu này
không đứng độc lập và không chịu sự tác động của một chủ sở hữu, mà nó còn chịu sự tác
động của con người với con người xoay quanh hạt nhân là đối tượng sở hữu. Con người cũng
không chỉ đơn thuần nắm giữ của cải vật chất (đối tượng sở hữu thuộc về ai), mà vấn đề là sự
vận động của đối tượng sở hữu này trong tay những người chiếm hữu nó (sử dụng nó như thế
nào, định đoạt nó ra sao…) để nó đem lại lợi ích cho chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là không
thể điều chỉnh các quan hệ sở hữu ở trạng thái tĩnh, mà phải điều chỉnh các quan hệ sở hữu ở
trạng thái động‖1000.
Từ đó họ đưa ra định nghĩa có tính cách học thuật về sở hữu rằng: ―Sở hữu được hiểu
là yếu tố cơ bản trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa người với
người về vật, mà là quan hệ giữa họ về mặt tổ chức sản xuất – kinh doanh, về mặt chi phối đối

997
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 296, khoản 1.
998
Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 293, khoản 1.
999
Xem Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tập I) – Phần thứ nhất: Những
qui định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu, Chủ biên bởi PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2008, tr. 349; Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự, Hà Nội, 1995, tr. 116 – 119.
1000
Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tập I) – Phần thứ nhất: Những qui
định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu, Chủ biên bởi PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2008, tr. 349 - 350.

383
với lợi ích kinh tế do sự chiếm hữu tài sản tạo ra‖1001, hoặc được diễn đạt theo một cách khác
rằng: ―Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao
động (ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã hội loài người‖1002. Quyền sở hữu
thậm chí được nhận thức là hình thức chiếm hữu nhất định về tư liệu sản xuất và của cải vật
chất được tạo ra bởi tư liệu sản xuất đó1003.
Từ những lập luận về trạng thái động của quan hệ sở hữu, vai trò cốt yếu của chiếm
hữu tài sản và người thụ hưởng các lợi ích từ tài sản, chế định quyền sở hữu trong các Bộ luật
Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và thậm chí phần nào đấy Bộ luật Dân sự năm
2015 ―có cả các qui định về quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản‖1004.
Như vậy các Bộ luật Dân sự xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã đi ra ngoài khuôn khổ
pháp lý, có nghĩa là không nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế bằng các giải pháp pháp lý, mà
trực tiếp nói tới các vấn đề kinh tế dưới dạng các điều luật. Vì vậy kỹ thuật pháp lý bị phớt lờ,
hay nói cách khác, không được coi trọng, cho nên đã dẫn đến các khiếm khuyết nghiêm trọng
về kỹ thuật pháp lý. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa các Bộ luật Dân sự xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam với các Bộ luật Dân sự theo truyền thống Civil Law được xây dựng dưới các
chế độ cũ ở Việt Nam.
Các hệ quả về mặt kỹ thuật pháp lý kéo theo từ các nhận thức trên là luôn luôn xem
chiếm hữu là một nội dung quan trọng, không thể thiếu của quyền sở hữu. Quan niệm này vẫn
đang còn chi phối Bộ luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Nga năm 1994. Điều 209 nói về nội
dung của quyền sở hữu của Bộ luật này có khoản 1 qui định ―Chủ sở hữu có các quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình‖. Đây là một hình mẫu để thiết kế nên các qui định
nói về nội dung của quyền sở hữu trong các Bộ luật Dân sự xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Quan niệm về quyền sở hữu như vậy và việc không có quan niệm một cách đầy đủ về
các vật quyền khác có lẽ xuất phát từ đề cao tới mức cực đoan về sở hữu xã hội chủ nghĩa đối
với hầu hết các của cải quan trọng nhất trong xã hội – đó là các tư liệu sản xuất. Hiện nay
Luật Vật quyền năm 2007 của Trung Quốc vẫn qui định thống trị của hình thức sở hữu nhà
nước tại Điều 3. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã xem kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Điều 51, khoản 1. Sở hữu
nhà nước được quan niệm như một phạm trù kinh tế, là hình thức sở hữu đối với tư liệu sản
xuất và được xác định là hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa triệt để hơn tất cả các hình thức sở
hữu khác như sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể1005. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền

1001
Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tập I) – Phần thứ nhất: Những qui
định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu, Chủ biên bởi PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2008, tr. 350.
1002
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Tập I), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 173.
1003
Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư, Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiên nay – Một số nhận thức về lý luận và
thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 121.
1004
Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tập I) – Phần thứ nhất: Những qui
định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu, Chủ biên bởi PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2008, tr. 350.
1005
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Hà Nội, 1995, tr. 140.

384
thống, tầng lớp thương nhân bị thủ tiêu vì chế độ công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất. Các
xí nghiệp công nghiệp quốc doanh là đơn vị kinh tế cơ sở của chủ nghĩa xã hội chỉ có quyền
quản lý nghiệp vụ với tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyền quản lý nghiệp vụ này được xem là một
vật quyền1006 hầu như là duy nhất trên tài sản xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ loại tài sản này, luật
hình sự của Việt Nam trước đây phân biệt nhóm các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và
nhóm các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. Ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành hai pháp lệnh là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. Năm 1985, Bộ luật
Hình sự được thông qua nhưng vẫn có hai chương riêng biệt cho hai nhóm tội này – đó là
chương nói về các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và chương nói về các tội xâm phạm
sở hữu của công dân. Nhóm các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa có chính sách hình sự
hà khắc hơn và nhằm bảo vệ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy khái niệm tài sản xã
hội chủ nghĩa được mở ra bao hàm cả tài sản của các tổ chức hợp pháp của nhân dân, và thậm
chí tài sản của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam với quan niệm tài sản đó có ý nghĩa cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về sau này, do khó khăn về kinh tế và do kém nghiệp
vụ trong việc khai thác tài sản xã hội chủ nghĩa một cách có hiệu quả, các vật quyền trên tài
sản xã hội chủ nghĩa được mở rộng dần liên quan tới việc cho thuê doanh nghiệp, giao đất,
cho mượn đất… Các quan niệm này vẫn gây ảnh hưởng trong một chừng mực nào đó tới tư
duy pháp lý hiện nay ở Việt Nam.
2. Nhận thức khoa học về sở hữu toàn dân về đất đai của nhiều nhà nghiên cứu Việt
Nam (mà một số trong số họ có tham gia soạn thảo Bộ luật Dân sự năm 2005) có những nội
dung chủ yếu khá khó hiểu như đoạn trích dẫn dưới đây:
―Sở hữu toàn dân có nghĩa là sở hữu của toàn thể nhân dân trong xã hội xã hội chủ
nghĩa, cũng có nghĩa là sở hữu xã hội chủ nghĩa Nhà nước. Chế độ này ra đời cùng với việc
thiết lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sở hữu xã hội
chủ nghĩa thể hiện dưới hai hình thức: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Trong hai hình
thức sở hữu đó, sở hữu Nhà nước là hình thức cao, vì nó thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc xã
hội hóa xã hội chủ nghĩa‖1007.
Bộ luật Dân sự năm 2015 không thể khác phải kế tục tư tưởng đó mà do Hiến pháp
năm 2013 qui định. Cùng xây dựng song song với Hiến pháp năm 2013, trong Tờ trình Dự án
Luật Đất đai ra Quốc hội vào năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã thấy rất rõ ―Đất đai là vấn đề
lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và
phát triển của đất nước‖ và nhấn mạnh quan điểm ―Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý‖1008.
Nhận thức khoa học và các qui định của pháp luật như vậy tạo nên một tình thế khiến
khó có thể xây dựng hay cải cách chế định vật quyền thật sự phù hợp với yêu cầu của đời

1006
Katlijn Malfliet, ―La Propriété c‘est le vol: ―Property is Theft‖ Revised‖ (pp. 297 – 326), Private and Civil Law in Russia
Federation, edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009, p. 300.
1007
Nguyễn Mạnh Hùng, Tìm hiểu Luật Đất đai mới – Chính sách ruộng đất mới, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1993, tr. 9 – 10.
1008
Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Số 222/ TTr- CP ngày 06/09/2012, tr. 4.

385
sống xã hội hiện đại và có nền tảng bởi kỹ thuật pháp lý truyền thống liên quan tới vật quyền
thiết lập trên căn bản một chế độ tư hữu. Thực tế dù cố gắng đến mấy thì rất nhiều khái niệm
trong hệ thống vật quyền ở Việt Nam không thể hòa đồng với thế giới, chẳng hạn như khái
niệm quyền bề mặt ở Việt Nam hiện nay khác với khái niệm này ở các nước trên thế giới mà
ở mục trên đã nói tới.
3. Quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 đã gây ra sự chia rẽ lớn trong những
người nghiên cứu và những người xây dựng dự thảo về quan niệm có sử dụng hay không sử
dụng thuật ngữ ―vật quyền‖ trong Bộ luật Dân sự này. Việc có sử dụng thuật ngữ này hay
không sử dụng thuật ngữ này không đơn thuần là việc cân nhắc sử dụng từ ngữ này hay từ
ngữ khác để diễn đạt một khái niệm, mà là một biểu hiện tập trung của việc có hiểu và thừa
nhận sự tồn tại khách quan của quan hệ vật quyền hay không. Nhiều luật gia quyết liệt bảo vệ
không chỉ cho việc sử dụng thuật ngữ vật quyền trong Bộ luật Dân sự năm 2015, mà còn đòi
hỏi phải qui định một cách rành mạch, rõ ràng và đầy đủ các vật quyền trong đó1009. Trong khi
đó không ít luật gia phản đối việc sử dụng thuật ngữ này, thậm chí còn có ý phủ nhận cả sự
tồn tại khách quan của quan hệ vật quyền1010.
Các giáo trình dạy luật dân sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo khác nhau trong cùng
một thời điểm (trước khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua) có quan niệm rất khác nhau về
vật quyền, trong khi nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được đề cao đòi hỏi pháp luật phải
được nhận thức và thực hiện thống nhất trong cả nước1011, tức là pháp luật phải được giải
thích theo cùng một cách. Hiến pháp năm 1992 yêu cầu: ―Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa‖ (Điều 12). Cho đến nay nhiều nhận
thức khác nhau về vật quyền được thể hiện trong các tác phẩm khác nhau làm cho nhiều luật
gia tỏ ra hoang mang. Một số sách giải thích khái niệm vật quyền đúng với truyền thống Civil
Law, chẳng hạn như: ―Quyền đối vật là quyền được hành xử trực tiếp trên những tài sản vật
chất hay trên vật‖1012; hay ―…vật quyền đối lập với trái quyền (jus ad personam), là một thứ
quyền được thực hiện chống lại một người, chứ không phải là quyền trực tiếp trên một
vật‖1013; hay ―…vật quyền là quyền cho phép một người được hưởng các quyền năng trực tiếp
và ngay lập tức đối với một vật mà không cần có vai trò của một người khác‖ 1014. Trong khi
đó có sách bài bác thuật ngữ vật quyền rằng: ―…người ―tây‖ và ―người ta‖ đều không hiểu
thuật ngữ ―vật quyền‖‖ và rằng ―…trong tư duy ―vật quyền‖ cũng như trong Dự thảo, quyền
sở hữu là quyền ―nòng cốt‖ trong khi đó đối tượng của quyền sở hữu hiện nay không chỉ là
―vật‖ mà là ―tài sản‖‖1015. Thậm chí có giáo sư Viện trưởng Viện Pháp luật và Kinh tế

1009
Tiêu biểu trong những người này phải kể đến là PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện, PGS.TS. Ngô Huy Cương; PGS. TS.
Dương Đăng Huệ…
1010
Tiêu biểu trong những người này phải kể đến là PGS. TS. Đỗ Văn Đại; GS. TS. Lê Hồng Hạnh…
1011
Trường Đại học pháp lý Hà Nội, Giáo trình Lý luận Mác – Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, 1989 tr. 324; Đại
học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước
và Pháp luật, In lần thứ hai, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998, tr. 357.
1012
Triệu Quốc Mạnh, Pháp luật & Dân luật đại cương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 227.
1013
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự - Tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 174.
1014
Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 225.
1015
Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo), Nxb.
Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2016, tr. 11.

386
ASEAN viết:
―Trong khoa học pháp lý hiện đại ở các quốc gia trên thế giới, khái niệm vật quyền
không còn được sử dụng mà thay vào đó là khái niệm quyền tài sản với nội hàm rộng, đầy đủ
và chính xác hơn khái niệm vật quyền. Trong pháp luật của các quốc gia, khó có thể tìm thấy
khái niệm ―things right‖, tức là vật quyền mặc dù ―things‖ (vật) với tài sản (property) có nội
hàm về cơ bản là giống nhau. Trong tiếng Anh, khái niệm vật (things) được hiểu rộng và đầy
đủ hơn. Trong tiếng Việt, ―vật‖ được hiểu là cái có hình khối, có thể nhận biết được. Trong
tiếng Anh, ‗things‖ được hiểu là những đối tượng của sự chiếm hữu hoặc được hiểu là tài sản.
Khái niệm ―things‖ hay ―property‖ trong tiếng Anh gần như là đồng nghĩa và vì thế cách phân
loại cũng tương tự nhau‖1016.
Các trích dẫn này cho thấy sự yếu kém về kỹ thuật pháp lý của nhiều luật gia Việt
Nam hiện nay, nhưng trên thực tế lại chi phối thực sự việc xây dựng Bộ luật Dân sự năm
2015. Chính nhận thức chưa tới của họ đã buộc có những đòi hỏi cải cách chế định vật quyền
này. Và cũng chính những nhận thức như vậy là một khó khăn trong việc xây dựng, cũng như
cải cách chế định này ở Việt Nam.
Khi nói tới chế định vật quyền là nói tới ngành luật dân sự. Sau rất nhiều năm bị tối
giản vai trò, ngành luật này mới lại được chú ý hơn và được xác định đúng vai trò ở mức độ
nào đó khi bắt đầu thời thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường. Tờ trình Quốc hội về
việc tiếp thu ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp và đại biểu Quốc hội, chỉnh lý Dự thảo Bộ
luật Dân sự vào năm 1995 xác định ―…Bộ luật Dân sự, một Bộ luật có tầm quan trọng sau
Hiến pháp…‖1017. Tuy nhiên trong nhận thức chung vẫn còn bị ảnh hưởng không nhỏ của
truyền thống pháp luật Soviet mà vẫn còn giữ vai trò nền tảng của hệ thống pháp luật Việt
Nam – một hệ thống pháp luật pha trộn.
Truyền thống Sovitique Law không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư, luật công
gần như giữ vai trò quyết định (nếu nhìn từ phân loại pháp luật theo truyền thống Civil
Law)1018, và đề cao ngành luật kinh tế, hạ thấp vai trò của ngành luật dân sự bởi nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa truyền thống được xây dựng trên nền tảng công hữu hóa tư liệu sản xuất và
kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Theo René David, trong pháp luật xã hội nghĩa ―sở hữu xã
hội chủ nghĩa‖ (socialist ownership) có vai trò quan trọng hơn so với ―sở hữu cá nhân‖
(personal ownership)1019. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx - Lenin cho rằng kiến trúc
thượng tầng được xây dựng trên cơ sở hạ tầng, cho nên xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa giữ vai trò then chốt. Đó là những lý do chủ yếu để làm tăng vai trò của ngành luật kinh
tế theo truyền thống của chủ nghĩa xã hội (nhằm thiết lập quan hệ sản xuất hội chủ nghĩa) so

1016
Lê Hồng Hạnh, ―Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật quyền trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (Sửa đổi)‖ (tr. 3 - 10), Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, Số 4(324)/2015, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, tr. 7.
1017
Chính phủ, Tờ trình Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp và đại biểu Quốc hội, chỉnh lý Dự
thảo Bộ luật Dân sự, Số 5529/PC ngày 30/9/1995.
1018
René David and John E. C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today – An Introduction to the Comparative Study
of Law, Second Edition, The Free Press, New York – London – Toronto – Sydney – Tokyo – Singapore, 1978, p. 265.
1019
René David and John E. C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today – An Introduction to the Comparative Study
of Law, Second Edition, The Free Press, New York – London – Toronto – Sydney – Tokyo – Singapore, 1978, p. 262.

387
với ngành luật dân sự. Vì vậy kỹ thuật luật dân sự chưa được chú ý thỏa đáng. Chẳng hạn:
Quyền sản nghiệp ít được nhắc đến trong khoa học pháp lý của Việt Nam sau thời kỳ Pháp
thuộc ở Miền Bắc và sau năm 1975 trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên khi nói về khoa học luật
dân sự, một số rất ít luật gia vẫn quan niệm quyền sản nghiệp khác với quyền nhân thân và
bao gồm các quyền có khuynh hướng chủ yếu tạo ra cho người có quyền đó những lợi ích vật
chất có thể trị giá bằng tiền1020. Thiếu thốn tri thức về luật dân sự như vậy cũng là một lực cản
cho việc cải cách và hoàn thiện luật dận sự nói chung và chế định vật quyền nói riêng.
III. Các yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại đặt ra vấn đề cải cách chế định vật quyền
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Ở Việt Nam, nông thôn, nông nghiệp khởi động sự nghiệp đổi mới, cứu thua cho cái hiện
đại và đô thị công nghiệp, nhưng người nông dân phải bỏ làng ra đi làm thuê với giá rẻ mạt do
thiếu đất, mất đất…1021. Nhận thức được mối liên hệ không thể tách rời giữa nông nghiệp,
nông thôn và nông dân với vấn đề đất đai, môi trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế… Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách và văn bản pháp luật liên quan tới những vấn đề này trong sự móc nối với nhau. Ở Việt
Nam khoảng 80% dân cư sống trong các làng xã, nếu được sống trong an sinh và phát triển thì
họ sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước1022.
Làng xã là một nét truyền thống trong tổ chức đời sống xã hội của người Việt gắn chặt
với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, đôi chỗ gắn với thủ công nghiệp.
Nghiên cứu về văn hóa, kinh tế, xã hội Việt Nam không thể không nói tới làng xã, không thể
không nói tới nông nghiệp và đất đai. Làng xã theo nghĩa tiếng Việt dường như tương phản
với một đơn vị hành chính, chỉ đơn thuần là một thực thể tự nhiên và được coi là một đơn vị
tụ cư, một đơn vị văn hóa truyền thống của người nông dân Việt Nam, có địa vực riêng, có cơ
cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng và các tục lệ riêng tương đối ổn định1023. Thế nhưng làng xã hiện
nay đang bị khủng hoảng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó có một nguyên nhân
chủ yếu là vấn đề liên quan tới đất đai - nền tảng của nông nghiệp và nông thôn, chưa được
xem xét thỏa đáng, mặc dù có nhận thức rằng ―Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư
liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, không có gì có thể thay thế
được, còn nông dân lao động lại là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất‖1024. Cho tới thời
gian gần đây, có khoảng 80% trong số khoảng hai vạn đơn thư khiếu nại, tố cáo của cử tri liên
quan tới đất đai1025. Nhiều vụ khiếu kiện đông người kéo dài gây chấn động tới cả hệ thống
chính trị. Thậm chí có những vụ bạo động đặc biệt nghiêm trọng chống lại chính quyền, điển

1020
Triệu Quốc Mạnh, Pháp luật & Dân luật đại cương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 226.
1021
Tương Lai, ―Về nông thôn và nông dân‖ (tr. 9 – 127), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 13.
1022
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 25.
1023
Mai Văn Hai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Chiện, Ngô Thị Thanh Quý, Bản sắc làng Việt trong tiến trình toàn cầu
hóa hiện nay (Qua tư liệu một số làng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 21 & 23.
1024
Lâm Quang Huyên, Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 14.
1025
Xem Phạm Duy Nghĩa, ―Nông thôn, nông dân từ góc nhìn sở hữu‖ (tr. 129 – 135), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp,
những vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 130.

388
hình là vụ nông dân Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), vụ nông dân Đặng Văn Hiến (Đắc Lắc) sử
dụng vũ khí nóng giết người thi hành công vụ. Hiện nay phần lớn quĩ đất nông nghiệp bị sử
dụng kém hiệu quả mà trong đó có trào lưu người nông dân rời bỏ ruộng đất để lên các đô thị
kiếm sống trong khi đó số ruộng đất này không được tập trung vào tay những người biết tận
dụng khai thác cho mục đích kinh tế1026. Làng xã bị khủng hoảng ở vùng sâu, vùng xa tác
động không nhỏ tới việc phát triển bền vững bởi khi nói tới phát triển bền vững không thể
không nói tới bảo vệ và phát triển rừng. Trước kia rừng núi ở Tây Nguyên mênh mông như
vậy, nhưng không có đất và rừng vô chủ bởi chúng được chia cho từng làng 1027. Hiện nay thật
khó khăn trong việc bảo vệ rừng với chính sách đất đai kém thích hợp với văn hóa bản địa.
Rừng vô chủ là rừng bị tàn phá.
Hiện nay làng xã Việt Nam có thay đổi theo hướng hình thành các trang trại1028. Đòi
hỏi tích tụ đất đai là một vấn đề kinh tế và cũng là một vấn đề pháp lý lớn. Chính phủ khẳng
định: ―Khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù
hợp với điều kiện của từng vùng‖1029. Đây được xem như một giải pháp quan trọng để giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn gắn với kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và theo đuổi mạng công
nghiệp lần thứ tư. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định:
―Việc tích tụ, tập trung ruộng đất là bước đi cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu
quả trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta‖1030.
Tuy nhiên việc ổn định đời sống của người nông dân trên toàn bộ đất nước không thể
gắn hoàn toàn với trang trại hóa. Và bản thân trang trại hóa phải phụ thuộc vào chính sách đất
đai, tâm lý, văn hóa của nông dân, và điều kiện riêng của từng vùng. Người nông dân Việt
Nam cần sự ổn định về đất đai.
Bởi đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý, nên Nhà nước có thể lấy lại đất đai bất cứ lúc nào và giá trị bồi thường cho việc đất
đai bị lấy lại cũng do Nhà nước quyết định dẫn đến hệ lụy là gia tăng các vụ khiếu kiện về đất
đai và gia tăng tham nhũng1031. Có những ý kiến cho rằng: Muốn bảo vệ nông dân, cần phải
bảo vệ quyền tài sản tư của họ, giúp họ hưởng dụng quyền ấy phù hợp với qui hoạch quốc gia,
địa phương1032. Tuy nhiên vấn đề sở hữu, nhất là sở hữu đất đai không chỉ là vấn đề phức tạp

1026
Tương Lai, ―Về nông thôn và nông dân‖ (tr. 9 – 127), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 93.
1027
Nguyên Ngọc, ―Phát triển bền vững ở Tây Nguyên‖ (tr. 137 – 184), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề
đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 155.
1028
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, tr. 51.
1029
Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Số 222/ TTr- CP ngày 06/09/2012, tr. 4.
1030
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đề án thí điểm tính tụ, tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập
trung, 2018, tr. 1.
1031
Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức,
tài trợ bởi Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc (UNDP), Hà Nội, 2011, tr. 53.
1032
Phạm Duy Nghĩa, ―Nông thôn, nông dân từ góc nhìn sở hữu‖ (tr. 129 – 135), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những
vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 130.

389
riêng của Việt Nam mà ngay ở nước Nga chuyển đổi cũng trở thành một vấn đề nan giải.
Tương lai của vấn đề sở hữu tài sản trong pháp luật của nước Nga hậu Soviet có một thách
thức chủ yếu là mối quan hệ cá nhân và chức năng xã hội của tài sản tư đã gia tăng trong quá
trình tư nhân hóa1033.
Muốn có kinh tế thị trường phát triển phải có tự do ý chí. Học thuyết này, hiểu một
cách đơn giản, có hai hạt nhân lý luận quan trọng: con người chỉ bị rằng buộc bởi ý chí của
chính mình và có quyền quyết định tất cả những gì thuộc về mình. Từ đây các nguyên tắc
hiến định bảo vệ quyền tư hữu, tự do kinh doanh, và nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự định đoạt
trong luật tư1034 được đề cao ở Việt Nam hiện nay. Nếu xem kinh doanh là một quá trình làm
tăng trưởng những tài sản đã có bằng việc khai thác chính tài sản đó hoặc tài sản của người
khác thì quyền sở hữu và các vật quyền khác cần phải được xác định rõ ràng. Đây là thành tố
quan trọng nhất trong môi trường pháp lý kinh doanh.
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây đã mang đến cho người dân Việt Nam
một thời kỳ đói kém sau khi thống nhất đất nước năm 1975. Chính sách đổi mới đã dần xóa đi
sự đói kém đó. Thực chất của chính sách này là làm lại gần giống những gì đã diễn ra trong
lịch sử ở các chế độ cũ như: người nông dân tự làm chủ lấy đồng ruộng của mình trong sản
xuất nông nghiệp, phát triển một tầng lớp thương nhân, phá bỏ các độc quyền của Nhà nước
trong nhiều lĩnh vực (ngoại thương, ngoại hối, ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, hàng
không…), hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh… Nhưng
quan trọng nhất trong chính sách đổi mới này chính là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Hiến
pháp năm 1992 (Hiến pháp của thời kỳ đổi mới) đưa ra hàng loạt các nguyên tắc và qui tắc
cao nhất của chế độ kinh tế như sau: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư
nhân1035; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước
pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ1036; tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ
chức không bị quốc hữu hoá1037.
Sự bung ra khỏi sợi dây tự trói này đã có những thành tựu kinh tế, xã hội đáng kể.
Tổng kết kinh nghiệm 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh tới đổi mới tư duy mà trong đó có đổi mới ―từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu,
đa thành phần‖1038.
Cho tới nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục tiến rất xa trong việc thúc đẩy kinh
tế tư nhân phát triển bằng khẳng định: ―Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1033
Katlijn Malfliet, ―La Propriété c‘est le vol: ―Property is Theft‖ Revised‖ (pp. 297 – 326), Private and Civil Law in Russia
Federation, edited by William Simons, Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009, p. 298.
1034
Xem Điều 32, Điều 33 của Hiến pháp năm 2013; Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
1035
Hiến pháp năm 1992, Điều 15.
1036
Hiến pháp năm 1992, Điều 22.
1037
Hiến pháp năm 1992, Điều 23.
1038
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý
luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 142.

390
Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật‖1039.
Để kinh tế tư nhân phát triển với vai trò là động lực cho cả một nền kinh tế, quyền tư
hữu phải được pháp luật bảo vệ một cách tương xứng.
Gần đây Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhắc tới rất nhiều ở Việt Nam.
Chính quyền tỏ ra rất sốt sắng thể hiện quyết tâm của Việt Nam không bỏ lỡ ―chuyến tầu 4.0‖
này. Nhiều sách báo, nhiều hội thảo đưa tin và thảo luận về cuộc cách mạng này gắn với bối
cảnh của Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem là một xu thế tất yếu với sự
tiến bộ thần kỳ và phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang làm biến
đổi sâu sắc và khá toàn diện về phương thức sống của con người1040. Sự biến đổi này được dự
báo là sự biến đổi về cách sống, cách làm việc của mọi người và cách người ta quan hệ đối
với nhau mà mức độ, phạm vi và sự phức tạp của nó loài người chưa từng biết tới1041. Chính
phủ Anh Quốc đánh giá mức độ, tốc độ và sự phức tạp của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
chưa từng có tiền lệ, và nó có những đặc trưng là sự liên kết của các công nghệ như trí tuệ
nhân tạo, công nghệ gien và khoa học người máy, xóa nhòa ranh giới giữa vật lý, công nghệ
thông tin và sinh vật học, bẻ gãy gần như mọi nền công nghiệp của mọi nước, và tạo ra các cơ
hội mới và thách thức mới mà chúng ta phải đối phó1042.
Dù còn nhiều câu hỏi đặt ra là đã có hay chưa sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, nhưng sự tiến triển đột phá của công nghệ số hóa kết nối cùng với các thành
tựu khoa học, công nghệ trong vật lý, sinh học và năng lượng như in 3D, công nghệ gen thế
hệ mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng tái tạo… đang làm
thay đổi diện mạo của sản xuất, kinh doanh khó có thể hình dung được 1043. Vì vậy để ứng phó
với và theo đuổi kịp Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam phải có chiến lược và định
hướng, giải pháp một cách toàn diện.
Bởi có sự trộn lẫn của nhiều công nghệ để tạo lập ra một sản phẩm và có sự sử dụng
những tài sản đặc biệt hay trộn lẫn nhiều tài sản để tạo ra tài sản khác (chẳng hạn như trong
khoa học người máy, in 3D, công xưởng thông minh…), cho nên các vấn đề pháp lý liên quan
tới quyền tài sản mà trong đó có vật quyền phải rõ ràng. Sự thiếu rõ ràng trong hoàn cảnh này

1039 Tạp chí Cộng sản (Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), Quan điểm của Đảng về
kinh tế tư nhân qua các kỳ đại hội trong 30 năm đổi mới, 1265 ISSN0866-7276,
[http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/41886/Quan-diem-cua-Dang-ve-kinh-te-tu-nhan-
qua-cac-ky.aspx], 8/11/2016 21:33'.
1040 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với cải cách pháp
luật Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nguyễn Thị Quế Anh và Ngô Huy Cương đồng chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia
Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 7.
1041 Klaus Schwab, ―The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond‖, World Economic Forum,
[https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-The Fourth Industrial Revolution:
what it means and how to respondmeans-and-how-to-respond/ qua @wef], 14 Jan 2016.
1042 HM Government, Regulation for the Fourth Industrial Revolution, White Paper, Industrial Strategy, Presented to Parliament by the
Secretary of State for Business, Energy and Industrial Strategy by Command of Her Majesty, June 2019, UK, p.7.
1043 Bộ Khoa học và Công nghệ, ―Nhận diện các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo
những tác động đến chính sách và pháp luật‖ (tr. 5 – 21), Hội thảo khoa học cấp quốc gia – Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ Tư pháp tổ chức,
ngày 24/6/2019, Hà Nội, 2019, tr. 6.

391
là một lực cản rất lớn cho sự phát triển.
IV. Những định hƣớng và giải pháp cải cách chủ yếu
Các luận giải ở các mục trên cho thấy chế định vật quyền trong pháp luật Việt Nam
chí ít cần phải xem xét lại với tinh thần cải cách để đáp ứng các yêu cầu bức bách của chính
xã hội Việt Nam đặt ra trong bối cảnh mới với phát triển kinh tế tư nhân, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững, ứng phó và theo đuổi Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư...
Nền tảng của chế định vật quyền chính là vấn đề đất đai và quyền tư hữu. Kỹ thuật
pháp lý liên quan tới vật quyền trước hết liên quan tới đất đai, bất động sản. Cũng giống như
vậy, ở Common Law, luật tài sản của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ luật đất đai phong kiến của
Anh, cho đến ngày nay vẫn liên hệ chủ yếu tới bất động sản mà trong đó trước hết nói tới các
loại lợi ích trên tài sản và các dạng sở hữu đối với tài sản1044. Các vật quyền chỉ có thể hoàn
thiện và đầy đủ khi quyền tư hữu được xác lập mà phần nào đấy trong đó có quyền sở hữu tư
nhân đối với đất đai.
Nhưng ở chiều ngược lại chế định vật quyền là một bảo đảm quan trọng nhất cho
quyền tư hữu. Sự bảo đảm của chế định vật quyền đối với quyền tư hữu có lẽ ở hai khía cạnh
là chống lại sự xâm phạm của người khác và chống lại sự lạm dụng hay quốc hữu hóa của nhà
nước đối với tài sản tư. Khi nghiên cứu tác phẩm ―An Inquiry into the Nature and Causes of
the Wealth of Nations‖ của Adam Smith, Guangdong Xu (Đại học Chính Pháp Trung Quốc)
mạnh dạn luận giải ý tưởng rằng ―theo Adam Smith, sự bảo đảm của quyền tài sản chống lại
các công dân bằng hữu hoặc nhà nước là một điều kiện quan trọng nhằm khuyến khích các cá
nhân đầu tư và tích lũy tư bản, mà, lần lượt, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế‖1045.
Vì vậy để cải cách chế định vật quyền trong pháp luật Việt Nam hiện nay cần hai định
hướng không thể thiếu. Định hướng thứ nhất là cải cách chế độ sở hữu đất đai mà trong đó
cho tư nhân có quyền sở hữu đất đai hạn chế. Định hướng thứ hai là hoàn thiện các kỹ thuật
pháp lý về vật quyền. Nếu không đi theo các định hướng này thì cải cách chế định vật quyền
trong pháp luật Việt Nam không thể thành công và chế định này không thể hoàn thiện.
1. Cải cách chế độ sở hữu đất đai
Ngay từ thập kỷ 90 của Thế kỷ trước Luật Đất đai năm 1993 ra đời nhằm qui định rõ
Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất một cách ổn định và có nhiều quyền năng (như
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất) để tạo điều kiện
cho nông dân gắn bó với ruộng đất hơn và làm cho người có quyền sử dụng đất yên tâm đầu
tư phát triển sản xuất1046. Điều này cho thấy nhà làm luật Việt Nam đã ý thức được rằng
pháp luật qui định rành mạch các quyền tài sản nói chung và các vật quyền nói riêng có vai

1044
Allan Farnsworth, An Introduction to the Legal System of the United States, Second Edition, Oceana Publications,INC.,
London, Rome, New York, 1991, p. 116.
1045
Guangdong Xu, ―Property Rights, Law, and Economic Development‖, De Gruyter, doi 10.1515/ldr-2013-0004 LDR
2013; 6(1): 117–142, p. 117.
1046
Nguyễn Mạnh Hùng, Tìm hiểu Luật Đất đai mới – Chính sách ruộng đất mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.
8.

392
trò thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Và qua đó cũng cho thấy rằng sự ―ổn định‖ (là vấn đề
cốt lõi) nhưng không thể có nó nếu các qui định về vật quyền thiếu rõ ràng nhìn từ giác độ
kỹ thuật pháp lý.
Vậy làm thế nào để có sự ổn định thật sự hoặc ổn định lâu dài? Câu hỏi đó có lẽ nhà
làm luật Việt Nam vẫn chưa có câu trả lời. Chẳng thế mà sau Luật Đất đai năm 1993, Việt
Nam lại thông qua hai đạo luật đất đai liên tiếp nữa đó là Luật Đất đai năm 2003 và Luật
Đất đai năm 2013 mà cứ đạo luật sau lại thay thế cho đạo luậtu trước. Có lẽ không ai có thể
nói rằng cứ mười năm có một luật đất đai mới ra đời lại có sự ổn định liên quan tới tài sản
của người dân!?
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Việt Nam là một xứ nông nghiệp gắn chặt với
nông thôn. Do đó ruộng đất và nông dân là những yếu tố cơ bản của nông nghiệp và nông
thôn1047 và cũng chính là bản sắc của dân tộc Việt Nam. Dân Việt Nam trước kia thường thì ai
cũng có vài ba sào ruộng để cày cấy1048 và là tất cả tài sản của họ1049, có nghĩa là trước khi
thiết lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là nền tảng của
xã hội. Từ nền tảng đó, chế độ làng xã tự trị trở thành một chế độ đặc biệt phát triển ở Việt
Nam từ thời cổ đại1050. Vì thế có câu châm ngôn ―Phép vua thua lệ làng‖ phản ánh đúng vấn
đề pháp chế ở Việt Nam dưới các chế độ cũ mà dư chấn của nó vẫn còn khá lớn trong xã hội
Việt Nam hiện nay. Chế độ tự quản này dẫn đến việc làng xã nào cũng có tài sản riêng như
bất động sản là ruộng đất và động sản là đồ vật, tiền bạc1051, có nghĩa là có một chế độ tài sản
công tồn tại lúc bấy giờ. Đất công của làng đã được phân chia lại khoảng ba năm một lần đã
trở thành vấn đề trụ cột trong sự đoàn kết của làng xã Việt1052. Cho đến trước khi cách mạng
xã hội chủ nghĩa thành công, ở Việt Nam có ba chế độ đất đai tồn tại bên nhau: chế độ ruộng
đất công của Nhà nước, chế độ ruộng đất công làng xã và chế độ ruộng đất tư 1053. Có lẽ chế
độ ruộng đất công làng xã có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định chế độ làng xã tự trị, thế
nhưng đã bị chuyển phần lớn thành đất tư ngay trước Cách mạng Tháng Tám năm 19451054.
Vì vậy Phan Kế Bính (1875 – 1921) (một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam) đã nói về việc
sử dụng ruộng đất công làng xã như một phong tục tốt đẹp của Việt Nam từ xa xưa rằng làng
xã nào có ruộng công, tiền công thì lấy hoa lợi ra để sử dụng vào việc công hoặc nếu có nuôi
lính canh làng thì cấp ruộng công cho lính1055.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính sách ―người cày có ruộng‖ đã góp phần phát triển
chế độ tư hữu đất đai ở Việt Nam. Bởi Hiến pháp năm 1980, chế độ sở hữu toàn dân về đất

1047
Lâm Quang Huyên, Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 14.
1048
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Quyển II, Bộ Giáo dục Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, Lần thứ nhất, 1971, tr. 248.
1049
Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục, In lần thứ hai, Sài Gòn, 1960, tr. 206.
1050
Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách đại học, Sài Gòn, 1973, tr. 157.
1051
Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách đại học, Sài Gòn, 1973, tr. 157.
1052
Mai Văn Hai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Chiện, Ngô Thị Thanh Quý, Bản sắc làng Việt trong tiến trình toàn cầu
hóa hiện nay (Qua tư liệu một số làng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 26.
1053
Lâm Quang Huyên, Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr. 33 – 34.
1054
Mai Văn Hai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Chiện, Ngô Thị Thanh Quý, Bản sắc làng Việt trong tiến trình toàn cầu
hóa hiện nay (Qua tư liệu một số làng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 26.
1055
Phan Kế Bính (1875 – 1921), Việt Nam phong tục, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005, tr. 219.

393
đai được thiết lập. Từ đó cho đến nay, trải qua ba Hiến pháp, chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai đã ngấm vào máu lý luận của của nhiều luật gia xã hội chủ nghĩa gây ảnh hưởng không
nhỏ tới toàn bộ hệ thống pháp luật. Tuy nhiên về cơ bản, Việt Nam hiện nay vẫn là đất nước
của những người nông dân gắn chặt với đất đai, ruộng vườn. Tâm lý tư hữu đất đai bền chặt
khó thay đổi. Tâm lý này thể hiện rất rõ qua mua sắm bất động sản, qua những vụ tranh chấp
đất đai và qua những vụ bê bối lớn về đất đai.
Tìm phương hướng giải quyết những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn và nông dân,
có chuyên gia cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn thay đổi chính sách đất đai, khuyến khích
chuyển nhượng và cho thuê đất để tập trung phát triển sản xuất trang trại qui mô lớn1056. Giải
pháp này chỉ có ý nghĩa trong một phạm vi nhất định vẫn dựa trên nền tảng đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Một giải pháp muốn có
ý nghĩa rộng lớn và lâu dài phải được xây dựng trên nền tảng có tính đến cải cách chế độ sở
hữu đất đai.
Chế độ sở hữu được xem là vấn đề căn bản nhất, có tính cốt lõi nhất của một chế độ
kinh tế - xã hội nhất định1057. Điều này có nghĩa là không thể có kinh tế tư nhân phát triển trên
nền tảng công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất. Vậy phải chăng chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai mâu thuẫn với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân?
Với tính cách là một ông chủ đất thứ cấp, Nhà nước đã có những việc chưa làm được
liên quan tới việc quản trị thứ tài sản này và gây bức xúc trong xã hội. Vụ Thủ Thiêm là một
trong những ví dụ điển hình. Ủy ban kinh tế- ngân sách trong báo cáo thẩm tra thừa nhận:
―Trên thực tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân hiện có một trong các loại giấy tờ hợp lệ,
nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai triển khai
chậm. Do vậy, cần kế thừa quy định của pháp luật về đất đai hiện hành và tiếp tục cho phép
người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất được thực hiện
các giao dịch về quyền sử dụng đất‖1058.
Trước thực trạng này, Nghị quyết Đại hội Đảng XI đưa ra định hướng về sở hữu, sử
dụng và quản lý tư liệu sản xuất mà trong đó có đất đai thuộc sở hữu toàn dân như sau: ―Phân
định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý
của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi
đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình‖. Nhiều ý kiến
cho rằng đây là một bước tiên phong mở đường cho việc công nhận các hình thức sở hữu
khác về đất đai tại Việt Nam trong thời gian tới1059. Tuy nhiên đây chỉ là mơ ước có được khi
diễn giải đoạn văn trên của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Phủ nhận cách hiểu này,
1056
Đặng Kim Sơn, ―Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa‖ (tr. 185 – 253), Nông dân, nông
thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 228.
1057
Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư, Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiên nay – Một số nhận thức về lý luận và
thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 120.
1058
Quốc hội Khóa XIII, Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Đất đai (Sửa đổi), Số 735/BC-UBKT13
ngày 26/10/2012, tr. 5 – 6.
1059 Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức,
tài trợ bởi Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc (UNDP), Hà Nội, 2011, tr. 56.

394
Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 đều khẳng định như đinh đóng cột về một chế
độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ở
Việt Nam. Còn thuật ngữ ―người làm chủ‖ trong đoạn văn ―bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều
có người làm chủ‖ trong trích dẫn Nghị quyết nói trên chỉ nhằm tới việc xác định quyền năng
và trách nhiệm rõ ràng liên quan tới tư liệu sản xuất nói chung và phải được giải thích theo
Học thuyết làm chủ tập thể do cố Tổng bí thư Lê Duẩn phát triển ở Việt Nam sau khi thống
nhất đất nước năm 1975 mà trong đó đòi hỏi mọi người phải làm có tinh thần chủ tập thể xã
hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ quan niệm quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt theo truyền thống xã hội chủ nghĩa, có nhiều nhà nghiên cứu phê phán rằng
Nhà nước chưa thực hiện đến nơi đến chốn quyền chiếm hữu đất đai (trong khi quyền chiếm
hữu đất đai là cơ sở, là tiền đề để chủ thể thực hiện quyền sử dụng và quyền định đoạt) biểu
hiện cụ thể là thiếu dữ liệu về các thửa đất cụ thể, công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản
đồ và hồ sơ địa chính chưa nề nếp, qui hoạch đất đai còn nhiều bất cập 1060. Trên thực tế phần
lớn đất ở và đất nông nghiệp được chiếm hữu bởi tư nhân dù rằng những thửa đất đó chưa
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước có yếu
chăng chỉ yếu ở khâu quản lý hành chính về đất đai mà đối với khâu này, dù với chế độ tư
hữu hay chế độ công hữu về đất đai, Nhà nước không thể bỏ qua.
Hệ lụy của chế độ sở hữu đất đai hiện nay ở Việt Nam không chỉ liên quan tới kinh tế,
phát triển bền vững, mà còn liên quan không ít tới cả những nét văn hóa truyền thống cần phải
gìn giữ. Có học giả than vãn: Văn hóa làng xã đang bị hấp hối 1061. Đồng ý rằng khả năng thay
đổi cũng là một đặc điểm góp phần tạo nên bản sắc của làng Việt 1062. Thế nhưng sự thay đổi
về tâm lý đối với đất đai khó có thể xảy ra vì mỗi tấc đất đều được người Việt xem là gắn bó
với quê hương, đất nước, trong khi tình yêu đối với đất nước là một đặc tính lớn nhất và
không thể thay đổi của người Việt. Lượng kiều hối khổng lồ đưa về Việt Nam hàng năm là
một minh chứng phần nào cho tình yêu đó.
Nghiên cứu chính sách ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi và vấn đề đất đai ở Việt
Nam hiện nay, Martin Ravallion và Dominique van de Walle kết luận: ―Chính sách chuẩn
mực để thực hiện chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường trước
tiên là phải tư nhân hóa các tài sản sản xuất, và sau đó là thay đổi luật pháp nhằm cho phép
giao dịch tự do các loại hình tài sản đó‖1063. Trả lại rừng cho làng1064 là một đòi hỏi nhằm bảo

1060
Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức,
tài trợ bởi Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc (UNDP), Hà Nội, 2011, tr. 57 – 58.
1061 Tương Lai, ―Về nông thôn và nông dân‖ (tr. 9 – 127), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008., tr. 100.
1062 Mai Văn Hai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Chiện, Ngô Thị Thanh Quý, Bản sắc làng Việt trong tiến trình toàn cầu
hóa hiện nay (Qua tư liệu một số làng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 133.
1063 Martin Ravallion, Dominique van de Walle, Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi- Cải cách và Nghèo đói ở Nông thôn Việt
Nam hiện nay, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008, tr. 202.
1064 Tương Lai, ―Về nông thôn và nông dân‖ (tr. 9 – 127), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008., tr. 115.

395
tồn văn hóa làng xã ở Tây Nguyên và bảo đảm phát triển bền vững. Tuy nhiên đây là những
gợi ý quan trọng để có thể đi tới giải pháp quay lại chế độ sở hữu đất đai mà trong đó có đất
công, đất tư.
Trong chế độ sở hữu đất đai như vậy, cần phải qui định: (1) Tài sản chung (common
property) bao gồm: vùng biển, vùng trời, sông ngòi, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn… là tài
sản chung; (2) tài sản công (public property) bao gồm: đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà
nước, cầu cống, đường xá…; (3) tài sản của các tổ chức (họ đạo, làng xã…) (collective
property) bao gồm: đất đai thuộc quyền sở hữu của các tổ chức này và các tài sản khác; (4) tài
sản tư (private property) bao gồm: đất đai thuộc sở hữu tư nhân và các tài sản khác; (5) tài sản
không có chủ sở hữu (res nullius) là di sản thờ cúng, sinh vật hoang dã, vật vô chủ khác. Các
lọi tài sản này có các qui chế pháp lý riêng. Quyền tư hữu đem đến sự khuyến khích cho các
cá nhân tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên bởi vì người sử dụng phải gánh chịu các chi
phí cho các hành động của họ1065.
Tuy nhiên giải pháp này nên tính tới: tư nhân chỉ có thể sở hữu hạn chế tới một diện
tích đất nhất định, ở những vùng nhất định và với mục đích sử dụng đất nhất định. Sự qui định
khác nhau vấn đề sở hữu đất đai ở các vùng miền là do điều kiện cụ thể của từng vùng miền
và không vướng phải nguyên tắc hiến định. Hiến pháp năm 2013 đã lược bỏ nguyên tắc pháp
chế xã hội chủ nghĩa và chỉ đòi hỏi Nhà nước và mọi tổ chức và cá nhân phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật1066. Đây là một khởi đầu quan trọng cho việc mở rộng việc sử dụng các lại
nguồn pháp luật và xây dựng đa qui chế pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
Đất đai tư nhân có thể bị quốc hữu hóa trong một số hợp thật đặc biệt do Luật qui định
rõ ràng với một thủ tục chặt chẽ và thích hợp. Đất đai do Nhà nước sở hữu dùng để cân đối
chung trong những bối cảnh nhất định (chẳng hạn như bù đắp những khiếm khuyết do Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho công bằng xã hội…) và được thu hồi với một cách
dễ dàng hơn.
Đứng từ nền tảng sở hữu toàn dân về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
cho rằng pháp luật đã quy định người sử dụng đất nông nghiệp có các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn và thế chấp quyền sử dụng
đất mà được coi là chìa khóa pháp lý quan trọng để thực hiện tích tụ, tập trung đất nông
nghiệp để sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn hơn1067. Thực tế quyền sử dụng đất hiện nay
của tư nhân không mấy hạn chế nhưng lại gây khó khăn thật sự cho sự ổn định xã hội xét từ
khía cạnh tâm lý, cho việc quản trị và cho chính sách tích tụ, tập trung đất đai, khai thác đất
đai có hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững… Chính phủ, khi trình Dự thảo Luật Đất đai
năm 2013, phải thừa nhận:
―…chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; việc quản lý đất đai được thực hiện

1065
Benjamin Powell, ―Private Property Rights, Economic Freedom, and Well Being‖, Mercatus Center at George Mason
University, Working Paper 19, 2002, p. 1.
1066
Hiến pháp năm 2013, Điều 8.
1067
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đề án thí điểm tính tụ, tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập
trung, 2018, tr. 5.

396
trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, người sử dụng đất được trao nhiều quyền, trong
khi quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, trong khi chúng ta
còn thiếu kinh nghiệm‖1068.
Trong xã hội loại người, quyền tư hữu là một yếu tố quan trọng buộc con người phải
hợp tác với nhau để cùng khai thác tài sản thỏa mãn các nhu cầu sống cả về vật chất lẫn tinh
thần. So sánh với thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung dựa trên nền tảng công hữu hóa đối
với hầu hết các tư liệu sản xuất ở Việt Nam, mong muốn về sự hợp tác giữa mọi người để
cùng nhau khai thác tài sản chung và tài sản công không thể được đáp ứng cho dù có sự hô
hào rất lớn. Trong hợp tác xã nông nghiệp, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bạc mầu, khai thác
kém hiệu quả trong khi Nhà nước không thể kiểm soát hết các tài sản mà mình làm đại diện
cho chủ sở hữu toàn dân. Trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, người công nhân khai
thác các máy móc, trang thiết bị thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa mà các xí nghiệp này chỉ có
quyền quản lý nghiệp vụ đối với khối tài sản đó trong khi Nhà nước khó có thể quản trị chúng
để khai thác có hiệu quả và đưa ra các sáng kiến cải tiến liên tục và thích hợp... Với một chế
độ sở hữu tài sản như vậy, đối với người dân, ai cũng có quyền tham gia vào việc khai thác tài
sản chung, tài sản công (về mặt lý thuyết). Vì vậy trong lao động công nghiệp người ta áp
dụng chế độ tuyển dụng lao động; còn trong nông nghiệp, ai cũng có quyền tham gia vào hợp
tác xã nông nghiệp. Nhà nước, trong chế độ sở hữu này, trở thành một ông chủ tập thể có
phân cấp đối với việc quản trị những tài sản quan trọng nhất cho đời sống xã hội (tư liệu sản
xuất) nhưng không phải của mình trên phạm vi toàn quốc và chỉ đạo toàn xã hội nghiệp vụ
khai thác các tài sản khác nhau đó. Trong bối cảnh như vậy khó có thể có sự hợp tác thực sự
trong việc khai thác tài sản và việc quản trị tài sản một cách có hiệu quả.
Để không đi quá xa khỏi nền tảng sở hữu toàn dân về đất đai nhưng vẫn muốn để
người dân có được tâm lý như có quyền sở hữu đất đai, Chính phủ khẳng định quan điểm
trong Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) rằng: ―Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại
đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện các chính sách đất
đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân‖1069.
Luật Đất đai năm 2013 qui định tại Điều 13 rằng quyền của đại diện chủ sở hữu về đất
đai (Nhà nước) bao gồm: Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết
định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định
thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất cho người
sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất.
Trong các quyền này có thể chia một cách tương đối thành hai nhóm quyền bao gồm
(1) các quyền liên quan tới vấn đề hành chính đất đai, và (2) các quyền liên quan trực tiếp tới
tài sản tư (có nghĩa là quyền sử dụng đất của ngời sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay). Nhóm

1068
Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Số 222/ TTr- CP ngày 06/09/2012, tr. 3.
1069
Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Số 222/ TTr- CP ngày 06/09/2012, tr. 4.

397
quyền thứ hai này bao gồm: quyền trao quyền sử đụng đất theo ba phương thức giao đất, cho
thuê đất, và thừa nhận quyền sử dụng đất; quyền khống chế quyền sử dụng đất như hạn mức
sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và mục đích sử dụng đất; quyền hạn chi phối đoạt quyền sử
dụng đất như quyết định giá đất; và quyền chi phối toàn diện quyền của người sử dụng đất và
hủy bỏ quyền sử dụng đất như quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, và thu hồi
đất, trưng dụng đất. Với những quyền đó thì người sử dụng đất không thể có sự ổn định trong
việc sử dụng đất đai.
2. Hoàn thiện chế định vật quyền về mặt kỹ thuật pháp lý
Vật quyền là một trong những chế định pháp luật quan trọng để bảo đảm cho sự bền
vững của quyền tư hữu mà việc thủ tiêu quyền này đồng nghĩa với việc thủ tiêu sự phát triển
bình thường của xã hội loài người bởi bản thân mỗi con người không còn động lực quan trọng
để hành động cho sự phát triển đó. Nhận định này có thể được minh chứng rõ nét nhất qua
thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia
trong đó có Việt Nam. Khi sự hăng hái cách mạng bị phai nhạt dần do sự quân bình chủ
nghĩa, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là một lực cản cho sự tăng năng suất lao động – cái
mà theo nguyên lý của chủ nghĩa Marx là vấn đề quyết định, và là một miếng muồi ngon cho
tham nhũng. Câu chuyện này đang là một thực tại diễn ra tại các nước xã hội chủ nghĩa không
chịu đổi mới như Cuba, Bắc Hàn, Venezuela. Sự tinh nhanh đổi mới của Việt Nam là một bài
học kinh nghiệm quan trọng mà chắc hẳn các nước xã hội chủ nghĩa này không thể bỏ qua khi
muốn tìm con đường tăng trưởng kinh tế.
Khi nghiên cứu về vật quyền ở những nước chuyển đổi, có học giả khẳng định vật
quyền trên đất có ý nghĩa then chốt đối với phát triển kinh tế, là một loại tài sản bảo đảm quan
trọng và giúp giảm chi phí giao dịch trong vay tín dụng, nhất là ở những nước đang phát triển
và các nước hậu xã hội chủ nghĩa1070. Nhìn tổng thể, có thể nói trong bất kỳ nền tài phán nào,
vật quyền là một chế định không thể thiếu dù tên gọi sát thực nhất của nó có được sử dụng
hay không vì nó phản ánh một quan hệ khách quan là mối quan hệ giữa một người (chủ thể
của mối quan hệ) với một vật cụ thể (đối tượng của mối quan hệ) mà người này có quyền thực
hành trực tiếp, không cần qua trung gian trên vật đó. Mọi quyền trong chế định đó có thể
không tập trung bởi có sự khác biệt về cách thức phân loại pháp luật khác nhau và cũng có thể
thiếu một hoặc một vài vật quyền cụ thể nào đó ở những nền tài phán khác nhau xét từ Luật
La Mã. Tuy nhiên không nền tài phán nào không nói tới quyền sở hữu.
Mọi vật quyền đều xoay quanh và xuất phát từ quyền sở hữu – vật quyền thống trị.
Quyền sở hữu là một vật quyền đầy đủ nhất mà một người có thể có trên một vật, trong khi có
vật quyền khác là các quyền nhỏ hơn được xem là các chi phân của quyền sở hữu1071. Vì vậy
không thể cải cách chế định vật quyền mà không xem xét đến quyền sở hữu.

1070
Benito Arruñada, The Enforcement of Property Rights: Comparative Analysis of Institutions Reducing Transaction Costs
in Real Estate, Department of Economics and Business, Universitat Pompeu Fabra, Financially Supported by the
CICYT, an agency of the Spanish Government, through grant SEC99-1191, http://www.econ.upf.es/~arrunada, p. 3.
1071
John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quecbec Private Law, Edmond
Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 287.

398
Theo quan niệm truyền thống Civil Law, quyền sở hữu bao gồm: usus (quyền sử
dụng), fructus (quyền thu hoa lợi) và abusus (quyền định đoạt)1072. Quan niệm về quyền sở
hữu của Việt Nam hiện nay theo truyền thống Sovietique Law do đó trong nội dung của
quyền sở hữu được qui định bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
như đã dẫn ở mục trên. Lý do có quan niệm này có thể được giải thích rằng: ―Theo khái niệm
truyền thống, sở hữu xã hội chủ nghĩa là sự chiếm hữu công cộng về tư liệu sản xuất (máy
móc, vật tư, thiết bị, sức lao động…) để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội‖ 1073. Khi tất cả
các quyền trên vật tập trung vào tay một chủ sở hữu là nhà nước thì quyền của chủ sở hữu này
được bảo vệ chắc chắn nhất và có đủ sức mạnh vật chất để thực hiện chuyên chính vô sản
(một phương thức và cũng là một mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa). Từ
đó có thể thấy bước đầu tiên cải cách chế định vật quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa chuyển
đổi là cải cách quan niệm nội dung quyền sở hữu để bảo đảm cho sự thiết lập nên các vật
quyền khác từ các chi phân của quyền sở hữu mà có khả năng tách ra một cách hữu dụng. Cải
cách ở đây tập trung vào việc tách quyền chiếm hữu ra khỏi nội dung của quyền sở hữu.
Quyền chiếm hữu theo Civil Law là một trạng thái thực tế mà chủ yếu ở việc nắm giữ vật theo
cách thức loại trừ và thực hiện trên vật đồng thời các hành vi vật chất sử dụng và hưởng hoa
lợi như thể người chiếm hữu là chủ sở hữu1074.
Trên cơ sở cải cách các qui định về quyền sở hữu theo định hướng đó, Việt Nam nên
xây dựng các vật quyền truyền thống khác mà đã được các Bộ luật Dân sự dưới các chế độ cũ
qui định, và đưa các vật quyền phụ thuộc từ Phần thứ ba của Bộ luật Dân sự năm 2015 và
Phần thứ hai của Bộ luật này hội cùng với các vật quyền chính yếu khác.
Kết luận
Vật quyền là một chế định quan trọng của luật dân sự nghiên cứu tài sản ở trạng thái
tĩnh. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền tư hữu, thúc đẩy giao lưu dân sự và phát
triển nền kinh tế thị trường.
Bị ảnh hưởng lớn từ truyền thống Sovietique Law, chế định vật quyền ở Việt Nam
hiện nay có nhiều bất cập mà gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế, xã hội,
truyền thống, văn hóa. Cơ sở thiết lập nên chế định vật quyền là quyền tư hữu về đất đai,
nhưng Việt Nam hiện nay đang thực thi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đời sống xã hội Việt Nam đang đặt ra rất nhiều yêu cầu liên quan tới xây dựng kinh tế
thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, tích tụ, tập
trung đất đai, theo đuổi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư… Vì vậy cải cách chế định vật
quyền là không thể bỏ qua và phải theo định hướng cải cách chế độ sở hữu đất đai, cải cách

1072
Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục, In lần thứ hai, Sài Gòn, 1960, tr. 336 – 337; John E. C. Brierley,
Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to Quecbec Private Law, Edmond Montgomery
Publications Limited, Toronto, Canada, 1993, p. 272.
1073
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật, Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997, tr. 151.
1074
A. N. Yiannopoulos, Civil Law Property Cousebook – Louisiana Legislation, Jurisprudence and Doctrine, Eight Edition,
Claitor‘s Publishing Division, 2003, p. 187.

399
những vấn đề kỹ thuật pháp lý liên quan tứi chế định vật quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Benito Arruñada, The Enforcement of Property Rights: Comparative Analysis of


Institutions Reducing Transaction Costs in Real Estate, Department of Economics and
Business, Universitat Pompeu Fabra, Financially Supported by the CICYT, an agency
of the Spanish Government, through grant SEC99-1191,
http://www.econ.upf.es/~arrunada
[2] Phan Kế Bính (1875 – 1921), Việt Nam phong tục, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
[3] Andrew Borkowski & Paul du Lessis, Textbook on Roman Law, Third Edition,
Oxford University Press, New York, 2005.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên đại
học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb.
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2016.
[6] Bộ Khoa học và Công nghệ, ―Nhận diện các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và dự báo những tác động đến chính sách và pháp luật‖ (tr. 5 –
21), Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những
vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Bộ
Tư pháp tổ chức, ngày 24/6/2019, Hà Nội, 2019.
[7] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đề án thí điểm tính tụ, tập trung đất đai phục vụ thu
hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung, 2018.
[8] Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học một số vấn đề cơ
bản của Bộ luật Dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
[9] Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005
(Tập I) – Phần thứ nhất: Những qui định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở
hữu, Chủ biên bởi PGS. TS. Hoàng Thế Liên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.
[10] John E. C. Brierley, Roderick A. Macdonald, Quebec Civil Law – An Introduction to
Quecbec Private Law, Edmond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993.
[11] John E.C. Brierly, Cases and Materials Relating to Civil Law Property IA, Text
Materials, McGill University, 1997.
[12] Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Số 222/ TTr- CP ngày 06/09/2012.
[13] Chính phủ, Tờ trình về Dự án Bộ luật Dân sự (Sửa đổi), Số 390/TTr – CP ngày
12/10/2014.
[14] Chính phủ, Tờ trình Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp và

400
đại biểu Quốc hội, chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Dân sự, Số 5529/PC ngày 30/9/1995.
[15] Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư, Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay –
Một số nhận thức về lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.
[16] Ngô Huy Cương, ―Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam‖ (tr. 95 –
115), Ảnh hưởng của truyền thống pháp luật Pháp tới pháp luật Việt Nam, Sách
chuyên khảo, Đồng chủ biên: Arnaud De Raulin, Jean-Paul Pastorel, Trịnh Quốc
Toản, Nguyễn Hoàng Anh, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2016.
[17] René David and John E. C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today – An
Introduction to the Comparative Study of Law, Second Edition, The Free Press, New
York – London – Toronto – Sydney – Tokyo – Singapore, 1978.
[18] Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật,
Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội, 1997.
[19] Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật,
Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 1997.
[20] Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật,
Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, In lần thứ hai, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998.
[21] Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm
2015 (Sách chuyên khảo), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2016.
[22] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết lý luận,
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006),
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
[23] Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự - Tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2017.
[24] Allan Farnsworth, An Introduction to the Legal System of the United States, Second
Edition, Oceana Publications,INC., London, Rome, New York, 1991.
[25] HM Government, Regulation for the Fourth Industrial Revolution, White Paper,
Industrial Strategy, Presented to Parliament by the Secretary of State for Business,
Energy and Industrial Strategy by Command of Her Majesty, June 2019, UK.
[26] Mai Văn Hai, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Đức Chiện, Ngô Thị Thanh Quý, Bản sắc
làng Việt trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay (Qua tư liệu một số làng ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ), Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2013.
[27] Lê Hồng Hạnh, ―Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật quyền trong Dự thảo
Bộ luật Dân sự (Sửa đổi)‖ (tr. 3 - 10), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số

401
4(324)/2015, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật.
[28] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
[29] Học viện Tư pháp, Giáo trình luật dân sự, Nxb. Công an nhân dân, 2007.
[30] Nguyễn Mạnh Hùng, Tìm hiểu Luật Đất đai mới – Chính sách ruộng đất mới, Nxb.
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1993.
[31] Lâm Quang Huyên, Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
[32] Bronwen Jackman, Kip Werren, Property Law, LexisNexis Buterworth, Australia, 2011.
[33] David Johnston, Roman Law in Context, Cambridge University Press, UK, 1999.
[34] Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn
đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nguyễn Thị Quế Anh
và Ngô Huy Cương đồng chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.
[35] Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Quyển II, Bộ Giáo dục Trung tâm học liệu xuất
bản, Lần thứ nhất, Sài Gòn, 1971.
[36] Tương Lai, ―Về nông thôn và nông dân‖ (tr. 9 – 127), Nông dân, nông thôn & nông
nghiệp, những vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008.
[37] Katlijn Malfliet, ―La Propriété c‘est le vol: ―Property is Theft‖ Revised‖ (pp. 297 –
326), Private and Civil Law in Russia Federation, edited by William Simons,
Martinus Nijhoff Publishers, Leiden, Boston, 2009.
[38] Triệu Quốc Mạnh, Pháp luật & Dân luật đại cương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 2000.
[39] Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục, In lần thứ hai, Sài Gòn, 1960.
[40] Đỗ Mười, Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1997.
[41] Phạm Duy Nghĩa, ―Nông thôn, nông dân từ góc nhìn sở hữu‖ (tr. 129 – 135), Nông dân,
nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008.
[42] Nguyên Ngọc, ―Phát triển bền vững ở Tây Nguyên‖ (tr. 137 – 184), Nông dân, nông
thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008.
[43] Barry Nicholas, Ernest Metzger, An Introduction to Roman Law, Clarendon Law
Series, Oxford Unversity Press, 2008.
[44] Nguyễn Như Phát, ―Một số vấn đề lý luận về luật kinh tế‖ (tr. 9 – 34), Giáo trình luật
kinh tế Việt Nam, Đồng chủ biên: Phạm Duy Nghĩa và Nguyễn Như Phát, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
[45] Dwight H. Perkins, ―China‘s Land System: Past, Present, and Future‖, Property Rights
and Land Policies, Edited by Gregory K. Ingram and Yu-Hung Hong, Proceedings of the
2008 Land Policy Conference, The Lincoln Institute of Land Policy, 2009.
[46] Benjamin Powell, ―Private Property Rights, Economic Freedom, and Well Being‖,

402
Mercatus Center at George Mason University, Working Paper 19, 2002.
[47] Guangdong Xu, ―Property Rights, Law, and Economic Development‖, De Gruyter,
doi 10.1515/ldr-2013-0004 LDR 2013; 6(1): 117–142.
[48] Quốc hội Khóa XIII, Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Đất
đai (Sửa đổi), Số 735/BC-UBKT13 ngày 26/10/2012.
[49] Martin Ravallion, Dominique van de Walle, Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi- Cải cách
và Nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2008.
[50] Klaus Schwab, ―The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond‖,
World Economic Forum, [https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-
industrial-revolution-what-it-The Fourth Industrial Revolution: what it means and
how to respondmeans-and-how-to-respond/ qua @wef], 14 Jan 2016.
[51] Đặng Kim Sơn, ―Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa‖
(tr. 185 – 253), Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra, Nxb.
Tri thức, Hà Nội, 2008.
[52] Tạp chí Cộng sản (Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam), Quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân qua các kỳ đại hội trong 30 năm đổi
mới, 1265 ISSN0866-7276, [http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-
Traodoi/2016/41886/Quan-diem-cua-Dang-ve-kinh-te-tu-nhan-qua-cac-ky.aspx],
8/11/2016 21:33'.
[53] Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách đại học, Sài Gòn, 1973.
[54] Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), Chính sách đất đai cho phát triển
tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức, tài trợ bởi Viện Chính sách và chiến lược phát
triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
(UNDP), Hà Nội, 2011.
[55] Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương Khóa X về Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn, Số 26- NQ/TW
ngày 05/8/2008.
[56] Trường Đại học pháp lý Hà Nội, Giáo trình Lý luận Mác – Lê Nin về Nhà nước và
Pháp luật, Hà Nội, 1989.
[57] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Hà Nội, 1995.
[58] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (Tập I), Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2006,
[59] A. N. Yiannopoulos, Civil Law Property Cousebook – Louisiana Legislation,
Jurisprudence and Doctrine, Eight Edition, Claitor‘s Publishing Division, 2003.
[60] Bruce Ziff, Principles of Property Law, Second Edition, Carswell – Thomson
Professional Publishing, Canada, 1996.

403

You might also like