You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


-----------***------------

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH


Môn: Những vấn đề cơ bản và hiện đại về Nhà nước và Pháp luật

ĐỀ TÀI
Thay đổi của Pháp Luật dân sự trong Cuộc Cách Mạng
công nghiệp 4.0

LỚP CAO HỌC LUẬT KHÓA 37


GIẢNG VIÊN: Tiến sỹ Đỗ Thanh Trung
Nhóm thuyết trình: nhóm 02 Lớp cao học luật Khánh Hòa

STT Họ và tên Mã số SV
1 Nguyễn Hải Định 23370220159
2 Nguyễn Thị Hoài 23370220160
3 Nguyễn Xuân Huy 23370220161
4 Hồ Quang Lanh 23370220163
5 Hoàng Thị Tuyết 23370220168
6 Vũ Thị Kim Vinh 23370220169
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

Khánh Hòa, tháng 01 năm 2024

1
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

Bài thuyết trình


Chủ đề: Thay đổi của Pháp Luật dân sự trong Cuộc Cách Mạng
công nghiệp 4.0
-----
Môn học: Những vấn đề cơ bản và hiện đại về Nhà nước và Pháp luật.
Giảng viên: Tiến sĩ Đỗ Thanh Trung - Khoa Luật Hành chính và Nhà nước
Nhóm trình bày: nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa:
STT Họ và tên Mã số sinh viên
1 Nguyễn Hải Định 23370220159
2 Nguyễn Thị Hoài 23370220160
3 Nguyễn Xuân Huy 23370220161
4 Hồ Quang Lanh 23370220163
5 Hoàng Thị Tuyết 23370220168
6 Vũ Thị Kim Vinh 23370220169

Về nội dung trình bày gồm có 04 phần:


Phần 1: Giới thiệu chung về cách mạng công nghiệp 4.0
Phần 2: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 đối với pháp luật
Phần 3: Thời cơ và thách thức
Phần 4: Phương hướng thay đổi của pháp luật dân sự trong tương lai

2
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về “tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
2. Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về “định
hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045”
3. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư”.
4. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2021.

3
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra một kỷ nguyên mới với sự phát triển của công
nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, big data, và các công nghệ tiên tiến khác. Những
tiến bộ này không chỉ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội mà còn đặt ra
những thách thức lớn đối với hệ thống pháp luật hành chính. Bài luận này sẽ đi sâu
vào thảo luận về những thay đổi của pháp luật hành chính trong bối cảnh Cuộc
Cách Mạng 4.0.
Giáo sư KLaus Schwab - người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh
tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản, dễ hiểu hơn về Cách mạng Công nghiệp
4.0 như sau:
“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để
cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để
sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin
để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy
nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh
giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.
Có thể hiểu, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư sẽ diễn ra với 3 trụ cột chính
đó là trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn
(Big Data).
Theo ông, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền
lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang
tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó
đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều
sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất,
quản lý và quản trị.
Trong xu thế vận động, thay đổi do tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư,
Đảng và Nhà nước ta đã có những nhìn nhận và đưa ra những quan điểm, chủ
trương trong chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước
Ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg
về “tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” trong
đó khẳng định thế giới đang trải qua những thay đổi chưa từng có với nhịp độ ngày
càng nhanh và quy mô ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với
xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ hệ thống kết nối: số hoá –
vật lý – sinh học với sự đột phá của internet vạn vật (IoT) và tri tuệ nhân tạo (AI)
đang làm thay đổi căn bảo nền sản xuất, làm thay đổi thương mại, y tế, giáo dục.

4
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37
Ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về “định
hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045” với chủ trương là đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và
tự động hoá trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông
minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị
thông minh.
Ngày 27/9/2019 Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW
về “một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư” mang tầm chiến lược, bao quát. Trong đó Nghị quyết đã đề ra
một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư với các nội dung về hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đặt ra yêu cầu
đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, cơ quan, tổ chức cần cụ thể hoá
và triển khai để đáp ứng yêu cầu giải quyết vấn đề xã hội, pháp lý phát sinh trong
tình hình mới.
Đặc biệt, tại văn kiện Đại hội XIII của Đảng cho rằng đây vừa là cơ hội, thách
thức, yêu cầu thúc đẩy, đổi mới, vừa là quan điểm phát triển. Đại hội đặc biệt nhấn
mạnh: “Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng
suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền
vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật… khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự
phát triển của đất nước”

5
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

II. Ảnh hưởng của Cách Mạng 4.0 đối với Pháp Luật
Như những nội dung nhóm đã phân tích ở trên, cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư kết hợp các bước tiến công nghệ trên thế giới đã làm mờ ranh giới giữa
vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Điều này mang lại những biến chuyển sâu sắc về
kinh tế, xã hội. Do những tác động xã hội to lớn, nên Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật. Các ảnh hướng đó có thể
kể đến là sự thay đổi về không gian, về thời gian; thay đổi về chủ thể pháp lý, về
hành vi pháp luật, phương tiện pháp luật và nội dung pháp luật.
1. Thay đổi về không gian
Thứ nhất, pháp luật có giới hạn về không gian, thông thường giới hạn đó gắn
với phạm vi lãnh thổ mỗi quốc gia.
Thứ hai, định vị của một người trong không gian hoặc vị trí của một bất động
sản luôn được coi là căn cứ để xác định nơi – và từ đó pháp luật được sử dụng để
thực hiện các nghĩa vụ pháp lý, các quyền tài sản, quyền nhân thân (như quyền
thừa kế, quyền bầu cử, đăng ký giao dịch bảo đảm…).
Không gian là cơ sở để xác định hệ thống pháp luật áp dụng và xác định toà
án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền và nghĩa vụ
pháp lý đó.
Giới hạn không gian của pháp luật sẽ bị thay đổi với các tác động của công
nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các rô bốt thông minh. Với cách mạng công
nghiệp 4.0 các hoạt động truyền thông, quảng cáo; các hành vi, hoạt động thương
mại, các giao dịch dân sự, thậm chí các tội phạm có thể được thực hiện một cách
“phi biên giới”. Lúc này chủ thể thực hiện các hành vi không bó hẹp trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia nữa.
Ví dụ như cuối năm 2021, công ty Meta, công ty mẹ của mạng xã hội
Facebook đã tuyên bố thành lập một mạng vũ trụ ảo (metaverse), vũ trụ này đã thu
hút nhiều người tham gia trên toàn thế giới, mỗi lô đất ảo có giá trị từ vài chục
ngàn đô đến hàng triệu đô la.
Trường hợp rapper Snopp Dog mua một lô đất ảo, khiến giá trị các lô đất liền
kề tăng lên đến hàng triệu đô.
Các đồng tiền ảo như bitcoin, ethenet, dogecoin v..v.. được các tổ chức, cá
nhân có thể mua, trao đổi trên phạm vi thế giới.
2. Thay đổi về thời gian
Thời gian là đại lượng được sử dụng làm tiêu chí cho các hành vi pháp luật.
hầu như trong khắp các lĩnh vực pháp luật đều sử dụng đến đại lượng thời gian. Đó

6
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37
là các quy định về thời hiệu, thời hạn, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời
gian hưởng bảo hiểm xã hội...
Tuy nhiên, với những ảnh hưởng của công nghệ tự động hoá, công nghệ
thông tin, trí tuệ nhân tạo, việc sử dụng rô bốt – như là một lực lượng lao động mới
có thể dẫn đến những biến đổi về đại lượng thời gian trong pháp luật.
Ví dụ, cách tính thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ
luật Lao động. Việc xử lý công việc trên không gian mạng nếu được đảm nhận bởi
rô bốt hay trí tuệ nhân tạo thì có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào nên khoảng
thời gian làm việc hay thời gian nghỉ ngơi của người lao động cũng có thể thay đổi.
Các hệ thống AI, tự động hóa sẽ thay thế người lao động ở các ngành nghề,
lĩnh vực yêu cầu lao động phổ thông như sản xuất dệt may, giày da, vận chuyển
hàng hóa... việc xác định thời gian trong pháp luật sẽ không thể chỉ căn cứ trên cơ
sở thời gian sinh học mà còn cần phải trên cơ sở thời gian lao động thực tế.
Hiện nay, người lao động không chỉ làm việc theo giờ hành chính mà còn
phải xử lý công việc qua e-mail, họp qua các phần mềm trực tuyến ngoài thời gian
lao động theo quy định.
3. Thay đổi về chủ thể pháp luật
Rô bốt thông minh sẽ không chỉ có trong các phim viễn tưởng nữa mà khả
năng hiện thực đã rất rõ ràng trong việc thay thế con người ở nhiều công đoạn sản
xuất, thậm chí cả một số hành vi xã hội. Những rô bốt hiện đại có khả năng tự cảm
nhận, tự phản ứng, điều chỉnh hành vi tương thích với sự thay đổi của môi trường
bên ngoài, tương tác, tự học hỏi và thậm chí có thể tự đưa ra quyết định. Ở mức độ
cao, các rô bốt có thể tồn tại độc lập so với người làm ra nó; rô bốt có những hành
vi có thể phát sinh hệ quả xã hội độc lập và không còn gắn với chủ thể sáng tạo ra
rô bốt.
Các thực thể mang trí tuệ nhân tạo ngày càng trở nên giống và thay thế con
người tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật. Việc thiếu các quy định về địa vị
pháp lý của trí tuệ nhân tạo dẫn đến sự lúng túng khi giải quyết tranh chấp liên
quan đến vấn đề này.
Ví dụ: Năm 2017, robot Sophia, một robot thông minh với trí tuệ nhân tạo
được quốc gia Saudi Arabia công nhận là công dân với một số quyền cụ thể.
Hãng Tesla đang nghiên cứu khả năng tự động nhận biết và đặt các thiết bị,
phụ tùng thay thế của xe khi phát hiện hỏng hóc.
Các tai nạn do các xe oto với khả năng lái tự động (auto-pilot) gây ra sẽ do ai
chịu trách nhiệm (chủ sở hữu của chiến xe hay hãng sản xuất xe).

7
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37
4. Thay đổi về hành vi pháp lý và phương tiện pháp luật
Từ cuộc Cách mạng nghiệp 4.0 có thể làm xuất hiện những hành vi pháp lý
mới như giao dịch tiền ảo; an ninh mạng; những hành vi gián điệp hay đánh cắp dữ
liệu trên Internet; các hành vi spam, lan truyền virut, tấn công an ninh mạng hoặc
rủi ro từ đánh cắp bản quyền, vi phạm luật sở hữu trí tuệ… Các thay đổi về hành vi
pháp lý và chủ thể mới của vi phạm cũng sẽ xuất hiện.
Để đối phó với các hành vi vi phạm mới trên phải cần đến những phương tiện
pháp luật vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia; song song với đó, quy mô, tính
chất của công cụ điều tra, thủ tục tố tụng hay nền tảng pháp lý cũng phải phù hợp
tương ứng với trình độ phát triển của nền tảng công nghệ 4.0 mới xử lý được các
hoạt động như vậy. Các quan niệm truyền thống về chế tài pháp lý, vi phạm pháp
luật, quy trình tố tụng trong khuôn khổ quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ… cũng
cần được định nghĩa lại ở phạm vi, quy mô mới. Cao hơn cả là xu hướng hợp tác
phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cần được cải tiến hơn để đáp ứng nhu
cầu phát triển mới.
5. Thay đổi về nội dung pháp luật
Sự phát triển của cuộc cách mạng lần thứ tư, công nghiệp 4.0, tạo ra nhiều giá
trị cho sự phát triển mọi mặt của xã hội. Do đó, để tận dụng được những giá trị mà
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, nhưng đồng thời có những giải pháp để giải
quyết hay hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, hệ lụy của Cách mạng công nghiệp
4.0 đối với con người và xã hội. Đòi hỏi pháp luật phải đóng vai trò then chốt trong
hiện thực hoá mục tiêu trên bằng việc tạo ra hành lang pháp lý cho các quan hệ xã
hội mới phát sinh, giải quyết các vấn đề mới đặt ra trong cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.

8
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

III. Thời cơ và thách thức


Hiện nay, Việt Nam chúng ta đã và đang tích cực, chủ động tham gia Cách
mạng công nghiệp 4.0 nhằm tận dụng các lợi thế và giảm thiểu những hạn chế mà
cuộc cách mạng này mang lại, để từ đó phát triển nhanh, bền vững đất nước.
1. Thời cơ, cơ hội
- Cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ trên thế giới vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.
Nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất, năng suất lao động.
- Tạo điều kiện để phát triển toàn cầu hóa, nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế
của hàng hóa sản xuất trong nước, tiếp cận các đối tượng, người tiêu dùng trên
toàn thế giới.
- Mở ra thời kỳ hợp tác quốc tế, liên kết song phương, đa phương trên toàn
thế giới.
- Vận dụng nguồn thông tin, cơ chế mới để dự đoán những xu hướng phát
triển của thế giới. Ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu vào hệ thống quản
trị nhà nước.
2. Thách thức
- Nếu chậm trễ trong việc thay đổi, điều chỉnh các chính sách, đường lối sẽ
tạo khó khăn cho quá trình hội nhập.
- Cần xây dựng cơ chế, hệ thống pháp luật đồng bộ thống nhất giữa các bộ,
ban ngành, có sự phân công, phân nhiệm vụ thể, tránh sự chồng chéo trong quá
trình áp dụng pháp luật.
- Sự xuất hiện của các chủ thể, đối tượng mới, phi truyền thống sẽ cần sự phối
hợp giữa nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong áp dụng
pháp luật.
- Yêu cầu trình độ dân trí của nhân dân trong quá trình áp dụng pháp luật vào
thực tiễn xã hội.

9
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

IV. Phương hướng thay đổi của pháp luật dân sự trong tương lai
Kính thưa thầy, các anh chị học viên, do hạn chế về thời gian, kiến thức của
bản thân, nhóm 02 xin tập trung vào nội dung xu thế thay đổi của pháp luật dân sự
trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.
1. Chủ thể, đối tượng của pháp luật dân sự
Hiện nay, bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ
được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu
trách nhiệm.
Về nguyên tắc, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự chỉ bao
gồm hai loại là cá nhân và pháp nhân. Nhưng xu hướng xuất hiện các người máy
có khả năng tư duy, học hỏi, phán đoán và ra quyết định trong tương lai liệu có
được xem là chủ thể tham gia pháp luật dân sự. Hiện nay, một số quốc gia đã công
nhận công dân đối với người máy trí tuệ nhân tạo.
Pháp luật dân sự cần phải nhận diện và xác định lại cơ cấu chủ thể tham gia
vào các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.
2. Pháp luật về tài sản, quyền cá nhân
Chế định về quyền cá nhân, nhân thân về hình ảnh, đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình, dữ liệu thông tin cá nhân, các dữ liệu về khuôn mặt,
giọng nói, vân tay hay dữ liệu sinh trắc học..
Ngày nay, việc lợi dụng các hình ảnh, video, thông tin của cá nhân trên mạng
xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng tinh vi với hình thức, thủ
đoạn mới, biến đổi liên tục gây khó khăn trong công tác xử lý.
Việc mua bán thông tin cá nhân trên các nền tảng deep web cũng diễn ra vô
cùng tinh vi, khó có thể truy xuất thông tin, nguồn gốc để xử lý.
Các hình thức tài sản mới trên không gian mạng như tiền điện tử, tiền ảo, tài
sản ảo như bất động sản online, các tác phẩm nghệ thuật online.
Yêu cầu có quy định phù hợp, đúng đắn về quyền nhân thân, quyền sở hữu
đối với các quyền cá nhân, tài sản này.
3. Pháp luật về hợp đồng
Các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại không chỉ nằm trong lãnh thổ
Việt Nam mà còn có thể giao dịch giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Các giao dịch online, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử đang trở
thành xu hướng chung của xã hội. Đối với việc mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử có thể giữa công dân Việt Nam với công ty, doanh nghiệp ở nước ngoài.

10
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37
Các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện trên môi trường internet, nội
dung giao dịch được số hóa đã đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi pháp luật về hợp đồng
phải giải quyết như vấn đề giao kết hợp đồng, địa điểm giao kết hợp đồng, thẩm
quyền giải quyết, khởi kiện liên quan tới giao kết hợp đồng.
4. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
Cách mạng 4.0 được xem là cơ hội vàng để các nước đang phát triển tận dụng
thành tựu khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước, nhưng cũng đặt ra
những vấn đề thách thức về bảo hộ tài sản trí tuệ. Bởi thiết bị công nghệ của các
nhà sản xuất khác nhau buộc phải có khả năng tương thích với nhau, mà mỗi hệ
thống này, dù nhỏ cũng có thể phải tích hợp hàng nghìn sáng chế. Điều này dẫn tới
việc rất nhiều bằng sáng chế bị chồng chéo nhau. Các đơn sáng chế thuộc các lĩnh
vực công nghệ thông minh sẽ gia tăng nhanh chóng cùng với sự ra đời của các vật
liệu mới và các sáng chế được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển này cũng
đặt ra thách thức không nhỏ trong việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ như việc xác định quyền tác giả đối với tác phẩm do robot sáng tạo ra, vấn đề
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm in bằng công nghệ 3D. Điều này
đỏi hỏi pháp luật về sở hữu trí tuệ cần phải hoàn thiện để giải quyết các đối tượng
mới phát sinh và tăng cường hợp tác quốc tế.

11
Nhóm 2 Lớp Cao học Luật Khánh Hòa K37

KẾT LUẬN
Cuộc Cách Mạng 4.0 đang thúc đẩy sự phát triển và thay đổi mạnh mẽ cả về
kinh tế và xã hội. đòi hỏi cơ quan lập pháp, cơ quan thực hiện pháp luật cần có
thay đổi cách tiếp cận và tư duy pháp lý theo hướng thay đổi mạnh mẽ từ chỗ thụ
động, “chạy theo” sự việc, hiện tượng xã hội và quan hệ xã hội sang chủ động, đón
đầu và định hướng cho quan hệ xã hội. Để đảm bảo sự thành công của Cuộc Cách
Mạng 4.0, pháp luật dân sự cần phải điều chỉnh và thích ứng với những thách thức
và cơ hội mới mẻ của thời đại này. Qua đó, chúng ta có thể xây dựng một hệ thống
pháp luật linh hoạt và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của công dân và thúc đẩy sự phát
triển bền vững về kinh tế, xã hội của đất nước.
Trên đây là phần trình bày của nhóm 2. Rất mong nhận được những nhận xét,
đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.

12

You might also like