You are on page 1of 144

CHƯƠNG 4

LÃNH THỔ - BIÊN GIỚI QUỐC GIA


TRONG LUẬT QUỐC TẾ
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
GV: THS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. SÁCH, GIÁO TRÌNH

1- Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), Trường Đại học Luật TP.
HCM, Nxb. Hồng Đức, năm 2022.

2- Ngô Hữu Phước, Luật Quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
VĂN KIỆN QUỐC TẾ
1- Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)
2- Hiệp ước biên giới đất liền giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1999
3- Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc năm 2000
TÀI LIỆU THAM KHẢO

B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT


VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1- Hiến pháp 2013
2- Luật Biên giới quốc gia năm 2003
3- Luật Biển Việt Nam năm 2012
BỐ CỤC CHƯƠNG IV

1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA

2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA


1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA

1.1. Khái niệm, ý nghĩa chính trị - pháp lý và các bộ phận


cấu thành lãnh thổ quốc gia

1.2. Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

1.3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia


1.1. Khái niệm, ý nghĩa chính trị - pháp lý
và các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

• Khái niệm lãnh thổ quốc gia

• Ý nghĩa chính trị - pháp lý lãnh thổ quốc gia

• Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia


KHÁI NIỆM LÃNH THỔ QUỐC GIA

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao
gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng
và lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền của
quốc gia.
KHÁI NIỆM LÃNH THỔ QUỐC GIA
KHÁI NIỆM LÃNH THỔ QUỐC GIA

Chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối?

Chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ?


KHÁI NIỆM LÃNH THỔ QUỐC GIA
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm
vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng
đất dưới chúng thuộc chủ quyền của quốc gia.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
(Điều 1 Hiến pháp 2013).
Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ
LÃNH THỔ QUỐC GIA
• Là một trong bốn yếu tố cấu thành nên quốc gia, tạo
nên tư cách chủ thể luật quốc tế cho quốc gia.

• Là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triển của quốc gia.

• Giới hạn chủ quyền, quyền lực của quốc gia trong
quan hệ quốc tế.
CÁC BỘ PHẬN CỦA LÃNH THỔ QUỐC GIA
1. Lãnh thổ vùng đất
2. Lãnh thổ vùng nước
a. Vùng nước nội địa
b. Vùng nước biên giới
c. Vùng nước nội thủy
d. Vùng nước lãnh hải
3. Lãnh thổ vùng trời
4. Lãnh thổ vùng lòng đất
Lãnh thổ vùng đất

Vùng đất của một quốc gia bao gồm toàn bộ


phần đất liền (đất lục địa) và các đảo, quần
đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia kể cả các
đảo và quần đảo gần bờ hoặc xa bờ.
Lãnh thổ vùng đất

Đối với các quốc gia quần đảo ở Thái Bình


Dương: bộ phận vùng đất bao gồm tập hợp các
đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Thuyết lãnh thổ kế cận đối với Bắc cực
Lãnh thổ vùng đất

Tính chất chủ quyền: vùng đất thuộc chủ quyền

hoàn toàn và tuyệt đối (riêng biệt) của quốc gia.


Lãnh thổ vùng nước
Vùng nước của quốc gia là toàn
bộ các bộ phận nước nằm trong
đường biên giới quốc gia. Bao
gồm: vùng nước nội địa, vùng
nước biên giới, vùng nước nội
thủy, vùng nước lãnh hải.
Lãnh thổ vùng nước

Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm các
bộ phận nước ở sông, suối, kênh, rạch… kể cả
tự nhiên và nhân tạo nằm trên vùng đất (không
nằm tại khu vực biên giới) hay biển nội địa.
Lãnh thổ vùng nước

Tính chất chủ quyền: vùng nước nội địa thuộc


chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Lãnh thổ vùng nước

Vùng nước biên giới của một quốc gia bao gồm nước
ở biển nội địa, sông, suối, đầm ao, kênh rạch… nằm
trong khu vực biên giới giữa các quốc gia.
Lãnh thổ vùng nước
Lãnh thổ vùng nước
Lãnh thổ vùng nước

Tính chất chủ quyền: vùng nước biên giới


thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ.
Lãnh thổ vùng nước

Vùng nước nội thủy được xác định một bên là


bờ biển còn bên kia là đường cơ sở của quốc
gia ven biển.
Lãnh thổ vùng nước
Lãnh thổ vùng nước

Tính chất chủ quyền: Vùng nước nội thuỷ thuộc


chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối (riêng biệt)
của quốc gia.
Lãnh thổ vùng nước

Vùng nước lãnh hải là một bộ phận cấu thành lãnh thổ
trên biển của quốc gia, là vùng biển nằm ngoài nội thủy,
tiếp liền với nội thủy có chiều rộng được xác định bởi
một bên là đường cơ sở và bên kia là ranh giới phía
ngoài của lãnh hải.
Lãnh thổ vùng nước
Lãnh thổ vùng nước
Vùng nước Vùng nước Vùng nước Vùng nước
nội địa biên giới nội thủy lãnh hải
Tính chất Nội địa Nội địa Biển Biển
vùng nước
Tính chất Hoàn toàn Hoàn toàn Hoàn toàn Hoàn toàn
chủ quyền và đầy đủ và tuyệt đối và đầy đủ và tuyệt đối
Lãnh thổ vùng trời
Vùng trời của quốc gia là khoảng không gian bao
trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia.

Tính chất chủ quyền: vùng trời thuộc chủ quyền


hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Lãnh thổ vùng trời
24/11/2015- Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga
Lãnh thổ vùng lòng đất
Vùng lòng đất của một quốc gia là toàn bộ
phần đất phía dưới vùng đất và vùng nước
của quốc gia.

Tính chất chủ quyền: vùng đất thuộc chủ


quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Lãnh thổ vùng lòng đất

Vùng lòng đất của


quốc gia được xác
định từ bề mặt trái
đất đến tâm trái đất.
1.2. Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

• Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia


1.2. Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

• Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ:

➢Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu

➢Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chuyển nhương tự nguyện

➢Nguyên tắc xác lập chủ quyền theo thời hiệu


Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu

- Định nghĩa
- Nội dung
- Phân loại
Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

- Có sự “khám phá trước tiên”, “terra nullius”


- Quốc gia phải tuyên bố xác lập quyền chiếm hữu.
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

Năm 1497 Vasco da Gama - Bá Tước Bồ


Đào Nha đặt chân đến Ấn Độ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

12/10/1492, trên cuộc hành trình


đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà
hàng hải Christopher Columbus đã
khám phá ra châu Mỹ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

Thế kỷ 17, người châu Âu ồ ạt đến châu Đại Dương


Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

- Có sự “khám phá trước tiên”, “terra nullius”


- Quốc gia phải tuyên bố xác lập quyền chiếm hữu.
“Tôi nhân danh dưới đây, trung úy hải quân thuộc hải quân hoàng
gia, tuân lệnh của thống đốc, tôi tuyến bố chiếm giữ quần đảo Côn Lôn, nhân
danh vua Napoleon đệ tam, hoàng đế toàn nước pháp, vì lẽ ấy, quốc kỳ nước
pháp được kéo lên trên Côn đảo từ ngày này”.
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

Hạn chế của nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

1. Bất hợp lý đối với việc chiếm hữu vùng đất lớn
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

Hạn chế của nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

1. Bất hợp lý đối với việc chiếm hữu vùng đất lớn

2. Hạn chế về thông tin liên lạc


Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

Hạn chế của nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng

1. Bất hợp lý đối với việc chiếm hữu vùng đất lớn

2. Hạn chế về thông tin liên lạc

3. Dấu hiệu “khám phá trước tiên” bị phá hủy


Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu thực sự
Năm 1884, 13 quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ đã tổ chức
một Hội nghị tại Berlin và ký thỏa ước Berlin năm 1885
Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

1. Những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu


phải là lãnh thổ vô chủ, không nằm hoặc không còn
nằm (lãnh thổ bị bỏ rơi) trong hệ thống địa lý hành
chính của một quốc gia nào.
Lãnh thổ vô chủ
Lãnh thổ vô chủ

NỀN VĂN MINH MAYA NỀN VĂN MINH INCA


Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm hữu
Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

• Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế


Lãnh thổ
mọi hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước đối
bị bỏ rơi
với lãnh thổ.

• Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn


khôi phục chủ quyền đối với lãnh thổ đó.
Vụ tranh chấp đảo Palmas giữa
Hoa Kỳ (TBN-Philipin)
và Hà Lan (Indonesia)
Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

2. Việc chiếm hữu đó


phải là hành động
của nhà nước.

Vụ tranh chấp đảo Aves giữa Hà Lan và Venezuela


Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

3. Việc chiếm hữu


phải thực sự.

Vụ tranh chấp Minquies và Ecrehos giữa Pháp và Anh


Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

3. Việc chiếm hữu


phải thực sự.

Tranh chấp đảo Greenland giữa Đan Mạch và Na Uy


Nguyên tắc chiếm hữu thực sự

4. Việc chiếm hữu phải


hòa bình được dư luận
đường thời chấp nhận.
Đại Nam nhất thống toàn đồ 1838 vẽ Hoàng Sa,
Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Nam (thời Minh Mạng)
Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ của Trung Quốc
1904 không có Hoàng Sa và Trường sa
Tem bản đồ thời Trung Hoa dân quốc không có
Hoàng Sa, Trường sa
Tranh cổ động thực hiện kế
hoạch 5 năm 1953 - 1957
Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chuyển nhượng tự nguyện

- Là phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng cách
chuyển giao một cách tự nguyện, hòa bình chủ quyền lãnh
thổ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác bằng việc
ký kết điều ước quốc tế.
Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Nguyên tắc xác lập chủ quyền theo thời hiệu

- Là sự thực hiện thực sự, liên tục và hòa bình trong một
thời gian dài và không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia
nào khác mặc dù về phương diện pháp lý chủ quyền đối
với vùng lãnh thổ này còn đang là đối tượng tranh chấp.
1.2. Xác lập và thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do hợp nhất quốc gia

➢ Do phân chia quốc gia

➢ Do sáp nhập lãnh thổ

➢ Do trao trả lãnh thổ

➢ Do chuyển nhượng lãnh thổ


• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do hợp nhất hai hay nhiều quốc gia thành một quốc gia mới

Tháng 8/1990,
hai nước Cộng
hòa dân chủ Đức
và Cộng hòa Liên
bang Đức đã hợp
nhất thành Cộng
hòa Liên bang
Đức
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do phân chia một quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới

Đế quốc Áo-Hung
bị chia thành Áo,
Hungary, Ba Lan,
Cộng hòa Czech và
Slovakia, Slovenia,
Croatia, Macedonia
và Bosna và
Hercegovina, Serbia,
Montenegro, Kosovo
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do phân chia một quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do phân chia một quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới

Vương quốc Liên hiệp Hà Lan


(United Kingdom of the
Netherlands; 1815–1830) được
lập ra trong Hội nghị Wien năm
1815, sau này tách thành Bỉ (nổi
dậy năm 1830), Luxembourg (rời
bỏ năm 1835) và Hà Lan
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do sáp nhập một bộ phận lãnh thổ quốc gia này vào lãnh thổ
của quốc gia khác

Crimea được sáp nhập


vào Nga ngày 16/3/2014
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do sáp nhập một bộ phận lãnh thổ quốc gia này vào lãnh thổ
của quốc gia khác

Ngày 18/8/1945, Liên


Xô đã sáp nhập quần đảo
Kuril thuộc lãnh thổ
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do trao trả lãnh thổ

Ngày 1/7/1997, Liên


hiệp Vương quốc Anh
và Bắc Ireland đã trao
trả lạ Hông Kông cho
Trung Quốc sau hơn
100 năm chiếm đóng.

Ngày 31/12/1999, Bồ Đào


Nha đã trao trả lại Ma Cao cho
Trung Quốc sau hơn 442 năm
chiếm đóng.
• Thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia

➢ Do chuyển nhượng một bộ phận lãnh thổ của quốc gia này
cho một quốc gia khác

Sa Hoàng đã bán vùng


lãnh thổ bang Alaska hiện
nay cho Hoa Kỳ vào ngày
09/4/1867 với giá
7.200.000 USD
1.3. Quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia

• Khái niệm quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia

• Nguồn luật điều chỉnh quy chế pháp lý về lãnh thổ


quốc gia

• Nội dung quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia


2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
2.1. Khái niệm, ý nghĩa chính trị - pháp lý và các bộ phận
cấu thành biên giới quốc gia

2.2. Các kiểu biên giới quốc gia

2.3. Quá trình hoạch định biên giới quốc gia

2.4 Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia


2.1. Khái niệm, ý nghĩa chính trị - pháp lý
và các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia

• Khái niệm biên giới quốc gia

• Ý nghĩa chính trị - pháp lý biên giới quốc gia

• Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia


Khái niệm biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh
thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc
với các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên
biển hoặc giữa lãnh thổ quốc gia và lãnh thổ
quốc tế.
Khái niệm biên giới quốc gia
Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003: “Biên giới quốc
gia của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới
hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển,
lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.”
Ý nghĩa của biên giới quốc gia
• Là đường giới hạn để phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh
thổ quốc gia khác hoặc với các vùng quốc gia có quyền chủ
quyền trên biển hoặc giữa lãnh thổ quốc gia và lãnh thổ quốc tế.
• Là “ranh giới” giới hạn chủ quyền của quốc gia trong một phạm
vi lãnh thổ nhất định.
• Là “ranh giới” để tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ, truyền
thống, văn hóa của các cộng đồng dân cư của các quốc gia.
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia

Biên giới trên bộ Biên giới trên biển

Biên giới vùng trời Biên giới lòng đất


Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia

Biên giới trên bộ


• Là đường biên giới xác định trên đất
liền, trên đảo, trên sông, trên hồ biên
giới, trên biển nội địa.
• Được xác lập thông qua sự thỏa thuận
giữa các quốc gia láng giềng.
BIÊN GIỚI TRÊN BỘ CỦA VIỆT NAM
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Biên giới trên biển

• Là ranh giới ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển thiết lập phù hợp
với UNCLOS 1982, gồm:
o Biên giới trên biên giữa 2 quốc gia có lãnh hải đối diện, tiếp giáp nhau.
o Đường biên giới phân định vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven
biển với những vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền của quốc gia.
BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Biên giới trên biển

Điều 5.3 Luật Biên giới quốc gia 2003: “Biên giới quốc gia trên biển được
hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía
ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt
Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan.”
Điều 3:
1. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số
9 quy định tại Điều II của Hiệp định này là biên
giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
2. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giời
lãnh hãi của hai nước quy định tại khoản 1
Điều này phân định vùng trời, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai
nước.
3. Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay
đổi đường biên giới lãnh hải hai nước từ điểm
số 1 đến điểm số 7 quy định tại khoản 1 Điều
này, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác.

BIÊN GIỚI TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM


Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia

• Là ranh giới phân định vùng trời thuộc


chủ quyền của quốc gia này với vùng
trời thuộc chủ quyền của quốc gia khác
hoặc vùng trời thuộc chủ quyền của
quốc gia với vùng trời quốc tế.
Biên giới vùng trời
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia

Điều 5.5 Luật Biên giới quốc gia năm


2003: “Biên giới quốc gia trên không là
mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên
vùng trời.”
Biên giới vùng trời
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Biên giới trên
cao

Biên
Biên
giới
giới
sườn
sườn
Quốc gia
A

Quốc gia
Quốc gia C
B
Biên giới vùng trời
Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
• Là “mặt phẳng” được xác định dựa trên Quốc gia A Biên giới
lòng đất
đường biên giới trên bộ và biên giới trên Quốc gia B
Quốc gia C

biển của quốc gia kéo dài tới tận tâm của
trái đất. Tâm trái
đất

• Xác định thông qua sự phân định biên


giới lòng đất theo sự thỏa thuận giữa các
quốc gia láng giềng; hoặc thông qua tuyên
bố đơn phương xác lập vùng lòng đất. Biên giới lòng đất
Các kiểu đường biên giới

Kiểu biên giới


Kiểu biên giới Kiểu biên giới
địa hình (tự
hình học thiên văn
nhiên)
Các kiểu đường biên giới

Kiểu biên giới Được xác định dựa vào


địa hình (tự địa hình thực tế như dãy
nhiên) núi, sông, hồ, sa mạc, ...
Các kiểu đường biên giới
Được xác định
theo các đường
thẳng nối các
Kiểu biên giới
điểm đã phân
hình học
định lại với nhau,
không phụ thuộc
vào địa hình.
Các kiểu đường biên giới

Được xác định


theo theo các kinh Kiểu biên giới
tuyến và vĩ tuyến thiên văn
của trái đất.
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
Là một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng
liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
cũng như đến các yếu tố dân cư, lịch sử, văn
hóa,…cũng như các quyền và lợi ích của quốc gia
trong quan hệ quốc tế.
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
❑ Các nguyên tắc của luật quốc tế về hoạch định
biên giới

❑Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền

❑Hoạch định biên giới quốc gia trên biển


Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
❑ Các nguyên tắc của luật quốc tế về hoạch định biên giới:

• Nguyên tắc thỏa thuận

• Nguyên tắc Uti possidetis

• Nguyên tắc phân định biên giới thông qua tài phán
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
- Thỏa thuận về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành đàm phán
phân định lãnh thổ biên giới;

- Thỏa thuận xác định nguyên tắc hoạch định biên giới;
Nguyên tắc - Thỏa thuận xác định chiều hướng chung của đường biên giới, kiểu
thỏa thuận biên giới áp dụng để hoạch định, vị trí tọa độ các điểm đường biên giới
đi qua;

- Thỏa thuận xác định biên giới trên sông, hồ, đồi núi, sa mạc…;

- Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp.


Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
-Uti possidetis de juris: vì bạn sở hữu
chúng nên bạn sẽ sở hữu chúng.
Nguyên tắc
Uti possidetis -Uti possidetis de facto: biến đường biên
giới thực tế đã tồn tại trước đó thành
đường biên giới pháp lý.
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
Tranh chấp đảo
Sipadan – Ligitan giữa
Malaysia và Indonesia:
cơ quan tài phán xác
định Malaysia có chủ
quyền đối với đảo
Sipadan – Ligitan thông
qua hành vi “chiếm hữu
hiệu quả” từ thời còn là
thuộc địa của Anh.
Nguyên tắc Uti posssidetis de juris
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
Tranh chấp đảo
Sipadan – Ligitan giữa
Malaysia và Indonesia:
cơ quan tài phán xác
định Malaysia có chủ
quyền đối với đảo
Sipadan – Ligitan thông
qua hành vi “chiếm hữu
hiệu quả” từ thời còn là
thuộc địa của Anh.
Nguyên tắc Uti posssidetis de juris
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia
Tranh chấp đảo
Sipadan – Ligitan giữa
Malaysia và Indonesia:
cơ quan tài phán xác
định Malaysia có chủ
quyền đối với đảo
Sipadan – Ligitan thông
qua hành vi “chiếm hữu
hiệu quả” từ thời còn là
thuộc địa của Anh.
Nguyên tắc Uti posssidetis de juris
Quá trình hoạch định biên giới quốc gia

Nguyên tắc Uti posssidetis de juris


Quá trình hoạch định biên giới quốc gia

Hiệp ước Pháp –


Thanh năm 1887, xác
định 330 cột mốc biên
giới.

Nguyên tắc Uti posssidetis de facto


Quá trình hoạch định biên giới quốc gia

Hiệp ước Pháp –


Thanh năm 1887, xác
định 330 cột mốc biên
giới.

Nguyên tắc Uti posssidetis de facto


Quá trình hoạch định biên giới quốc gia

Hoạch định biên giới quốc gia dựa vào kết


Thông qua quả của quá trình giải quyết tranh chấp trước
con đường
ICJ có thể áp dụng đối với biên giới quốc gia
tài phán
trên đất liền, trên biển, và phân định các
vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền

Là quá trình phân định lãnh thổ vùng đất, vùng nước (vùng
nước nội địa, vùng nước biên giới), để từ đó làm cơ sở
pháp lý cho việc xác định lãnh thổ vùng trời và vùng đất
giữa các quốc gia.
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
•Xác định nguyên tắc hoạch định biên giới;
Giai đoạn 1
•Xác định chiều hướng chung của đường biên giới; Hoạch định biên giới
•Xác định vị trí, các điểm tọa độ đường biên giới đi qua;

•Cách thức phân định biên giới qua sông suối, đồi núi, sa mạc, eo biển, biển hồ,…;

•Thành lập ủy ban liên hiệp về phân giới thực địa và cắm mốc;

•Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế về hoạch định biên giới và giải quyết
tranh chấp liên quan đến biên giới.
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Giai đoạn 2
Phân giới thực địa

• Là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong điều ước quốc tế.

=> Thành lập một ủy ban liên hiệp về phân giới thực địa và cắm mốc
để thực hiện các công việc như đánh dấu thực địa, điều chỉnh đường
biên giới do yêu cầu đặc biệt của địa hình thực tế.
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Giai đoạn 3
Cắm mốc

• Là quá trình ủy ban liên hiệp về phân giới cắm mốc tiến hành
cắm mốc các cột mốc cụ thể tại các điểm đã được hai bên
đánh dấu trên thực địa.
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền
Hoạch định biên giới quốc gia trên biển
• Khi hai quốc gia có toàn bộ hoặc một phần bờ biển đối
diện hoặc liền kề nhau: các quốc gia liên quan sẽ thỏa thuận
xác định biên giới thông qua việc ký kết hiệp định phân định
biên giới trên biển. Thông thường, đường biên giới khi hai
quốc gia đối diện hoặc liền kề nhau được xác định là đường
trung tuyến hoặc đường cách đều để phân định ranh giới.
Hoạch định biên giới quốc gia trên biển
• Quốc gia ven biển đơn phương hoạch định biên giới
trên biển trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần bờ
biển của quốc gia này không đối diện hoặc tiếp giáp
với bất kỳ quốc gia nào: biên giới quốc gia trên biển sẽ
do quốc gia đó tự tuyên bố tuân thủ luật quốc tế.
Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

Khái niệm

• Là những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
về quản lý, bảo vệ và duy trì sự ổn định, bền vững của biên giới
quốc gia.
Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

Nguồn luật điều chỉnh

• Điều ước quốc tế: các nguyên tắc pháp lý cơ bản điều
chỉnh các hoạt động trong khu vực biên giới có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyền lợi của quốc gia có
chung biên giới.
Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

Nguồn luật điều chỉnh

• Pháp luật quốc gia: nguyên tắc, quy phạm về các hoạt
động cụ thể và chủ yếu là điều chỉnh các hoạt động
trong khu vực giáp biên của quốc gia hay còn gọi là quy
chế dọc biên giới.
Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
• Các quốc gia có chung biên giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài
và bất khả xâm phạm của đường biên giới quốc gia. Không tùy
tiện xâm nhập, vi phạm quy chế pháp lý của biên giới quốc gia.

• Cấm dùng bất kỳ hình thức, thủ đoạn hoặc biện pháp nào để
gây rối hoặc di dời, thay đổi một cách bất hợp pháp đường biên
giới quốc gia.
Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia

• Mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ biên giới của mình, điều
chỉnh các hoạt động có liên quan đến đường biên giới hoặc
khu vực biên giới.
ThS. Nguyễn Thị Minh Phương
Email: ntmphuong_qte@hcmulaw.edu.vn

You might also like