You are on page 1of 2

 Vấn đề công nhận trong LQT:

 Khái niệm: công nhận là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận,
thừa nhận sự tồn tại của thành viên mới trong quan hệ quốc tế, thông qua hành
vi này quốc gia công nhận thể hiện ý muốn thiết lập các quan hệ với thành viên
mới.
 Bản chất của việc công nhận: hành vi công nhận không tạo ra chủ thể mới
của LQT mà chỉ tuyên nhận sự tồn tại trên thực tế của thực thể đó.
 Thể loại công nhận:
- Công nhận quốc gia mới:
+ Công nhận được đặt ra khi có sự xuất hiện quốc gia mới (do cách mạng xã hội, do
giải phóng dân tộc, do phân tách quốc gia, do sáp nhập quốc gia).
+ Quốc gia mới xuất hiện không phụ thuộc vào bất cứ sự công nhận nào.
+ Quốc gia mới được thành lập bằng nhiều cách khác nhau.
+ Công nhận quốc gia mới bao gồm công nhận chính phủ của quốc gia đó.
- Công nhận chính phủ mới:
+ Khi đó chính phủ lên cầm quyền không theo qui định của pháp luật của chính quốc
gia đó.
+ Công nhận chính phủ mới nghĩa là công nhận người đại diện hợp pháp cho quốc gia
đó trong quan hệ quốc tế chứ không phải là công nhận một chủ thể mới của luật quốc
tế.
+ Nguyên tắc hữu hiệu để công nhận một chính phủ mới:
o Chính phủ mới có đủ năng lực để duy trì và thể hiện quyền lực quốc gia trong
một thời gian dài.
o Chính phủ mới có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia
một cách độc lập và tự chủ, tự quản lý mọi công việc của đất nước.
 Chủ thể của LQT
 Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: LQT qui định điều kiện để
được xem là dân tộc đang đấu tranh giành độc lập:
- Thuộc 1 trong 3 nhóm dân tộc sau đây:
+ Là dân tộc thuộc địa.
+ Là dân tộc sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc.
+ Là dân tộc sống dưới sự thống trị của nước ngoài.
- Đứng lên đấu tranh giành độc lập (có cơ quan lãnh đạo phong trào giải phóng
dân tộc)
 Bảo vệ LQT
 Không có cơ quan cưỡng chế thi hành các qui phạm LQT. Các quốc gia thỏa
thuận qui định các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hay tập thể với các điều kiện
phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT.
 Trong trường hợp không có thỏa thuận về biện pháp cưỡng chế, các quốc gia
có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể.

You might also like