You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUƠNG ĐẠI HOC LUẠT TP.HÔ CHI MINH

TỔNG KẾT NỘI DUNG TRONG ĐIỂM TUẦN 5

Môn : Công pháp quốc tế


Giảng Viên : Cô Hà Thị Hạnh
Lớp : DS48A1
Nhóm thực hiện : Nhóm 1.3

STT Họ và tên MSSV Điểm đánh giá

1 Nguyễn Bùi Yến Chi 2353801012035 10/10

2 Phạm Minh Chi 2353801012036 10/10

3 Lê Đình Chương 2353801012037 10/10

4 Phạm Đức Cương 2353801012038 10/10

5 Ngô Mỹ Danh 2353801012039 10/10

6 Nguyễn Công Danh 2353801012040 10/10

7 Phan Nguyễn Thành Đạt 2353801012041 10/10

8 Trần Thị Kiều Diễm 2353801012042 10/10

9 Tạ Mỹ Đình (NT) 2353801012043 10/10

10 Nguyễn Chí Dũng 2353801012044 10/10

11 Lê Ngọc Mỹ Duyên 2353801012045 10/10


BÁO CÁO BỘ MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Chương 3: Dân cư trong luật quốc tế
Khái quát chung:
Vì sao luật quốc tế lại can thiệp về vấn đề dân cư ?
- Luật quốc tế can thiệp về vấn đề dân cư nhằm đảm bảo một số yếu tố sau:
 Bảo vệ quyền con người:
- Pháp luật quốc tế tham gia vào vấn đề bảo vệ quyền con người thông qua các điều ước, công ước
quốc tế.
+ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil
and Political Rights, viết tắt: ICCPR): Công ước này điều chỉnh các vấn đề cơ bản về quyền con người,
bao gồm các phạm trù về quyền dân sự, quyền chính trị của từng cá nhân. Tiêu biểu là một số quyền
như quyền tự do tôn giáo, quyền tự do phát biểu , quyền tự do hội họp…
+ Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác
(tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading
Treatment or Punishment; viết tắt: UNCAT): Nội dung công ước tương tự như tên đầy đủ của công ước,
ra đời nhằm chống lại các hình thức tra tấn hoặc trừng phạt vô nhân đạo, đảm bảo các quyền cơ bản
của con người.
+ Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (tiếng Anh:The Committee on the
Elimination of Discrimination against Women, viết tắt: CEDAW): Công ước ra đời nhằm chống lại các
hành vi mang tính phân biệt đối xử đối với phụ nữ, đề cao vấn đề bình đẳng giới và các quyền được đối
xử bình đẳng khác.
 Bảo vệ người tị nạn, người di cư và người không quốc tịch:
+ Công ước Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn 1951 (tiếng Anh: United Nations Convention Relating to
the Status of Refugees): Xác định định nghĩa của người tị nạn và quy định các quyền của họ, bao gồm
quyền được tị nạn, quyền không bị trục xuất, quyền được làm việc, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
I. Khái quát về dân cư trong luật quốc tế:
1. Khái niệm và phân loại:
- Khái niệm: Dân cư của một quốc gia được xác định là tổng hợp tất cả những người đang sinh sống, cư
trú trên lãnh thố của một quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó.
- Phân loại:
+ Công dân.
+ Người nước ngoài (người nước ngoài và người không quốc tịch).
- Câu hỏi: Tại sao LQT không tách “người không quốc tịch” thành 1 nhóm riêng, mà lại gọp chung với
nhóm “người nước ngoài”?
Người không quốc tịch thường gặp nhiều khó khăn trong việc hưởng các quyền và bảo vệ pháp lý.
Phân loại họ thành nhóm với người nước ngoài, để giúp đảm bảo họ được chú ý và hỗ trợ cần thiết.Các
quốc gia có trách nhiệm bảo vệ người không quốc tịch trên lãnh thổ của họ, bao gồm cả việc đảm bảo
họ được hưởng các quyền cơ bản như giáo dục, y tế và an ninh.
2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về quốc tịch:
a) Khái niệm và đặc điểm quốc tịch:
- Khái niệm: Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý- chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và
biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ song phương, đôi bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền của
quốc gia phát sinh nghĩa vụ của Công dân.
- Đặc điểm của quốc tịch:
+ Tính ổn định và bền vững.
+ Tính cá nhân.
+ Cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân.
+ Ý nghĩa quốc tế.
 Tính ổn định và bền vững của quốc tịch:
- Về không gian: mối liên hệ quốc tịch không bị thay đổi, mất đi do sự thay đổi nơi cư trú.
- Về thời gian: quốc tịch thể hiện sự gằn bó bền vững giữa cá nhân và nhà nước trong một thời gian dài.
- Việc quốc tịch có tính ổn định nhằm đảm bảo thành phần dân cư ổn định (1 trong 4 tiêu chí xác định
một quốc gia theo Công ước Montevideo), kéo theo sự ổn định của quốc gia.
 Tính cá nhân của quốc tịch:
- Quốc tịch gằn liền với nhân thân, bản thân cá nhân mang quốc tịch.
Ví dụ: Điều 10 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: việc kết hôn hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân sẽ
không mặc nhiên làm thay đổi quốc tịch của người vợ hoặc chồng.
- Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam về vấn đề quốc tịch vẫn đặt ra một số trường hợp ngoại lệ nhằm đảm
bảo các trường hợp “hi hữu” có thể xảy ra vẫn nằm trong phạm vi điều chỉnh.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:
“Điều 35. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt
Nam
1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc
tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh
sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận
bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng
với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc
tịch nước ngoài của người con.
3. Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.”
 Quốc tịch là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân:
- Kể từ thời điểm mối liên hệ quốc tịch được xác lập, giữa quốc gia và công dân hình thành các quyền
và nghĩa vụ tương ứng.
Ví dụ:
Điều 3 Hiến pháp 2013: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân: công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Điều 15 Hiến pháp 2013: "1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân... 3. Công dân có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội."
 Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế:
- Quốc tịch mang ý nghĩa pháp lý quốc tế to lớn, bao gồm một số vấn đề liên quan như tiến hành bảo
hộ ngoại giao cho công dân, từ chối dẫn độ tội phạm quốc tế, thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế,
xác định thẩm quyền tài phán đối với cá nhân trong trường hợp có xung đột về thẩm quyền xét xử…
b) Nguyên tắc quốc tịch:
 Nguyên tắc một quốc tịch:
- Quốc gia chỉ thừa nhận công dân của mình mang một quốc tịch là quốc tịch của quốc gia đó
Ví dụ: Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008
 Nguyên tắc nhiều quốc tịch:
- Quốc gia công nhận một người có thể mang nhiều quốc tịch tại một thời điểm. Việc công nhận có thể
công khai hoặc tuy theo quy định của quốc gia dẫn đến một người đương nhiên mang nhiều quốc tịch.
Ví dụ: Điều 21-2 Bộ luật dân sự Pháp
 Nguyên tắc một quốc tịch linh hoạt, mềm dẻo:
- Quốc gia chỉ cho phép công dân mang một quốc tịch của quốc gia đó những trong những trường hợp
đặc biệt vẫn cho pháp công dân mang theo quốc tịch nước ngoài.
Ví dụ: Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008
=> Đây là nguyên tắc quốc tịch Việt Nam hiện đang áp dụng.
c) Cơ sở xác định quốc tịch:
Cơ sở thực tiễn:
- Vấn đề được xác định quốc tịch của một cá nhân phải căn cứ dựa vào 1 sự kiện pháp lý xảy ra.
Cơ sở pháp lý:
- Sự kiện xảy ra trong thực tế phải được đề cập trong quy định cụ thể.
3. Cách thức hưởng quốc tịch
a) Sinh ra:
- Được xác định một cách mặc nhiên từ khi người đó mới được sinh ra
- Dựa trên hai nguyên tắc cơ bản:
1. Nguyên tắc huyết thống: Cá nhân sinh ra mang quốc tịch của cha/mẹ (Điều 15 Luật Quốc tịch Việt
Nam 2008).
2. Nguyên tắc nơi sinh: Mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì mang quốc tịch quốc gia đó
(Khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008).
Bảng tóm tắt điều kiện xác định quốc tịch:
Cơ sở pháp lý Quốc tịch mẹ Quốc tịch cha Nơi sinh Quốc tịch con
Điều 15 Việt Nam Việt Nam _ Việt Nam
Khoản 1 Điều 16 _ Việt Nam _ Việt Nam _ Việt Nam
Khoản 2 Điều 16 Việt Nam (Nước Nước ngoài ( Việt _ Lập thỏa thuận:
ngoài) Nam) Việt Nam
Không lập thỏa
Việt Nam
thuận (dựa vào nơi
sinh): Việt Nam
Khoản 1 Điều 17 Không quốc tịch Không quốc tịch Việt Nam Việt Nam
(phải có đăng ký
thường trú)
Khoản 2 Điều 17 Không quốc tịch X Việt Nam Việt Nam
(phải có đăng ký
thường trú)
Khoản 1 Điều 18 X X Việt Nam Việt Nam
Khoản 2 Điều 18 _ Nước ngoài _ Nước ngoài X X

Chú thích:
_ : Không xét
_ Việt Nam: Bố hoặc mẹ là người Việt Nam
_ Nước ngoài: Bố hoặc mẹ là người nước ngoài
X: Không xác định được
b) Gia nhập:
- Cá nhân có quốc tịch thông qua việc xin gia nhập quốc tịch quốc gia khác.
+ Xin gia nhập theo nguyện vọng
+ Xin gia nhập do kết hôn với người nước ngoài
+ Xin gia nhập do được nhận làm con nuôi với người nước ngoài
- Pháp luật Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có thể gia nhập quốc tịch Việt Nam thông qua
việc miễn hoặc đơn giản 1 số điều kiện như ngôn ngữ (có vợ/chồng, người thân là người Việt hoặc giao
tiếp tiếng Việt tốt)…
- Điều kiện để xin gia nhập:
+ Về cư trú
+ Về độ tuổi
+ Về chính trị - văn hóa
+ Về ngôn ngữ
Cơ sở pháp lý: Điều 19.1 Luật Quốc tịch Việt Nam, Quyết định 758…
c) Phục hồi:
- Là việc khôi phụ lại quốc tịch cho người đã bị mất quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Trình tự thủ tục có thể đơn giản hơn và được ưu tiên.
Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam
d) Lựa chọn:
- Quyền của người dân lựa chọn cho mình quốc tịch tùy thuộc vào ý chí của quan trên cơ sở tự nguyện.
- Có sự chuyển dịch một phần lãnh thổ của quốc gia này cho quốc gia khác.
- Có sự trao đổi dân cư.
- Trường hợp đối với người có nhiều quốc tịch, sau 1 thời gian nhất định, các quốc gia đặt ra nguyên
tắc buộc lựa chọn quốc tịch.
e) Thưởng:
- Hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận người nước ngoài là công dân
của nước mình vì những đóng góp to lớn của cá nhân này đối với quốc gia trên các lĩnh vực như chính
trị, y tế, giáo dục, văn hóa, công nghệ…
Ví dụ: Che Guevara, Nguyễn Văn Lập

You might also like