You are on page 1of 5

Họ và tên: Trần Khải Anh Lớp: DS48A1

MSSV: 2353801012022
TỔNG KẾT CPQT (12/3-14/3)
CHƯƠNG 3: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
Khái niệm dân cư
1. Tổng quan về dân cư trong Luật Quốc Tế
1.1 Khái niệm
- Dân cư của một quốc gia được xác định là tổng hợp tất cả những người đang sinh sống,
cư trú trên lãnh thổ của 1 quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia
đó
- Phân loại dân cư
 Con người
 Sinh sống, cư trú trên lãnh thổ quốc gia nhất định
 Chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó
1.2 Chủ quyền quốc gia về dân cư
- “Về mặt nguyên tắc, những vấn đề về quốc tịch thuộc thẩm quyền tài phán nội bộ của
mỗi quốc gia” – Báo cáo Uỷ ban Pháp luật Quốc tế năm 1952.
2. Những vấn đề pháp lý cơ bản về quốc tịch:
2.1. Khái niệm và đặc điểm quốc tịch:
* Khái niệm quốc tịch:
- Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý - chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định
và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và bảo
đảm thực hiện.
- VD: quốc tịch của con có thể theo quốc tịch của cha mẹ, hoặc có thể theo quốc tịch của
quốc gia nơi đưa bé được sinh ra.
+ Đây là mối quan hệ song phương giữa cá nhân với quốc gia, mỗi bên đều có những
quyền và nghĩa vụ nhất đinh, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia.
+ Đây là mqh giữa 1 QG vs 1 cá nhân, chứ ko phải là cá nhân vs giai cấp cầm quyền của
QG đó.
=> Quyền của QG phát sinh nghĩa vụ của Công dân (tức là QG có quyền được bảo vệ,
được hưởng sự bình yên bởi dân cư trên lãnh thổ đó thực hiện nghĩa vụ bảo vệ hòa bình,
an toàn đối với QG đó).
(Mỹ quy định sinh ra ở mỹ là quốc tịch mỹ, vì, nếu quy định căn cứ theo ba mẹ, thì tình
hình dân cư sẽ rất phức tạp, ko thể ổn định dân cư).
 Đặc điểm của quốc tịch:
a) Quốc tịch có tính ổn định và bền vững.
- Về không gian (dù có thay đổi nơi cư trú thì quốc tịch vẫn không thay đổi).
- Về thời gian (có quốc tịch bền vững từ khi sinh ra đến khi chết đi nếu không có vấn đề
khác phát sinh).
b) Quốc tịch có tính cá nhân.
- Quốc tịch gắn liền với bản thân cá nhân mang quốc tịch.
- Điều 10 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
- Ngoại lệ: Khoản 1 Điều 35 trường hợp con chưa thành niên.
c) Quốc tịch là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân.
- Kể từ thời điểm mối liên hệ quốc tịch được xác lập, giữa quốc gia và công dân hình
thành các quyền và nghĩa vụ tương ứng
- VD: Điều 3 Hiến pháp 2013: "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.”
d) Quốc tịch luôn có ý nghĩa quốc tế.
- Tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình
- Từ chối dẫn độ tội phạm đối với công dân của mình
(Dẫn độ tội phạm: cơ quan có thẩm quyền của 1 quốc gia trao trả cá nhân phạm tội cho
cơ quan có thẩm quyền xét xử của quốc gia mà tội phạm đó mang quốc tịch)
- Thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế
- Xác định thẩm quyền tài phán đối với 1 cá nhân trong trường hợp có sự xung đột về
thẩm quyền xét xử
 Nguyên tắc xác định quốc tịch:
a) Nguyên tắc 1 quốc tịch
- Quốc gia chỉ thừa nhận công dân của mình mang 1 quốc tịch là quốc tịch của quốc
gia đó.
- (Điều 4 Luật quốc tế Việt Nam 2008)
b) Nguyên tắc nhiều quốc tịch
- Quốc gia công nhận một người có thể mang nhiều quốc tịch tại một thời điểm. Việc
công nhận có thể công khai hoặc tuỳ theo quy định của quốc gia dẫn đến việc một
người đương nhiên mang nhiều quốc tịch
Vd: điều 21-2 BLDS Pháp
Vd2: một đứa trẻ mang quốc tịch VN, đc một cặp vợ chồng người nước ngoài nhận
nuôi. Vậy đứa trẻ đó có thể mang thêm quốc tịch cha mẹ nuôi mà không cần bỏ quốc
tịch VN.
Lí do được như vậy là vì:
+) khi sang nước ngoài có thể nhận được quyền công dân, lợi ích ở nước gốc dù thay
đổi quốc gia cư trú
+) không thể đảm bảo cha mẹ nuôi sẽ đảm bảo quyền lợi cho con nuôi, nên cần quốc
tịch gốc, duy trì mqh để bảo vệ người con. Cho đến độ tuổi nhất định, người con có
thể tự quyết định quốc tịch
c) Nguyên tắc một quốc tịch linh hoạt, mềm dẻo
- Quốc gia chỉ cho phép công dân mang một quốc tịch của quốc gia đó. Nhưng trong
những trường hợp đặc biệt vẫn cho phép công dân mang thêm quốc tịch nước ngoài. -
Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
Cơ sở xác định quốc tịch

Vấn đề về việc xác định


Cơ sở thực quốc tịch của 1 cá nhân
tiễn phải căn cứ dựa trên 1 sự
kiện pháp lý xảy ra.
Sự kiện xảy ra trong
thực tế phải được đề
Cơ sở pháp lí cập trong quy định cụ
thể của pháp luật quốc
gia.

Cách thức hưởng quốc tịch


(1) Sinh ra: quốc tịch của 1 cá nhân được xác định 1 cách mặc nhiên từ khi người đó
mới được sinh ra, gồm:
- Nguyên tắc huyết thống (xác định quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ hoặc của
cha của mẹ)
 Cá nhân sinh ra mang quốc tịch của cha mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà không phụ
thuộc vào nơi sinh
 Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Nguyên tắc nơi sinh (xác định quốc tịch theo nơi được sinh ra)
 Mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ quốc gia nào thì mang quốc tích quốc gia đó.
 Điều 18.1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
 Việt nam áp dụng kết hợp cả hai nguyên tắc trên
(2) Gia nhập: cá nhân có quốc tịch thông qua việc xin gia nhập quốc tịch của quốc gia
khác, gồm:
- Xin gia nhập theo nguyện vọng (phải đáp ứng các điều kiện về: cư trú, độ tuổi,
chính trị - xã hội, ngôn ngữ).
CSPL: Điều 19.1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
- Xin gia nhập do kết hôn với người nước ngoài: cá nhân có quốc tịch thông qua sự
kiện hôn nhân.
+ Hiện nay, pháp luật các nước quy định về việc kết hôn không tự động dẫn đến
người vợ/chồng có quốc tịch, nhưng có thể được miễn/giảm 1 số điều kiện (VD:
giảm điều kiện về ngôn ngữ,…)
CSPL: Điều 19.2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

- Xin gia nhập do được nhận làm con nuôi với người nước ngoài: trẻ em có quốc
tịch nước ngoài theo cha mẹ nuôi.
CSPL: Điều 37.2, 37.3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

(3) Phục hồi: là việc khôi phục lại quốc tịch cho người đã bị mất quốc tịch do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Trình tự thủ tục có thể đơn giản hơn và có ưu tiên (Điều
23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)
(4) Lựa chọn: quyền của người dân lựa chọn cho mình 1 quốc tịch tuỳ thuộc ý chí
chủ quan trên cơ sở tự nguyện. Gồm các trường hợp sau:
- Có sự chuyển dịch 1 phần lãnh thổ của quốc gia này cho quốc gia khác.
- Có sự trao đổi dân cư.
- Trường hợp đối với người có nhiều quốc tịch, sau 1 thời gian nhất định, các quốc
gia đặt ra nguyên tắc buộc lựa chọn 1 quốc tịch (VD: Luật Nhật Bản,…)
(5) Thưởng: Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận
người nước ngoài là công dân của nước mình vì những đóng góp, công lao của
người này đối với quốc gia được thưởng. Được sự đồng ý của người được thưởng
quốc tịch
VD: ông Nguyễn Văn Lập, ông Che Guevara, …

You might also like