You are on page 1of 8

BÀI 3.

DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

1 KHÁI NIỆM DÂN CƯ


 Là 1 bộ phận không thể thiếu cấu thành nên quốc gia, không có dân cư quốc gia
không thể tồn tại
Định nghĩa dân cư: Dân cư là tổng hợp những người dân sinh sống, cư trú trên lãnh thổ
của 1 quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia đó.
 Vì sao Luật quốc tế phải chính các vấn đề về dân cư?
 Hiện nay trên thế giới, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về vấn đề dân cư là rất
phổ biến, vì người dân từ nước này di chuyển sang các nước khác rất nhiều vì những
lý do khác nhau. ⇒ Cần có LQT để điều chỉnh những quan hệ này.
 Phân loại dân cư:
o Công dân: là những người mang quốc tịch của quốc gia
Vai trò, vị trí của công dân đối với quốc gia
- Nhóm chiếm số lượng đông nhất, là bộ phận quan trọng nhất
- Đây là lực lượng chủ yếu để tạo ra các giá trị phát triển của quốc gia về kinh tế -
xã hội, và cũng là nhóm hưởng thụ những giá trị đó.
- Có mối liên hệ chặt chẽ nhất giữa những quốc gia
Quy chế pháp lý của công dân
- Được quy định rất rõ ràng, chi tiết trong hệ thống pháp luật quốc gia. Vd: Luật
Hiến pháp, Luật Dân sự,…
o Người nước ngoài
 Người nước ngoài tạm trú
 Người nước ngoài thường trú: được hưởng các quyền gần như công dân
nước sở tại trừ các quyền chính trị
 Người nước ngoài tị nạn
 Người nước ngoài cư trú chính trị: cd
o Người không quốc tịch.
 Thẩm quyền thuộc về quốc gia: Trong khi thực hiện chủ quyền của mình về vấn
đề dân cư, quốc gia phải tôn trọng pháp luật quốc tế.

2 CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ QUỐC TẾ VỀ QUỐC TỊCH


2.1 Khái niệm:
- Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa 1 cá nhân vs 1 qgia nhất định. Mối liên hệ
này đc biểu hiện ở tổng thể các q` & nghĩa vụ của ng đó vs qgia mà họ mang quốc
tịch và tổng thể các q` và nghĩa vụ của quốc gia đối vs công dân của mình.
- Đặc điểm của quan hệ quốc tịch:
 Tính ổn định, bền vững về ko gian và tgian
 Quốc tịch là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
đối vs nn
 Tính cá nhân
 Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế
2.2 Xác định quốc tịch
Cơ sở xác định quốc tịch:
 Căn cứ thực tiễn: có sự kiện pháp lý làm phát sinh vấn đề các định quốc tịch cho
cá nhân.
- Sự kiện pháp lý là điều kiện hoàn cảnh xảy ra trong thực tế, đặt ra vấn đề làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt pháp luật. Nghĩa là sự kiện pháp lý này đặt ra vấn đề cho quốc tịch cá
nhân. Ví dụ 1 đứa trẻ được sinh ra, 1ng nước ngoài làm đơn xin gia nhập quốc gia
 Căn cứ pháp lý: có quy định pháp luật quốc gia
- Pháp luật quốc gia quy định những trường hợp cụ thể nào thì được xác định quốc tịch
của quốc gia, trình tự thủ tục để xác lập quốc tịch cho cá nhân trong TH đó ra sao
 Thẩm quyền xác định quốc tịch: Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền ban cấp
quốc tịch cho cá nhân theo các quy định của mình.

 Nguyên tắc xác định quốc tịch:


- Nguyên tắc 1 quốc tịch: QG ko chấp nhận công dân đồng thời có thêm quốc tịch
nước ngoài.
Ví dụ: 1 số nước quy định hạn chế công dân của mình mang nhiều quốc tịch bằng cách
nếu như người nước ngoài nhập quốc tịch nước họ thì yêu cầu phải thôi quốc tịch cũ hoặc
công dân nước họ đi nhập quốc tịch nước ngoài thì trong thời gian quy định phải lựa chọn
quốc tịch, nếu hết thời gian không lựa chọn được thì có thể các quốc gia tự áp đặt 1 quốc
tịch cho họ. Nhật Bản đồng thời có quốc tịch nước ngoài trước năm 22 tuổi phải lựa chọn
1 quốc tịch, nếu có thêm 1 quốc tịch sau năm 20 tuổi thì phải lựa chọn quốc tịch sau 2
năm. Đức trước đây, nếu công dân nhập quốc tịch khác thì thôi quốc tịch Đức
- Nguyên tắc nhiều quốc tịch: Qgia chấp nhận 1 ng có thể mang nhiều quốc tịch
Ví dụ: 1 số nước quy định công dân nước ngoài nhập quốc tịch nước họ chỉ cần đáp ứng
đủ điều kiện thời gian sinh sống, lý lịch tư pháp, ngôn ngữ nhưng không có điều kiện về
thôi quốc tịch cũ.
- Luật Quốc tịch VN?  Áp dụng nguyên tắc 1 quốc tịch Điều 4 “Công dân Việt
Nam có một quốc tịch là quốc tịch nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ
trường hợp luật này có quy định”.

 Các cách hưởng quốc tịch


 Hưởng quốc tịch do sinh ra:
 Nguyên tắc huyết thống: Cha mẹ có quốc tịch nước nào thì con sinh ra
mang quốc tịch nước đó, bất kể đứa trẻ được sinh ra ở trong hay ngoài lãnh
thổ của quốc gia đó.
 Nguyên tắc nơi sinh: Trẻ em được sinh ra ở lãnh thổ quốc gia nào sẽ mang
quốc tịch của quốc gia đó mà không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ.
 Nguyên tắc hỗn hợp: kết hợp cả nguyên tắc huyết thống & nguyên tắc nơi
sinh.
 Luật Quốc tịch VN 2008: Điều 15, 16, 17

 Hưởng quốc tịch do gia nhập:


 Xin gia nhập quốc tịch (Đ19 Luật Qtich 2008)
 Do kết hôn (Đ9,10 Luật Qtich 2008)
 Do được nhận làm con nuôi (Đ37 L Qtich 2008)
 Phục hồi quốc tịch:
 Phục hồi quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch cho 1ng bị mất quốc tịch
vì các lý do khác nhau.
 Luật Qtich VN: Đ23
 Lựa chọn quốc tịch:
 Lựa chọn quốc tịch là q` của ng dân khi họ ở hoàn cảnh đc phép lựa chọn
quốc tịch.
 Những TH lựa chọn quốc tịch:
 Khi có sự chuyển dịch lãnh thổ.
 Khi có sự trao đổi dân cư.
 Khi 1 ng có nhiều quốc tịch.
 Thưởng quốc tịch: Là hành vi CQNN có thẩm q` của qgia công nhận ng nc ngoài
có công lao to lớn vs nc mình, vs cộng đồng nhân loại là công dân của nc mình.
2.3 Không quốc tịch và nhiều quốc tịch
 Đều là những tình trạng bất bth trong quan hệ quốc tịch.
 Mang đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bản thân cá nhân & mối quan hệ giữa các
qgia.
 Đòi hỏi phải có các biện pháp hạn chế.
 Không quốc tịch: Là tình trạng 1ng ko có bằng chứng pháp lý chứng minh họ là
công dân của bất kỳ quốc gia nào.
 Nguyên nhân:
 1ng mất quốc tịch cũ mà chưa nhập quốc tịch mới
 Xung đột pluat giữa các nc
 Cha mẹ ko quốc tịch sinh con ở nc xác định quốc tịch theo nguyên tắc
huyết thống.
 Một số vấn đề phát sinh:
 Đối vs bản thân ng ko qtich?
 Đối vs qgia nơi có ng ko qtich?
 Cách giải quyết:
 Ký kết ĐƯQT
 Qgia tự quy định các cách thức giảm bớt tình trạng ng ko qtich.

 Nhiều quốc tịch: Là tình trạng pháp lý của 1 ng cùng lúc có quốc tịch của 2 hay
nhiều nước.
 Nguyên nhân:
 Đã nhập quốc tịch mới mà chưa thôi quốc tịch cũ
 Do xung đột pháp luật giữa các quốc gia
 Đc hưởng thêm quốc tịch mới do kết hôn vs ng nc ngoài hoặc đc ng nc
ngoài nhận làm con nuôi.
 Một số vấn đề phát sinh:
 Đối vs ng nhiều quốc tịch
- Cá nhân phải thực hiện nhiều nghĩa vụ công dân đối với nhà nước: đóng thuế, thực
hiện nghĩa vụ quân sự, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật của các quốc
gia
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
 Đối vs các qgia hữu quan?
- Các quốc gia dễ xung đột với nhau về xác lập quyền hoặc nghĩa vụ của người
nhiều quốc tịch
 Cách giải quyết:
 Ký ĐƯQT
 Tự quy định trong pluat qgia
 Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu:
Khi 1ng cùng lúc mang quốc tịch của 2 hay nhiều nc, để xác định họ là
công dân hữu hiệu của nc nào thì cần xem xét:
 Nơi cư trú thường xuyên?
 Nơi thực hiện q` & n~ vụ công dân chủ yếu?
 Tài sản ở đâu là chủ yếu?
 Mối quan hệ gia đình ở đâu là chủ yếu?
2.4 Chấm dứt quan hệ quốc tịch

 Thôi quốc tịch: Mối quan hệ quốc tịch chấm dứt do nguyện vọng của cá nhân vì
lý do muốn thôi quốc tịch này để nhập quốc tịch nước khác.
- Có nên cho thôi quốc tịch không?
- Pháp luật VN: Đ27 Luật Qtich 2008

 Bị tước quốc tịch: Là biện pháp trừng phạt áp dụng đối vs công dân khi công dân
thực hiện các hành vi phương hại đến độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng & bảo
vệ tổ quốc, lợi ích danh dự, uy tín của qgia trong quan hệ quốc tế.
- Tước quốc tịch là 1 chế tài đặc biệt
- Tước quốc tịch có cần thiết ko?
- Luật QT VN: Đ31, 32

 Đương nhiên mất quốc tịch: Là tình trạng pháp lý của 1ng rơi vào các TH đã
được luật dự liệu là sẽ tự động mất quốc tịch mà họ đang mang.
- Luật QT VN: Đ26

 Người nước ngoài thường trú tại nước sở tại


- Là những ng cư trú, sinh sống, làm ăn lâu dài ổn định ở nước sở tại
- Quyền và nghĩa vụ: gần như công dân nước sở tại trừ những quyền chính trị và một số
quyền khác do pháp luật quy định
 Người nước ngoài tị nạn
- Người tị nạn là người phải chạy trốn qua lãnh thổ của một quốc gia khác để thoát khỏi
hiểm nguy, ngược đãi hoặc bắt bớ một quyền lực ở quốc gia mà họ là cư trú
Điều 14 UDHR: “Mọi người đều có quyền tìm kiếm và hưởng tị nạn ở một nước khác khi
bị ngược đãi”
- Quốc gia cũng có quyền tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận những người tị nạn
- Quyền và nghĩa vụ của người tị nạn: Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951
2.5 Thẩm quyền quy định địa vị pháp lý của dân cư
- Chủ thể nào có quyền quy định địa vị pháp lý cho các bộ phận dân cư thuộc về quốc gia
 Quốc gia: Có quyền tự quy định chế độ pháp lý cho từng bộ phận dân cư có trong
phạm vi lãnh thổ của mình dựa trên điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia mình
- Trong 1 số trường hợp nhất định các quốc gia phải tuân theo các quy định chung của
Luật quốc tế hoặc các cam kết quốc tế mà mình có thỏa thuận với nước khác

3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DÂN CƯ


3.1 Địa vị pháp lý của người nước ngoài
 Khái niệm người nước ngoài:
Nghĩa hẹp: Ng nc ngoài là ng mang quốc tịch nc ngoài có mặt tại nc sở tại
Nghĩa rộng: Ng nc ngoài là ng ko mang quốc tịch của nc sở tại và đang có mặt
trên lãnh thổ nước sở tại

 Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài

 Chế độ đãi ngộ như công dân: Ng nc ngoài đc hưởng các quyền dân sự & lao
động cơ bản ngang bằng vs công dân của nc sở tại, trừ những TH pháp luật quy
định.

 Chế độ tối huệ quốc: Cá nhân, tổ chức nc ngoài đc hưởng các q` và ưu đãi mà
cá nhân, tổ chức của bất kỳ nc thứ 3 nào đang và sẽ đc hưởng trong tương lai.

 Chế độ đãi ngộ đặc biệt:


o Ng nc ngoài đc hưởng các q` và ưu đãi mà ngay cả công dân của nc sở tại
cũng k đc hưởng.
o Ng nc ngoài đc miễn các trách nhiệm pháp lý mà công dân của nc sở tại
phải gánh chịu trong ~ TH tương tự.

 Chế độ có đi có lại:
o Hai qgia thỏa thuận dành cho công nhân & pháp nhân của mỗi bên đc
hưởng các q` & ưu đãi giống nhau trên cs có đi có lại.
o Báo phục quốc: Biện pháp trả đũa
3.2 Bảo hộ công dân
 Bảo hộ công dân là hoạt động của CQNN có thẩm q` thực hiện phù hợp vs pluat
Qte và pluat nc sở tại nhằm bảo vệ cho công dân nc mình ở nc ngoài khi q` & lợi
ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
 Bảo hộ công dân còn bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt của nn khi công
dân gặp phải các điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ko thể tự khắc phục đc.

 Điều kiện bảo hộ công dân


 Quốc tịch
 Công dân ở vào các TH cần đc bảo hộ
 Công dân ko thể tự khắc phục hoàn cảnh

 Thẩm quyền bảo hộ công dân


 CQ trong nước: Bộ Ngoại giao; Các bộ ban ngành có liên quan; Nguyên thủ
quốc gia; Thủ tướng chính phủ; Quốc hội
 CQ ngoài nước: Cơ quan đại diện diện ngoại giao; Cơ quan lãnh sự; Phái đoàn
đại diện của quốc gia tại tổ chức quốc tế; Các cơ quan được cử ra nước ngoài
khác (thường trú hoặc lâm thời)
 Biện pháp bảo hộ công dân
 Biện pháp hành chính – tư pháp
- Cử luật sư bào chữa cho bị cáo là công dân nước mình
- Bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
- Thăm lãnh sự những trường hợp công dân bị bắt giữ tại nước ngoài
 Biện pháp pháp lý
 Biện pháp ngoại giao
- Gửi công hàm đề nghị, phản đối
- Đưa vụ việc ra trước hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế
- Trừng phạt, cấm vận,…
3.3 Cư trú chính trị
 Cư trú chính trị là vc qgia cho phép ng nc ngoài đang bị truy nã ở ngay trên đất
nước họ do những quan điểm & hoạt động về chính trị, khoa học & tôn giáo… đc
nhập cảnh & cư trú ở trên lãnh thổ nc mình.

 Đối tượng được hưởng quyền cư trú chính trị


 Do pháp luật quốc gia quy định
 Đ 49 HP 2013 VN “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì
chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại
thì được nhà nước CHXHCN Việt Nam xem xét việc cho cư trú”

 Đối tượng không cho cư trú chính trị


 Ng phạm tội ác quốc tế
 Những ng phạm các tội hình sự bắt buộc phải dẫn độ (theo hiệp định tương trợ tư
pháp giữa 2 nước)
 Những ng có hành vi trái vs mục đích & nguyên tắc của LHQ
 Những ng là tội phạm hình sự theo pluat của 1 qgia
 Ng thực hiện hành vi ám sát nguyên thủ quốc gia ko đc pháp cho cư trú chính trị

 Quy chế của người cư trú chính trị


 Do nước sở tại quy định
 Thông thường giống như những người nước ngoài thường trú tại nước sở tại
 Được hưởng thêm một số quyền: Không bị dẫn độ, được bảo hộ khi đến một nước
thứ ba
3.4 Dẫn độ tội phạm

- Dẫn độ tội phạm là vc qgia này chuyển giao cá nhân thực hiện hành vi phạm tội cho
qgia khác nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án đã có
hiệu lực vs ng đó.
- Dẫn độ thuộc thẩm q` riêng biệt của qgia nơi có ng phạm tội.
 Điều kiện dẫn độ tội phạm
 Vc dẫn độ chỉ tiến hành vs cá nhân phạm tội hình sự
 Vc dẫn độ phải theo ngtac “Định danh kép”
 Qgia có thể tự quy định các điều kiện dẫn độ
 Đ 33, 34 Luật Tương trợ tư pháp 2007
 Các TH ko dẫn độ
 Công dân
 Tội phạm chính trị
 Các nc đã xóa bỏ hình phạt tử hình sẽ ko dẫn độ ng có khả năng bị kết án hoặc thi
hành hình phạt tử hình ở nc yêu cầu dẫn độ
 Luật VN: Đ 35 Luật Tương trợ tư pháp

You might also like