You are on page 1of 2

Chương 1: Khái luận chung về LQT

I. ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG VĂN BẢN CẦN GHI NHỚ:


- HIẾN CHƯƠNG LHQ 1945
- TUYÊN BỐ NĂM 1970
- CÔNG ƯỚC MONTEVIDEO 1933
II. Khái niệm về luật quốc tế
1.1. Định nghĩa:
- Luật quốc tế là hệ thống pháp luật độc lập bao gồm tổng thể các nguyên tắc
và quy phạm pháp luật quốc tế, điều chỉnh các chủ thể của luật quốc tế, do các
chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh các quan hệ
về nhiều mặt (trong đó chủ yếu điều chỉnh các quan hệ chính trị) thực hiện
thông qua các biện pháp cưỡng chế( cá thể và cưỡng chế tập thể), chính chủ thể
quốc tế thi hành.
1.2. Đặc điểm:
- Đặc điểm của luật quốc tế được thể hiện qua 4 phương diện: đối tượng điều
chỉnh, phương thức xây dựng pháp luật, phương thức thực thi và tuân thủ pháp
luật, chủ thể.
- Đối tượng điều chỉnh: Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên
nhiều lĩnh vực trong quốc tế như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc
phòng…Trong đó, luật quốc tế trước tiên và chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về
mặt chính trị.
=> Việc thiết lập các quan hệ về mặt chính trị là cơ sở, nền tảng, đặt nền móng
cho việc thiết lập các quan hệ khác.
=> Chỉ những quan hệ quốc tế nào phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế
thì quan hệ đó mới thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế.
- Phương thức xây dựng pháp luật: Không tồn tại cơ quan lập pháp quốc tế
chung giống như cơ quan lập pháp quốc gia. Cơ sở của vấn đề này là quan hệ
quốc tế trước tiên và cơ bản là quan hệ giữa các quốc gia, đây là những thực
thể có chủ quyền và bình đẳng về phương diện pháp lý.
- Chủ thể của luật quốc tế: Các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các
dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và một số vùng lãnh thổ có quy
chế đặc biệt.
→ Trong pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể đầu tiên, cơ bản và chủ yếu của
luật quốc tế. Bởi:
+ Quốc gia chiếm vị trí trung tâm trong các quan hệ quốc tế do luật quốc tế
điều chỉnh.
+ Quốc gia là cơ sở hình thành và phát triển luật quốc tế thông qua việc ký kết
các điều ước quốc tế và thừa nhận các tập quán quốc tế.
+ Quốc gia là chủ thể đầu tiên của quốc tế.
+ Quốc gia có khả năng lập ra các chủ thể khác của luật quốc tế.
- Phương thức thực thi và tuân thủ pháp luật quốc tế: (Hồng Hân)
+ Luật quốc tế không có cơ quan hành pháp
+ Việc thực thi và tuân thủ pháp luật quốc tế phụ thuộc vào sự tự nguyện của
các quốc gia và các chủ thể khác
+ Trong trường hợp các chủ thể không tự nguyện thi hành và cần có sự cưỡng
chế để đảm bảo việc thực thi pháp luật quốc tế thì sẽ do chính các quốc gia và
các chủ thể khác của luật quốc tế thực hiện

You might also like