You are on page 1of 6

PHẦN 1: TRẢ LỜI NGẮN GỌN

CHƯƠNG 1

Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là sự ra đời, phát triển và hoạt động lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ lịch sử.
Câu 2. Thời gian, địa điểm, thành phần dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời gian Hội nghị từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, tại Cửu Long (Hồng Kông).
Thành phần: gồm 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức
Cảnh), 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ
trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-đại biểu của Quốc tế Cộng sản.
Câu 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách
mạng Việt Nam là gì?
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
Câu 4. Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xác định lực lượng cách mạng.
Công nhân, nông dân là lực lượng cơ bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ
trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung
chống đế quốc và tay sai.
Câu 5. Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là sự kết hợp 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 6. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông dương trong Luận cương Chính trị
tháng 10 năm 1930.
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng
Câu 7. Trong nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (1939-1945) xác định
nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại là gì?
Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
Câu 8. Ý nghĩa chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng ta giai đoạn 1939-1945.
Là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh
Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Câu 9. Năm 1943, trong bản Đề cương văn hóa Việt Nam của đồng chí Trường Chinh có
đề ra những nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Đó là những nguyên tắc
nào?
Dân tộc hóa, Khoa học hóa, Đại chúng hóa
Câu 10. Ý nghĩa Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường
Ba Đình, Hà Nội.
Đó là thiên anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng, chứa chan sức mạnh và niềm tin, tràn
đầy lòng tự hào và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giành và giữ nền
độc lập, tự do.
CHƯƠNG 2
Câu 1. Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh
đề nghị nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng văn hoá của nước Việt Nam độc lập là những nhiệm
vụ
nào?
Chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân.
Câu 2. Ngày 25-11-1945, BCH TW Đảng ra chỉ thị về “Kháng chiến, kiến quốc” đã nêu
bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách, gồm những nhiệm vụ nào?
Củng cố chính quyền cách mạng; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải
thiện đời sống nhân dân.
Câu 3. Thời gian, địa điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, tại xã
Vinh Quang (nay là Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Câu 4. Thế nào là kháng chiến toàn dân?
Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích
cực tham gia kháng chiến.
Câu 5. Hội nghị Geneve (Giơnevơ ,Thụy Sỹ) 1954 kết thúc thắng lợi có ý nghĩa gì đối với
cách mạng Việt Nam?
Mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam và mở đường cho cuộc đấu tranh giành
độc lập, thống nhất hoàn toàn cho nhân dân ba nước Đông Dương sau này.
Câu 6. Hội nghị Trung ương lần thứ 15, tháng 1-1959 của Đảng đã ra nghị quyết về cách
mạng miền Nam với tinh thần cơ bản là gì?
Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng với hai
lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, tiến tới khởi
nghĩa vũ tranh giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 7. Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô
Hà Nội xác định đường lối chung của cách mạng Việt Nam là gì?
Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả
nước.
Câu 8. Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đã đưa ra triển
vọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như thế nào?
Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà.
Câu 9. Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi
là gì?
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 10. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong thời gian nào?
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra trong 55 ngày đêm từ ngày 10-3 đến ngày 30-4-
1975. Vào 11 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng được cắm trên nóc dinh Độc lập,
đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc
CHƯƠNG 3
Câu 1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nhằm
mục tiêu gì?
"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Câu 2. Theo quan điểm của Đảng ta trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay để
tăng trưởng kinh tế cần những yếu tố chủ yếu nào? Yếu tố nào là quyết định?
Để tăng trưởng kinh tế cần năm yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công nghệ; con
người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó con người là yếu tố
quyết định.
Câu 3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ mới xác định đối tác trong chính sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay là gì?
Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác,
bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam là đối tác.
Câu 4. Quan điểm về xây dựng văn hóa trong Nghị quyết hội nghị Trung ương IX (khóa
XI) xác định trọng tâm là vấn đề gì?
Chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu
nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Câu 5. Văn hóa có vai trò gì đối với sự phát triển xã hội?
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững đất
nước.
Câu 6. Cương lĩnh năm 2011 do Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua, có bổ sung mới
đặc trưng nào về về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng?
Bổ sung hai đặc trưng bao trùm, tổng quát: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” và “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo".
Câu 7. Đại hội XII của Đảng xác định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào đang hình thành và phát triển?
kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 8. Theo quan điểm Đại hội XII của Đảng, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, cần lấy những yếu tố
nào làm động lực chủ yếu?
Khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Câu 9. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và các lĩnh vực khác được Đại hội XII xác định
như thế nào?
Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập
kinh tế.
Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã lãnh đạo giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại, đó là
những thắng lợi nào?
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa;
Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc;
Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Vấn đề 10: Vận dụng vào thực tiễn bản thân

* Nên:

- Ra sức học tập rèn luyện, ngày càng hoàn thiện bản thân. Phấn đấu để trở thành sinh viên 5 tốt,
sinh viên đạt lại giỏi, xuất sắc.

- Tích cực tham gia các phong trào của đoàn hội sinh viên, hưởng ứng, tham gia tích cực phong
trào tình nguyện vì cộng đồng ở địa phương nơi sinh sống.

- Tạo mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè. Yêu thương giúp đỡ bạn bè trong học tập, rèn luyện để
cùng nhau phát triển.

- Không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các dân tộc, tôn giáo khác.

- Có thái độ khiêm tốn, ham học hỏi, nghiêm khắc với bản thân và khoan dung với người khác.

* Không nên:

- Lười biếng, giãi đãi, trong chờ, dựa dẫm vào người khác trong cả học tập và cuộc sống.

- Bịa đặt, nói xấu, nói lưỡi đôi chiều nhằm chia rẽ sự đoàn kết trong tập thể

- Kêu ngạo, xem thường người khác


- Có lối sống buông thả, phóng túng, tham gia vào các tệ nạn xã hội

- Nghe lời xúi giục của các phần tử cực đoan gây rối, xuyên tạc quan điểm chính sách của Đảng
và nhà nước

You might also like