You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

----------

VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG DU LỊCH

VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: ThS. Bùi Viết Phương

NHÓM: 1. Triệu Cẩm Tùng 191A080033

2. Võ Minh Quang 191A080041

3. Hoàng Ngọc Phú 191A250075

4. Huỳnh Thị Huỳnh Thư 191A070024

5. Dương Thị Lan 191A080199

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG DU LỊCH

VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2020


DANH SÁCH NHÓM VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN


STT HỌ VÀ TÊN MSSV
THÀNH

1 Triệu Cẩm Tùng 191A080033 100%

2 Võ Minh Quang 191A080041 100%

3 Hoàng Ngọc Phú 191A250075 100%

4 Huỳnh Thị Huỳnh Thư 191A070024 100%

5 Dương Thị Lan 191A080199 100%


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN ................................................ 2

1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 2


1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 2

1.1.2. Khí hậu ............................................................................................ 2

1.1.3. Địa hình ........................................................................................... 3

1.2. Điều kiện lịch sử - văn hóa – kinh tế - tôn giáo .................................... 3
1.2.1. Lịch sử ............................................................................................. 3

1.2.2. Kinh tế ............................................................................................. 4

1.2.3. Văn hóa ........................................................................................... 4

1.2.4. Tôn giáo ........................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN ........................................ 6

2.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống ................................................................ 6


2.1.1. Triết lý ẩm thực .............................................................................. 6

2.1.2. Ý nghĩa các món ăn......................................................................... 6

2.1.3. Thứ tự các món ăn .......................................................................... 7

2.1.4. Dinh dưỡng trong các món ăn ........................................................ 7

2.1.5. Khẩu vị ăn uống .............................................................................. 8

2.1.6. Văn hóa trà đạo và uống rượu ....................................................... 8

2.2. Cơ cấu bữa ăn ...................................................................................... 12


2.3. Văn hóa ứng xử trên bàn ăn ............................................................... 12
2.4. Cách chế biến ....................................................................................... 14
2.5. Dụng cụ ăn uống .................................................................................. 14
2.6. Dụng cụ nhà bếp .................................................................................. 15
2.7. Một số món ăn tiêu biểu của ẩm thực Nhật Bản ................................ 15
2.7.1. Sushi - quốc thực của Nhật Bản ................................................... 15

2.7.2. Sashimi .......................................................................................... 16

2.7.3. Tempura ........................................................................................ 16

2.7.4. Soba ............................................................................................... 17

2.7.5. Ramen............................................................................................ 17

2.7.6. Gyūdon .......................................................................................... 18

2.8. Omakase – Đỉnh cao ẩm thực Nhật Bản ............................................ 18


KẾT LUẬN ..................................................................................................... 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 21

PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH ẨM THỰC NHẬT BẢN ........................................ 22


1

LỜI MỞ ĐẦU

Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Thái Bình Dương – nơi đây được gọi bằng
nhiều cái tên mỹ miều như “xứ sở mặt trời mọc” hay “xứ sở hoa anh đào” với một nền
văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mặc dù là một quốc gia đã bế
quan tỏa cảng với thế giới trong hai thế kỷ, chịu nhiều tổn thất trong thế chiến thứ hai
và là một quốc gia thường xuyên gặp phải thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa và
có rất ít tài nguyên thiên nhiên,… nhưng Nhật Bản đã vươn lên trở thành một nước có
một nền công nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.

Mặc dù, Nhật Bản là một nước tiên tiến, hiện đại với nhiều phát minh, sáng chế
nhưng người dân Nhật Bản vẫn luôn giữ được truyền thống văn hóa lâu đời của họ.
Đặc biệt, trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những
nét văn hóa ẩm thực độc đáo của nhân loại với những nét đặc sắc riêng không bị pha
lẫn vào bất kỳ nền ẩm thực nào.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng cầu kì và nhiều chuẩn mực. Với sự tinh tế
của các món ăn, đa dạng trong các nguyên liệu chế biến đã tạo nên các nét đặc trưng
riêng cho văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Chính vì lý do đó, hôm này nhóm muốn thực hiện một đề tài về văn hóa ẩm thực
Nhật Bản để có thể tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn về những nét văn hóa đặc trưng
trong ẩm thực của Nhật Bản để hiểu rõ hơn lý do vì sao ẩm thực Nhật Bản luôn được
xem là một trong những nền ẩm thực độc đáo nhất trên thế giới.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình
Dương. Hình thành từ hơn 4000 hòn đảo với nhiều núi vây quanh. Nằm trên đưởng
ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo Trái Đất nên nơi đây thường xuyên xảy ra động đất,
núi lửa phun trào và các trận sóng thần.

Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển cho nên hải sản và rong biển chiếm
phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Ngành đánh bắt thủy, hải sản tại Nhật
được xem như một trong những ngành nghề truyền thống và cá ngừ đại dương chính là
một trong những thực phẩm đặc sắc, nổi tiếng của Nhật.

1.1.2. Khí hậu

Quần đảo Nhật Bản trải dài từ bắc xuống nam, nằm trong khu vực khí hậu ôn đới
và cận nhiệt đới nên thời tiết thay đổi khác nhau tuỳ theo từng vùng. Khí hậu nơi đây
được chia làm bốn mùa rất rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông và cũng là một trong những nơi
có tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới.

Chính vì vậy, Nhật Bản có một nền ẩm thực theo mùa với quan niệm “mùa nào
thức nấy”. Nếu mùa xuân là những món ăn mang màu sắc và hương vị mùa xuân như
bánh ngọt dâu tây, bánh cánh hoa anh đào, cơm nghêu (asari gohan), những món cá
như Shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh Sakura Mochi thì mùa hạ là mì ống
trúc, mì soba lạnh, thưởng thức những bát tào phớ để giải cái nhiệt mùa hè.

Vào mùa thu khi thời tiết trở nên se lạnh thì những món ăn như nấm Matsutake,
cá Sanma nướng hay các món chiên tempura, bánh nâm – gashi là những món ăn rất
được người dân Nhật Bản ưa chuộng. Đến khi cả đất nước Nhật chuẩn bị đón những
cái rét run của mùa đông thì những món ăn nóng hổi như lẩu nabe, lẩu xiên que (Oden)
hay mì udon và cả gia đình cùng quây quần bên nhau để thưởng thức thêm một bình
rượu sake sẽ là những lựa chọn tuyệt vời để chống chọi lại cái lạnh run người của mùa
đông tuyết rơi nơi xứ sở hoa anh đào.
3

Điều này không chỉ phản ánh ẩm thực Nhật Bản gắn liền với yếu tố thiên nhiên,
mà còn nói lên người Nhật biết tận dụng để thưởng thức những gì “tươi nhất, ngon
nhất” tuỳ theo sự thay đổi của khí hậu.

1.1.3. Địa hình

Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều núi lửa và có các đồng bằng
nhỏ hẹp ven biển với bờ biển dài và khúc khuỷu.

Mặc dù với các đồng bằng nhỏ hẹp, lương thực chính là lúa gạo nhưng Nhật Bản
là một quốc gia luôn kiểm soát việc nhập khẩu gạo rất sát sao, đa số lúa gạo trong
nước đều tự sản xuất và tiêu dùng. Gạo Nhật luôn được xem là một trong những loại
gạo ngon trên thế giới với hạt gạo to, thơm ngon.

Sông ngòi nơi đây cũng nhỏ, ngắn và dốc nhưng lại có nhiều suối nước nóng. Tại
các suối nước nóng ở Nhật người ta thường hay sử dụng món táo nướng (yaki ringo)
và thưởng thức rượu ấm Atsukan như một nét văn hóa độc đáo.

1.2. Điều kiện lịch sử - văn hóa – kinh tế - tôn giáo

1.2.1. Lịch sử

Trong lịch sử, Nhật Bản đã trải qua rất nhiều cuộc chiến, từ những cuộc chiến
tranh với ngoại bang đến các trận nội chiến giữa các lãnh chúa mà lịch sử gọi đó là
“Thời kỳ Chiến Quốc” đã làm cho Nhật Bản rơi vào tình cảnh bị phá hoại nặng nề về
kinh tế, văn hóa,…

Tuy nhiên, dưới thời Mạc phủ Tokugawa thì Nhật Bản cũng được hưởng hòa
bình trong hơn 200 năm và đã bế quan tỏa cảng với thế giới, không giao lưu kinh tế và
văn hóa với bất kỳ quốc gia nào.

Chính vì thế, ta thấy được trong ẩm thực của người dân Nhật Bản vẫn luôn giữ
được sự độc đáo và mang đậm bản sắc dân tộc, ít bị pha tạp và chịu ảnh hưởng của bất
kỳ nền ẩm thực nào.
4

1.2.2. Kinh tế

Ở thời kỳ hiện đại, Nhật Bản là một quốc gia theo chủ nghĩa Phát xít và đã tham
gia vào thế chiến thứ hai với tư cách là phe Trục chống lại phe đồng minh. Với hai quả
bom được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã chính thức gạt Nhật Bản ra khỏi
cuộc chiến và lần đầu tiên Nhật Bản phải chịu thất bại và chấp nhận sự chiếm đóng
của Mỹ. Nhật Bản thời điểm đó đã phải chịu đầu hàng vô điều kiện với nhiều thiệt hại
nặng nề về kinh tế và cũng đánh dấu thời điểm văn hóa của Nhật trong đó có văn hóa
ẩm thực chịu sự ảnh hưởng một phần của các nước phương Tây.

Tuy nhiên, với nguồn nhân lực có trình độ cao và tiềm lực công nghệ vững mạnh
từ trước thế chiến nên Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và trở thành một
nền kinh tế đã có thời điểm vươn lên thứ 3 trên thế giới.

Chính nhờ sự phát triển kinh tế thần tốc đã giúp người dân Nhật Bản vượt qua
thời kỳ khó khăn trong chiến tranh, đời sống của họ được nâng cao hơn nên nhu cầu
thưởng thức ẩm thực vì thế cũng được tăng cao.

1.2.3. Văn hóa

Nhật Bản là một quốc gia với nền văn hóa đã tồn tại rất lâu đời. Trải dài từ thời
kỳ văn hóa Jomon, thời kỳ văn hóa Yayoi ở thời kỳ nguyên thủy. Đến những nhà nước
phong kiến đầu tiên, trải qua thời kỳ Chiến Quốc, thời kỳ Mạc phủ hay những cuộc
chiến liên miên của các triều đại Thiên hoàng Nhật Bản.

Với việc có một nền văn hóa lâu đời như vậy cộng với việc trải qua hơn 200 năm
bế quan tỏa cảng nên hầu hết người dân Nhật Bản rất coi trọng những giá trị văn hóa
truyền thống nói chung và những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực nói riêng. Không
những thế sự xem trọng văn hóa truyền thống của Nhật Bản đôi lúc cũng được thể hiện
rất tiêu cực khi người dân Nhật Bản luôn có sự phân biệt giữa nam và nữ, giữa các giai
cấp rất lớn.

Người dân Nhật Bản cũng nổi tiếng là rất cần cù và say mê làm việc, họ thường
đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết của mình trong các công việc thường ngày.
Điều đó được thể hiện rõ hơn trong tiêu chuẩn để trở thành một đầu bếp sushi chuyên
5

nghiệp, các đầu bếp phải luyện tập, luyện tập và luyện tập thường xuyên tay nghề của
mình. Để có thể trở thành một Itamae thì phải mất rất nhiều thời gian trung bình là
phải vài chục năm rèn luyện. Chính vì thế, ẩm thực Nhật cũng đã được nâng lên tầm
cao bởi sự chuyên nghiệp và tận tâm từ những vị đầu bếp, những nghệ nhân tạo nên
những tác phẩm ẩm thực tuyệt vời.

Ngoài ra, người dân Nhật Bản cũng nổi tiếng bởi sự tối giản trong cách sống. Họ
luôn tìm cách tối giản mọi vật dụng trong gia đình, trong công việc để giảm đi cảm
giác nặng nề vì Nhật Bản cũng là một quốc gia có tỉ lệ tự tử rất cao do áp lực công
việc nên người dân luôn tìm cách tối giản mọi thứ nhằm giảm áp lực cho bản thân.
Trong ẩm thực, sự tối giản cũng được thể hiện thông qua cách bày trí, chế biến các
món ăn, tuy nhiên tối giản không có nghĩa là đơn giản, hời hợt mà lại thể hiện sự tinh
tế rất cao.

1.2.4. Tôn giáo

Hai tôn giáo chính của Nhật Bản là Thần đạo “Shinto” và Phật Giáo.

Vào thế kỷ thứ 6, đạo Phật trở thành tôn giáo chính của nước này và việc ăn thịt
và cá đã bị cấm. Sắc lệnh cấm việc ăn thịt gia súc, ngựa, chó, khỉ và gà đầu tiên được
thông qua bởi đế chế Temmu năm 675 sau Công nguyên. Cứ như vậy, do luật cấm sát
sinh của đạo Phật, Nhà nước đã tiếp tục thi hành sắc lệnh trong suốt thế kỷ thứ 8 và
thứ 9. Lượng thịt quy định được mở rộng bao gồm tất cả loài động vật có vú, ngoại trừ
cá voi, loài cá đã được phân loại. Sự xuất hiện của Phật giáo đã làm xuất hiện một
phong cách ẩm thực mới – phong cách ẩm thực thuần chay.

Văn hóa trà đạo hay nghệ thuật uống rượu sake cũng xuất phát và chịu ảnh
hưởng nhiều từ Thần đạo của Nhật Bản khi chúng xuất hiện trong các lễ nghi của tôn
giáo này.
6

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

2.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống

2.1.1. Triết lý ẩm thực

Triết lý ẩm thực của Nhật Bản được thể hiện thông qua nguyên tắc tam ngũ. Tam
ngũ đó bao gồm: ngũ sắc, ngũ pháp, ngũ vị.

Ngũ sắc tức là năm màu sắc thường có trong các món ăn của người Nhật, đó là
màu đỏ, màu đen, màu trắng, màu xanh và màu vàng.

Ngũ pháp tức là năm phương pháp chế biến món ăn bao gồm: sống, ninh, nướng,
chiên và hấp.

Ngũ vị tức là năm hương vị trong món ăn bao gồm: vị ngọt, vị chua, vị cay, vị
đắng và vị mặn.

Với việc các món ăn trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản được chế biến theo nguyên
tắc tam ngũ đã giúp cho các món ăn có được đầy đủ hương vị, màu sắc và luôn giữ
được sự tươi ngon trong các cách chế biến.

Triết lý ẩm thực của người Nhật Bản đã được đúc kết trong suốt thời kỳ lịch sử
đầy biến động của Nhật Bản, nó là đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nhật và là định
hướng cho hầu hết các món ăn của đảo quốc này.

2.1.2. Ý nghĩa các món ăn

Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, các món ăn không chỉ đơn thuần là một nhu
cầu tất yếu của con người mà ẩm thực còn được xem như một công cụ hàm chứa
những ý nghĩa của một lời chúc gửi đến người thưởng thức.

Đậu phụ với lời chúc mạnh khỏe. Cá tuyết nướng với lời chúc gia đình đông
vui. Ngoài ra còn lời chúc nhân dịp năm mới như rượu sake để trừ tà khí, kéo dài tuổi
thọ, tôm tượng trung cho sự trường thọ, sống lâu. Sushi cá tráp biển thay cho lời chúc
sung túc thịnh vượng,...

Vì vậy, mỗi món ăn của người Nhật khi được chuẩn bị và mời thực khách đều
mang những ý nghĩa riêng của người nấu hay người gia chủ chuẩn bị những món ăn
7

đó. Nó thể hiện được người Nhật sử dụng bữa ăn như một công cụ giao tiếp hiệu quả,
tinh tế và tế nhị.

2.1.3. Thứ tự các món ăn

Mở đầu là món khai vị với sashimi gồm: mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi
sống,…được ăn kèm với gừng hồng. Cách làm theo một quy trình rất đặc biệt bởi
những đầu bếp rất lành nghề và sử dụng con dao chuyên dụng thái lát mỏng rồi xếp
trên khay gỗ, sử dụng nước tương và wasabi làm nước chấm.

Tiếp theo là món súp miso: Đây là món súp truyền thống của người Nhật Bản,
thường sử dụng nhiều trong bữa ăn sáng. Súp gồm có phần nước dùng dashi, nêm nếm
thêm tương miso và nấu cùng với một số nguyên liệu như đậu hũ trắng, rong biển,
ngoài ra còn có thêm nghêu, nấm, khoai tây, củ cải hoặc cá. Nước dùng dashi hơi mằn
mặn kết hợp với tương miso thơm lành, đậu hũ và rong biển thanh mát dùng khi còn
nóng giúp súp miso trở thành một trong những món ăn ở nhật bản không chỉ ngon về
hương vị mà còn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người.

Kế đến là món chiên hoặc nướng: có thể kèm theo món chiên hoặc nướng. Món
chiên thì thường có như là tempura, món nướng thường có món lươn nướng hay là cá
tuyết nướng,…

Với món tiếp theo là sushi ăn kèm với rau dưa: Sushi được chế biến từ hải sản
tươi sống đặt bên trên nắm cơm đã được nêm nếm gia vị vừa phải. Thành phần làm
sushi chủ yếu từ cá biển, hàu, bào ngư, mực, tôm, trứng ngọt tráng mỏng,… dùng kèm
với dưa leo, củ cải muối và nước tương kèm với wasabi.

Với một quốc gia xem lúa gạo là thực phẩm chính trong bữa ăn thế nên không
thể thiếu một bát cơm gohan, nó cũng là bát thức ăn truyền thống của Nhật Bản.
Gohan thường được ăn trong tất cả các bữa ăn tại Nhật. Đặc biệt, người Nhật rất thích
ăn trứng sống trộn với cơm nóng và gọi đó là Tamago Koke Gohan.

2.1.4. Dinh dưỡng trong các món ăn

Chế độ dinh dưỡng chuẩn ẩm thực của Nhật Bản được gọi là “ichi ju san sai”, có
nghĩa là nghĩa là “1 súp, 3 món, ăn với cơm”, có từ thời Muromochi.
8

Đậu nành là món không thể thiếu trong các bữa ăn và cùng với đó là các món
được chế biến từ hải sản, rau củ,… các món này rất ít calo nhưng lại có giá trị dinh
dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và còn giúp người Nhật là một trong số các quốc gia có
tuổi thọ cao hơn so với mặt bằng chung thế giới. Có những người sống trên 100 tuổi
tại Nhật và những người thọ nhất cũng đạt tuổi thọ trên 120 tuổi.

Trong bữa ăn của người Nhật chúng ta sẽ thấy được một sự sắp xếp và cân đối
các chất dinh dưỡng để đảm bảo có thể cung cấp cho người ăn lượng calories đủ để
làm việc. Yếu tố dinh dưỡng luôn đặt quan tâm hàng đầu khi người Nhật chế biến các
món ăn.

2.1.5. Khẩu vị ăn uống

Như đã đề cập thì Nhật Bản là một đất nước rất chú trọng đến các đặc sản theo
mùa và hương vị tự nhiên của thực phẩm. Ta có thể thấy qua món sushi họ lưu lại
hương vị tự nhiên và tươi nhất của thực phẩm, nhìn vào thì không cầu kì nhưng lại rất
tinh tế và công phu.

Người Nhật luôn muốn các món ăn giữ được hương vị thanh tao và hạn chế sử
dụng các loại gia vị trong việc chế biến món ăn, điều đó khác hoàn toàn so với các
quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia,… những quốc gia sử dụng rất
nhiều gia vị trong việc chế biến thực phẩm. Người Nhật chỉ tuân theo triết lý ẩm thực
tam ngũ để tạo nên các món ăn và luôn cố gắng giữ lại được hương vị thật nhất,
nguyên bản nhất của các nguyên liệu tạo nên món ăn.

Trong một bữa ăn của người Nhật thì họ luôn có các món ăn kèm như củ cải
chua, gừng hồng, dưa muối,… với mục đích làm giảm thiểu độ béo, dầu mỡ của các
món ăn chính và cũng vì họ luôn muốn thưởng thức hương vị của món ăn rõ ràng nhất
nên trước khi ăn sang món ăn mới thì họ thường dùng một ít củ cải chua hay gừng
hồng để cân bằng lại vị cho lưỡi.

2.1.6. Văn hóa trà đạo và uống rượu

a. Văn hóa trà đạo


9

Vào cuối thế kỷ XVI, một người Nhật Bản là ông Senno Rikyu đã kết hợp việc
uống trà với các triết lý Thiền hình thành một trường phái có cách pha và uống trà
khác biệt với thông thường. Thứ nước trà được pha chế ra và dùng để uống của trường
phái này được gọi là cha no yuu. Cách thức pha và uống cha no yuu của trường phái
này dần dần được trình tự hoá thành một nghệ thuật, được gọi là sadou, nghĩa là Trà
đạo.

Không dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo của người Nhật còn là một
phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên
nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao
gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên
nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” là lòng kính trọng, sự
tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn
vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự
thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ “thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh
lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.

Trà đạo phải được tuân theo những nguyên tắc rất cầu kỳ về cả không gian, dụng
cụ thưởng thức và cách pha trà.

Phòng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét đẹp
nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Khi khách
đến,sẽ được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi.

Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn
dẫn đến phòng trà. Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt
của trà đạo, mỗi thứ trong vườn đều mang một biểu tượng riêng đem lại cảm giác
thanh bình, yên ả. Tại đây, khách dừng lại dùng vòi nước có sẵn trong vườn để rửa tay
trước khi vào phòng trà. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón
khách một cách nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà. Lối vào phòng
trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người đều phải cúi mình để đi, tượng trưng sự
cung kính và khiêm tốn.
10

Những buổi tiệc trà lớn thường kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ, trước tiệc trà, khách
được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp
lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình
hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân). Trong thời gian này, chủ nhà tiến hành các
bước pha trà.

Nước pha trà là tiêu chuẩn đầu tiên được đề cập tới trong nghệ thuật trà đạo Nhật
Bản. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm
kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 –
90 độ C.

Khi pha trà dụng cụ pha trà và tách uống trà đều được tráng bằng nước sôi để làm
ấm dụng cụ sau đó dùng khăn lau khô trước rót trà vào trong.

Trước khi cho trà vào ấm, người pha trà thường ngửi trà để phân biệt trà được
pha là loại trà nào, sau đó căn cứ vào số người dùng trà mà lựa chọn cách pha trà cho
phù hợp để đảm bảo hương vị của trà không quá đặc cũng không quá loãng. Chén trà
được rót đảm bảo cả vệ hương, vị và sắc.

Rót trà cũng là một nghệ thuật và phải tuân theo nguyên tắc thứ tự 1 – 2 – 3 – 4.
Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4
– 3 – 2 – 1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Để đảm bảo cho chất lượng
của chén trà luôn ở cùng một trạng thái thì khi rót trà vào tách đều có chừng mực.
Người rót trà cần dùng mắt để quan sát xem màu sắc của chén trà, dùng mũi để ngửi
hương vị trà. Điều này đảm bảo không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.

Với người thưởng trà cũng có những yêu cầu như: Thái độ kính trọng và cách
thưởng thức khá thú vị. Họ luôn dùng vài miếng bánh ngọt để sử dụng cùng với trà.
Và việc ăn như thế nào, uống như thế nào thể hiện được vị thế và kiến thức hay nền
tảng giáo dục của người đó.

Từ đó đến nay, nghệ thuật này càng được hoàn thiện và phổ biến, trở thành một
nét văn hoá đặc trưng của người Nhật Bản. Khi mà nhắc đến trà đạo thì người ta nghĩ
ngay đến Nhật Bản.
11

b. Văn hóa uống rượu

Ra đời cùng với nghi lễ, uống trà, cắm hoa, uống rượu Sakê thời Muroma Chi
(1933-1573) là một trong những nét đặc trưng nhất của Nhật Bản. Rượu Sake là tên
gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng
của Nhật, khác với các loại rượu cất gọi là Shochu. Sản xuất rượu Sake từ gạo được
đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300
năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các
đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12,
Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Các kỹ thuật nấu Sake thời kỳ Heian được thể hiện tập trung qua cách nấu rượu
Hadaisen, một “nhãn hiệu” nổi tiếng trong loại rượu Soboshu được nấu tại các chùa.
Hadaisen được coi là thứ Seishu đầu tiên và cũng là thứ Sake đầu tiên.

Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua.
Ban đầu, người ta xay gạo rồi nấu chín nó trong nước sạch. Công đoạn tiếp theo là
ngâm gạo. Kỹ thuật say xát gạo thuở sơ khai khá độc đáo: Mỗi người trong làng đều
phải nhai gạo, kê để nghiền nhỏ nó theo phương pháp thủ công rồi nhổ vào nồi nấu
rượu. Quá trình này cũng tạo ra một loại enzyme cần thiết cho quá trình ủ men rượu.

Gạo là loại lương thực chủ yếu của người Nhật, đồng thời gạo cũng là nguyên
liệu chính để tạo nên rượu sake. Trong quan niệm của người Nhật Bản, thần của rượu
sake chính là thần mùa màng. Vì thế, rượu sake giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều
lễ hội tôn giáo cũng như trong các sự kiện quan trọng.

Đối với người Nhật họ thường nghệ thuật hóa lên tất cả những tập tục, tập quán
và xem nó như là một nghệ thuật tinh tế. Nên việc nếm Sakê cũng là một nghệ thuật
tinh tế. Xưa kia thường có tục thi nếm Sakê để biết rượu được làm ra từ vùng nào.
Ngày nay, những người sành rượu có thể đánh giá được chất lượng của Sakê.

Một sự khác biệt giữa cách uống rượu của nguời Nhật và người Việt là trong khi
người Việt mình không cho đá vào rượu thì người Nhật lai thường cho đá và nước hòa
vào rượu trước khi uống. Và người Nhật cũng ít khi uống kiểu xoay vòng 100 % như ở
12

Việt Nam mà mỗi người sẽ có một ly rượu riêng biệt. Cũng như không có văn hóa ép
rượu lẫn nhau.

2.2. Cơ cấu bữa ăn

Một cấu trúc bữa ăn lý tưởng trong ẩm thực Nhật Bản được gọi là: “ichi ju san-
sai”. Cơ cấu bữa ăn này được đặt ra bởi các võ sĩ thời Muromochi. Trong đó “ichi ju”
có nghĩa là một món soup và “san-sai” có nghĩa là ba món ăn phụ. Chúng ta có thể
thấy rằng thiếu một cái gì đó từ cấu trúc bữa ăn của người Nhật Bản này - không có
bát cơm. Một đĩa dưa chua và bát cơm được coi là một phần của bữa ăn. Vì vậy, khi
tính tổng số món ăn cho một bữa ăn “ichi ju san-sai”, chúng ta sẽ tìm thấy tổng cộng
sáu món ăn.

Một ngày của người Nhật được chia làm ba bữa ăn: sáng, trưa, tối với bữa ăn
sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nên họ thường tập trung bổ sung các chất
dinh dưỡng vào buổi sáng nhiều hơn các bữa ăn khác.

Họ chia nhỏ thành nhiều phần và ăn nhiều lần trong ngày để cơ thể không bị no
quá cũng như sẽ không bị đói. Họ cho rằng việc ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp no lâu,
đồng thời tránh ăn quá no. Điều này được cho rằng có thể giúp giảm các nguy cơ mắc
bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 đồng thời tránh hại dạ dày.

Ngoài ra, người Nhật nổi tiếng với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, điều
này không cần phải bàn cãi. Theo thống kê thì người Nhật chỉ có 3% dân số bị béo phì.
Thế nên mới có vô số lần chúng ta được khuyên là nên học theo cách ăn uống và sinh
hoạt của người Nhật để cải thiện nhiều phương diện như sức khoẻ, vóc dáng, da và tóc
và cả tăng tuổi thọ. Bữa ăn của người Nhật thường có ít tinh bột, nhiều cá và rau xanh.

2.3. Văn hóa ứng xử trên bàn ăn

Đối với văn hóa ẩm thực Nhật Bản, họ thường nói “itadakimasu” trước khi dùng
cơm. Nó có nghĩa là "xin mời" như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho
bữa cơm đó. Trong tôn giáo shinto câu nói ấy còn có nghĩa là cảm ơn sự hi sinh của
những sinh linh để tạo ra món ăn cho mình. Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu
“gochiso sama deshita” có nghĩa “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Việc bắt đầu bữa ăn bằng
13

một lời cảm ơn và kết thúc bữa ăn cũng bằng một lời cảm ơn cho ta thấy được sự trân
trọng của người dân Nhật Bản đối với các món ăn, thấy được nét văn hóa ứng xử trên
bàn ăn độc đáo của người Nhật.

Không để lại đồ ăn thừa, họ sẽ gắp đủ lượng thức ăn mà họ cần và ăn hết phần


thức ăn của mình hạn chế để lại thức ăn thừa trong bát riêng của mình vì đối với người
dân Nhật Bản việc để lại thức ăn thừa đồng nghĩa với việc khẳng định thức ăn không
ngon và không trân trọng công sức của người nấu. Đối với một quốc gia rất xem trọng
giá trị lao động và rất truyền thống thì việc để lại thức ăn thừa như thế được xem như
một sự phí phạm không thể chấp nhận.

Không gắp đồ ăn trên đĩa chung bằng đũa cá nhân, họ sẽ dùng một đôi đũa chung
hoặc chiếc kẹp chung để gấp thức ăn về chiếc bát cá nhân của mình. Việc gấp đồ ăn
trên đĩa chung bằng đũa cá nhân bị người Nhật xem là việc mất vệ sinh và thể hiện
rằng bạn không lịch sự trên bàn ăn.

Không đặt đũa trên bát vì theo quan điểm Phật giáo thì đặt đũa trên bát là hành vi
cúng thức ăn cho vong linh người đã khuất nên hoàn toàn không được chấp nhận trên
bàn ăn. Khác với các nước như Việt Nam, Hàn Quốc hay Trung Quốc thì cách bày trí
bàn ăn thường đặt đũa song song với bát ăn nhưng người Nhật khi xếp đũa trên bàn ăn
lại xếp theo chiều ngang.

Không xỉa răng trước mặt mọi người vì đối với người Nhật đó là việc không lịch
sự. Vì vậy tăm xỉa răng được người nhật đặt trong nhà vệ sinh.

Nhật Bản luôn nổi tiếng với sự say mê công việc và thường làm việc rất nhiều
giờ trong ngày với tinh thần “gambaru” đã vực dậy nước Nhật sau thế chiến thứ 2.
Chính vì vậy, họ thường không có nhiều thời gian để dành cho gia đình và bản thân,
cũng như không có thời gian cho các hoạt động giao tiếp xã hội. Thế nên, bữa ăn của
người Nhật luôn được xem như một cơ hội để họ có thể quây quầy và trò chuyện với
nhau, không khí trong bữa ăn của người Nhật luôn rất vui vẻ và phóng khoáng.

Không ép bia, rượu và khi rót rượu sake sẽ rót cho người khác và chỉ rót cho
chính mình khi đã dốc cạn chai.
14

2.4. Cách chế biến

Người Nhật luôn muốn giữ lại những hương vị tươi ngon và thanh khiết của thực
phẩm nên họ không chế biến món ăn quá cầu kỳ với thời gian lâu mà chỉ thực hiện các
phương pháp chế biến nhanh gọn và giữ được sự tươi ngon của thực phẩm. Cách chế
biến ấy cũng được thể hiện rõ trong “ngũ pháp” – một trong 3 trụ cột của triết lý ẩm
thực xứ sở mặt trời mọc.

Nếu cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là
món Sashimi của người Nhật.

Cách chế biến phổ biến nhất là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Trừ cá
nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến theo cách
này.

Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước xì dầu
(Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Hoặc luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc
Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là cá thu thường
được chế biến theo kiểu này.

Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng thường được rán kỹ, tức là chế biến
theo món Tempura (tôm, rau, hải sản tẩm bột rán).

2.5. Dụng cụ ăn uống

Người Nhật coi trọng hình dáng, hương vị có sẵn của vật liệu, coi trọng vẻ đẹp
của hình dáng sắp xếp món ăn v.v… Vì thế, có điểm đặc thù là mỗi món ăn được xếp
trên một đĩa riêng biệt nên có nhiều loại chén bát bày ra trên bàn. Và vừa ăn vừa
thưởng thức hương vị của từng đĩa thức ăn.

Người Nhật thường sử dụng đũa và rất ghét phương pháp ăn bằng tay vì tay sẽ
trở nên dơ bẩn. Bởi vì họ nghĩ rằng có nhiều tạp khuẩn khác nhau ở trong tay, chỉ rửa
một chút thì vẫn còn sót lại rất nhiều ở trong các móng tay. Đũa của người Nhật
thường làm bằng tre hoặc gỗ với chiều dài ngắn, khác với đũa bằng kim loại đặc trưng
của người Hàn Quốc hay đũa dài của người Trung Quốc. Đũa trong khi ăn được đặt
trên chiếc kê đũa làm bằng gốm, sứ với thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt.
15

Các loại chén, đĩa của người Nhật thường được làm bằng các loại gốm, sứ với
kiểu dáng đẹp mắt và các hoa văn trang trí tinh tế.

Khác với văn hóa sử dụng bàn tròn ở các nước châu Á khác như Trung Quốc,
Việt Nam và sử dụng bàn dài như quý tộc Châu Âu thì ở Nhật lại ưa chuộng sử dụng
bàn vuông thấp, lí do là vì người Nhật có phong tục ngồi vào bàn ăn với tư thế ngồi
quỳ, trên một cái chiếu và được lót thêm một cái nệm được gọi là tatami. Thứ hai là vì
Nhật Bản nằm trên vành đai lửa giữa các mảng liên kết với các khối địa chất nên
thường xuyên xảy ra động đất hay là sóng thần, nhất là động đất là chuyện xảy ra
thường ngày ở đây nên việc sử dụng bàn vuông và thấp sẽ giúp bàn ăn được ổn định,
không làm chao đảo những vật ở trên bàn khi những trận động đất nhẹ xảy ra. Cuối
cùng là vì Nhật Bản là một trong các nước có diện tích rất nhỏ và giá đất rất là cao nên
nhà của người Nhật thường sẽ có diện tích rất là nhỏ, hẹp nên sử dụng bàn vuông thấp
sẽ tiết kiệm được không gian và diện tích.

Ngoài ra, khi ăn các loại sushi thì người Nhật thường bày trí trên một vật dụng
làm bằng tre gọi là thuyền sushi, hay các loại cơm hộp của người Nhật thường đặt bày
trí trong các hộp cơm bento.

2.6. Dụng cụ nhà bếp

Các loại dụng cụ nhà bếp đặc trưng của người Nhật bao gồm: bộ dao chuyên
dụng để làm sushi, tấm cuộn sushi (makisu), hay một loại chảo hình chữ nhật
(makiyakinabe).

Những dụng cụ nhà bếp Nhật được sắp xếp rất gọn gàng và tối giản đúng như
văn hóa của người Nhật. Nhưng nhìn vào đó là sự tinh xảo trong từng loại dụng cụ bởi
vì người Nhật luôn muốn nghệ thuật hóa tất cả hoạt động của họ bao gồm các việc nấu
ăn.

2.7. Một số món ăn tiêu biểu của ẩm thực Nhật Bản

2.7.1. Sushi - quốc thực của Nhật Bản

Sushi là một món ăn gồm 2 phần: cơm trộn giấm (shari) và các nguyên liệu đặt
phía trên (neta).
16

Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi
vị thơm ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua, ngọt
ngọt. Mà cũng chính vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.

Ngoài nắm cơm bên ngoài còn có rong biển, tảo biển hoặc rau để bổ sung thêm
vị ngọt của rau. Có nhiều loại sushi như california roll, salmon sushi, futomaki,...

Sushi được xem như quốc thực của Nhật Bản và khi nhắc đến những món ăn
Nhật thì sushi sẽ là cái tên hiện lên đầu tiên.

2.7.2. Sashimi

Là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính là các loại hải
sản tươi sống. Món ăn truyền thống của Nhật Bản được lưu truyền nhiều năm nhưng
nó phải được lọc sạch và vệ sinh đầy đủ nếu không món ăn này sẽ chứa các loại vi
khuẩn gây hại sức khỏe.

Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài
4 cm và dày chừng 0.5 cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu
và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia
vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng bào sợi
hoặc một số loại tảo biển.

Món ăn này thể hiện được rõ ràng nhất việc người Nhật rất hạn chế việc chế biến
cầu kỳ và gia vị trong món ăn vì muốn giữ lại hương vị tươi ngon nhất của thực phẩm.

2.7.3. Tempura

Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột
mì rán ngập trong dầu gần tương tự như những món tẩm bột chiên.

Cái làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món có tẩm bột rán khác chính là
bột, dầu và nước chấm và gia vị ăn kèm. Bột để làm tempura là thứ hỗn hợp nhão của
bột mì, lòng trứng gà và nước nguội. Dầu để rán là hỗn hợp dầu ăn thông thường với
dầu vừng. Nước chấm hoặc gia vị chấm tùy từng sở thích của mỗi người hay tùy mỗi
cửa hàng, có thể là xì dầu (ngày nay có loại xì dầu chuyên dành cho tempura được chế
17

sẵn), muối tinh. Cũng có người Nhật và quán ăn ở Nhật dùng hỗn hợp gia vị có
pha wasabi để chấm tempura. Lại có nơi mài củ cải tươi ra trộn vào xì dầu để chấm.
Thành phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất
là tôm, mực, cá, một số loại rau củ như bí ngô, cà dái dê, khoai lang, lá tía tô, ớt
ngọt, đậu bắp.

Tempura rất được ưa chuộng tại Nhật được dùng ăn kèm khi uống bia, rượu hay
ăn với cơm, mì,…

2.7.4. Soba

Soba là tên tiếng Nhật của kiều mạch. Nó thường đề cập đến mì mỏng làm từ bột
kiều mạch, hoặc sự kết hợp của bột kiều mạch và bột mì (Nagano soba). Chúng tương
phản với mì lúa mì dày, được gọi là udon. Mì soba được phục vụ ướp lạnh với nước
chấm, hoặc trong nước dùng nóng như món mì nước.

Tại Nhật Bản, mì soba có thể được tìm thấy tại nhiều nơi, từ cửa hàng thức ăn
nhanh đến những nhà hàng đặc sản sang trọng. Các khu chợ bán mì khô, men-
tsuyu hay nước dùng mì ăn liền để có thể dễ dàng làm tại nhà. Ngoài ra món mì này có
thể chế biến cả nóng và lạnh theo mùa.

2.7.5. Ramen

Ramen là một món mì của Nhật Bản. Món này bao gồm mì làm từ lúa mì của
Trung Quốc được phục vụ với thịt hoặc nước dùng làm từ cá, thường có hương vị với
nước tương hoặc miso, và sử dụng các lớp phủ như thịt lợn thái mỏng (xá xíu), nori
(rong biển sấy khô), menma, và hành lá.

Sợi mì Ramen khá khác biệt so với các loaị mì khác, mì ramen được làm từ bột
lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng khá phong phú
nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức.

Nước tro tàu là nguyên liệu không thể thiếu khi làm mì Ramen, đây là nguyên
liệu giúp tăng độ dai dẻo và tạo nên hương vị cũng như màu vàng đặc trưng cho sợi
mì. Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khô, mì ăn liền (instant noodle).
18

Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Dashi
cho mì Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá
mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây,... Tare là những gia vị được cho vào nước dùng
Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio, Shoyu và
Miso.

2.7.6. Gyūdon

Gyūdon là món cơm với thịt bò của Nhật Bản. Thành phần chính gồm cơm đựng
trong bát to và sâu, phía trên là thịt bò nấu với hành tây và nước sốt ngọt chế
từ dashi (thường là loại dashi từ cá hoặc rong biển), xì dầu và mirin (cơm rượu ngọt).
Gyūdon cũng thường được ăn chung với mì sợi shirataki, và đôi khi còn ăn chung
với trứng gà sống. Đây là một món ăn rất phổ biến ở Nhật Bản. Các thức ăn kèm theo
gyūdon gồm beni shōga (gừng muối), shichimi (ớt bột) và có thể kèm theo món canh
miso (canh nấu từ tương). Gyū có nghĩa là thịt bò hay bò, và don là viết tắt
của donburi, trong tiếng Nhật là cái bát.

2.8. Omakase – Đỉnh cao ẩm thực Nhật Bản

Trong tiếng Nhật, Omakase xuất phát từ động từ “Makasu” - có nghĩa là “tin
tưởng”. Bạn có thể hiểu nôm na là "Hãy cứ tin tưởng để đầu bếp quyết định cái gì là
quan trọng nhất.". Khi thưởng thức Omakase, bạn không cần phải giải thích về khẩu
vị, sở thích và càng không được quyền gọi món.

Omakase có 3 quy tắc “không” bao gồm: Không gọi món, không hỏi giá và
không “kén cá, chọn canh”.

Khi đến các nhà hàng phục vụ ẩm thực theo tinh thần Omakase, thực khách sẽ
hoàn toàn không gọi món ăn theo một menu nào, không được hỏi về giá tiền phải trả
và chỉ việc chờ đợi để thưởng thức những món ăn được các đầu bếp lựa chọn và phục
vụ. Bạn phải tin tưởng tuyệt đối vào người đầu bếp và không thể đưa ra yêu cầu của
mình về món ăn.

Các đầu bếp, người phục vụ tại các nhà hàng theo tinh thần Omakase đều là
những nghệ nhân với kinh nghiệm lâu năm và trình độ tay nghề rất cao. Đa số là
19

những người đã lớn tuổi với vài chục năm kinh nghiệm làm việc. Đến với Omakase là
chúng ta đang được tiếp cận với một loại hình ẩm thực đỉnh cao của Nhật Bản vì
không dễ để chúng ta có thể có một bữa ăn tại các nhà hàng phục vụ Omakase vì giá
thành cho một bữa ăn như thế thường sẽ có giá rất cao và chúng ta hoàn toàn không
biết con số sẽ phải trả là bao nhiêu cho đến khi thưởng thức xong các món ăn.
20

KẾT LUẬN

Nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản là một trong những nền văn hóa ẩm thực lâu đời
của thế giới, được xem như một những nền ẩm thực phong phú nhất và chứa đựng
nhiều điều thú vị để bất kỳ ai đến Nhật Bản cũng đều muốn khám phá.

Nền ẩm thực của đất nước Nhật Bản với triết lý ẩm thực tam ngũ đã định hướng
cho hầu hết tất cả các món ăn đặc sắc tại quốc đảo này. Sự tinh tế trong cách chế biến
và trình bày các món ăn, trong văn hóa trà đạo và nghệ thuật uống rượu sake cộng với
cách giữ lại những hương vị tự nhiên nhất, sự tươi ngon nhất của các nguyên liệu đã
định hình một nền ẩm thực giản đơn nhưng đầy tinh tế và mang tính nghệ thuật rất lớn.

Ẩm thực cũng đóng vai trò như một phương tiện giao tiếp hiệu quả của người
dân Nhật Bản và được xem như là bí quyết trường thọ của người dân xứ sở hoa anh
đào.

Tuy rằng ẩm thực Nhật Bản theo thời gian vẫn chịu sự ảnh hưởng từ bên ngoài
nhưng chung quy lại thì người Nhật với tinh thần tự tôn dân tộc, xem trọng các giá trị
truyền thống đã giữ cho nền ẩm thực nước nhà một nét đặc trưng riêng và biến ẩm
thực trở thành một trong những điểm nhấn trong nền văn hóa đồ sộ của đất nước Nhật
Bản mà mỗi khi nhắc đến Nhật Bản thì mọi người lại nghĩ đến ẩm thực của quốc gia
này.
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Thị Thùy Trang (2019), Giáo trình văn hóa ẩm thực trong kinh doanh
du lịch, NXB Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

[2]. “Không ngày tháng”, Ẩm thực Nhật Bản [trực tuyến], Wikipedia Bách khoa
toàn thư mở. Đọc từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB%B1c_Nh%E1%BA%AD
t_B%E1%BA%A3n.

[3]. “Không ngày tháng”, Độc đáo văn hóa ẩm thực Nhật Bản [trực tuyến], Ngôi
sao group tourism. Đọc từ: https://ngoisaotour.net/doc-dao-van-hoa-am-thuc-nhat-
ban/.

[4]. MATCHA-PR, 31.1.2018, Tuyết, suối nước nóng, món ăn ngon! Trải
nghiệm mùa đông Nagano tại "Hoshino Resort KAI Alps" [trực tuyến], Matcha. Đọc
từ: https://matcha-jp.com/vn/5667.

[5]. Thanh Thùy, 6.1.2019, Độc đáo phong cách ăn uống theo mùa ở Nhật Bản
[trực tuyến], Zingnews tri thức trực tuyến. Đọc từ: https://zingnews.vn/doc-dao-
phong-cach-an-uong-theo-mua-o-nhat-ban-post905919.html.

[6]. “Không ngày tháng”, Rượu sake – nét văn hóa của người Nhật [trực tuyến],
Vietsen Travel Du lịch với niềm đam mê. Đọc từ:
https://tourdulichnhatban.info/ruou-sake-net-van-hoa-cua-nguoi-nhat-pn.html.

[7]. Như Nguyễn, 5.11.2018, Trà đạo, nét tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản [trực
tuyến], Vietravel nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Đọc từ:
https://www.vietravel.com/vn/du-lich-bang-hinh-anh/tra-dao-net-tinh-hoa-trong-
van-hoa-nhat-ban-v2805.aspx.

[8]. “Không ngày tháng”, Omakase Tôi sẽ để nó cho đầu bếp – phong cách
ẩm thực độc đáo của người Nhật [trực tuyến], Cooky. Đọc từ:
https://www.cooky.vn/blog/omakase-phong-cach-am-thuc-cua-nguoi-nhat-toi-
se-de-no-cho-dau-bep-5132.
22

PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH ẨM THỰC NHẬT BẢN

HÌNH 1: QUỐC ĐẢO NHẬT BẢN HÌNH 2: CƠ CẤU BỮA ĂN ICHI JU


SANSAI

HÌNH 3: VĂN HÓA TRÀ ĐẠO HÌNH 4: VĂN HÓA UỐNG RƯỢU
SAKE

HÌNH 5: MÓN TEMPURA HÌNH 6: MÓN SUSHI


23

HÌNH 7: MÓN SASHIMI HÌNH 8: MÌ SOBA

HÌNH 9: MÌ RAMEN HÌNH 10: CƠM GYŪDON

HÌNH 11: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT HÌNH 12: BÀN ĂN KIỂU NHẬT
CỦA ĐŨA NHẬT

You might also like