You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM GIỮA KÌ

ẨM THỰC ĐỘC ĐÁO CỦA ẤN ĐỘ VÀ NHỮNG


BIẾN ĐỔI TRONG TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Giảng viên: PGS. TS Đỗ Thu Hà


Nhóm thực hiện: nhóm 2
Chuyên ngành: Ấn Độ học
Học phần: Phong tục tập quán Ấn Độ

Hà Nội – 06/2021

1
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................4
B. NỘI DUNG....................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CỦA NỀN ẨM THỰC ẤN ĐỘ............................................5
1.1. Giao lưu thời tiền sử với người Sumer.................................................................................6
1.2. Ăn chay bắt đầu xuất hiện từ thời Veda sự ảnh hưởng đến Đông Nam Á...........................6
1.3. Giao lưu với các nước Hồi giáo ở Trung Á............................................................................7
1.4. Trao đổi với nền ẩm thực phương Tây thời kì thuộc địa......................................................7
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ẤM THỰC ẤN ĐỘ.................................................7
2.1. Thiên đường của các loại gia vị...........................................................................................8
2.2. Nguyên liệu chính là gạo và bột mì......................................................................................8
2.3. Nền văn hóa bơ sữa.............................................................................................................10
2.4. Ăn tráng miệng bằng đồ ngọt............................................................................................11
2.5. Người Ấn Độ ăn bốc...........................................................................................................11
2.6. Ảnh hưởng của tôn giáo lên ẩm thực................................................................................12
2.7. Giao thoa với các nền ẩm thực bên ngoài.........................................................................13
2.8. Món ăn có sự khác nhau giữa các vùng miền...................................................................15
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN NỔI TIẾNG CỦA ẤN ĐỘ.........................................................16
3.1. Món ăn truyền thống..........................................................................................................16
3.1.1. Cà ri..................................................................................................................................16
3.1.2. Thali.................................................................................................................................16
3.1.3. Cơm Biryany....................................................................................................................16
3.1.4. Gà Tikka...........................................................................................................................17
3.1.5. Bánh Samosa...................................................................................................................17
3.1.6. Bánh Naan.......................................................................................................................17
3.1.7. Chaat................................................................................................................................17
3.1.8. Gà Tandoori.....................................................................................................................18
3.2. Đồ uống truyền thống.........................................................................................................18
3.2.1. Lassi.................................................................................................................................18
3.2.2. Trà sữa Masala Chai.......................................................................................................18
3.2.3. Thandai............................................................................................................................19

2
3.2.4. Aam Panna......................................................................................................................19
CHƯƠNG 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ẨM THỰC ẤN ĐỘ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY......20
4.1. Toàn cầu hóa ẩm thực Ấn Độ............................................................................................21
4.1.1. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa ẩm thực Ấn Độ..........................................................21
4.1.2. Biểu hiện..........................................................................................................................23
4.2. Hiện đại hóa nền ẩm thực Ấn Độ...................................................................................27
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................30

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

STT Họ và tên Ngày sinh MSSV


1 Nguyễn Thị Thu Na 31/10/2000 19030141
2 Chu Thị Mến 26/10/2000 19030139
3 Trần Thu Hà 25/01/2000 19030136
4 Điêu Thị Hiệp 10/07/2001 19030616
5 Trương Thị Bích Thủy 01/07/2000 19030144

3
A. MỞ ĐẦU

Ấn Độ không chỉ được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, nổi tiếng
với nền văn hóa đặc sắc. Nền ẩm thực Ấn Độ cũng nằm trong nền văn hóa độc nhất
trên thế giới của quốc gia này. Nét độc đáo của ẩm thực Ấn Độ đã được cả thế giới
công nhận bởi sự đa dạng của vô số loại gia vị. Cùng với đó là sự giao thoa giữa tôn
giáo và ẩm thực tạo nên nét rất riêng, cũng như thói quen ăn bằng tay đặc trưng. Phong
cách nấu ăn cũng thay đổi theo từng vùng và chủ yếu được chia thành các món ăn
Nam Ấn Độ và Bắc Ấn Độ. Trong đó văn hóa ẩm thực được sử dụng nguyên liệu
chính trong hầu hết các bữa ăn sẽ là gạo và bột mì. Bên cạnh đó, đậu lăng là một loại
thực phẩm phổ biến mà mỗi gia đình người Ấn đều sẽ có loại thực phẩm này.

Trong thời hiện đại, các món ăn Ấn Độ đã trải qua rất nhiều thay đổi. Trong
thập kỷ qua, là kết quả của toàn cầu hóa, rất nhiều người Ấn Độ đã đi đến các vùng
khác nhau của thế giới và ngược lại đã có một lượng lớn người dân các quốc gia khác
nhau ở Ấn Độ. Điều này đã dẫn đến việc Ấn Độ hóa các món ăn quốc tế khác nhau.
Có thể nói văn hóa ẩm thực Ấn Độ cũng phần nào chịu ảnh hưởng bởi những hương vị
cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Nền ẩm thực Ấn Độ không chỉ là một món ăn mà còn
chứa đựng nhiều giá trị và phong cách sống đặc trưng nơi đây.

Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ẩm
thực độc đáo của Ấn Độ và những biến đổi trong toàn cầu hóa” để có thể đưa đến
những nhìn nhận mới mẻ và cập nhật về văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

4
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CỦA NỀN ẨM THỰC ẤN ĐỘ

Lịch sử của nền ẩm thực Ấn Độ đã có tuổi đời là 8000 năm. Khí hậu phong
phú, địa hình đa dạng trong khu vực đã giúp Ấn Độ có nguồn nguyên liệu thực phẩm
dồi dào. Cùng với sự thăng trầm của thời gian, nền ẩm thực Ấn Độ cũng có những dấu
ấn giao thoa, biến đổi trong từng giai đoạn.

1.1. Giao lưu thời tiền sử với người Sumer

Sau thiên niên kỷ IX trước Công nguyên, thời kỳ đầu tiên của những cuộc tiếp
xúc gián tiếp giữa người ở khu vực “lưỡi liềm màu mỡ” (Trung Đông ngày nay) và
người Ấn ở thung lũng sông Ấn đã xảy ra. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của Cách
mạng đồ đá mới và sự phát triển của nông nghiệp. Đến khoảng thiên niên kỷ VII trước
Công nguyên, nông nghiệp lan rộng từ khu vự “lưỡi liềm màu mỡ” đến Thung lũng
Ấn, và lúa mì lúa mạch cũng bắt đầu được trồng. Gia súc có bướu như lạc đà  đã được
thuần hóa trong các cộng đồng nông dân địa phương.

Từ khoảng thiên niên kỷ thứ V đến thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên,
những người cai trị vùng hạ lưu sông Lưỡng Hà  - người Sumer - đã đến từ Ấn Độ. Họ
cũng chính là những người đã có vai trò tham gia vào việc thành lập nền văn minh
Lưỡng Hà. Một thời gian sau, các loại cây trồng như nghệ, thảo quả, tiêu đen và mù tạt
đã được thu hoạch tại Ấn Độ.

Từ khoảng năm 2350 trước Công nguyên, bằng chứng cho việc nhập khẩu Đinh
hương từ đồng bằng sông Ấn sang đồng bằng Lưỡng Hà đã được tìm thấy. Đế chế
Akkadian cũng đề cập đến gỗ, và ngà voi được nhập khẩu từ Meluhha.

1.2. Ăn chay bắt đầu xuất hiện từ thời Veda sự ảnh hưởng đến Đông Nam Á

Ẩm thực Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi ẩm thực Ấn Độ từ thời xa xưa. Theo ghi
chép của nhà sư Thái Lan trong tác phẩm “Sự nhân từ của Ấn Độ đối với Thái Lan”,
ông viết rằng người Thái đã học cách sử dụng gia vị trong thức ăn của họ theo nhiều

5
cách khác nhau của người Ấn Độ. Người Thái cũng có được các phương pháp
làm thuôc thảo dược (trong Ayurveda) từ người Ấn. Một số cây như sarabhi thuộc
họ Guttiferae, kanika, phikun, Mimusops elengi và bunnak hoặc hạt dẻ hồng … được
mang đến từ Ấn Độ.

Ẩm thực Philippines, được tìm thấy trong tất cả các quần đảo của quốc gia này,
đã bị ảnh hưởng bởi ẩm thực Ấn Độ. Ảnh hưởng của Ấn Độ cũng có thể được ghi
nhận trong các món ăn từ gạo như bibingka, puto và puto bumbong.

1.3. Giao lưu với các nước Hồi giáo ở Trung Á

Sau khi lan tỏa vào khu vực Đông Nam Á, ẩm thực Ấn độ lại tiếp tục đến Ả
Rập, Trung Á. Sau nhiều thế kỷ quan hệ thương mại và trao đổi văn hóa với khu vực
này, ẩm thực Ấn Độ đã ảnh hưởng đáng kể đến ẩm thực của mỗi vùng miền nơi đây.
Chẳng hạn như món Tandoor trong Trung đông có nguồn gốc ở Tây Bắc Ấn Độ.

1.4. Trao đổi với nền ẩm thực phương Tây thời kì thuộc địa

Trong thời kì thực dân phương Tây sang xam lược châu Á, người Bồ Đào Nha
và người Anh trong thời kỳ cai trị của họ đã giới thiệu các kỹ thuật nấu ăn như nướng
và các loại thực phẩm từ Châu Âu vào Ấn Độ. Các loại rau hoàn toàn mới đã được phổ
biến trong ẩm thực của tiểu lục địa Ấn Độ bao gồm cà chua, khoai tây, khoai lang, đậu
phộng, bí đao và ớt. Hầu hết các loại rau ấy đều được phép vào danh sách các món ăn
chay của người theo đạo Hindu. Súp lơ trắng được người Anh giới thiệu vào năm
1822.

Vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, một cuốn tự truyện của một người
Scotland tên Robert Lindsay đã đề cập đến một người đàn ông tên là Saeed Ullah. Anh
ta đang nấu món cà ri cho gia đình Lindsay. Đây có thể là kỷ lục lâu đời nhất về ẩm
thực Ấn Độ trong Vương quốc Anh.

6
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ẤM THỰC ẤN ĐỘ

2.1. Thiên đường của các loại gia vị

Điều làm nên đặc trưng văn hóa ẩm thực của Ấn Độ phải nói đến trước hết chính
là gia vị. Người Ấn Độ rất ưa chuộng sử dụng các loại gia vị trong nấu ăn. Mỗi năm,
Ấn Độ sản xuất khoảng 2,5 triệu tấn gia vị và xuất khẩu 200 ngàn tấn. Quốc gia này
được thế giới biết đến như là thiên đường của các loại gia vị.

Gia vị là một trong những yếu tố làm nên nét khác biệt của ẩm thực Ấn Độ.
Hàng chục loại gia vị khác nhau được sử dụng để nẫu món ăn đã tạo những kích thích
mạnh cả về cả thị giác, khứu giác và vị giác. Một khay gia vị cơ bản dùng để nấu các
món Ấn gồm có: ớt, mù tạt, lá thì là, bột bạch đậu khấu, lá quế, đinh hương, lá nguyệt
quế, lá bạc hà, hạt nhục đậu khấu, nghệ, lá cà ri, gừng, rau mùi, cây a ngùy, nghệ tây...
Những gia vị này không chỉ giúp cho món ăn của người Ấn Độ có mùi và màu sắc đặc
trưng, mà nó còn có tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho con người.

Người Ấn Độ có thói quen phơi khô các gia vị rồi nghiền thành bột để bảo quản
được lâu. Họ trộn nhiều loại khác nhau thành các gia vị hỗn hợp gọi là Masala. Có
nhiều loại Masala phổ biến được đóng gói và xuất khẩu như Garam Masala hay Chaat
Masala. Bột cà ri (curry powder) cũng chính là một gia vị tổng hợp như thế, để tiện lợi
trong sử dụng và một người có thể tự nấu cà ri ngon mà không cần mua tất cả các loại
gia vị khác.

Gia vị có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ đã trở thành món hàng xa xỉ ở phương


Tây trong một thời gian dài. Đây cũng là một trong những động lực để phát triển
thương mại giữa châu Á với châu Âu. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất gia vị hàng
đầu thế giới. Những gia vị này đã được sử dụng ở Nam Á từ thời cổ đại, còn phương
Tây mới được biết đến từ thời Trung Cổ và tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay.

7
2.2. Nguyên liệu chính là gạo và bột mì

Nguyên liệu nấu các món ăn của người Ấn Độ rất phong phú, nhưng có thể kể
đến hai loại nguyên liệu chính trong bữa ăn hằng ngày là gạo (chawal) và bột mì (atta).

 Gạo

Để cũng cấp lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân, Ấn Độ sản xuất rất nhiều gạo và là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (Việt Nam đứng thứ tư, sản lượng chỉ bằng
một phần tư Ấn Độ). Họ có rất nhiều loại gạo khác nhau, hạt gạo thường dài chứ
không hình bầu dục như ở Việt Nam. Người Ấn cho rằng hạt gạo càng dài thì càng
thơm ngon, trong đó có loại gạo basmati của vùng Punjab rất được ưa chuộng.

Cách nấu cơm của người Ấn Độ cũng không giống như ở Việt Nam. Họ cho vào
gạo một nhúm muối, một chút hạt cumin (một loại gia vị) và ít dầu ăn, sau đó trộn đều
hỗn hợp rồi cho nước vào và nấu. Người Ấn Độ ăn cơm khô hơn người Đông Á, và hạt
gạo của họ cũng không dẻo bằng. Họ còn có món cơm nghệ tây (saffron rice) màu
vàng, chế biến bằng cách nấu gạo với nước luộc rau củ hoặc nước luộc gà và thêm
nghệ tây. Vì nghệ tây có giá thành rất cao, đắt hơn cả vàng, nên chỉ được dung làm
phẩm màu là chính.

Khác với người miền Bắc Ấn Độ, người Nam Ấn thích nấu gạo kèm với đậu
lăng. Họ cũng thường ăn bánh lên men làm từ bột gạo và bột đậu lăng, tên bánh gọi
là Dosa. Bánh to, bản cuộn lại, dài khoảng bằng cánh tay. Ở những nhà hàng mà chủ là
người Tamil thì sẽ có bánh này trong thực đơn.

 Bột mì

Người Ấn Độ dùng bột mì để làm các loại bánh. Bột mì mà người Ấn sử dụng
là bột mì nguyên chất, làm từ lúa mì cứng. Do đó, đặc tính của loại bột mì này hàm
lượng đạm cao nhưng hàm lượng gluten lại thấp (gluten là một chất có trong bột mì
phương Tây, có hại cho dạ dày khi sử dụng lâu dài).

8
Lúa mì cũng được trồng nhiều ở vùng Punjab. Nơi đây là vựa lương thực lớn
của Ấn Độ do có khí hậu cận nhiệt đới, đất màu mỡ, mưa nhiều. Người dân thường
chia mùa vụ bằng cách một năm trồng lúa mì, năm sau trồng lúa gạo. Hầu hết lúa mì
của cả Ấn Độ trồng tại vùng này. Thói quen ăn bánh bột mì cũng từ đây mà lan
rộng. Sở dĩ dùng chữ “bánh bột mì” chứ không phải là “bánh mì” như phương Tây,
vì nói “bánh mì” thì chúng ta thường hay liên tưởng đến loại bánh đã ủ và lên men.
Còn “bánh bột mì” truyền thống của người Ấn Độ đều là bánh mì dẹt (flat bread) và
không ủ lên men, ví dụ như bánh Roti và bánh Chapati.

2.3. Nền văn hóa bơ sữa

Người Ấn Độ có truyền thống sử dụng rộng rãi các sản phẩm bơ sữa từ rất lâu
đời. Từ khi người Aryan đến Ấn Độ vào khoảng những năm 1500 đến 1000 trước
Công Nguyên, họ đã có thói quen uống sữa và dùng các món ăn chế biến từ sữa như
sữa chua và Ghee.

Ghee được xếp vào một loại bơ. Nhưng bơ thì được nấu chảy, đun cạn nước
và tách phần chất rắn, chỉ lấy phần chất béo ở dạng lỏng; còn Ghee có khác một chút
là chỉ cho nước bốc hơi hết, vẫn giữ phần chất rắn nên hơi sền sệt). Ghee cổ truyền
của Ấn Độ luôn được làm từ sữa bò và được coi là thứ đồ ăn linh thiêng. Bởi lẽ
Ghee được chế biến từ sữa bò – con vật linh thiêng được thờ phụng trong đạo Hindu
và dùng trong các nghi lễ tế thần. Ghee được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ,
từ phết lên bánh mì cho đến trộn với cơm. Loại bơ này cũng được dùng thay dầu rán
ở nhiều địa phương vì độ nóng của nó có thể đạt đến 250°C, cao hơn hẳn các loại
dầu thực vật thường chỉ khoảng 200°C.

Sản lượng sữa trâu và sữa dê của Ấn Độ cũng đứng hàng đầu thế giới.  Sữa
trâu thì chưa nhiều axít béo và đạm. Sữa dê có thành phần giống với sữa mẹ nhiều
hơn so với sữa bò, hàm lượng chất béo thấp nên rất bổ dưỡng. Pho mát làm từ sữa dê
là một trong những chế phẩm từ sữa sớm nhất trong lịch sử. Sữa và sữa chua có vô
vàn biến thể: có thể chế thành đồ uống giải khát hay ăn kèm cơm, vị chua dịu dễ ăn

9
và tốt cho đường tiêu hóa. Nhờ sử dụng các sản phẩm từ sữa mà đồ tráng miệng của
Ấn Độ rất đa dạng.

2.4. Ăn tráng miệng bằng đồ ngọt

Người Ấn Độ rất thích ăn đồ ngọt, ngọt hơn cả người miền Tây của Việt Nam.
Ấn Độ sản xuất đường nhiều thứ hai thế giới (sau Brazil) nhưng tiêu thụ đường số một
toàn cầu.

Món tráng miệng của Ấn Độ rất đa dạng. Món tráng miệng bằng đồ ngọt truyền
thống trong tiếng Ấn Độ được gọi chung là “Mithais”. Những văn tự cổ xưa bằng tiếng
Phạn đã sớm nhắc đến Mithais là món ăn hiến tế dành cho thần linh. Điều đó chứng tỏ
những món tráng miệng ngọt ngào, làm từ đường, mía, bơ sữa, hạt, trái cây đã có mặt
trong đời sống người dân Ấn Độ từ rất lâu đời.

Có thể kể đến một vài ví dụ như là: vào thế kỉ XVI, đầu bếp hoàng cung của đế
chế Mughal đã dùng tuyết lấy từ dãy Hindu Kush (phần kéo dài của dãy Himalaya) do
các kỵ binh thay phiên nhau chở về để làm kem Kulfi. Kulfi được nấu bằng sữa, đun
nhỏ lửa và quấy đều đến khi sệt lại còn một nửa so với ban đầu nên ngậy và đặc hơn
kem phương Tây. Các món nấu từ sữa đều có cùng một cách cô đặc như vậy. Hay là
món Gulab Jamunun. Món này chế biến bằng cách đun sôi sữa cho đến khi cạn còn lại
phần chất rắn, nặn thành từng viên tròn rồi chiên ngập dầu khoảng 150°C, ăn kèm si-rô
hoa hồng. Món tráng miệng này cực kỳ phổ biến nhưng nó có vị ngọt lè lưỡi.

2.5. Người Ấn Độ ăn bốc

Một nét đặc trưng nữa của văn hóa ẩm thực Ấn Độ đó chính là ăn bốc. Thay vì
đùng đữa như người Bắc Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á hay dùng dĩa như người
phương Tây, người Ấn lại dùng tay để bốc thức ăn. Họ quan niệm rằng gạo là hạt ngọc
của trời nên phải dùng tay trực tiếp cầm vào để thể hiện sự trân trọng. Ngoài ra người
Ấn còn tin rằng năm ngón tay chính là tượng trưng cho những yếu tố thiên nhiên như
trời, đất, không khí, lửa, nước. Nên khi ăn bằng tay sẽ kích thích các dây thần kinh ở

10
tay lúc ăn, điều đó giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn và người ăn cũng sẽ cảm thấy
ngon miệng hơn.

Ăn bốc tưởng chừng như đơn giản, nhưng nó cũng là một nghệ thuật không hề
dễ cho người mới bắt đầu tiếp cận. Chỉ cần nhìn cách một người bốc thức ăn đưa vào
miệng thì cũng đủ để biết người đó khéo léo hay vụng về. Người ăn khéo thì chỉ dung
đến đốt ngón tay đầu tiên để ăn. Họ vo cơm thành những viên nhỏ rồi đưa vào miệng
một cách đều đặn, cơm không rớt ra ngoài, thức ăn không dính mồm và bàn tay vẫn
sạch sẽ. Còn những người vụng về thì thức ăn sẽ dính đầy tay, hơn nữa khi vo viên
cơm không chặt, không tròn và có thể bị rơi vãi.

Tư thế ngồi ăn cũng rất quan trọng với người Ấn Độ. Khi ăn, họ không ngồi
thẳng lưng hay mặt đối diện với người ăn cùng. Họ nghiêng mặt, lúc đưa thức ăn vào
miệng thì cúi xuống thật thấp để thức ăn không bị rơi vãi. Hơn nữa, họ cũng không
cho tay vào miệng hay liếm đầu ngón tay sau mỗi lần ăn bởi hành động này được
người Ấn cho là bất lịch sự. Nhìn cách người Ấn dùng tay ăn uống cẩn thận với những
quy tắc riêng biệt, ta mới cảm nhận được họ trân trọng thực phẩm, trân trọng bữa ăn và
tôn trọng người cùng ăn như thế nào.

2.6. Ảnh hưởng của tôn giáo lên ẩm thực

Ấn Độ là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn, cũng là một đất nước rất sùng đạo.
Vì thế, những triết lý và tư tưởng của các tôn giáo cũng ảnh hưởng sâu nặng đến mọi
mặt của người Ấn, kể cả thói quen ăn uống hằng ngày.

Đạo Hindu khuyến khích tín đồ ăn chay nên nhiều người Ấn Độ tránh ăn thịt.
Con bò được coi là loài vật linh thiêng trong đạo Hindu nên người dân rát tôn sùng bò.
Chỉ có ở Ấn Độ mới thấy bò hoang chạy đường rất nhiều, và tín đồ theo đạo Hinđu

11
cũng không ăn thịt bò mà chỉ dung bò làm vật tế thần linh. Họ còn cấm kị ăn các chế
phẩm làm từ thịt bò hay cấm các hành động ngược đãi, gây tổn hại đến bò.

Với những người theo đạo Hồi, lợn được coi là linh vật giống như bò của người
theo đạo Hindu. Họ quan niệm rằng lợn giống như một vị thần linh và sẽ ban phát
phước lành, sự may mắn cho mọi người. Họ có trách nhiệm phải bảo vệ, chăm sóc các
vị thần này tốt hơn. Vì thế, những tín đồ Hồi giáo không ăn thịt lợn cũng như các chế
phẩm từ thịt lợn.

Bởi những quan niệm tôn giáo trên, người Ấn thường lựa chọn phương pháp ăn
chay.  Nguồn gốc của ăn chay xuất phát từ khái niệm Ahimsa (bất hại) của đạo Jain,
một tôn giáo cổ xưa mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dựa trên những tư tưởng của nó
để sáng tạo ra đạo Phật. Những người theo đạo Jain với quan điểm không sát sinh dù
trực tiếp hay gián tiếp để tránh tạo Karma (nghiệp chướng). Do đó, họ không chỉ ăn
chay mà họ còn kiêng kị đến mức tuyệt đối: không ăn cả các loại củ vì khi nhổ lên sẽ
làm chết những vi sinh vật sống nhờ vào rễ những cây đó; động vật chết tự nhiên cũng
không ăn vì làm phương hại đến những vi sinh vật phân hủy xác; mật ong, trứng sữa
đương nhiên cũng sẽ bị cấm. Ngoài ra, một số người Ấn Độ lại lựa chọn cách ăn
những loại thịt mà tôn giáo không cấm như: thịt cừu, thịt dê, thịt gà, thủy sản.

Mahatma Gandhi là một trong những người ăn chay nổi tiếng nhất ở Ấn Độ.
Gandhi là một người theo đạo Hindu nhưng chịu ảnh hưởng của đạo Jain. Ông ăn
chay trường vì mục đích tôn giáo, tâm linh, sức khỏe và cả chính trị: biểu hiện của
hình thức cách mạng bất bạo động. Ông thường nhịn ăn cho đến khi nào yêu cầu
chính trị của mình được đáp ứng. Ngoài việc tự dệt lấy trang phục của chính mình,
ông cũng có phần lập dị trong cách ăn uống khi chỉ ăn hoa quả thay cơm trong 5
năm hay có thú nuôi là một con dê luôn mang bên mình để có sữa tươi uống (khi đã
lớn tuổi, thường ốm nặng, bác sĩ và vợ ông đã khuyên ông uống sữa dê để đảm bảo
sức khỏe, là ngoại lệ duy nhất trong việc ăn chay của Gandhi).

12
2.7. Giao thoa với các nền ẩm thực bên ngoài

Dù có lịch sử rất dài và tính chất đặc thù rõ ràng, song ẩm thực Ấn Độ vẫn
không thể tránh khỏi những ảnh hưởng đến từ các nền văn hóa khác.

Thời Cổ đại, người Aryan đến từ Tây Á mang nhiều ảnh hưởng đến ẩm thực Ấn
Độ thông qua cách chế biến những đồ lên men như bánh mì, sữa chua, pho mát, bơ,
một số gia vị như nghệ tây (saffron) và cumin. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ
(Mughal) đến Ấn Độ vào thế kỉ XI, xâm lược và thống nhất đất nước vào thế kỉ XIV.
Họ đã đem văn hóa Trung Á cùng cách nấu nướng vào đây và để lại dấu ấn rõ rệt trong
ẩm thực miền Bắc. Đế quốc Ba Tư (Iran ngày nay) buôn bán với Ấn Độ và đã giới
thiệu rất nhiều ngoại nguyên liệu mới như nước hoa hồng, hạt cười (pistachio), nho
khô và hạnh nhân. Cuối cùng và rất quan trọng là ảnh hưởng của phương Tây. Người
Bồ Đào Nha và người Anh đã đem ớt, khoai tây, cà chua, súp lơ vào Ấn Độ, làm thay
đổi diện mạo rất nhiều món ăn mà ta nhìn thấy ngày nay. Trà có nguồn gốc từ Trung
Quốc, thông qua người Anh cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa Ấn Độ.

Ví dụ như bánh Samosa – một loại bánh chiên nổi tiếng của Ấn Độ. Bánh này
có nhân bên trong làm bằng khoai tây nghiền, đậu Hà Lan, gia vị. Ớt và khoai tây, hai
nguyên liệu quan trọng của ẩm thực Ấn Độ được người Bồ Đào Nha mang đến. Họ là
những người phương Tây đầu tiên tìm ra đường biển sang Ấn Độ và cũng là những
người phương Tây cuối cùng rời Ấn Độ. Goa – bang có diện tích nhỏ nhất Ấn Độ – là
thuộc địa của Bồ Đào Nha trong hơn 450 năm cho đến khi quân đội Ấn Độ giải phóng
vào năm 1961. Đây là nơi duy nhất ở Ấn Độ mà thịt lợn được ăn rộng rãi và có món cà
ri thịt heo. Samosa ở Goa vì thế cũng khác, nhân thịt và có rất nhiều món được làm
tương tự ở các thuộc địa của Bồ Đào Nha (Châu Phi và Brazil).

Không chỉ bị ảnh hưởng từ bên ngoài mà nền ẩm thực Ấn Độ cũng ảnh
hưởng ra các nước trong khu vực và thế giới. Tiêu biểu như ảnh hưởng của món cà
ri (curry) thì quả là rộng khắp. Ẩm thực của tất cả các nước Đông Nam Á đều đã có
món cà ri. Cùng với những người di cư sang phương Tây (không chỉ người Ấn Độ),

13
cà ri có mặt tại tất cả mọi đất nước trên thế giới, sánh vai cùng pizza của Ý. Cà ri đã
trở thành món ăn thường ngày tại rất nhiều nước, trong đó có cả những nước ẩm
thực truyền thống cực kỳ phát triển như Nhật Bản.

Người Nhật Bản ăn cà ri kèm cơm. Người Anh đã giới thiệu cà ri sang Nhật
Bản dưới thời Minh Trị và người Nhật nhanh chóng phổ biến, điều chỉnh cho hợp
khẩu vị. Qua nhiều thế hệ, hương vị cà ri Nhật ngày nay rất đặc trưng, khác lạ, ngay
cả người Ấn Độ cũng thích ăn. Bột cà ri Nhật bán trong các siêu thị trên toàn quốc
và xuất khẩu ra khắp thế giới.

2.8. Món ăn có sự khác nhau giữa các vùng miền

Văn hóa ẩm thực ở Ấn Độ đa dạng không chỉ ở số lượng món ăn hay cách nấu
mà còn đa dạng theo từng khu vực. Vì đây là một quốc gia rộng lớn, sở hữu những
dạng địa hình đặc biệt, khí hậu phức tạp, cho nên ẩm thực cũng biến đổi theo. Khi đi
đến Ấn Độ bạn sẽ hoàn toàn ngạc nhiên khi ẩm thực nơi đây có sự phân hóa khác biệt
giữa các vũng miền, đặc biệt là miền Nam Ấn và Bắc Ấn. Đa phần các nguyên liệu để
chế biến món ăn đều thể hiện màu sắc dân tộc, nhất là những kiêng kị trong tôn giáo.

Miền Bắc Ấn, bánh naan (bánh mì dẹt) và thịt nướng được xem là đặc sản,
nhưng ngược lại ở miền Nam, món cà ri cá tẩm nước cốt dừa ăn cùng cơm lại rất được
ưa chuộng. Nếu như ở miền Bắc Ấn Độ, hương vị món ăn được thể hiện qua việc sử
dụng cân bằng các nguyên liệu sữa, bơ sữa, sữa chua cùng ớt, nghệ, quả hạch và
thường không thể thiếu nước xốt, thì miền Đông Ấn Độ như vùng Orissa, Bengal,
Assam thường sử dụng mù tạc, cây thì là Ai Cập, ớt xanh và xốt thì là. Trong khi đó,
món ăn tại Nam Ấn Độ chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa, nước cốt dừa hay cà ri.
Các món ăn của vùng này thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị từ tự
nhiên như me, dừa, đậu lăng và một số loại rau. Còn ở miền Tây Ấn Độ thì chịu ảnh
hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và ở vùng Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng
của các quốc gia lân cận như Trung Quốc hay Burma.

14
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÓN NỔI TIẾNG CỦA ẤN ĐỘ

3.1. Món ăn truyền thống


3.1.1. Cà ri

Mỗi khi nhắc đến Ấn Độ, chúng ta không ai là không biết đến các món ăn Cà ri
nổi tiếng thế giới của họ. Cà ri có thể nói là quốc hồn trong ẩm thực Ấn Độ cũng giống
như phở của Việt Nam hay Kim chi của Hàn Quốc. Món ăn có thể chế biến từ nhiều
loại thịt khác nhau như nguyên liệu nêm chính không thể thiếu chính là Cà ri. Ẩm thực
Ấn Độ có nhiều món Cà ri nổi tiếng khác nhau mà bạn nên thử qua như món cà tím
Masala nấu với Cà ri (Baingan Masala), các món gà như Chicken Curry, Korma cay
vừa, Vindaloo, Kadhai, ...

3.1.2. Thali

Món Thali là một món ăn truyền thống từ thuở xa xưa trên các bàn ăn gia đình
của người Ấn. Bạn có thể dễ dàng tìm và thưởng thức món ăn này từ những nhà hàng
sang trọng cho đến các quán ăn bình dân. Thali là một món ăn hỗn hợp bao gồm cơm,
bánh mì Naan, cà ri đậu, khoai tây, sữa chua không đường và có thể kết hợp với những
nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị cho món ăn. Những món ăn này được đặt
chung trên một chiếc khay với tất cả nguyên liệu và được bày trí đẹp mắt.

3.1.3. Cơm Biryany

Người Ấn thường thưởng thức món cơm Biryani trong những bữa cơm sum họp
gia đình và sau những buổi chiều cầu nguyện ở nhà thờ Hồi giáo. Món cơm biryani
thường được dùng ăn kèm cùng với nhiều loại thịt với nhiều loại rau khác nhau. Thành
phần chính góp phần tạo nên sức hấp dẫn của món ăn chính là gạo basmati, loại gạo
này chỉ có ở Ấn Độ. Khi nấu, gạo có độ dẻo thích hợp và một màu trắng đẹp mắt. Quá
trình chế biến món ăn này khá phức tạp cho nên món ăn sau khi hoàn thành mang đến
một hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho người dùng.

15
3.1.4. Gà Tikka

Gà tikka là món ăn truyền thống của người Ấn đem đến cảm giác khá nhẹ
nhàng và nồng ấm trong những bữa cơm gia đình. Món này thường được dùng kèm
với bánh mì naan để tăng thêm hương vị. Món ăn này được chế biến từ gà ướp với bột
tikka masala và đa số người Ấn đều thích ăn cay nên tại một số vùng người ta đều ướp
thêm một số gia vị khác như bột ớt, bột gừng. Phần nước sốt được làm từ kem, gia vị
cay và bột màu cam từ cà chua mang đến hương vị độc đáo cho món gà tikka.

3.1.5. Bánh Samosa

Bánh Samosa là một loại bánh chiên có hình tam giác hoặc có hình dạng khác
tùy vào người nặn bánh. Bánh Samosa là một loại bánh ăn vặt khá được yêu thích tại
Ấn Độ và bạn sẽ tìm thấy món ăn này dễ dàng trên các con phố tại đây. Bánh có 2
phần gồm vỏ và nhân. Samosa có thể được nhồi nhân rau củ hoặc nhân ngọt hay nhân
thịt tùy thuộc vào sở thích của người ăn và được ăn kèm với sốt chutney bạc hà.

3.1.6. Bánh Naan

Bánh Naan là một loại oại bánh mì này rất đặc trưng của đất nước Ấn Độ.
Nguyên liệu để làm bánh là bột mì và men khô, nhưng điểm khác biệt chính là cách
chế biến. Sau khi nặn bánh thành những miếng mỏng dẹt thì người ta xếp xung quanh
nồi để nướng chín. Khi ăn bánh mì Naan, người Ấn Độ sẽ ăn cùng pho mát và cà ri.

3.1.7. Chaat

Chaat phải là một món ăn nhẹ phổ biến nhất ở miền Bắc Ấn Độ và nó cũng được
yêu thích trên khắp cả nước. Các bữa tiệc với món chaat cũng rất phổ biến và là một
lựa chọn tốt cho bữa tối. 

Để làm món Chaat, bước đầu tiên là làm bột, sau đó tạo thành các vòng tròn mỏng và
chiên ngập dầu. Những chiếc bánh quế này sẽ được phủ lên trên bằng khoai tây, đậu
xanh và được làm khô với nước sốt sền sệt, cay ngọt.

16
3.1.8. Gà Tandoori

Thật khó để tìm thấy bất cứ người Ấn Độ nào mà lại không yêu thích món gà
Tandoori. Đây là công thức gà nướng nổi tiếng của Ấn Độ. Mặc dù món gà Tandoori
truyền thống sẽ được nấu trong lò đất sét nhưng ngoài ra nó cũng có thể được ướp với
sữa chua trên vỉ nướng hoặc trong lò nướng. 

Hương vị đặc trưng của món ăn này đến từ tandoori masala, một hỗn hợp gia vị
bao gồm hạt rau mùi, gừng và nghệ để chỉ một vài loại. Món ăn này rất nổi tiếng và
thật sự đáng để bỏ thời gian ra thưởng thức.

3.2. Đồ uống truyền thống

Bên cạnh các món ăn truyền thống được nhiều người biết đến, thức uống cũng
là một trong những điều tạo nên sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực tại Ấn Độ. Từ
những vị ngọt, béo bùi của sữa đến vị thơm từ trái cây hay hương vị thảo mộc ... đều
góp phần làm tạo nét đặc trưng cho những loại thức uống phổ biến tại Ấn Độ.
Chúng rất hấp dẫn những du khách ghé thăm và thưởng thức.

3.2.1. Lassi

Lassi được làm từ hỗn hợp sữa chua với nước và thảo mộc hoặc hương liệu
Ấn Độ, đây là một loại thức uống giải nhiệt tuyệt vời cho những ngày nóng bức,
món thức uống này không chỉ nổi tiếng ở Ấn Độ mà còn phổ biến ở các nước lân
cận như: Pakistan, Nepal, Bangladesh …  

Một ly Lassi truyền thống sẽ có vị mặn và hương thơm đặc trưng từ cây thìa
là Ai Cập, mặc dù ngày nay Lassi được phổ biến ở nhiều nơi và được đa dạng hơn
với nhiều hương vị như ngọt mát, chua chua từ nước quả, nước hoa hồng ... thay thế
cho các loại thảo mộc truyền thống.

3.2.2. Trà sữa Masala Chai

17
Masala Chai là loại thức uống truyền thống có mặt lâu đời và được ưa chuộng
tại Ấn Độ, trong tiếng Hindi thì trà sữa Masala Chai có nghĩa là “trà hỗn hợp gia
vị”. Từ “Chai” trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là một loại trà.

Nguyên liệu chính để làm nên loại thức uống này chính là trà đen được ủ
cùng các loại thảo mộc, hương liệu có tác dụng tốt cho sức khỏe như: tiêu, gừng,
quế, hồi sao, đinh hương, bạch đậu khấu … kết hợp với sữa và chất tạo ngọt như
đường cát, đường phèn, đường thốt nốt, mật ong, mật mía, siro … làm nên món thức
uống ngon lành này.

Đối với người Ấn Độ, trà sữa Masala Chai không chỉ có công dụng giải khát
mà còn được xem là một vị thuốc giúp làm ấm cơ thể, lưu thông máu huyết, giảm
đường huyết và cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, trí nhớ, trị viêm khớp và các
bệnh đau đầu.

3.2.3. Thandai

Được biết đến như một loại thức uống truyền thống của Ấn Độ, Thandai là
một hỗn hợp đồ uống được chế biến khá cầu kỳ. Nó được làm từ quả hạnh nghiền
nhỏ xay cùng hạt thìa là, hạt dưa hấu, cây nghệ tây, cánh hoa hồng, thêm hạt tiêu,
bột gia vị bạch đậu khấu, sữa và đường và còn thơm đậm mùi hương hoa hồng nữa.
Nếu bạn có dịp ghé Ấn Độ trong dịp lễ hội sắc màu Holi, chắc hẳn bạn sẽ phải bắt
gặp món thức uống Thandai này trong suốt lễ hội.

3.2.4. Aam Panna

Món Aam Panna có màu xanh mát lành này là sự kết hợp hoàn hảo của xoài
xanh, đường và các loại gia vị khác. Đây là một thức uống không chỉ giúp giải nhiệt
cơ thể mà còn có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là những bị cảm nắng, làm
giảm sự mất muối và sắt do đổ mồ hôi trong mùa hè. Với thành phần chính được
làm từ xoài xanh, đường và các loại gia vị khác nên Aam Panna thường chứa nhiều

18
loại vitamin B1, B2, C và các khoáng chất cần thiết để bổ sung thêm sức đề kháng
cho cơ thể để chống chọi với những đợt nóng oi ả tại Ấn Độ.

Nhìn chung, những loại thức uống người Ấn không chỉ để giải nhiệt, mà còn
các tác dụng tốt đến sức khỏe con người đặc biệt trong những lúc thời tiết nắng nóng
tại đây. Nếu bạn có dịp ghé thăm xứ sở của những sắc màu tôn giáo, văn hóa này,
đừng quên thưởng thức những loại thức uống phổ biến tại Ấn Độ này.

CHƯƠNG 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ẨM THỰC ẤN ĐỘ TRONG BỐI CẢNH


TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Từ khóa “Toàn cầu hóa – hiện đại hóa” chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng
ta trong nhiều năm trở lại đây. Khẩu hiệu toàn cầu hóa hầu như phủ sóng trong hầu
khắp các lĩnh vực từ giáo dục đến kinh tế và xã hội…

Toàn cầu hóa chính là sự kết nối nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng như:
thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người… Hình dung đơn giản
hơn, toàn cầu hóa là việc chính phủ của một nước nào đó cho phép công dân của nước
mình được làm việc xuyên biên giới. Chỉ cần công dân đó đảm bảo thực hiện đúng
theo quy định mà các chính phủ các nước đã đề ra. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có rất
nhiều cách hiểu khác nhau vì khái niệm này tương đối lớn. Ở mỗi một giai đoạn và
thời kì chúng lại có sự chuyển dịch thay đổi để phù hợp với tình hình chung của thế
giới. Do đó ta nên hiểu chung toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các quốc gia khác nhau
trên thế giới.

Đặc trưng của toàn cầu hóa: Về kinh tế, cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế
của mình để hợp tác phát triển trên các quốc gia khác. Từ đó hạn chế được chi phí sản
xuất, nhân công lao động, nguồn nhiên liệu, khách hàng … Về xã hội, liên kết dân cư
giữa các vùng kinh tế khác nhau. Về chính trị, tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp

19
pháp bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị đầu tư và được vị được đầu tư. Về pháp lý, thay
đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi. Về văn hóa, tạo ra sự giao lưu
văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ thuật của thế giới …

Trong vài thập kỷ qua, rất nhiều người Ấn Độ đã đi đến các vùng khác nhau của
thế giới và ngược lại đã có một lượng lớn người dân các quốc gia khác nhau ở Ấn Độ.
Điều này đã dẫn đến việc Ấn Độ hóa các món ăn quốc tế khác nhau. Và hiện nay, nền
ẩm thực của quốc gia này đang dần được hiện đại hóa và quốc tế hóa theo thời gian.

4.1. Toàn cầu hóa ẩm thực Ấn Độ

Theo một bài báo nghiên cứu năm 2019 của nhà kinh tế học Hoa Kỳ Joel
Waldfogel, dựa trên dữ liệu du lịch từ TripAdvisor, nói rằng nền ẩm thực của Ấn Độ
hiện nay phổ biến thứ tư trên toàn thế giới. Trong đó, ẩm thực Ý, Nhật Bản và Trung
Quốc nằm trong top 3 và đứng trên Ấn Độ.

Ẩm thực Ấn Độ đặc biệt phổ biến nhất ở Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Thái
Lan, Nhật Bản, Đức, Pháp và Mỹ. Trong một cuộc khảo sát khác năm 2019 với 25.000
người đến từ 34 quốc gia, những người hâm mộ ẩm thực Ấn Độ lớn nhất đã thử món
này: người Ấn Độ là 93%, Vương quốc Anh là 84%, người Singapore là 77%, người
Na Uy là 75%, người Úc là 74 %, Người Pháp là 71%, người Phần Lan là 71%, người
Malaysia là 70%, người Indonesia là 49%, người Việt Nam là 44%, người Thái Lan là
27% và người Trung Quốc đại lục là 26%.

4.1.1. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa ẩm thực Ấn Độ

 Sự phát triển lâu dài và được nối mạng toàn cầu

Ẩm thực Ấn Độ đã phản ánh một lịch sử 8.000 năm tuổi của nó. Các nhóm văn
hóa và nền văn hóa khác nhau đã giao thoa, tương tác với Tiểu lục địa Ấn Độ, dẫn đến
sự đa dạng về hương vị và ẩm thực khu vực ở Ấn Độ ngày nay. Sau đó, sự tương tác

20
với người Anh và Người Bồ Đào Nha trong quá trình thực dân hóa cũng ảnh hưởng
thêm vào nền ẩm thực Ấn Độ.

 Sự kết hợp với nền ẩm thực của các nước khác


Một lý do khác cho sự phổ biến của ẩm thực Ấn Độ, đó là sự phát triển của một
số lượng lớn các món ăn Ấn Độ cộng đồng và hải ngoại riêng biệt như Ẩm thực Ấn
Độ Trung Quốc (Chindian hoặc Indian và ẩm thực riêng - Ẩm thực Quảng Đông dung
hợp), Món ăn Malaysia Ấn Độ, Món ăn Ấn Độ Singapore (dựa trên ẩm thực
Tamil), Ẩm thực Anh - Ấn (được phát triển trong thời kỳ Raj thuộc Anh ở Ấn Độ với
việc áp dụng các món ăn phương Tây với nguyên liệu Ấn Độ).

 Cộng đồng người Ấn Độ di cư quảng bá ẩm thực ra toàn thế giới

Vào năm 2019, theo dữ liệu do liên Hiệp Quốc với 17,5 triệu Cộng đồng
người Ấn Độ lớn nhất thế giới diaspora, bao gồm 3,4 triệu ở UAE, 2,7 triệu ở Mỹ và
2,4 triệu ở Ả Rập Xê-út. Sự di cư của người Ấn Độ đã truyền bá truyền thống ẩm thực
của tiểu lục địa trên khắp thế giới. Những món ăn này đã được điều chỉnh để phù hợp
với khẩu vị địa phương và cũng đã ảnh hưởng đến các món ăn địa phương. Cà risự hấp
dẫn quốc tế của đã được so sánh với pizza. Các món ăn tandoor của Ấn Độ như gà
tikka được phổ biến rộng rãi.

Nhà hàng Ấn Độ đầu tiên của Vương quốc Anh, Quán cà phê Hindoostanee,
mở cửa vào năm 1810. Đến năm 2003, có khoảng 10.000 nhà hàng phục vụ ẩm thực
Ấn Độ tại nước Anh và Xứ Wales một mình. Dựa theo Nước Anh'S Cơ quan Tiêu
chuẩn Thực phẩm, ngành công nghiệp thực phẩm của Ấn Độ ở Vương quốc Anh trị
giá 3,2 tỷ bảng, chiếm 2/3 tổng số nhà hàng ăn uống và phục vụ khoảng 2,5 triệu
khách hàng mỗi tuần. Một cuộc khảo sát của Các bài viết washington năm 2007 cho
biết hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm của Ấn Độ đã được đưa vào Hoa Kỳ kể từ năm
2000.

Ẩm thực Ấn Độ rất phổ biến ở Đông Nam Á, do ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
giáo và Phật giáo mạnh mẽ trong khu vực. Ẩm thực Ấn Độ đã có ảnh hưởng đáng kể
đến phong cách nấu ăn của Malaysia và cũng được yêu thích ở Singapore. Có rất nhiều

21
nhà hàng Bắc và Nam Ấn Độ ở Singapore, chủ yếu ở Ấn Độ nhỏ bé. Singapore cũng
được biết đến với ẩm thực kết hợp kết hợp truyền thống Ẩm thực Singapore với ảnh
hưởng của Ấn Độ. Ví dụ như món cà ri đầu cá là một sáng tạo của địa phương. Ảnh
hưởng của Ấn Độ đối với Ẩm thực Mã Lai có niên đại vào thế kỷ 19. Các món ăn khác
vay mượn cảm hứng từ phong cách nấu ăn Ấn Độ bao gồm các món ăn của người
Campuchia, Lào, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Miến Điện. Việc truyền
bá ăn chay ở các khu vực khác của châu Á thường được cho là do các thực hành của
đạo Hindu và đạo Phật.

4.1.2. Biểu hiện

 Các nhà hàng Ấn Độ được mở ra ở nhiều nơi trên thế giới

Nhiều người đánh giá rằng các món ăn Ấn Độ có thể được coi là truyền thống
nhưng lại mang tính toàn cầu. Đó là sự tổng hợp của tất cả các hương vị quen thuộc và
gia vị, nhưng việc thực hiện và trình bày phù hợp với ẩm thực hiện đại. Mehrotra, một
đầu bếp Ấn Độ nổi tiếng nói rằng “Món ăn Ấn Độ được sáng tạo hơn để phù hợp với
xu hướng và hương vị toàn cầu”.

Không chỉ gây ấn tượng về các món ăn đặc trưng của mình, nhà hàng Ấn Độ ở
nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, được nhiều thực khách lựa chọn vì
không gian quán vô cùng ấm áp và sang trọng mà giá cả cũng không quá cao nên sẽ
phù hợp với các buổi họp mặt bạn bè hoặc xum vầy cùng gia đình.

Một trong những sáng kiến nổi tiếng nhất của đầu bếp Mehrotra. Ông sáng tạo
ẩm thực truyền thống cho những ai yêu thích thực phẩm đường phố: Các loại bánh mì
nướng, bánh mỳ quen thuộc, đậu chickpeas, gia vị, me và meutin đều có mặt. Nhưng
thay vì sữa chua, Mehrotra sử dụng burrata Ý (mozzarella và kem). “Khách hàng Ấn
Độ của tôi thực sự thích nó, và họ tận hưởng nó nhiều hơn khi đó là hương vị kết hợp
vừa truyền thống vừa quốc tế,” ông nói.

22
New Delhi đến New York, Mehotra đều điều chỉnh menu của mình để thích
nghi với văn hóa và phong tục địa phương. “Ở Ấn Độ bạn không thể phục vụ thịt bò,
nhưng ở New York, chúng tôi đã có món thịt nướng kebab làm từ thịt bò với tủy xương
bò và có foie gras trên thực đơn. Chúng tôi cũng có các món ăn theo mùa, vì vậy khi
cua vỏ mềm vào mùa thì chúng tôi đã có để chế biến.”

Nhưng trong khi một vị trí cho nhà hàng London của ông vẫn chưa được hoàn
thiện. Mehrotra nói menu sẽ không thể tái hiện y nguyên giống như từ nơi nguồn gốc
New Delhi của nó. Sự đa dạng văn hoá của London, cùng với tình yêu của nước Anh
với món ăn của Ấn Độ, cho thấy ẩm thực Ấn đã được đón nhận tích cực và đa số phù
hợp với hương vị phức tạp và sự kết hợp gia vị của tiểu lục địa này.

Chia sẻ thêm, Mehrotra nói sẽ cố gắng đưa một màu sắc Ấn Độ vào các món ăn
do người Anh tạo ra như gà tikka masala hay balti? “Tôi thực sự đánh giá cao nỗ lực
của các đầu bếp Anh - Ấn đã tạo ra những món ăn này ở Anh. Vì những món ăn này
tôi nghĩ rằng ẩm thực Ấn Độ đã trở nên phổ biến ở đó hơn. Nhưng sẽ rất thú vị nếu tôi
thưởng thức một con gà Madras hoặc một con Bombay, không có ở Ấn Độ”.

Để giữ nguyên hương vị của ẩm thực Ấn Độ, tất cả các món ăn đều không dùng
đến bột ngọt, mà chủ yếu là từ các gia vị chính gốc của Ấn Độ. Điều này giúp tạo nên
hương và vị đặc trưng của món ăn.
 Xu hướng ăn chay ngày càng được ưa chuộng

Xu hướng ăn chay hiện nay không chỉ phát triển ở Ấn Độ mà còn lan tỏa đến
nhieuf nơi trên khắp thế giới. Có thể xem xét hiện tượng này trên nhiều lí do: sùng bái
niềm tin tâm linh, để bảo vệ sức khẻ trước những bệnh tim mạch, để cân bằng vóc
dáng, và cũng có thể là lý do kinh tế. Từ năm 2006, việc dán nhãn đồ chay đã trở thành
bắt buộc ở Ấn Độ: chấm tròn màu xanh là đồ chay, màu nâu là không chay.
McDonald’s đã phải chiều dân Ấn Độ bằng cách mở cửa hàng chay 100% đầu tiên trên
thế giới và đưa thêm nhiều món chay vào thực đơn fastfood.

23
Vài năm trở lại đây, các nhà hàng chay mở ra ngày càng nhiều, từ bình dân đến
cao cấp, từ các quán ăn rau củ đơn thuần đến những món chay giả mặn. Thị trường đồ
chay cũng ngày một tăng trưởng bởi xu hướng ăn chay ngày càng phát triển. Thói
quen ăn chay không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa
bệnh nữa mà đã trở thành xu hướng của thời đại.

Ăn chay đang dần trở thành ẩm thực thời thượng trong cuộc sống hiện đại ở các
nước phát triển, đặc biệt trong giới trẻ, nghệ sĩ và trí thức. Mỗi khi hẹn hò hay rủ nhau
tụ tập, điểm đến được ưa thích lại là những quán cơm chay. Thị trường nhà hàng chay
cũng trở nên sôi động hơn hẳn, đa dạng cả về chất lượng và giá, từ vài chục nghìn cho
tới vài trăm, từ bình dân như quán cơm đến các nhà hàng 4 sao.

Nếu như trước đây “cộng đồng” ăn chay chủ yếu là những người lớn tuổi ăn
chay theo đạo Phật, thì thật bất ngờ khi hiện nay đối tượng này lại chủ yếu là giới trẻ
có độ tuổi từ 18-25 tuổi, chiếm 58,5%. Độ tuổi từ 26 - 40 tuổi cũng chiếm phần trăm
khá cao là 26%. Với từng độ tuổi, có xu hướng ăn chay khác nhau. Kết quả khảo sát
trên chỉ ra rằng có 4 lý do chủ yếu để người ta chọn ăn chay. Đó là ăn chay giúp bảo
vệ sức khỏe, ăn chay để thanh tịnh, tâm hồn thanh thản, ăn chay giúp họ cầu nguyện
hoặc xám hối một chuyện nào đó, và lý do cuối cùng là ăn chay để giảm cân, có một
cơ thể cân đối hơn.

Một số ý kiến khác cho biết họ lựa chọn ăn chay vì thấy ngon, lạ miệng hay
không muốn sát sinh, và đặc biệt một số ý kiến cho rằng họ ăn chay để bảo vệ môi
trường, ... Những người này chia sẻ họ thường ăn chay khi có dịp cùng bạn bè người
thân, ăn chay vào các ngày mùng một, rằm và lễ tết. Ngoài ra có một số dịp như đi lễ
chùa, ăn chay theo phần ăn của chùa, … Có đến 51% trong tổng số người thực hiện
khảo sát trả lời rằng việc ăn chay rất có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Điều này

24
cho thấy những người theo đuổi thói quen ăn chay cảm nhận được sự thay đổi trong
suy nghĩ và sức khỏe cơ thể họ.

Ăn chay đang là xu hướng ẩm thực mới ở giới trẻ. Cho đến những năm gần đây,
khi người trẻ ngày càng cởi mở hơn với chế độ ăn chay, họ cho rằng đây là bước đi
hòa nhập xu hướng thế giới. Ở phương Tây “làn sóng ăn chay mới” không liên quan gì
tới những người ăn chay truyền thống vì tôn giáo. Những người ăn chay mới chỉ có
mục tiêu duy nhất: giữ sức khỏe và giữ vóc dáng nên họ thích ăn hoa quả và ăn chay là
những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, không chứa dầu mỡ, các chất béo, chất gây
lão hoá… Thậm chí các thương hiệu ẩm thực nổi tiếng thế giới, ngay như chuỗi cửa
hàng đồ ăn nhanh Mc Donald cũng phải bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn
chay, chế biến từ rau củ.

Làn sóng này cũng lan dần sang Việt Nam. Cùng với sự lên ngôi của mạng xã
hội, ảnh hưởng của các food influencers, fitness influencers… mà những thông điệp
tốt đẹp của các hiệp hội thuần chay đã phủ sóng rộng rãi trong thế hệ trẻ. Hình ảnh
long lanh trên Facebook, Instagram, YouTube… của các món chay đang hấp dẫn
nhiều bạn thử nghiệm. Trước đây, ăn chay thường bị coi là nhàm chán nhưng hiện tại,
những công thức món ăn đầy màu sắc sáng tạo đi kèm các hashtag #vegan, cùng lối
sống gần gũi thiên nhiên đang gõ cửa trái tim của không ít bạn bạn trẻ.
Cũng phải nói thêm rằng tình yêu động vật là yếu tố tác động đến quyết định của
không ít bạn trẻ. Những người bạn bốn chân nhanh chóng trở thành người thân trong
gia đình chứ không chỉ để giữ nhà, bắt chuột. Kết nối cảm xúc giữa con người và động
vật ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Dần dần họ bắt đầu bằng việc từ bỏ những món như
thịt chó cho đến chỉ ăn rau củ và các sản phẩm từ thực vật.

Trong thời buổi hiện đại ai cũng lo ngại về vấn đề thực phẩm lạm dụng hóa chất,
sức khỏe ngày càng được đề cao thì người trẻ cũng đi theo xu hướng lựa chọn ăn
chay – phương pháp ăn với nhiều rau, củ, quả và giảm các loại thịt động vật, chất

25
đường, chất béo… để có một thân hình cân đối và khỏe mạnh. Bởi các nhà khoa học
cũng đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng chay sẽ giúp cho việc phòng ngừa các bệnh
liên quan đến tim mạch, trước hết là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành, những
người ăn chay có chỉ số xơ vữa mạch máu thấp. Trong thức ăn chay có ít cholesterol, ít
acit béo, nhiều vitamin, có tác dụng chống ôxy hóa, nên các món chay rất thích hợp
cho người muốn có hình dáng thon gọn và trẻ lâu. Người ăn chay có khả năng dẻo dai
và sức chịu đựng tốt hơn người ăn thịt. Người ăn chay thường có tuổi thọ cao hơn
người ăn mặn.

Cuộc sống càng hiện đại, phát triển, nhiều người trẻ càng thấy có nhiều áp lực
nên thường có xu hướng tìm đến những điều nhẹ nhàng, thanh tịnh để giải tỏa căng
thẳng. Do đó, ăn chay cũng là cách giúp họ trở nên hiền lành và bao dung, sống gần
gũi với thiên nhiên, cây cỏ, cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống, từ đó giúp tâm hồn thêm
thanh tịnh hơn.

Một số người tham gia khảo sát cũng cho biết, họ chọn ăn chay đơn giản chỉ bởi
lý do tiết kiệm. Nguyên liệu để chế biến món chay ngon đơn giản chủ yếu từ thực vật
nên giá thành rẻ hơn thịt cá rất nhiều. Chỉ cần biết kết hợp ăn chay đúng cách, bạn vẫn
có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không bị thiếu chất.
Một thực đơn ăn chay phong phú, bổ dưỡng lại tiết kiệm chi phí là lựa chọn tốt nhất
phù hợp với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

4.2. Hiện đại hóa nền ẩm thực Ấn Độ

Rất nhiều đầu bếp Ấn Độ hiện nay đang khao khát đưa nền ẩm thực của họ
vươn tầm ra nền thế giới. Vấn đề này đã và đang diễn ra ở rất nhiều khía cạnh. Năm
2001, các đầu bếp gốc Ấn tại trụ sở London là Vineet Bhatia (Zaika) và Atul Kochhar
(Tamarind) trở thành người Ấn Độ đầu tiên đạt được sao Michelin. Kể từ đó, họ đã có

26
những nỗ lực để có được mức giá xứng đáng hơn cho các món ăn tại Pháp và khu vực
Scandinavi.

Tháng 2 năm 2016, nhà hàng của đầu bếp Ấn Độ Gaggan Anand tại Kolkata –
Bangkok trở thành nhà hàng tốt nhất ở Châu Á trong ba năm liên tiếp. Kết hợp ẩm
thực đường phố Ấn Độ với kĩ thuật phân tử hiện đại, món ăn của Gaggan Anand đang
khai phá những điều còn bị bỏ sót trong ẩm thực Ấn Độ và chứng minh sự chú ý của
cả thế giới. Cho đến nay vẫn không có nhiều sự tôn trọng đối với ẩm thực Ấn Độ”,
Mehrotra than thở. “Chúng vẫn được coi là một loại thực phẩm rẻ tiền và béo ngậy,
dầu mỡ. Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi và trong hai năm gần đây ẩm thực Ấn Độ
đang trở nên nổi bật và nhận được sự tôn trọng hơn. Nhưng chúng ta vẫn còn một
chặng đường dài để đi.” – ông khẳng định.

Vì vậy mà mỗi món ăn của ông đều có sự sáng tạo và đổi mới vô tận, sự toàn
vẹn của nguyên liệu, đơn giản nhất nhưng đem lại cảm xúc nhất. Chỉ cần nhìn và chạm
sẽ đem lại điều tuyệt vời về sự thưởng thức để đặt ẩm thực Ấn Độ vào bản đồ thế giới.

Hiện nay, không chỉ các nhà hàng Ấn Độ ở nước ngoài mà còn cả nhà hàng Ấn
Độ tại chính quốc gia này đã có cách thức để hiện đại hóa và phù hợp hơn với nhu cầu
của tất cả mọi người. Bên cạnh việc ăn bốc theo phong cách truyền thống của ngươi
Ấn, những nhà hàng này còn có một khu ăn riêng dành cho những người dùng dĩa
phương Tây hoặc những người dùng đũa. Bởi vì hương vị của món Ấn thì rất hấp dẫn
nhưng không phải ai cũng có thể ăn bốc theo cách ăn của người Ấn. Điều này giúp cho
các món Ấn và các nhà hàng Ấn trở nên dễ dàng và phổ biến hơn với tất cả mọi người.

27
C. KẾT LUẬN

Có thể nói toàn cầu hóa đã thay đổi các khía cạnh khác nhau của xã hội
Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm cả thói quen ăn uống của người dân
Ấn Độ. Mặc dù ngay từ cái nhìn đầu tiên, mối liên hệ giữa toàn cầu hóa và lượng
thực phẩm trông có vẻ khá xa vời. Có người cho rằng quá trình toàn cầu hóa đã
làm mất đi bản sắc của các món ăn Ấn Độ, nhưng có lẽ điều đó hoàn toàn sai
lầm bởi văn hóa ẩm thực là sự kết hợp của các yếu tố thực phẩm của các nền
văn hóa khác nhau. Sự thay đổi trong các món ăn nó chỉ đơn thuần là đôi khi thay
đổi theo hướng tốt hơn, kết hợp các thành phần và quy trình mới và đa dạng hơn, nó
không làm mất đi những giá trị vốn có của các món ăn tiền thân đó.

Và chúng ta phải nhận thức rõ một điều là không có quốc gia nào là không chú
trọng phát triển nền kinh tế đất nước mà toàn cầu hóa có nghĩa là đưa nền kinh tế trong
nước đến gần hơn với nền kinh tế quốc tế trên nhiều phương diện. Đó là hệ quả của
quá trình tự do hóa và không kiểm soát. Cơ sở lý luận của tự do hóa và toàn cầu hóa là
mang lại sự cạnh tranh và hiệu quả cho nền kinh tế. Do đó toàn cầu hóa trong ẩm thực
cũng chính là một yếu tố giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển hơn.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://vi.melayukini.net/wiki/History_of_Indian_cuisine
2. https://chefstore.vn/am-thuc-an-do-nong-nan-hay-nong-nac/
3. https://www.hocvienamthuc.com/manish-mehrotra-va-khao-khat-dua-thuc-
ngang-tam-gioi
4. https://www.dulichhoanmy.com/blog/an-chay-xu-huong-cua-cuoc-song-hien-
dai
5. https://www.google.com.vn/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwj
k0qO0lbLxAhUEVpQKHfOdCbMQFjAEegQIGxAD&url=https%3A%2F
%2Fnamkylan.com%2Fkien-thuc%2Fkinh-doanh%2Ftoan-cau-hoa-la-gi
%2F&usg=AOvVaw1QvJbmnSVQSg7KNXhjQWmp

29

You might also like