You are on page 1of 15

KHOA NGÔN NGỮ HÀN QUỐC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

TIỂU LUẬN
Đề tài: “KIM CHI – MỘT NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA
HÀN QUỐC”

Giảng viên : Thạc sĩ Nguyễn Lệ Thu

Họ và tên : Lê Phương Anh

Mã sv : 21012439

Lớp : Đất nước và văn hóa Hàn Quốc – N02

HÀ NỘI,THÁNG 3/2023
0
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
NỘI DUNG......................................................................................................3
1. Tìm hiểu về Kim chi...........................................................................................3
1.1 Kim chi là gì?.................................................................................................3
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Kim chi.................................................3
1.3 Nguyên liệu và phương pháp làm Kim chi ....................................................4
1.4 Giátrị dinh dưỡng của kim chi và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con
người.............................................................................................................. 6
2. Phân loại Kim chi........................................................................................7
2.1. Phân loại kim chi theo thành phần nguyên liệu.....................................8
2.2. Phân loại kim chi theo mùa...................................................................9
2.3. Phân loại kim chi theo vùng................................................................11
3. Kim chi - nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ...............................11
KẾT LUẬN.....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

1
MỞ ĐẦU

Một trong những nét văn hóa tiêu biểu của Hàn Quốc đã gắn bó với những người Hàn
Quốc từ rất lâu. Đó chính là Kim Chi – món ăn đặc trung tuyền thống của người Hàn
Quốc – Đây là một nét văn hóa ẩm thực tiểu biểu của Hàn Quốc mà mọi người trên thế
giới khi nghĩ về Hàn Quốc đều nói đến Kim Chi.

Khi nhắc tới Hàn Quốc, điều đầu tiên chắc chắn mọi người sẽ nghĩ tới là kim chi. Bạn
có thể bắt gặp kim chi ở mọi nơi khi đến Hàn Quốc. Ngay cả trong khoảnh khắc lưu lại
những tấm ảnh đẹp thì mọi người cũng hô lên “kimchi” trước khi chụp ảnh. Kim chi
được mệnh danh là "món ăn quốc dân" của Hàn Quốc cũng giống như phở ở Việt
Nam.Kim chi vừa tốt cho sức khỏe, vừa hợp khẩu vị của mọi lứa tuổi. Thế mọi người có
biết tại sao kim chi lại trở thành món ăn quốc dân và được nhiều người biết đến như hiện
nay không? Và tại sao trong bữa ăn của mỗi người Hàn Quốc nhất định không bao giờ
thiếu món ăn này? Phương pháp làm ra sao và ý nghĩa của kim chi đối với người dân Hàn
Quốc?

Trong bài luận này, em xin trình bày sơ lược hiểu biết của mình về kim chi và có
thông qua một số tài liệu tham khảo. Bài luận còn nhiều thiếu xót, mong cô xem, nhận
xét và góp ý để bài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

2
NỘI DUNG

1. TÌM HIỂU VỀ KIM CHI

1.1 Kim chi là gì ?

Kim chi (Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền
thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa trong tiếng Triều
Tiên thường được phát âm là chim-chae (Hangeul: 침채; chữ Hán: 沈菜), nghĩa là "rau
củ ngâm". Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi (김치) không có gắn
liền với chữ Hán gốc của nó. Mặc dù có trên 200 loại kim chi kác nhau ở Hàn Quốc dựa
trên sự khác nhau về nguyên liệu và phương pháp lên men, loại kim chi phổ biến và nổi
tiếng nhất là kim chi cải thảo (배추김치).

Kim chi có một lịch sử rất lâu đời, một số nguồn cho rằng Kim chi có thể đã xuất hiện
chừng 2600-3000 năm trước. Món ăn này được làm bằng cách lên men các loại rau củ
chủ yếu như là: cải thảo, bắp cải, củ cải, hành lá, dưa chuột… Theo Bảo tàng về Kim chi
ở Seoul, tính đến nay có khoảng 187 loại kim chi.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Kim chi.

Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Hàn Quốc đã tuyển bố “Kim Chi là một Quốc
Bảo”. Kim chi đã có một lịch sử rất lâu đời. Do Hàn Quốc là một nước có khí hậu lạnh,
mùa đông rất khắc nghiệt vì có nhiều tuyết. Mùa đông ở Hàn Quốc thường kéo dài, và
trong mùa đông không có một loại cây nào có thể phát triển được. Vì vậy mà người Hàn
Quốc đã phải dự trữ thức ăn, đặc biệt là phải dự trữ các loại rau để cung cấp vitamin cho
cơ thể. Để chuẩn bị cho mùa đông giá rét, người Hàn Quốc đã có một phương pháp bảo
quản và chế biến bằng cách làm khô với củ cải, củ Sâm, một số loại lá..., hoặc bằng cách
ướp với tương đậu, hoặc ướp với tương ớt và ớt bột..., rồi ngâm trong chum vại. Do đó
khi mùa đông đến thì người Hàn Quốc sẽ không lo lắng về việc thiếu rau củ nữa. Mặt
khác, do khí hậu lạnh, có tuyết, vào mùa đông thường là dưới âm độ do đó ăn mặn và ăn
cay là một trong những phương pháp giữ ấm cho cơ thể. Từ đó hình thành nên món ăn
kim chi (tuy nhiên cũng cần phải trải qua nhiều thay đổi mới trở thành món kim chi hiện
nay)

Tuy nhiên, có một số nguồn tin khác cho rằng kim chi có nguồn gốc từ việc muối chua
ở Trung Quốc, khi du nhập vào Hàn Quốc đã được thay đổi một số nguyên liệu cho phù
hợp với khẩu vị, kim chi ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Đầu tiên, kim
chi được gọi là Shimchae (có nghĩa là củ cải muối) và do biến tấu, kim chi được đổi tên
thành Dimchae (딤채)_Kimchae(김채)_Kimchi(김치). Trong triều đại Shila (654-935)
3
và Kpryo (918-1392), nguyên liệu chính được sử dụng để làm kim chi là củ cải. Mãi đến
triều đại Joseon (1349-1910) vào thế kỷ 18, ớt mới là một trong những loại gia vị chính
được sử dụng trong sản xuất kim chi. Sau khi các loại rau ngoại nhập vào thế kỷ 19, đặc
biệt là bắp cải Trung Quốc làm nguyên liệu chính, nó cũng là loại kim chi ngày nay.

Sự phát triển của kim chi được kể lại có nguồn gốc từ các nền văn hoá khác nhau, bắt
đầu ở thời của 3 vị vua của Hàn Quốc trước đó. Kim chi ở thời xa xưa: có thể biết được
rằng chúng đơn giản là quá trình muối chua rau quả để bảo quản chúng lâu hơn. Kim chi
trong thời Goryeo: có 2 loại kimchi Jangajji (củ cải thái miếng ngâm trong nước chấm
đậu tương) và loại Sunmu Sogeunjeori (củ cải muối). Kimchi ở thời Joseon: sau khi rau
quả nước ngoài du nhập, đặc biệt là cải bắp của Trung Quốc, thì bắp cải được dùng như
một nguyên liệu chính. Ớt được nhập khẩu về Hàn Quốc từ Nhật vào đầu thế kỷ 17,
nhưng gần 200 năm sau nó mới thực sự là nguyên liệu của kim chi, và cũng chinh nhờ ớt
mà kim chi qua quá trình muối, ngâm trở nên hấp dẫn với màu đỏ của nó. Kim chi hiện
đại: trở thành một loại thực phẩm truyền thống, được các nhà khoa học nghiên cứu và
phát triển để có chất dinh dưỡng cao và kim chi đã được đề cử là một loại thực phẩm của
tương lai với nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy mà việc xuất khẩu kimchi sang nước ngoài
phát triển một cách nhanh chóng.

1.3. Nguyên liệu và phương pháp làm Kim chi.

Tất cả các loại rau củ đều có thể làm kim chi nhưng người Hàn Quốc hay sử dụng cải
thảo để làm kim chi là phổ biến nhất. Sau đây em xin phép trình bày phương pháp kim
chi bằng cải thảo.

1.3.1 Lựa chọn nguyên liệu:

a. Cải thảo: là nguyên liệu chính trong sản xuất kim chi nên lựa chọn những bắp cải
tốt nhất là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Nên chọn những bắp cải thảo tươi và sạch
với nhiều lớp lá xanh và mỏng, thường chọn giữ lại phần bên trong cải thảo còn bỏ lớp lá
bên ngoài giúp cất lượng sản phẩm tốt hơn. Sau khi lựa chọn xong phải để nơi sạch sẽ và
đưa vào các công đoạn chế biến ngay để đảm bảo độ tươi xanh của nguyên liệu và tránh
sự tấn công của vi khuẩn và các vi sinh vật khác.

b. Củ cải: ngoài việc chứa một lượng nước khá lớn còn là nguyên liệu chứa nhiều
vitamin C và diastase- một loại enzyme tiêu hóa. Vì vậy ăn nhiều củ cải rất tốt cho sự tiêu
hóa. Một điều cần lưu ý là lượng vitamin bên ngoài lớp vỏ gấp đôi lượng vitamin bên
trong củ cải nên tốt nhất là rửa sạch lớp vỏ bên ngoài thay vì gạt bỏ chúng. Củ cại đạt
chất lượng phải là củ cải lớn, sạch và tươi.

4
c. Dưa chuột: nên sử dụng dưa còn non, ít ruột, thịt chắc và không úa vàng. Cần chú ý
lựa chọn dựa chuột theo kích thước quả dưa và hàm lượng đường trong dưa. Dưa chuột
nhỏ quả chứa nhiều đường và ít cellulose hơn dưa to, vì vậy dưa nhỏ có phẩm chất tốt
hơn. Dưa chuột đem muối cần có hàm lượng đường không nhỏ hơn 2%.

d. Ớt bột: trong sản xuất kim chi người ta thường hay sử dụng ớt bột, tốt nhất là dùng
ớt bột Hàn Quốc có màu đỏ tươi và ít cay.

e. Hành lá: khi làm kim chi người ta nên chọn những cây hàn lá dáy, thân xanh tươi và
có gốc hơi trắng.

f. Sau khi các thành phần chính được ướp muối sẽ được hòa trộn với các nguyên liệu
phụ gồm các loại gia vị và những thành phần khác. Ớt bột đỏ, tỏi, gừng, lá hành, lá hẹ,
đường, muối, nước mắm, vừng đã rang chính, một ít gạo nếp, một ít ớt, một quả lê là
những nguyên liệu thêm vào trong quá trình làm kim chi.

1.3.2 Chuẩn bị làm:

 Cải thảo bổ làm hai hoặc bốn ( nếu là cây to) sau đó rắc muối vào từng kẽ lá và
mang ngâm với nước muối khoảng 3-4 tiếng đến khi lá mềm và dẻo thì vớt ra
để cải thảo dóc hết nước.
 Quả lê gọt vỏ, bỏ hạt sau đó bỏ vào máy sinh tố xay nhỏ cùng gừng, ớt tươi, tỏi,
hành tây, nếu không có máy xay sinh tố thì có thể dùng dam băm nhỏ.
 Lá hành, lá hẹ tươi, cắt dài 3cm.
 Bột gạo nếp nấu chín với nước để tạo thành một loại hồ ( không đặc) rồi để
nguội.

1.3.3 Cách làm:

Cho hồ vào một cái thay hoặc chậu to với ớt bột và các nguyên liệu xay nhỏ ( lê, tỏi,
gừng...) cộng với một ít vừng đã rang chín trộn đều. Các gia vị đã được trộng không cay
quá, không mặn quá nhưng nhạt quá thì kim chi chua rất nhanh vì vậy phải có độ mặn
vừa đỏ. Sau khi hỗn hợp trên đã vừa thì cho àn lá, hẹ vào sau cùng để 2 nguyên liệu này
không bị nát.

Sau đó dùng hỗn hợp trên phết vào từng lá cải thảo, sau khi đã phết lần lượt vào từng
lớp lá cải thảo thì cuộn lại cho vào chum hoặc hộp để lên men làm chua.

Khi đã làm xong thì phải bảo quản kim chi một cách cẩn thận. Ngày xưa, người Hàn
Quốc chưa có tủ lạnh thì họ cho kim chi vào các chum – vại rồi chôn xuống đất để kim

5
chi tự lên men tự nhiên. Và cách làm chua này đã làm kim chi có một vị rất ngon độc
đáo, tự nhiên vì không có tác dụng của công nghệ khoa học.

Ngày nay thì người Hàn Quốc bảo quản kim chi bằng tủ lạnh để kim chi chín dần dần.
Quá trình làm kim chi rất phức tạp, mỗi thứ một tí và nếu bảo quản không cẩn thận thì
Kim chi sẽ không ngon.

Những món ăn biến tấu từ kim chi: bánh kim chi, cơm rang kim chi, canh kim chi, ...

1.4. Giá trị dinh dưỡng của kim chi và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con
người.

1.4.1 Thành phần dinh dưỡng của kim chi.

Bảng thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong kim chi cải thảo

( nguồn : Barona)

1.4.2 Tác dụng của kim chi đối với sức khỏe con người.

a. Tác động tích cực:

6
 Bổ sung men vi sinh giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, cảm cúm,
táo bón, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, sức khỏe tim mạch , cải thiện tình
trạng da...
 Có tác dụng chống viêm nhờ thành phần Probiotics, các hợp chất hoạt động và
thực phẩm lên men.
 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ chiết xuất kim chi giúp cải thiện tình trạng huyết
áp cao, tác dụng ngăn tình trạng tích tụ chất béo và chống viêm.
 Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân do có hàm lượng calo thấp
và nghiên cứu đã chỉ ra có khả năng giảm chỉ số BMI của cơ thể.
 Ngoài ra, kim chi còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa nhờ khả năng kéo
dài tuổi thọ của tế bào.

b. Tác động tiêu cực:

 Nếu lạm dụng kim chi , dùng quá liều lượng sẽ khiến người ăn bị đầy hơi .
 Có khả năng gây ung thư nếu bạn sử dụng kim chi chưa được lên men kỹ hoặc
đang có dấu hiệu bị hỏng.

2. PHÂN LOẠI KIM CHI.

Đa số thực khách nước ngoài đều chỉ biết đến “phiên bản” kim chi được làm từ cải
thảo muối chua cùng ớt bột và một vài nguyên liệu, gia vị khác. Đây là loại kim chi phổ
biến nhất và cũng được xem là nổi tiếng nhất của người Hàn. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ
không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng kim chi cải thảo chỉ là 1 trong số 187 loại kim chi có
mặt ở quốc gia này.Có rất nhiều loại kim chi khác nhau dựa vào thành phần nguyên liệu
được sử dụng, phương pháp chế biến , mùa thu hoạch và vùng miền địa lý.

7
2.1 Phân loại kim chi theo thành phần nguyên liệu chính :

8
2.2 Phân loại theo mùa:

a. Mùa xuân và mùa hè:

Yeolmu-Kimchi (Kim Chi Củ Cải Non Mùa Hè) : mặc


dù mỏng và nhỏ, nhưng củ cải non mùa hè là một trong
những loại rau phổ biến nhất để làm món kim chi vào mùa
xuân và mùa hè. Có thể sử dụng hoặc không sử dụng mắm
cá. Cơm trộn với yeolmu-kimchi và mì lạnh với yeolmu-
kimchi là những món ăn độc đáo và hấp dẫn trong ngày hè
nóng bức.

Nabak-Kimchi (Kim Chi Nước) : Cần dùng củ cải, bắp cải thảo và
một lượng lớn nước dùng để làm loại kim chi này. Đây là loại kim chi
sẵn có trong tất cả các mùa quanh năm. Các loại gia vị khác sẽ được băm
nhỏ để tránh nước dùng bị quánh đặc và bị dính.

Oi-So-Bagi (Kim Chi Dưa Chuột) : là loại kim chi phổ biến nhất vào
mùa xuân và mùa hè. Món ăn này chỉ được dùng khi các nguyên liệu đã lên men. Bạn
nên nhớ ngâm dưa chuột vào nước muối để đảm bảo dưa không bị nát. Để nguyên liệu
không bị rơi ra ngoài, nên dùng dao rạch vài đường lên miếng dưa chuột, nhưng nếu làm
kim chi dưa chuột với số lượng lớn thì chỉ cần cắt bỏ phần đầu và thái lát theo chiều dọc
của quả dưa chuột. Để giữ cho vị tươi mát, không sử dụng nước mắm.

Ngoài ra cũng có các loại kim chi khác như Kim chi Crown daisy, Kim chi Puchu
( một loại lá thơm Trung Quốc dùng làm gia vị), Kim chi kkennip ( kim chi lá mè), kim
chi Minari ( kim chi cải xoong Hàn Quốc), kim chi Kaji sobagi( kim chi cà tím).

b. Mùa thu:

Kim chi Baechu ( Kim chi cải thảo): là loại kim chi thường được làm vào mùa đông
bằng cách ướp đầy các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn vào những lớp lá cải thảo đã
được ngâm muối, sau đó bảo quản trong chum vại hoặc
hộp kín. Ở khu vực phía bắc, người ta thường thái nhỏ
củ cải, trộn đều với các gia vị, sau đó phết đều vào các
lớp lá của cây cải thảo đã được ngâm muối. Ở khu vực
phía nam, họ thường phết “so” (một loại nguyên liệu
không phổ biến ở phía bắc) trộn với nước hải sản khá mặn

9
và bột gạo nếp lên trên toàn bộ bắp cải. Ở các khu vực ẩm ướt hơn thì người ta muối kim
chi mặn hơn, cay hơn và đậm màu hơn.

Got-Kimchi (Kimchi Lá Cải Ấn Độ) : Vị cay của loại kim chi này chủ yếu là từ một
lượng lớn bột ớt đỏ làm cho món ăn này vị đắng và hương thơm độc đáo khiến cho người
ăn tỉnh táo và kích thích vị giác. Gotwhich được đánh giá là ngon thường có hương vị và
mùi thơm nồng, và sắc tím. Bạn có thể thêm những lá hành non nếu muốn gia tăng hương
vị món ăn.

Bo-Kimchi (Kim Chi Cuộn): là kim chi truyền thống, đặc biệt không chỉ nổi tiếng ở
thị trấn Gaeseong, mà còn nổi tiếng khắp đất nước Hàn Quốc. Kể từ khi loại kim chi này
được phục vụ như một món cuốn, các thành phần được cuộn, được gói trong lá bắp cải và
sau đó được bảo quản và ủ trong một chiếc hộp màu trắng. Loại kimchi này rất dễ phục
vụ và dễ ăn, và thường không bị thừa.

Kkakdugi (Kim Chi Củ Cải): mặc dù củ cải luôn sẵn có quanh năm, nhưng loại củ cải
mùa đông ngọt hơn và chắc hơn. Đó là lý do tại sao nhiều món ăn phụ đóng hộp được
làm từ củ cải. Nếu thêm lá củ cải xanh, lá cải, hành lá và lá ngoài của cây bắp cải vào
kkadugi sẽ làm cho món ăn này trở nên thơm ngon hơn. Mắm tôm nên được dùng thay
cho cho nước nước chấm làm từ cá sẽ mang đến cho Kkakdugi một màu sắc tối hơn và
hương vị thơm nồng.Ngoài ra còn có Kim chi Ojingo chae( kim chi mực ống), kim chi
gungjung jotgukji....

c. Mùa đông:

Dongchimi (Kimchi Nước Củ Cải): Mùi vị mát lạnh của lê


với vị ngọt đậm và củ cải kết hợp để tạo ra món dongchimi có
hương vị ngon nhất. Lê dùng để làm dongchimi cần phải chín
tới để món ăn được bảo quản tốt nhất; ngoài ra, khi lê chín
tới, vị ngọt chiếm khoảng 7-10%, nhiều đường fructose, và ít
gluco nhất. Vì có mùi vị ít chua, nên lê là nguyên liệu lý
tưởng để làm món dongchimi.

Chonggakmu-Kimchi (Kimchi
Làm Bằng Toàn Bộ Củ Cải): loại kim chi này rất phổ biến
trên toàn Hàn Quốc nhưng cũng rất đa dạng và chủ yếu
khác biệt là do loại mắm được sử dụng để làm món ăn này,
ngoài ra thì cũng cần cho thêm bột ớt đỏ và bột gạo. Đây là
loại kimchi được mọi người thích nhất, sau đó là baechu
kimchi, dongchimi, và kkakdugi.

10
Ngoài ra còn một số loại kim chi khác như : kim chi baek ( kim chi trắng), kim chi
Hobak, kim chi Godlebbbagi ( rau diếp Hàn Quốc), Kim chi chae kkakdugi ( củ cải xắt
nhỏ ),...

2.3 Phân loại theo vùng:

a. Miền Bắc:

Ở miền Bắc khi hậu lạnh, người ta thường dùng ít muối, làm thành những món kim
chi mỏng và tươi. Mắm cá và nước súp cũng được sử dụng để có vị mặn ưa thích mà nếu
như dùng muối ta sẽ không có được. Trong đó có một số loại tiểu biểu như: Kim chi
Hamkyeong, Kim chi Pyeongan, Kim chi Hwanghae, Kim chi Kwangwon, Kim chi
Seoul- kyeong-gi.

b. Miền Nam:

Miền Nam khí hậu ấm áp, người ta sử dụng nhiều muối hơn để giữ cho kim chi được
tươi lâu hơn. Kim chi miền Nam mòng và dày, nhiều gia vị và ít nước. Có màu đỏ nhạt
và nhiều nước do được thêm ớt đỏ và nước xúp. Một số loại phổ biến như : Kim chi
Chungcheong, kim chi Kyeongsan, kim chi Cheolla, kim chi Cheju.

3. KIM CHI – NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

Hàn Quốc được biết đến với tên gọi “xứ sở kim chi”, bởi đây không chỉ là món ăn
truyền thống xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người Hàn mà nó còn được người dân nước
này xem như một “quốc bảo”, biểu trưng cho nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và góp phần
quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới.

Ngày nay, kim chi đã có mặt trong thực đơn ở những vùng đất cách xa bán đảo Hàn -
nơi khai sinh ra nó. Món cải thảo cay nồng đượm mùi tỏi này giờ được dùng để phủ mặt
bánh pizza và trộn taco ở Anh, Úc và Mỹ. Mới đây, vào cuối năm 2013, “kimjang”,
truyền thống làm kim chi như một sinh hoạt cộng đồng đã chính thức được Unesco công
nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Rõ ràng kim chi là một phần không thể tách rời trong ẩm thực Hàn Quốc. Người dân
Hàn Quốc ăn gần 2 triệu tấn kim chi mỗi năm. Kim chi thường xuất hiện trong các món
hầm và súp, thậm chí không bữa ăn nào được coi là hoàn chỉnh nếu thiếu một đĩa kim chi
cải thảo, kèm theo đó là các loại kim chi khác làm từ củ cải, dưa chuột, lá tía tô hoặc từ
các loại rau theo mùa.

Kimjang – Cầu nối tình cảm gia đình và tinh thần cộng đồng. Thật khó để diễn tả hết ý
nghĩa tinh thần to lớn của Kim chi và Kimjang trong cuộc sống của mỗi người dân Hàn
11
Quốc. Người Hàn không làm Kim chi một mình mà thường làm cùng gia đình, bạn bè
hoặc với láng giềng. Ngoài ra, Kim chi cũng còn được dùng làm quà để tạo sự thân tình,
gắn bó. Việc muối Kim chi thường kéo dài tùy thuộc vào số lượng muốn muối và số
người tham gia, nhưng ít nhất cũng phải mất hai ngày.

Kimjang – Phương tiện truyền đạt đời sống và suy nghĩ của người Hàn Quốc. Văn hóa
Kimjang thực sự mở ra cho chúng ta một cánh cửa đặc biệt để bước vào tìm hiểu về cuộc
sống của người dân Hàn Quốc.Văn hóa Kimjang và sự xuất hiện của các loại Kim chi
minh chứng cho một mùa đông vô cùng khắc nghiệt mà người dân nơi đây phải trải qua.
Vào mùa đông, việc tìm kiếm rau củ hay trồng trọt là điều rất khó khăn. Vì vậy dự trữ
thực phẩm, hay chế biến những món ăn có khả năng bảo quản lâu dài là rất cần thiết. Thế
là Kim chi và văn hóa muối Kimchi đã ra đời như một lời giải cho bài toán cấp thiết ấy.

Hơn thế Kimjang- ngày hội của tình yêu thương. Lễ hội làm kimchi cho người nghèo
được bắt đầu từ năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2004, lễ hội mới lan rộng ra cả nước và
năm 2013 là năm thứ 14 sự kiện này được tổ chức. Tính đến nay, chương trình này đã
chia sẻ kimchi cho khoảng 2,5 triệu hộ gia đình nghèo. Trong tháng 1 năm 2014, lễ hội
“Muối kimchi chia sẻ yêu thương” đã chính thức được sách Kỷ lục Guinness thế giới ghi
nhận là lễ hội làm kimchi quy tụ số lượng người tham gia đông đảo nhất tại một địa điểm.
Trong ngày diễn ra lễ hội, có đến 120.000 bó cải thảo ngâm muối nặng tương đương 200
tấn và 50 tấn gia vị được sử dụng để muối kimchi. Lễ hội “Muối kimchi chia sẻ yêu
thương” với phần đông tham dự là “bà Yakult – bà sữa chua” là ý tưởng của bà Lee Seo-
Won ở Busan. Là người phân phát sữa chua, bà Lee Seo-won đã gặp rất nhiều người già,
người có hoàn cảnh khó khăn sống một mình, không thể hoặc rất khó tự mình làm được
kimchi. Sau đó bà chủ động mang kimchi do mình muối đến chia sẻ cho những người có
hoàn cảnh khó khăn, từ đó nảy ra ý tưởng tất cả những người giao sữa chua cùng hợp lại
làm kimchi cho người nghèo.Từ ý nghĩ rằng đối với người Hàn Quốc chỉ cần có kimchi
là coi như đủ bữa ăn và nỗi lo trong những ngày đông sẽ giảm xuống phần nào mà ý
tưởng về lễ hội chia sẻ kimchi nói trên đã ra đời. Lễ hội “Muối kimchi chia sẻ yêu
thương” ngay sau khi ra đời đã thu hút rất nhiều người dân tham gia. Riêng trong năm
ngoái, có tới 1.500 người, chiếm nửa số người tham gia, là người dân bình thường.

12
KẾT LUẬN

Nhắc đến Hàn Quốc, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến kim chi, một món ăn tinh túy
của Hàn Quốc với hương vị khó quên. Cay và chua là đặc trưng. Người Hàn Quốc ngày
nay làm kim chi, không chỉ vì nièm vui mà còn do tiềm thức về kim chi luôn có sẵn trong
máu và coi đó là một món ăn truyền thống. Hiện nay, nhiều nhà máy kim chi nổi lên
nhưng không vì thế mà Kim chi với chất lượng truyền thống bị mai một vì thế mà người
Hàn Quốc vẫn tự hào về món kim chi của mình, vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc lan
rộng đến khắp các nước trên thế giới. Đồng thời với sự phát triển này, kim chi sẽ trở
thành sợi dây liên kết và khơi gợi thiện cảm trong lòng mỗi người. Bây giờ đến bất cứ
đâu cũng có thể tìm và ăn được món ăn này. Với sự phổ biến của kimchi, đã tạo nên một
sợi dây liên kết từ những người nước ngoài với người dân Hàn Quốc. Kimchi chính là
‘niềm tự hào’ của người dân Hàn Quốc. Món ăn truyền thống này nổi tiếng đến mức
Seoul đã lập hẳn một bảo tàng kim chi độc đáo. Một bảo tàng giới thiệu về lịch sử kim
chi, kiến thức và truyền thuyết về kim chi cũng như cách làm kim chi ngon nhất. Khi đến
Hàn Quốc, bạn hãy một lần ghé thăm bảo tàng này để thấy được người Hàn Quốc đã gìn
giữ, bảo tồn và giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc ra thế giới như thế
nào.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://123docz.net/document/39854-cong-nghe-san-xuat-kim-chi-han-quoc-ngon-
nhat.htm

2. https://www.huongnghiepaau.com/cac-loai-kim-chi-han-quoc

14

You might also like