You are on page 1of 128

Nattou: Một trong những món ăn "quốc hồn quốc tuý" của Nhật Bản

Khi nói về món ăn Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến Phở. Còn khi nói về món ăn
Nhật Bản thì nhiều người hình dung đó là Sushi hoặc Sukiyaki. Nhưng thực sự những
món ăn này xét về mặt lịch sử thì không thể nói đó là đại biểu của hai nước.

Món Phở chỉ ra đời trong khoảng trăm năm trở lại đây. Và theo ý tôi thì món ăn “quốc
hồn quốc túy” của nước Việt chính là hai món xuất phát từ nhà chùa : chao và tương làm
từ đậu nành. Có thể nói đây là hai món ăn chính đã đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam
từ ngàn xưa đến nay,dĩ nhiên là ngày nay thì những người trẻ tuổi ít có cơ hội thấy hay
thưởng thức chúng.

Theo tôi thì một trong những cái thú nhất của cuộc nhân sinh chính là buổi sáng được
ngồi bên bàn ăn với một chén cơn trắng nóng hổi trộn với Nattou và Shoyu,bên cạnh là
một chén canh Miso. Ăn Nattou là bạn ăn luôn cả biết bao nhiêu cái tinh túy trong trời
đất,ăn Nattou dường như con người trở nên hài hòa với vũ trụ hơn,khỏe mạnh hơn,tâm
hồn trong sáng hơn. Những trải nghiệm này để bạn tự cảm nhận…

Nattou là một món ăn truyền thống của dân tộc Nhật làm từ đậu nành lên men và thường
được dùng trong buổi ăn sáng. Đây là một nguồn cung cấp đạm dồi dào cùng với súp
Miso làm từ đậu nành từ thời phong kiến ở Nhật. Nattou có một mùi vị và vẻ ngoài rất
đặc trưng và khá phổ biến ở miền Đông nước Nhật. Những người lần đầu mới mở hộp
Nattou ra sẽ có những phản ứng rất khác nhau vì cái mùi nồng của nó, có thể sánh với
phó mát hạng nặng ở Châu Âu hay nước mắm, mắm tôm của Việt Nam. Nattou rất nhớt,
ẩm và trên bề mặt phủ những sợt tơ như tơ nhện. Nattou khá nặng mùi do đó người ngoại
quốc lần đầu tiên ăn Nattou hoặc sẽ thích nó luôn hoặc là ghét nó. Tôi đã chứng kiến
cảnh người Việt Nam vào quán ăn gọi món Nattou (nghe tên lạ quá ^^) ra và không thể
ăn được. Nattou thường được dùng trong bữa ăn sáng với cơm và một số thành phần khác
như một chút hành ngò, một chút mù tạt, củ cải trắng (daikon) xay thành bột, trứng và tất
nhiên không thể thiếu nước tương Shoyu. Theo tôi thì bạn có thể ăn cơm với Nattou mà
không cần đến hành hay mù tạt, nhưng có một thứ luôn cần là Shoyu. Chỉ khi được trộn
với shoyu thì mùi đậu nành lên men mới trở nên ngậy hơn và ngon hơn. Ở miền Bắc
nước Nhật thì người ta còn trộn Nattou với đường.

Có thể nói 20% dân số Việt Nam ghét ăn món chao làm từ đậu hũ lên men. Và cũng
chừng ấy người ở Nhật ghét món Nattou vì nó nhớt và cái mùi đặc trưng của nó. Rất khó
ăn. Nhưng ai đã ăn được thì không thể bỏ nó được. Đặc biệt những người miền Tây như
dân Osaka, Kobe thì không ưa Nattou trong khi người miền Đông như Tokyo và miền
Bắc Hokkaido thì rất chuộng Nattou. Ở Nhật Nattou cũng được dùng chung với những
món khác như Nattou sushi, Nattou nướng, cho vào trong súp miso, ăn chung với sà lách
hay trong món bánh xèo Okonomiyaki và cả món spaghetti nữa. Nattou được làm khô thì
ít nhớt hơn và mùi cũng nhẹ hẳn đi và có thể dùng như một món tráng miệng giàu dinh
dưỡng. Ngoài ra cũng có món nattou làm kem nữa. Sự cảm nhận của nhiều người về
Nattou rất khác nhau, có người thấy nó rất mạnh mùi và chỉ dùng một ít để làm dậy mùi
thức ăn và ăn chung với mì, cơm. Có người lại thấy nó nhạc nhẽo và chẳng có gì đặc biệt.
Có người thì ghét nó đến nỗi ghét luôn cả người ăn nó!!
Về điểm này thì Nattou cũng tương đồng với món phó mát xanh ở Pháp, món Haggis ở
Tô Cách Lan, món Lutefisk ở Na Uy và Marmite ở Anh. Những thức ăn lên men luôn
gây nhiều phản ứng khác nhau ở nhiều người.

Mỗi năm ở Nhật người ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Nattou. Để làm Nattou người ta
chọn hạt đậu nhành nhỏ để quá trình lên men dễ dàng hơn. Đậu nành được rửa rồi ngâm
trong nước khoảng 12~24 tiếng và quá trình này sẽ làm tăng kích thước của hạt đậu. Sau
đó đậu nành được đem đi hấp khoảng 6 tiếng, có thể dùng nồi áp suất để giảm bớt thời
gian. Đậu nành được trộn với một dung dịch đặc biệt gồm muối, đường, men và một loại
vi khuẩn Nattou, được gọi là Nattou kinase. Những nhà sản xuất khác nhau có thể sẽ
thêm bớt những thành phần khác nhau để tạo nên hương vị đặc trưng. Và kể từ lúc này thì
người ta sẽ phải rất cẩn thận, tránh không cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Điểm này thì
hoàn toàn tương đồng với cách làm tương của người Việt. Tương ngon hay không phụ
thuộc vào loại vi khuẩn được cấy vào đậu. Quá trình này người xưa có vẻ như không
kiểm soát đựơc và phụ thuộc vào may rủi vì vi khuẩn có rất nhiều trong không khí. Theo
những người có kinh nghiệm làm tương thì nếu thấy đậu nảy mốc màu vàng thì là loại
tương hảo hạng, còn mốc màu đen là tương xấu nhất. Ngoài ra còn có nhiều loại vi khuẩn
khác cho ra màu sắc của tương khác nhau và chất lượng cũng phụ thuộc vào đó.

Hỗn hợp đậu nành và men được ủ ở 40 độ C trong hơn một ngày, sau đó nó được làm
lạnh và cho vào tủ lạnh chừng một tuần để Nattou sản sinh ra những sợi nhớt. Trong quá
trình ủ lạnh thì vi khuẩn trong đậu bắt đầu sản sinh bào tử và tạo thành chuỗi acid amino.
Ngày xưa thì người ta đựng đậu nành đã hấp trong những cái giỏ bằng rơm rạ, đây là
nguồn cung cấp vi khuẩn Nattou tự nhiên. Rồi Nattou được hình thành khi gặp điều kiện
nhiệt độ thuận lợi như trong lòng đất hay gần ngọn lửa.
Ngày nay người ta sản xuất Nattou hàng loạt và đựng trong những hộp nhựa và thường
bán kèm với một gói nhỏ nước chấm Shoyu và mù tạt vàng, có khi có cả tía tô. Bạn có
thể mua Nattou nhập từ Nhật ở các cửa hàng thực phẩm Nhật trên đường Lê Thánh Tôn,
quận 1 thành phố SG với giá khoảng 3~5 USD cho một hộp Nattou.

Thường thì Nattou nhập luôn được làm đông và cần phải rã đông trước khi dùng. Với cái
giá bình dân hơn, ông Eda Kaname định cư trên đường Lê Thánh Tôn bán một hộp
Nattou nhỏ với giá 5.5000 đồng. Ông lập gia đình ở Việt Nam và chuyên làm Nattou theo
phương pháp cổ truyền và là nhà cung cấp Nattou chính cho các quán ăn Nhật ở Sài Gòn.
Ở Nhật thì Kumamoto và thành phố Mito là hai nơi nổi tiếng về chất lượng Nattou. Các
quán ăn trên đường Bùi Viện cũng bán cơm phần với Nattou với giá rẻ, khoảng 30.000
đồng/ phần có kèm một chén súp Miso.

Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác khi nào Nattou ra đời. Nhưng những nguyên liệu
và thành phần cần cho Nattou như đậu nành, men trong rơm rạ thì chẳng lạ gì ở Nhật từ
ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 cho tới 300
trước CN) người ta đã biết cách làm Nattou và cũng có thể là nhiều người độc lập với
nhau đã cùng tìm ra cách làm Nattou. Một thuyết khác và chiếm ưu thế nói rằng tướng
Minamoto Yoshiie trong trận chiến vào những năm 1083 ở miền Đông Bắc đã phát hiện
ra Nattou. Một ngày nọ thì doanh trại của Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi
binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong cơn hỗn loạn thì người ta đã vội
vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những cái túi rơm và không mở trong suốt mấy ngày
liền. Khi mở ra thì đậu đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon
mới trình lên tướng Yoshiie và vị tướng cũng bị cái mùi vị kỳ lạ kia quyến rũ. Một nguồn
khác nói Nattou được làm trong thời Edo (1603~1867) và cách chế biến được thay đổi
nhiều trong thời Taisho (1912~1926) khi những nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất
vi khuẩn Nattou kinase mà không cần đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình
sản xuất Nattou và đạt hiệu quả cao hơn và ngành sản xuẩt món ăn này đã thay đổi nhiều
từ đó.

Người ta nói Nattou rất tốt cho sức khỏe dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa. Trong
Nattou có chứa một thành phần gọi là Pyrazine chẳng những tạo nên cái mùi đặc trưng
của nó mà còn ngăn chặn xơ vữa động mạch. Men Nattou Kinase còn giúp ngăn ngừa
việc tụ huyết, đau tim, tắc mạch và những bệnh về phổi. Người ta cũng chiết xuất thành
phần của Nattou kinase để chế biến thực phẩm cho người ăn kiêng. Nattou còn chứa
nhiều Vitamin K liên quan tới việc nhóm calcium tạo thành xương. Vitamin K1 có nhiều
trong tảo biển, gan và một số thảo dược trong khi vitamin K2 có nhiều trong những thực
phẩm lên men như phó mát, miso và Nattou. Cứ 100 g Nattou cung cấp 870 microgram
vitamin K2. Ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần hóa học ngăn ngừa ung thư như
Daidzein, Genistein, Infrabin, … Một vài nguồn còn nói ăn Nattou sẽ làm giảm lượng
cholesterol trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng Nattou có công dụng như thuốc kháng
sinh và quân đội Nhật đã dùng Nattou như thuốc trị bệnh lỵ trong chiến tranh Thế Giới II.
Nattou còn giúp cải thiện tiêu hóa, chống lão hóa và béo phì. Người ta cũng dùng Nattou
làm thức ăn cho chó mèo và nó cải thiện sức khỏe của vật nuôi đáng kể.

Nattou là một món ăn độc đáo của người Nhật, và cũng là của Thế Giới làm từ đậu nành
lên men. Người ta đánh giá chất lượng Nattou qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa
gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn
nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần
phải chế biến thêm khi dùng. Tương tự với Nattou thì trên Thế Giới cũng có những món
làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ
không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Đại Hàn, thuanoa ở Thái
Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng
rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.

Tham khảo thêm về Nattou:

Nattou là cách đọc Nhật của hai chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì là “Nạp đậu” ,
nghĩa là đậu cúng dường, đậu dâng người trên. Và cái tên Nattou có lẽ có nguồn gốc từ
đền chùa. Từ Nattou lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu Honcho Shokkan (1695) và nó là
biến âm của chữ “Nassho”. Nassho là từ chỉ nhà bếp của các Thiền Viện tại Nhật. Rồi sau
đó Nattou được dùng để phân biệt hai loại khác nhau là Hama Nattou (chúng ta gọi là
bánh đậu nành) và itohiki nattou (nattou có sợi) . Từ Itohiki Nattou có lẽ xuất hiện vào
giữa thế kỷ 13 và 16. Nattou là một trong số ít sản phẩm làm từ đậu nành mà được gọi tên
như đúng tên trong quốc tịch của nó mà không được “dịch” trong các ngôn ngữ Châu Âu.
Có lẽ vì ở trời Âu không hề có một thứ tương đồng để “dịch” .Từ này lần đầu xuất hiện
trong tài liệu tiếng Đức vào năm 1894 và tiếng Anh năm 1897.
Cả hai đều được nhà nghiên cứu Nhật Bản Yabe viết và được sửu
dụng như danh từ đơn.
Tuy không ai biết đích xác Nattou xuất hiện khi nào nhưng có năm thuyết chính. Thuyết
được nhiều người tin nhất là vào thời Heian, tướng Hachiman Taro Yoshiie còn gọi là
Minamoto Yoshiie trong cuộc chiến Gosannen năm 1083 như kể trên. Thuyết thứ hai nói
Nattou có gốc từ món Tan-shih làm từ đậu nành ở Trung Hoa 2000 năm trước rồi được
truyền sang Nhật do một vị tu sĩ Phật Giáo mù và phát triển thành Nattou. Thuyết thứ ba
nói rằng Nattou xuất hiện thời Yayoi ( khoảng năm 300 trước CN ~ 200 sau CN) , thời có
nhiều thay đổi trong nông nghiệp và những thành phần để làm Nattou đều có sẵn trong tự
nhiên. Trong những căn nhà Tateana thời yayoi thì thức ăn được nấu chín trên cái lò
kamado ngay giữa nhà, và ngày xưa thì ở đâu cũng thấy rơm rạ. Người Nhật dùng nó để
lợp nhà, đan thảm tatami, làm những linh cụ trong đền thờ, … Và có lẽ một cọng rơm đã
rơi vào nồi đậu nành nấu chín mà chưa kịp đậu nắp hay một hạt đậu đã rơi xuống tấm
thảm rơm và hôm sau thì Nattou được hình thành. Nhà nghiên cứu lịch sử Nattou Ota
Teruo thì tin rằng khi người ta dâng đậu nấu lên thần linh trong ngôi đền Shinto thì ngẫu
nhiên một cọng rơm trong sợi dây shimenawa (sợi dây bện bằng rơm biểu hiện sự ngăn
cách giữa thế giới trần tục và thần linh) đã rơi vào chén đậu. Do đó món ăn này mới có
tên là “nạp đậu”. Thuyết thứ tư nói nguồn gốc của Nattou là món Hikiwari, đậu chẻ đôi ở
những tỉnh miền bắc như Akita, Aomori. Ngày xưa người ta thường chẻ đậu làm đôi để
tiết kiệm thời gian nấu và nhiên liệu. Thuyết thứ năm có liên quan đến Thái Tử Shotoku
(mà nhiều người VN biết dưới cái tên Thánh Đức), một nhà quý tộc hiền triết có cống
hiến rất lớn trong việc đem Phật Giáo vào Nhật và là danh nhân văn hóa nước Nhật. Một
hôm trên đường qua thung lũng Omi, Thái Tử nghĩ lại ngôi làng Warado, một vùng nổi
tiếng về đậu nành. Thái Tử cho ngựa ăn bằng món đậu nấu dở, gói trong rơm và treo lên
cành cây. Hôm sau thì đậu trở thành Nattou và ngài rất thích mùi vị của nó. Và từ đó dân
làng sản xuất nhiều Nattou và đổi tên làng thành Warazuto Mura (làng gói rơm) . Nhưng
Ota Teruo cũng đề ra giả thuyết Thái Tử đã học cách làm đậu lên men từ một người bạn
thân, Keiji, một nhà sư Phật Giáo người Triều Tiên.

Tuy khác nhau nhưng tất cả các thuyết về Nattou đều chung một điểm là : nó xuất hiện ở
vùng Đông Bắc nước Nhật !!

(Hiba - Acmagiro Posted)


Văn hoá kinh doanh Nhật bản

Trong không gian kinh tế tri thức yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Văn hóa làm
cho yếu tố đó trở thành có chất lượng, liên kết và nhân lên siêu cấp các giá trị riêng lẻ của
mỗi người và trở thành nguồn lực vô tận của mỗi quốc gia. Văn hóa kinh doanh là việc sử
dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp
dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc
thù trong hoạt động kinh doanh của họ1. Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc
thù của VHDN Nhật Bản
Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp": Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rất sớm, kết
hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là một đẳng cấp hàng đầu: Võ sĩ - Trí thức
- Công Nông - Thương nhân, đã làm nên một xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng
đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí - Nhân. Cho đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó
vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể
hiện: - Tôn ti trật tự " Công ty mẹ và con ". Hội sở và chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp
dưới " Lớp trước và lớp sau" Khách hàng và người bán hàng.

Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông
- ngư nghiệp và sự ảnh hưởng của Tam Giáo Đồng nguyên du nhập nên người Nhật Bản
coi trọng: - Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa - Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử
theo thứ tự coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất
nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và
cải hóa những gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa
Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tuy
nhiên đến một lúc nào đó sự phát triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất cập và mâu
thuẫn. Tất cả cái đó cũng phản ánh trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản.

Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn đặt trước
nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và
chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện
chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực
thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải
kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.

Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II khiến Nhật Bản chỉ còn lại
đống tro tàn và nhục nhÂ, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi. Điều
này khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
Trong thời kì này dấy lên trong xã hội Nhật Bản sự tôn vinh lao động xả thân vì doanh
nhân và vì xã hội. Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân
hơn với gia đình của mình, đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức.
Cạnh tranh và hiệp tác được thúc đẩy song hành. Hàng chục năm qua đi, những phẩm
chất đó đ trở thành những nét mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nhân
Nhật Bản. Không ai nghi ngờ gì Văn hóa Doanh nhân đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật
Bản gặt hái được nhiều thành công, Nhật Bản trở thành cường quốc thứ II trong nền kinh
tế thế giới.

2. Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản

Triết lí kinh doanh


Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều đó được
hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Là hình ảnh của doanh
nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý
nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển rất dài. Thông qua triết
lí kinh doanh doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát
triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân . Hơn nữa các doanh
nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất
kinh doanh , nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của
doanh nhân . Ví dụ như Công ty Điện khí Matsushita: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất
nước" và " kinh doanh là đáp ứng như cầu của xã hội và người tiêu dùng". Doanh nghiệp
Honđa: "Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo: và - Dùng con mắt của thế giới mà
nhìn vào vấn đề . Hay công ty Sony: "Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"...

Lựa chọn những giải pháp tối ưu


Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh nhân - Các
Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích,
tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng
đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể
đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui
định Pháp luật hay qui chế của DN được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt nhưng
rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.

Đối nhân xử thế khéo léo.


Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn
cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện
ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người
khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn
mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân ( trách nhiệm đặt trên tình cảm ) đã tạo một sức
ép vô hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn
có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên
người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì
lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong
khiển trách và phê bình như sau: - Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người
kính trọng và chính danh " Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi
sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng " Phê bình khiển trách trong bầu
không khí hòa hợp, không đối đầu, Win - Win.

Phát huy tính tích cực của nhân viên


Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt
xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều
nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim.
Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề
là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường
làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra
quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên. Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài
nguyên quí giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển
bền vững của DN. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực
đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu
khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một DN
sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng
góp.

Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo


Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và
hướng tói khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối KD
Nhật Bản. Các DN lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các DN mà
đại bộ phận là các DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu
quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ ( loại lớn ) nhằm phát huy lợi thế
tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với
các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con ( loại
vừa và nhỏ ) liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty
thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho
công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ
qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh
phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao
chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh , đi trước thị trường và
kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh
nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mÂn khách hàng tốt hơn
là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết

Công ty như một cộng đồngĐiều này thể hiện trên những phương diện: - Mọi thành viên
gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực " Tổ
chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung " Anh làm được gì cho tổ chức
quan trọng hơn anh là ai - Sự nghiệp và lộ trình công danh của mỗi nhân viên gắn với các
chặng đường thành công của doanh nhân - Mọi người sống vì doanh nhân, nghĩ về doanh
nhân, vui buồn với thăng trầm của doanh nhân Triết lí kinh doanh được hình thành luôn
trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tói
những giá trị mà xã hội tôn vinh. Đã có thời người ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia
đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những
người lÂnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm
chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điều này.

Công tác đào tạo và sử dụng người


Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết
định đến sự phát triển của các doanh nhân. Điều đó được xem là đương nhiên trong Văn
hóa Doanh nhân Nhật Bản. Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn
coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nhân quan
tâm đến điều này rất sớm và thường xuyên. Các doanh nhân thường có hiệp hội và có quĩ
học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân
viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa
học công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng
chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân
chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và
đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình
chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi
được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và
cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp.

Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong Phong cách quản lí kiểu Nhật,
là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong KD của các DN Nhật
Bản

3. Một điển hình về văn hoá kinh doanh : Ông Konosuke Matsushita

Konosuke Matsushita (1894 - 1989) là một nhà doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của nước
Nhật. Ông là người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn kinh doanh hùng
mạnh nhất nhì Nhật bản. Ngày nay, khắp thế giới, ai cũng biết đến mặt hàng điện tử gia
dụng mang nhÂn hiệu National, Panasonic... do tập đoàn Matsushita Electric sản xuất.
Matsushita Electric là một tập đoàn đa quốc gia cỡ lớn với khoảng 240.000 nhân viên,
hơn 100 chi nhánh và nhà máy hải ngoại, tổng doanh thu hàng năm lên tới trên 56 tỷ
USD. Doanh số của tập đoàn tương đương 85% GDP của Singapore hoặc Philippine
(1992), gấp 4 lần tổng sản phẩm trong nước của Việt nam năm 1992.
Konosuke Matsushita là ai ?
Đó là cậu bé 9 tuổi của một gia đình nề nếp kiểu Nhật bị khánh kiệt vào những năm đầu
của thế kỷ 20, phải rời ghế nhà trường ở độ tuổi thiếu nhi để bước vào học nghề sửa xe
đạp ở thành phố Osaka. Mồ côi cha, mẹ từ năm 15, 18 tuổi, tự lực mưu sinh với bệnh
phổi hiểm nghèo ngay từ độ tuổi "hoa niên"của cuộc đời. Ông vốn chỉ có trong tay 100
Yên tiền trợ cấp thôi việc, đã gây dựng nên một cơ đồ khổng lồ của hãng Matsushita
Electric.
Cuộc đời của Matsushita chính là bản đúc kết kinh nghiệm thành công và cả triển vọng
bão tố đối với một dân tộc đã biết bằng sức mạnh của ý chí, tinh thần và tài nghề, tiến lên
chinh phục hết mục tiêu này đến mục tiêu khác trong một thế giới cực kỳ phức tạp mà
quy luật thị trường còn ghê gớm hơn cả chiến trường.
Ông đã nêu ra một số bài học:
Một là, trong nghệ thuật giải quyết vấn đề, phải thẳng thắn đối mặt với nó, không được
để vấn đề vượt khỏi tầm tay.
Hai là, "Vượt qua gian lao càng to lớn, con người càng vĩ đại", " Lớn sóng phải to
thuyền", những câu châm ngôn kiểu ấy của Goethe, Tolstoi cho thấy phẩm chất cần có
của con người trong thử thách.
Ba là, nên nghĩ những gian lao như liều thuốc quý giúp cho sự phát triển của bạn. Cơn
khủng hoảng chính là cơ hội bằng vàng trắc nghiệm khả năng và độ vững bền thự sự của
bạn. Từ mỗi thất bại nên rút ra những bài học cho tương lai và dốc sức biến mỗi vận rủi
thành vận may...
Các Quan điểm và phương pháp quản lí của Matsutani có sức ảnh hưởng rất lớn trong xã
hội Nhật Bản. Triết lí kinh doanh của Matsushita là:
Cần phải "sản xuất" ( đào tạo ) con người trước khi SX ra SP. Con người có qui củ và
chất lượng mới mong có SP chất lượng
Ông Matsutani đã nghĩ ra nhiều biện pháp đào trong quản lí nhân sự như: - Luân chuyển
nội bộ "Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc " Khen thưởng theo tinh thần và giá
trị sáng kiến của nhân viên " DN là nơi qui tụ và đào tạo con người - Cần có biện pháp
quản lí xí nghiệp sao cho mọi nhân viên cảm thấy họ đang sống và làm việc trong một
công ty có hoàn cảnh dễ chịu. Phải đạt được điều "Trăm tướng một lòng, ba quân hợp
sức"
Mọi người trong công ty đều phải tự hỏi và trả lời được những câu hỏi: - Vì sao có công
ty này - mục đích kinh doanh của Công ty là gì - Tinh thần kinh doanh và những quan
điểm chủ đạo là gì
kinh doanh thực sự là cuộc chiến, trong đó sự tồn tại thuộc về khả năng tìm kiếm nơi có
nhu cầu tiêu thụ
Những tinh thần chủ đạo của công ty Matsushita mà về sau trở thành những nét chính của
Văn hóa Doanh nhân trên đất nước Phù Tang là:
- Doanh nhân phục vụ đất nước
- Quang minh chính đại
- Hòa thuận nhất trí
- Lễ độ khiêm nhường
- Phấn đấu vươn lên
- Đền đáp công ơn
Các qui tắc kinh doanh của Matsushita:Văn hóa kinh doanh Nhật Bản
- Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào
- Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành
bình thường được
- Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thày của doanh nhân.
Phải luôn thấu hiểu cái lí của họ. Phải đáp ứng kì vọng của họ. Họ là trung tâm trong các
hoạt động của doanh nhân
- Không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên
- Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm
- Phấn đấu làm SP chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan
trọng nhất

- Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào


- Cần nuôi dưỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành
bình thường được
- Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thày của doanh nhân.
Phải luôn thấu hiểu cái lí của họ. Phải đáp ứng kì vọng của họ. Họ là trung tâm trong các
hoạt động của doanh nhân
- Không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên
- Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm
- Phấn đấu làm sản phẩm chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới
quan trọng nhất

------ Nguyễn Tất Thịnh - chuyên gia tư vấn DN - Giảng viên HVHCQG------

Đời gái bar ở Nhật

Tại những quán bar ở Nhật, nữ tiếp viên chỉ phải tập
trung vào một nhiệm vụ duy nhất - làm khách vui vẻ.
Khách vui họ sẽ ở lại lâu hơn và uống nhiều rượu đắt
tiền hơn. Điều này giúp tiếp viên có thêm tiền bo và
tạo thêm lợi nhuận cho quán.

Mama-san Monina.
Hiện nay, ở Tokyo có hàng nghìn quán bar với gái mua vui như thế này, Club Lounge
Monina là một trong số đó.

Phóng viên BBC vừa có chuyến đi thực tế ở một trong các quán và kể lại những gì mắt
thấy tai nghe.

Mua vui

Một số tiếp viên nói với tôi rằng họ không phải là gái mại dâm mà chỉ là người mua vui.
Tuy nhiên, không ai dám tiết lộ tên thật vì sợ gia đình và bạn bè ở quê hương nghĩ xấu về
mình.

Karen, một những tiếp viên tới từ Philippines cho hay: ’’Công việc của chúng tôi chỉ là
nói chuyện với những ai tới đây uống rượu, hát karaoke, làm khách hàng cười và lắng
nghe những gì họ nói’’.

Karen làm việc 5 đêm một tuần, từ thứ hai tới thứ sáu. Mức lương một tiếp viên như
Karen là 2.500 yen/h. Tuy nhiên, đây chỉ là mức khởi đầu. Gái bar còn nhận được tiền
thưởng và các khoản phụ khác.

’’Chúng tôi được tiền quà ngoài khoản hoa hồng cho số đồ uống. Ngoài ra, nếu mời được
khách tới quán, chúng tôi lại được thêm tiền’’.

Tiếp viên cũng có thể hẹn ăn tối với khách, cuộc hẹn kiểu này được gọi là dohan. Họ
không phải trả tiền cho bữa ăn nhưng phải đưa khách về câu lạc bộ.
Không tình dục
Buổi tối chúng tôi chơi tại Club Lounge Monina, một
trong các khách hàng đã tặng quà cho hai phụ nữ mà ông
ta ngồi cùng. Các tiếp viên luôn khẳng định rằng họ
không đề nghị quan hệ tình dục với khách.

Vivienne, tới từ Brazil cho hay, ban đầu khi vào nghề cô
cũng lo lắng. Nhưng cô nói: ’’Tôi quá mệt mỏi vì phải
làm việc trong siêu thị. Tôi nghĩ, mình hãy thử xem.
Tiếp viên đang mua vui cho
khách.

Đó là hai năm rưỡi trước . Bây giờ tôi ở đây. Mọi việc đều OK. Có lẽ một số cô bán dâm,
tôi không biết ở nơi khác thế nào nhưng không phải ở đây’’.

Quán bar chúng tôi tới thăm do Monina làm chủ và điều hành. Ở tuổi 34, cô còn quá trẻ
để trở thành người quản lý các tiếp viên, hay còn gọi là mama-san.

’’Tiếp viên giỏi nhất chắc chắn là phải xinh đẹp nhưng nó còn phụ thuộc vào khả năng lôi
kéo khách. Việc đó không dễ chút nào nếu bạn không thông minh’’ Monina cho hay.
Bị kiểm soát chặt

Hiện, hầu hết các tiếp viên ở Club Lounge Monina đều tới từ châu Á. ’’Tôi sử dụng nhiều
tiếp viên, có người đến từ Cameroon, Senegal, châu Âu, Mỹ và từ nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, chính phủ đang ngày càng kiểm soát chặt và nền kinh tế không tốt lắm. Trước
kia, các tiếp viên được trả lương cao hơn nhưng giờ thì không thể’’.

Giới chức Nhật dường như đã thắt chặt các quy định về nhập cư. Hồi trước, nhiều phụ nữ
làm việc ở các khu vực giải trí đều nhập cư trái phép hoặc vào Nhật bằng visa du lịch.
Hoạt động kiểu này giờ đây không phải dễ.

Cơ quan nhập cảnh đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra khắt khe với những phụ nữ trẻ
đến từ một số quốc gia nhất định, nơi bị nghi là có nhiều lao động trái phép nhập cư vào
Nhật.

Kể từ năm 2005, nhiều biện pháp mới chống buôn người đã được áp dụng.

Trách nhiệm của mama tổng quản

Monina nói, chỉ có một thứ mà mama-san có thể làm để đảm bảo an toàn cho nhân viên
của mình. ’’Đó là trách nhiệm của các cô gái. Có những quy tắc nhất định mà bạn sẽ dạy
cho các tiếp viên, ví dụ như làm thế nào nhận biết được khách hàng nào tốt, khách nào
xấu. Tuy nhiên, bạn không thể kiểm soát họ làm gì ngoài giờ. Sau khi câu lạc bộ đóng
cửa, mọi việc sẽ tùy thuộc vào họ, có quyết định tiếp tục đi với khách nữa hay không’’.

Các quán bar có gái mua vui là một phần văn hóa Nhật. Các hợp đồng được thực hiện ở
quán bar. Các bà vợ đều hiểu rằng họ chỉ là một phần trong cuộc sống của những ông
chồng công chức.

Tuy nhiên, khi bạn tới một trong những quán rượu đó và nhìn các cô gái trẻ vuốt ve các
khách hàng già hơn, hoặc có lúc họ say tới nỗi không thể đứng vững để kết thúc bài hát
trên máy karaoke, bạn sẽ phân vân tự hỏi, liệu mọi việc có đơn giản như vậy?

Phóng viên người Nhật Kentaro Katayama nói, nếu một công chức muốn tìm kiếm tình
dục ở một câu lạc bộ mua vui như trên thì đó không phải là nơi tốt nhất.

’’Nếu anh muốn quan hệ tình dục với ai đó thì tới nhà chứa sẽ dễ hơn nhiều. Ở Tokyo, tới
câu lạc bộ có gái mua vui thường tốn nhiều tiền hơn so với đi tới nhà thổ. Dù rất đắt
nhưng vẫn nhiều người thích tới các quán rượu kiểu này’’

Theo TintucOnline
Các thời đại lịch sử Nhật Bản
Phần 1.

1. Thời kì ban đầu (đến năm 710 sau CN)

- 660 trước CN theo truyền thuyết (Kojiki và Nihon


shoki), Thiên hoàng Jimmu (dòng dõi của nữ thần Mặt
Trời, nữ thần quan trọng nhất trong Thần đạo) lên ngôi và
là Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản.
a. 13000 – 300 trước CN thời Jomon (xoắn thừng), đồ
gốm nung không men trang trí bằng những mô típ hoa
văn như dây thừng xoắn. Cư dân tập trung thành những
bộ lạc nhỏ săn bắn, hái lượm và đánh cá.
b. 300 trước CN – 300 sau CN thời Yayoi (Yayoi là tên
địa điểm khai quật khảo cổ), nghề trồng lúa phát triển
giúp tạo nên cấu trúc xã hội, các phần đất được thống
nhất dưới tay của các chủ đất có thế lực. Các du khách từ nhà Hán và nhà Nguỵ kể lại có
nữ hoàng Himiko (hay Pimiku) cai trị Nhật Bản. Đồ gốm đẹp hơn, màu nâu tươi, không
có hoa văn nhưng hình dáng cân đối, tinh tế mà giản dị (đồ đất kiểu Yayoi). Nền văn hoá
đồ đồng từ Trung Quốc (nhà Hán) du nhập vào Nhật Bản. Đồ sắt từ Triều Tiên cũng
được mang vào Nhật Bản.
c. 300 – 710 thời kofun (mộ cổ), các mộ cổ đượcxây dựng cho các nhà lãnh đạo các bộ
lạc.
- Giữa TK IV các thị tộc độc lập rải rác khắp Nhật Bản dần dần tập hợp lại dưới quyền thị
tộc Yamato (bán đảo Yamoto nằm ở cực tây nam đảo Honshu, là cửa ngõ để văn hoá từ
đại lục vào Nhật Bản). Kinh đô thường được di chuyển từ thành phố này sang thành phố
khác.
- Đầu TK V chữ Hán được truyền sang Nhật.
- Giữa TK VI Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo (538/552) từ Trung Quốc du nhập sang
Nhật Bản.
- 593 Thái tử Shotoku (Shotoku Taishi) (thuộc dòng họ Soga) trở thành nhiếp chính. Ông
ban hiến pháp “Thập thất điều” (Kenpo Jushichijo), cử nhiều phái đoàn sang đại lục du
học. Thập thất điều dựa trên các nguyên tắc Nho giáo, mặc dù cũng có một số yếu tô Phật
giáo. Danh hiệu Thiên hoàng (Tenno) xuất hiện từ đây.
- 645 dòng họ Soga bị tiêu diệt, quyền lực trở về Thiên hoàng Kotoku, hiệu là Taika, thực
hiện Đại hoá cải tân (Taika nokashin), tập trung quyền lực quốc gia, chuẩn bị thành lập
kinh đô.

2. Thời Nara (710 – 794)

Đây là thời định đô dầu tiên của Thiên hoàng. Kinh đô Nara được xây dựng theo kiểu
mẫu Trường An nhà Đường. chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc. Phật giáo
trở thành quốc giáo.
- 710 kinh đô Nara được khởi công xây dựng có tên là Heijokyo.
- 712 sử thi Kojiki (Cổ sự kí) được viết bằng tiếng Nhật.
- 718 sử thư Nihonshoki (Nhật Bản thư kỉ) hay Nihongi (Nhật Bản kỉ) được viết bằng
Hán văn.
- Khoảng 760 bộ Manyoshu (Vạn diệp tập) hợp tuyển thơ ca 4500 bài, viết bằng chữ
Nhật gọi là Manyogana (Vạn diệp giả danh).
- 784 kinh đô dời sang Nagaoka.

3. Thời Heian (794 – 1192)

Đây là thời đại quý tộc, công gia. Quyền lực từ Thiên hoàng chuyển dần sang dòng họ
Fujiwara. Thật sự từ năm 898 có thể gọi là thời kì Fujiwara. Các tư tưởng, nghệ thuật từ
Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản dần dần được Nhật Bản hoá. Sự phát triển của chữ
viết Kana tạo thuận lợi nền văn học Nhật Bản thực sự.
- 794 Thiên hoàng Kanmu dời đô về Heian (Kyoto).
- 805 Đại sư Saicho từ Trung Quốc trở về, lập Thiên thai tông.
- 805 Đại sư Kobo từ Trung Quốc trở về, lập Châm ngôn tông.
- 806 Hợp tuyển thơ Kokin wakashu (Cổ kim hoà ca tập), còn gọi là Kokinshu (Cổ kim
tập).
- 1004 – 1011 khoảng thời gian nữ sứ Murasaki Shikibu viết bộ tiểu thuyết trường thiên
Genji monogatari (Truyện hoàng tử Genji).
- 1016 quyền lực của dòng họ Fujiwara lên đến đỉnh cao với Fujiwara Michinaga. Sau
Michinaga khả năng lãnh đạo của Fujiwara suy giảm. Các chủ đất thuê các samurai để
bảo vệ trang viên, từ đó tầng lớp quân đội ngày càng có ảnh hưởng, đặc biệt là ở phía
đông Nhật Bản.
- 1053 Hoođo (Phượng hoàng đường) được xây.
- 1068 quyền lực của dòng họ Fujiwara chấm dứt khi Thiên hoàng mới lên ngôi Go-Sanjo
kiên quyết nắm quyền cai trị đất nước.
- 1086 Go-Sanjo thoái vị nhưng vẫn nắm quyền từ trong hậu trường. Hình thức chính phủ
mới này được gọi là chính phủ Insei. Các Thiên hoàng Insei nắm quyền lực chính trị từ
1086 đến 1156 khi Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản.
- TK XII hai dòng họ quân sự có nguồn gốc quý tộc nắm giữ nhiều quyền lực: Minamoto
(hay Genji) và Taira (hay Heike). Họ Taira thay thế các quý tộc Fujiwara ở nhiều chức vụ
quan trọng, còn họ Minamoto có được kinh nghiệm quân sự nhờ mang các phần phía bắc
Honshu vào sự kiểm soát của Nhật Bản trong cuộc chiến 9 năm đầu (1050 - 1059) và
cuộc chiến 3 năm sau (1083 – 1087).
- 1159 cuộc nổi dậy Heiji, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ, Taira
Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản từ 1168 đến 1178. Ông không chỉ phải đương
đầu với họ Minamoto, mà còn với các tăng lữ Phật giáo.
- 1175 Đại sư Homen lập Tịnh độ tông.
- 1180 – 1185 sau khi Kiyomori chết, hai dòng họ Taira và Minamoto vào cuộc chiến
quyết định quyền lực (chiến tranh Gempei). 1185 họ Minamoto chiến thắng.
- 1191 Thiền tông được du nhập vào Nhật Bản.

Phần 2.

4. Thời Kamakura (1192 – 1333)

- 1192 Yorimoto trở thành tướng quân (Shogun) thiết lập chế độ Tướng phủ hay Mạc phủ
(bakufu) (chính quyền của tướng quân) ở Kamakura, thuộc miền đông Nhật Bản, mở đầu
cho thời đại của võ gia. Chế độ Mạc phủ tồn tại song song với chính quyền của Thiên
hoàng đến năm 1868.
- 1199 Yorimoto chết, bố vợ Yorimoto là Hojo Tokimawa (thuộc dòng dõi Taira) chiếm
lĩnh quyền lực.
- 1203 Tokimawa lập con trai Yorimoto là Minamoto Sanetomo làm tướng quân, và
Tokimawa trở thành Shikken (Chấp quyền).
- 1219 Sanetomo bị giết chết, dòng dõi tướng quân Minamoto bị tuyệt diệt. Từ đó về sau,
họ Hojo mời dòng dõi họ Fujiwara và các thân vương thuộc hoàng tộc ở kinh đô về làm
tướng quân bù nhìn. Họ Hojo thực sự chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333.
- 1221 nổi loạn Jokyu: Thiên hoàng Gotoba tấn công Hojo để giành quyền lực nhưng thất
bại. Bằng cách tái phân phối đất tịch thu được trong cuộc nổi loạn Jokyu, họ Hojo chiếm
được lòng trung thành từ những người quyền lực nhất trong đất nước. Họ Hojo thực sự
chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333
- 1227 Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên) từ Trung Quốc trở về, lập Tào Động tông, một
tông phái quan trọng trong Thiền học Phật giáo.
- 1232 Luật Joei (Joei Shikimoku) được chính quyền của họ Hojo công bố, nó nhấn mạnh
đến các giá trị Nho giáo như trung thành với chủ, và nói chung cố gắng hạn chế sự suy
thoái đạo đức và kỉ luật.
- 1250 Truyện chiến kí về dòng họ Hei (Taira): Heike monogatari.
- 1253 Đại sư Nichiren (Nhật Liên) lập Nhật Liên tông.
- 1274 – 1275 cuộc xâm lược lần thứ nhất của Mông Cổ bị đánh bại, chủ yếu vì thời tiết
xấu.
- 1281 cuộc xâm lược lần thứ hai của Mông Cổ bị đánh bại, cũng chủ yếu vì thời tiết xấu.

5. Thời Muromachi (1333 – 1603)

a. Thời kì Nam Bắc triều (1333 – 1392)

- 1333 Tướng phủ Kamakura (dòng họ Hojo) bị Thiên hoàng Go-Daigo lật đổ.
- 1334 cuộc khôi phục Kemmu: Thiên hoàng nắm quyền lực trở lại, nhưng không kéo dài
lâu.
- 1338 Ashikaga Takauji tự xưng Tướng quân ở Kyoto. Thiên hoàng Go-Daigo chạy về
thành Yoshino ở phía nam Kyoto (Nam triều). Đồng thời Takauji lập Thiên hoàng
Misuaki (Bắc triều) ở Kyoto. Điều này có thể vì cuộc tranh cãi về việc nối ngôi của hai
dòng hoàng tộc sau cái chết của Thiên hoàng Go-Saga năm 1272.
- 1378 Ashikaga Yoshimitsu (cháu của Takauji) xây dựng bản doanh của Mạc phủ trên
đường phố Muromachi ở kinh đô, nên được gọi chung là Mạc phủ Muromachi.
- 1392 theo đề nghị của Yoshimitsu, Thiên hoàng của Nam triều thoái vị và chuyển giao
những bảo vật tượng trưng cho uy quyền của nhà vua cho Thiên hoàng Bắc triều.

b. Thời Chiến quốc (Sengoku) (1467 – 1573)

Chiến tranh giữa các dòng họ võ gia và nhiều phong trào nổi dậy của nông dân.
- 1457 – 1477 loạn Onin nhằm tranh giành chức Tướng quân và quân lĩnh.
- 1485 khởi nghĩa nông dân ở tỉnh Yamashiro, xây dựng chính quyền tự trị.
Tầng lớp tăng lữ và các giáo phái đối địch tham gia chiến tranh.
- 1500 nội chiến cả nước.
- 1397 Kinkakuji (Kim các tự) dược xây ở Kyoto.
- 1360 – 1450 sân khấu No phát triển và hoàn thiện với hai cha con Kanami và Zeami.
- 1469 hoạ sĩ Sesshu từ Trung Quốc trở về, một bậc thầy của tranh thuỷ mặc.
Từ giữa TK XVI Nhật Bản bắt đầu tiếp xúc với phương Tây (Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha).
- 1549 Kitô giáo được truyền vào Nhật Bản.

c. Thời Azuchi-Momoyana (1573 – 1603)

- 1573 Oda Nobunaga lật đổ tướng quân cuối cùng của dòng họ Ashikaga. Mạc phủ
Muromachi đến đây diệt vong. Nobunaga không xưng Tướng quân.
- 1582 Nobunaga bị sát hại, chỉ mới thu phục được 30/66 tỉnh của Nhật Bản. Người kế
tục ông là Toyotomi Hideyoshi.
- 1590 Hideyoshi về cơ bản đã thống nhất đất nước sau khi đánh bại họ Hojo ỏ Odawara.
Ông chỉ nhận làm chức quan bạch (tương đương tể tướng), nhưng thực chất nắm hết
quyền hành.
- 1592 và 1597 Hideyoshi hai lần mang quân sang đánh Triều Tiên.
- 1587 Hideyoshi tăng cường ngược đãi các nhà truyền giáo Kitô.
- 1598 Hideyoshi chết, để lại con trai là Hideyori nhờ Tokugawa Ieyasu và 4 lãnh chúa
(daimyo) khác phò tá.

6. Thời Edo (Tokugawa, 1603 – 1868)

Thời của thị dân và thương gia, được so sánh với thời Phục Hưng bên châu Âu.
- 1600 Tokugawa Ieyasu đập tan các nhóm nổi loạn ở chiến trường Sekigahara, tự xưng
“Tướng quân”, lập Mạc phủ ở Edo.
- 1603 Ieyasu được Thiên hoàng phong “Chinh di đại tướng quân”. Ieyashu tăng cường
ngoại thương.
- Từ 1614 Ieyasu tăng cường ngược đãi Kitô giáo.
- 1615 Ieyashu chiếm thành Osaka và tiêu diệt thị tộc Toyotomi, ông và những người tiếp
nối không còn kẻ thù. Hoà bình được thiết lập suốt thời Edo. Vì vậy các võ sĩ (samurai)
không chỉ học nghệ thuật chiến đấu mà còn học văn chương, triết học và nghệ thuật, ví
dụ nghi thức uống trà…
- 1639 Nhật Bản gần như cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
- 1681 thi hào Matsuo Basho bắt đầu hoàn thiện thể thơ haiku (thơ 17 âm tiết).
- 1682 Ihara Saikaku bắt đầu viết các tác phẩm tiểu thuyết về thị dân.
- 1823 hoạ sĩ Hokusai vẽ bộ tranh “Ba mươi sáu cảnh núi Fuji”.
- 1853 và 1854 đô đốc Perry (Mĩ) đến Nhật.

7. Thời cận đại và hiện đại (từ 1868 – )

a. Thời Meiji (1868 – 1912)

Trước áp lực trong cũng như ngoài nước, chế độ Tướng phủ tan rã. Quyền lực phục hồi
về Thiên hoàng.
- 1867 Matsuhito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Meiji (Minh Trị).
- 1868 dời đô về Edo, đặt tên mới là Tokyo (Đông Kinh). Như vậy các Thiên hoàng đã
từng đóng đô ở Nam kinh Nara, Tây kinh Kyoto và cuối cùng là Tokyo.
- 1872 đường xe lửa đầu tiên nối Tokyo và Yokohama.
- 1889 ban hành Hiếp pháp Meiji (hiệu lực đến năm 1946).
- 1894 – 1895 chiến tranh Trung - Nhật.
- 1904 – 1905 chiến tranh Nga - Nhật. Chiến thắng cả Trung Quốc và Nga, Nhật Bản trở
thành cường quốc. Nhật Bản được bảo hộ Triều Tiên.

b. Thời chủ nghĩa quân phiệt (1912 – 1945)

- 1912 Thiên hoang Meiji chết. Thiên hoàng Taisho lên ngôi (1912 – 1926). Chấm dứt
thời kỳ cai trị của nhóm người thiểu số và chuyển sang chế độ nghị viện và các đảng dân
chủ.
- 1914 tham gia Thế chiến I, ở phía Đồng Minh, nhưng chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong
cuộc chiên chống quân đội thực dân Đức ở đông Á.
- 1923 động đất lớn ở Kanto (vùng Tokyo – Yokohama).
- 1931 sự kiện Mãn Châu, Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc
(Manchukuo) vào năm 1932.
- 1937 chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai.
- 1940 liên kết với phát xít Đức – Ý, tham chiến ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
- 1945 Nhật Bản đầu hàng sau khi 2 quả bom nguyên tử được quân đội Mĩ thả xuống
Hiroshima và Nagasaki.

c. Thời hậu chiến (1945 – )

- 1945 – 1952 Mĩ chiếm đóng Nhật Bản: lần đầu tiên Nhật bị quân nước ngoài chiếm
đóng.
- 1946 hiến pháp mới được ban hành, Thiên hoàng mất tất cả quyền lực về chính trị và
quân sự và chỉ là biểu tượng của quốc gia. Áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu và bảo
đảm nhân quyền. Nhật Bản bị cấm lãnh đạo chiến tranh và duy trì quân đội. Thần đạo và
nhà nước được tách biệt rõ ràng.
- 1954 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập.
Sau khi bại trận, Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế với tốc độ “thần
kì”.
Các triều đại Thiên hoàng từ 1868:
- 1868 – 1912 Thời Meiji
- 1912 – 1926 Thời Taisho
- 1926 – 1989 Thời Showa
- 1989 – nay Thời Heisei: Thiên hoàng Akihoto lên ngôi và là Thiên hoàng thứ 125.

-----------Yoshikure_np(tong hop)-------------------
Du khách Nhật Bản được “yêu” nhất thế giới
Theo một điều tra dựa trên ý kiến của những chủ
khách sạn trên khắp châu Âu được đưa ra hôm thứ
Tư (23/5), du khách Nhật Bản là những người được
“ưa chuộng” nhất thế giới. Tiếp sau đó đến du
khách Mỹ và Thuỵ Sĩ.

Du khách Nhật Bản đang thăm


Cảng Sydney, Australia.
Du khách Nhật Bản nổi tiếng vì bản tính lịch sự và gọn gàng đã giành được nhiều hơn
35% số phiếu so với du khách Mỹ đứng ở vị trí thứ hai.

Các du khách Thuỵ Sĩ được khen ngợi vì sự trầm tính và chu đáo, không giống như người
Anh bị đứng thứ 5 trong danh sách những du khách bị ghét nhất thế giới vì hành vi thô lỗ,
ồn ào và tính keo kiệt khi boa cho người phục vụ.

Nhưng bất chấp những tính xấu trên các chủ khách sạn vẫn mong chờ những du khách
Anh vì họ được bỏ phiếu là những người chi tiêu cho du lịch nhiều thứ 3 trên thế giới sau
Mỹ và Nga.

Điều tra trên dựa vào ý kiến của 15.000 chủ khách sạn trên khắp Châu Âu.
Núi Phú Sĩ – biểu tượng của Mặt trời mọc
Nếu ai đã từng một lần chinh phục đỉnh Phú Sĩ (Fuji-san) – một biểu tượng
tuyệt đẹp của đất nước Mặt trời mọc, thì chắc rằng sẽ không bao giờ quên
được cái cảm giác vui sướng mà rùng rợn người đó. Núi Phú Sĩ cao 3.776m và
được hình thành cách đây 100.000 năm.
Núi Phú Sĩ nằm gần bờ Thái Bình Dương của đảo chính Honshu trên đường ranh giới
giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi (phía Tây Tokyo), từ đỉnh núi Phú Sĩ có thể được
nhìn rõ từ thủ đô Tokyo vào những hôm trời quang mây.

Mỗi năm, nơi đây thu hút khoảng 200.000 người leo núi Phú Sĩ, trong đó có khoảng 30%
là người nước ngoài. Tuy nhiên, khoảng thời gian đẹp nhất để leo lên tới đỉnh ngắm
những cảnh vật tuyệt vời là từ 1/7 đến 27/8 trong năm.

Nếu tính từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ thì được chia thành 10 trạm, nhưng đường lên tới
trạm thứ 5, tức là đã cao tới 2.300m so với mặt biển. Tất cả đoạn đường đi đều được lát
đá rất đẹp và dễ đi. Vì vậy, ô tô có thể lên đến trạm thứ 3. Và nếu leo một mạch lên đến
tận đỉnh thì du đi phải mất khoảng 7 tiếng.

Theo truyền thống, người ta thường mặc đồ màu trắng khi leo lên ngọn Phú Sĩ, nhưng
hiện nay rất hiếm người thực hiện. Thông thường, du khách sẽ leo một mạch từ chân núi
vào buổi đêm để có thể lên tới đỉnh núi đúng lúc mặt trời mọc.
Từ lưng chừng núi nhìn ra xa, du khách sẽ được ngắm nhìn một cảnh tượng bao la, hùng
vĩ và đẹp không có gì kể xiết; những cái hồ xanh ngắt lấp ló giữa cánh rừng bạt ngàn. Ở
đây du khách sẽ được ngắm nhìn hồ Waldo Lake nổi tiếng rộng nhất và sâu nhất thuộc
khu rừng quốc gia Willamette. Đặc biệt nước hồ này được xem là trong lành và tinh khiết
nhất thế giới. Cách đây khoảng 100 năm con hồ này cũng đã từng phun trào những khối
nham thạch khổng lồ.

Tại mỗi trạm dừng chân, du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của
Nhật, như món súp miso nóng (canh đậu tương) để được tiếp thêm sức lực. Bởi càng leo
lên cao, nhiệt độ càng thay đổi rất nhanh, từ nóng chuyển sang mát và cuối cùng là lạnh.

Theo Saigonact.edu.vn

TOP > Thông tin tổng hợp > Một số đặc trưng của tiếng Nhật
Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều
Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷
(Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến
Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là
lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì
Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và
Triều Tiên.Từ văn nói tới văn viết

Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên
gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng.
Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy
tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言
葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại
Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ
phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây
không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không
có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống
văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集
(Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德
Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁
Junnin (758-764).

Nguồn gốc Hiragana và Katakana

Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名
(Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa,
chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên
Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã
trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦
viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà
sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người
Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn
Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)

Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安
(Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số
nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại
khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Man’yōgana).
Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女
手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana -
theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm
hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp),
Katakana có thể dùng biệt lập.

Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ
Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp
thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả
trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các
sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân.

Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa
cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp
Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại
lai ngữ 外來語: gairaigo).

Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ
bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì
số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là
Thường dụng Hán tự biểu 常用漢字表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng.
Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự
truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không
có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật.

Âm đọc Kanji Nhật

Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán
được du nhập vào Nhật từ Triều Tiên hoặc từ các địa phương khác nhau của Trung Quốc,
cho nên các âm đọc Kanji bị biến đổi. Người ta phân biệt hai cách đọc gọi là Âm độc 音
読 (Ondoku) và Huấn độc 訓読 (Kundoku).

1. Âm độc (Ondoku) là sự mô phỏng âm đọc của Hán tự Trung Quốc, gồm các loại:

- Ngô âm 呉音 (Goon): Trước thời Nại Lương 奈良 (Nara, 710-794) chữ Hán từ vùng
Ngô ở Đông Nam Trung Quốc đi qua ngả Triều Tiên rồi vào Nhật, do đó các Kanji này
đọc theo thổ ngữ vùng Ngô. Phần lớn các từ ngữ có liên quan đến Phật giáo như: tu hành
修行 (shugyō), Kinh đô 京都 (Kyōto), kinh văn 経文 (kyōmon), đăng minh 燈明
(tōmyō), …

- Hán âm 漢音 (Kanon): Từ thời Nại Lương (Nara, 710-794) đến đầu thời Bình An 平安
(Heian, 794-1185), các sứ giả và du học sinh của Nhật từ miền Tây Bắc Trung Quốc trở
về Nhật mang theo cách đọc Hán âm (được xem là chuẩn mực nhất). Thí dụ: lữ hành 旅
行 (ryokō), Kinh Thành 京城 (Keijō: tức Seoul), kinh thư 経書 (keisho), minh bạch 明白
(meihaku), …

- Đường âm 唐音 (Tōon): Giữa thời Liêm Thương 鎌倉 (Kamakura, 1185-1333) và thời


Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các
lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Đường âm.
Thí dụ: hành cước 行脚 (angya), Nam Kinh 南京 (nankin), khán kinh 看経 (kankin: đọc
kinh), …

- Quán dụng âm 慣用音 (Kanyōon): Là cách đọc theo thói quen của người Nhật, như:
giảo bạn 撹拌 (:khuấy lên) ngày xưa đọc là kōhan, hiện nay đọc là kakuhan; tiêu hao 消
耗 (:tiêu dùng) ngày xưa đọc là shōkō, nay đọc là shōmō.

2. Huấn độc 訓読 (Kundoku): Là âm đọc Nhật để giải thích ý nghĩa của chữ Hán,
gồm các loại:

- Chính huấn 正訓 (Seikun): Một chữ Nhật ứng với một chữ Hán, như: thủy 水 (mizu),
nam 男 (otoko), cao 高い (takai), kiến 見る (miru), …

- Nghĩa huấn 義訓 (Gikun): Một chữ Nhật ứng với nhiều chữ Hán, như: hải đài 海苔
(nori: rong biển), lão phố 老舗 (shinise: cửa tiệm cũ), đoàn phiến 団扇 (uchiwa: cái
quạt), …

- Đáng tự 当て字 (Ateji): Chữ Hán được vay mượn để ghi âm của chữ Nhật, không cần
biết ý nghĩa gốc Hán. Những Kanji này người Trung Quốc không tài nào hiểu được. Thí
dụ: thiên tình 天晴れ (appare: huy hoàng rực rỡ), xuất tuyết mục 出鱈目 (detarame: vô
nghĩa, phi lý, lời nói càn rỡ), ngu liên đội 愚連隊 (gurentai: bọn khuấy rối, bọn hu-li-
gân), …

Cần chú ý rằng đa số từ có hai chữ Hán (nhị tự từ 二字詞) có âm độc (Ondoku) hoặc
huấn độc (Kundoku). Nếu pha trộn hai cách đọc, thì ta có thứ tự âm huấn (onkun) hoặc
huấn âm (kunon):

1. Âm huấn 音訓 (onkun): Cách đọc này gọi là Trùng sương độc 重箱読み (jūbako
yomi). Chữ Hán thứ nhất theo âm độc, chữ Hán thứ hai theo huấn độc. Thí dụ: đoàn tử 団
子(dango: một thứ bánh nếp hình tròn), duyên trắc 縁側 (engawa: hiên nhà), khí trì 気持
ち (kimochi: cảm giác, cảm xúc), đầu thủ 頭取 (tōdori: thủ lĩnh, chủ tịch), …

2. Huấn âm 訓音 (kunon): Cách đọc này gọi là Thang dũng độc 湯桶読み (yutō yomi).
Chữ Hán thứ nhất theo huấn độc, chữ Hán thứ hai theo âm độc. Thí dụ: xích tự 赤字
(akaji: thiếu hụt tiền), thân phận 身分 (mibun), mai tửu 梅酒 (umeshu: rượu mai), tịch
khan [san] 夕刊 (yūkan: báo buổi chiều), …

Sự La-tinh hóa Nhật ngữ

Khi người Tây phương (đặc biệt là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) đến các nước châu Á
như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, họ rất quan tâm học tập ngôn ngữ bản địa.
Để học tập và truyền đạo dễ dàng, họ dùng mẫu tự Latin để ghi âm. Tại Việt Nam, các
giáo sĩ Tây phương đã Latin hóa chữ Nôm và gọi đó là chữ Quốc ngữ. Nhưng tại Trung
Quốc, Nhật và Triều Tiên, sự Latin hóa chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn
ngữ bản địa dễ dàng chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam.

Hán ngữ có các hệ phiên âm Latin như hệ Wade-Giles cho người Anh, hệ Pinyin, hệ La
Mã Tự ở Đài Loan, các hệ do người Pháp, người Đức sáng chế, hệ của đại học Yale,
v.v… Nhưng thông dụng nhất hiện nay là hệ Pinyin. Tiếng Triều Tiên có hệ phiên âm
Latin của McCune Reischauer. Tiếng Nhật có ba hệ phiên âm Latin: Hepburn shiki (về
sau cải biên thành Hyōjun shiki: hệ chuẩn), Nippon shiki, và Kunrei shiki. Các hệ này chỉ
khác nhau vài điểm như sau:

HEPBURN ===> NIPPON === > KUNREI


cha ===> tya ===> tya
chi ===> ti ===> ti
chu ===> tyu ===> tyu
cho ===> tyo ===> tyo
fu ===> hu ===> hu
ja ===> dya ===> zya
ji ===> di ===> zi
ju ===> dyu ===> zyu
jo ===> dyo ===> zyo
sha ===> sya ===> sya
shi ===> si ===> si
shu ===> syu ===> syu
sho ===> syo ===> syo
tsu ===> tu ===> tu

CHÚ Ý: Trong hệ Kunrei, nguyên âm dài (trường âm) đánh dấu ^ như û, ô; nhưng
trường âm e thì ghi là ei, trường âm i thì ghi là ii. Trong hệ Hepburn và Nippon cũng vậy
nhưng thay dấu ^ bằng dấu ¯ như ū, ō.

Thông tin cơ bản về Nhật Bản


Những thông tin cơ bản về Nhật Bản, trích dẫn từ tài liệu của Bộ Ngoại Giao Việt NamI.
Khái quát chung :

- Tên nước: Nhật Bản


- Thủ đô: Tokyo
- Vị trí địa lý: Nằm ở ngoài khơi phía đông lục địa Châu á. Từ kinh độ 122o 56E đến kinh
độ 153o 59E, Từ vĩ độ 20,25 đến vĩ độ 45,33.

- Diện tích: 378.000 km2, gồm 4 đảo chính Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và
khoảng 3.900 đảo nhỏ khác.

- Dân số: 122 triệu (1/2001) chủ yếu là người Nhật Bản (trên 99%) có ít người Ainu
(không quá 20 ngàn), ngoài ra có trên 64 vạn người Triều Tiên, trên 33,5 vạn người Hoa
và 1,7 vạn người Việt Nam.

- Khí hậu: ôn đới, bốn mùa phân định rõ ràng. Nhiệt độ trung bình từ 20-25 độ C.

- Tôn giáo: Đạo Phật và Thần Đạo (Shinto) là 2 đạo chính ở Nhật Bản. 98% người Nhật
tự coi là tín đồ của 2 đạo giáo này.

- Ngôn ngữ: Tiếng Nhật Bản

- Quốc khánh: Ngày 23/12 (ngày sinh của Vua Nhật Bản Akihito)

- Tên các nhà lãnh đạo chủ chốt

+ Nhà Vua : Akihito


+ Thủ tướng : Junichiro KOIZUMI (Nhiệm kỳ từ 26/4/2001)
+ Chủ tịch Hạ Viện: Yohei Kono
+ Chủ tịch Thượng Viện: Chikage Ogi
+ Bộ trưởng Ngoại giao : Yoriko Kawaguchi

- Đơn vị tiền tệ: Yên. Tỉ giá 104 yên/USD (3-2005). Tỉ giá 150 Đồng/yên (3-2005)

II. Chính trị


Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến kiểu Anh, trong đó :

- Nhà Vua là biểu tượng của đất nước và sự thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ tượng
trưng về mặt đối ngoại.

- Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập :
+ Lập pháp gồm 2 viện: Thượng viện 252 ghế và Hạ viện 450 ghế
+ Hành pháp : Nội các
+ Tư pháp : Tòa án.

Ba cơ quan quyền lực này độc lập, kiểm soát và hỗ trợ nhau.
- Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp của 3 Đảng Dân chủ tự do (lớn nhất), Komei,
Bảo thủ.

2. Các đảng phái chính trị :

- Đảng Tự do Dân chủ (LDP): Thành lập tháng 11/1955, là đảng tư sản-bảo thủ lớn nhất,
hiện chiếm 246/480 ghế tại Hạ viện và 115/252 ghế tại Thượng viện. LDP cầm quyền
liên tục 38 năm từ 1955-1993. Do mâu thuẫn nội bộ và bị phân liệt, LDP đã thất bại lớn
trong bầu cử Hạ viện 7/1993 và bị mất quyền lãnh đạo đất nước. Cuối tháng 6/1994 LDP
liên minh với Đảng Xã hội và Đảng Tiên phong nắm Chính quyền do Chủ tịch Đảng Xã
hội Murayama làm Thủ tướng. Từ tháng 1/1996 LDP trở lại đứng đầu chính quyền liên
hiệp 3 đảng LDP-Komei-Tự do, do Ruytaro Hashimoto làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu
cử Thượng viện 7/1998, LDP bị thất bại nặng nề, ông Hashimoto buộc phải từ chức Chủ
tịch LDP và ngày 30/7/98, Quốc hội Nhật Bản đã bỏ phiếu bầu ông Keizo Obuchi làm
Thủ tướng thay ông Hashimoto. Thủ tướng Yoshiro Mori, người kế nhiệm sau khi ông
Obuchi mất cũng phải từ chức sau gần 1 năm cầm quyền do đã làm uy tín của LDP giảm
sút nghiêm trọng.

Ông Koizumi Junichiro- một người có chủ trương cải cách LDP đã được bầu làm Chủ
tịch đảng đồng thời là Thủ tướng Nhật với đa số áp đảo 298/482 phiếu tại Đại hội Đảng
LDP trước nhiệm kỳ (24/4/2001) với tỷ lệ ủng hộ đạt kỷ lục 85%. Ngày 20/9/03, Thủ
tướng Koizumi đã tái cử làm Chủ tịch Đảng LDP nhiệm kỳ 2 năm đồng thời tiếp tục ở
cương vị Thủ tướng.
- Đảng Dân chủ (JDP) thành lập ngày 28/9/96, thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách
ra từ Đảng Xã hội và Đảng Sakigake. Tháng 4/98, Đảng Dân chủ sát nhập thêm Tân đảng
ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ, thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập
lớn nhất. Hiện nay, Đảng có 176/480 ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày
5/10/03 Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với 204 nghị sĩ
trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Chủ tịch Đảng Dân chủ mới là ông OKADA Kazuya.
- Đảng Komei: được thành lập vào tháng 11/1964. Năm 1998, các thế lực đảng Komei cũ
trong Tân đảng Hoà bình ở Hạ viện và Komei ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng
Komei mới. Hiện nay, Đảng này tham gia Chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi
với 24 ghế tại Thượng viện và 34 ghế tại Hạ viện.

- Đảng Xã hội Dân chủ (JSP): Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập 11/1945, có cơ
sở chủ yếu trong tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân chủ. Đến đầu 1990 là
đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội. Do bị thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện 1993, Đảng
XHDC buộc phải thay đổi hầu hết các chính sách cơ bản (về lực lượng tự vệ, Hiệp ước an
ninh Nhật - Mỹ...) để liên minh với các đảng khác. Từ 8/1994 đến hết 1995, Đảng XHDC
liên minh với LDP và Shakigake để lập nội các do Chủ tịch Đảng Murayama làm Thủ
tướng. Nội bộ đảng ngày càng suy yếu, phân hóa nghiêm trọng. Do nhiều nghị sĩ đã bỏ
đảng và gia nhập đảng Dân chủ (9/1996), XHDC hầu như bị tan rã và thất bại lớn trong
bầu cử 10/1996, mất 1/2 số ghế. Hiện nay Đảng này chiếm 6/480 ghế trong Hạ viện và 5
ghế trong Thượng viện.
- Đảng Cộng sản: (JCP) Được thành lập năm 1922, song chỉ sau Chiến tranh Thế giới II
mới được ra hoạt động công khai. Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện, 9/252 ghế trong
Thượng viện. ĐCS Nhật Bản có tổ chức chặt chẽ, kiên định đường lối; chủ trương xây
dựng CNCS ở Nhật Bản thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường; bảo vệ
quyền lợi của người lao động, chống tư bản Nhật. Gần đây, ĐCS đã thay đổi lập trường
trên một số vấn đề như thừa nhận Nhật Hoàng, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ..., tranh thủ lôi
kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ. Năm 1998, ĐCS Nhật
bản đã bình thường hoá quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc sau 31 năm gián đoạn.
Tháng 11/2000, Đảng cộng sản đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 22, lần đần tiên đưa ra đề
án "Cải cách Nhật Bản" chủ trương thông qua việc Đảng tham gia chính quyền liên hiệp,
chủ trương không đòi thủ tiêu ngay Cục phòng vệ mà tiến hành từng bước dần dần, theo
từng giai đoạn. Do đường lối không đổi mới nên Đảng đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ
viện tháng 11/2003 (mất 11 ghế). Đặc biệt, tại Đại hội 23 năm 2004, Đảng Cộng sản đã
sửa đổi cương lĩnh và đường lối trong đó từ bỏ đấu tranh cách mạng và chuyên chính vô
sản, chủ trương ủng hộ Nhật Hoàng, lực lượng phòng vệ…

Ngoài ra, còn có một số đảng đối lập trong quốc hội như: CLB cải cách...

III. Kinh tế

Nhật Bản là nước hết sức nghèo về tài nguyên trong khi dân số quá đông, phần lớn
nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng
với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát
triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản
tiếp tục là một nước có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế, KHKT, tài chính.
Một số số liệu về kinh tế Nhật Bản:
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao là 4,7% (tháng 5/2004).
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) năm 2003: 5.566 tỷ yên (khoảng 4.300 tỷ $ đứng thứ 2
trên thế giới sau Mỹ 8000 tỷ $. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2001: - 0,9%. 2002: 0,6%;
2003: 2,7%
+ Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% GDP (khoảng 6500 tỷ USD)
cao nhất trên thế giới.
+ Tổng số nợ khó đòi 375 tỷ $ (tính đến tháng 7/03)
+ Dự trữ ngoại tệ tính đến 3/04: 826,6 tỷ $, nhất thế giới
+ Xuất khẩu (3/04) : 544,24 tỉ USD
+ Nhập khẩu (3/04): 431,78 tỉ USD
+ Tỉ trọng các ngành kinh tế chính:
Nông nghiệp : 2,1% Giao thông vận tải: 6,3%
Công nghiệp : 26,8% Lưu thông : 12,5%
Xây dựng : 10,3% Các ngành khác : 37,9%
Sau thời kỳ kinh tế "bong bóng" 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì
ạch. Trong những năm 1992-1995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996
là 3,2%.

Đặc biệt, từ 1997 và nhất là từ đầu 1998 kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng
nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng
hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yên, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ khó đòi tăng
cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay
(5,5% tháng 12/02). Năm 1997, GDP thực chất - 0,7%, năm 1998 là -1,8%. Cuộc suy
thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát
triển của Nhật đang bị thách thức với một môi trường đã thay đổi khác trước. Vấn đề
phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là
một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế,
giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ...
Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ 1/2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải
cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần
đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng
trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.

IV. Quốc phòng

Hiện nay lực lượng tự vệ (quân đội) Nhật Bản có 18 vạn người, trong đó lực lượng Hải
quân mạnh nhất. Với ngân sách 50 tỉ USD/năm (kể cả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật
Bản), chi phí quân sự của Nhật Bản đứng hàng thứ 3 sau Mỹ và Nga. Từ năm tài khoá
2002, ngân sách quốc phòng Nhật đã vượt con số 1% GDP vươn lên hàng thứ 2 trên thế
giới.

Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm quân số nhưng tăng chất
lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng
phòng vệ Nhật Bản, tăng cường hợp tác với Mỹ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng
cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về
an ninh, giải trừ quân bị; trao đổi quân sự với các nước trong ngoài khu vực.

Nhân sự kiện 11/9, Chính phủ và Quốc hội Nhật đã thông qua 3 Luật chống khủng bố
gồm: Luật đặc biệt chống khủng bố, Luật sửa đổi Lực lượng phòng vệ (SDF) và Luật sửa
đổi Cục bảo an trên biển, cho phép Nhật lần đầu tiên sau thế chiến II được phép cử quân
đội ra nước ngoài, hợp tác với Mỹ chống khủng bố. Nhật Bản đã đưa 600 binh sĩ sang I-
rắc thực hiện các hoạt động nhân đạo. Đây là bước chuyển mới trong chính sách quốc
phòng của Nhật, từng bước tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của SDF.

Đồng thời, tháng 5/03, Quốc hội Nhật Bản thông qua Bộ luật hữu sự (gồm 3 luật liên
quan quốc phòng) với nội dung sửa đổi, mở rộng chức năng và hoạt động của SDF và
tăng quyền chỉ huy của Thủ tướng, Bộ luật này đã thay đổi cơ bản chính sách quốc phòng
của Nhật, là bước tiến mới theo hướng giải thích lại Hiến pháp và cho phép Nhật phòng
thủ tập thể, nằm trong tổng thể đường lối từng bước biến Nhật trở thành quốc gia bình
thường có quân đội.

V. Chính sách đối ngoại

Từ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách
đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên
thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò, và ảnh
hưởng trên thế giới và Châu á - Thái Bình Dương. Theo đó, chính sách đối ngoại được
triển khai theo 5 hướng cơ bản là :

- Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực.
- Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Duy trì phát triển kinh tế thế giới.
- Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh
tế.
- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật - Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần đây Nhật
Bản tăng cường chiến lược "Trở lại Châu á", phát huy vai trò người đại diện cho Châu á
trong G7, lấy Châu á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về
chính trị; thúc đẩy cải cách LHQ, thực hiện mục tiêu trở thành thành viên thường trực
HĐBA/LHQ thông qua các đề nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh
tế và các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên còn một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống nhất,
còn nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế bởi các
cường quốc khác. Chính quyền mới của Koizumi đang thăm dò khả năng sửa đổi Hiến
pháp, cho phép Nhật có quân đội và quyền tự vệ tập thể. Tuy nhiên điều này sẽ gây phản
ứng mạnh từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn quốc...

Nhìn toàn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được cải thiện
hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực
như WTO, APEC, ARF, ASEM, UNHCR, G7, ủy ban sông Mê Kông, ADB, PKO... Dư
luận chung tỏ đồng tình với việc Nhật Bản cần có vai trò to lớn hơn, đặc biệt trong những
vấn đề kinh tế và các vấn đề toàn cầu vì Nhật Bản có ưu thế về tài chính.

VI. Quan hệ với Việt Nam :

Ngày lập quan hệ ngoại giao : 21/9/1973

Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-
Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về
chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không
ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa
hai nước không ngừng được tăng lên.

a/ Về chính trị : hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao, Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt
Nam 4 lần (Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998, Koizumi 4/02),
Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng ta thăm Nhật bản 6
lần (1993, 1999, 2001, 2003 (2 lần) và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần
thăm Nhật 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao ta cũng đã thăm
Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt
Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm
Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới
tầm cao mới của đối tác bền vững".

- Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định
kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế
đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng
lãnh sự quán ở TPHCM và osaka.

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập
vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp ta về kỹ
thuật ...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Ta
ủng hộ Nhật là thành viên thường trực HĐBA/LHQ mở rộng, làm thành viên
HĐBA/LHQ và vận động Nhật ủng hộ ta ứng cử làm thành viên không thường trực
HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2008-2009.

b/ Quan hệ kinh tế : Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

- Về mậu dịch Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9
tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.

- Đầu tư trực tiếp đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47tỷ $. Trong số
62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và
Đài loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7
tỷ$). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã
ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã
thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.

- Về ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt
khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế
cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ
năm 2001, Nhật bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch
ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung,
nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1% so với năm 2002.

Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm
vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải
tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật
Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc
đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống – xã hội, hoàn thiện cơ cấu.

c/ Về hợp tác lao động: Từ năm 1992-nay, Việt Nam đã cử 16.000 tu nghiệp sinh Việt
Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm
tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ
bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó
khăn cho việc hợp tác lao động.

d/ Về văn hóa giáo dục: hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người,
chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những
người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho ta từ 1 đến
2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư
liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, chính phủ
Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên ta sang Nhật Bản đào tạo hàng năm.
Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện
nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5
tỷ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và ven biển hay bị thiên tai.

e/ Về du lịch: Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt
Nam. Năm 2002 đã có 280.000. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật bản vào Việt nam
trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa
hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/1/2004 Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị
thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày
Cầu lớn Seto Ohashi
Giới thiệu về cây cầu diễm lệ nối liền Bản Đảo và Tứ Quốc. Có thể xem video tư liệu về
công trình hoành tráng này tại phần Project X của NBnet.

Từ trên không nhìn xuống, Seto Ohashi của xứ sở mặt trời mọc
nhảy vọt vượt qua Biển Trong (Seto Naikai) đẹp đẽ. Từ mặt nước nhìn lên, thể chính của
cầu rất cao, khiến tàu bè đi qua không trở ngại. Cầu lớn Seto là chiếc cầu đường sắt kết
hợp đường bộ dài nhất thế giới.

Nhật Bản do 4 đảo chủ yếu và nhiều đảo nhỏ hơn tổ chức thành.
Ngày 10/4/1988, cầu lớn Seto Naikai - công trình lớn nhất đất nước mặt trời mọc lúc bấy
giờ - được thông xe, nối liền 4 đảo bằng duy nhất một đường sắt. Người ta có thể đáp xe
lửa nhanh chóng từ Hokkaido lạnh như Sibir, xuyên qua Honshu đến bến cảng Kyushu
khí hậu á nhiệt đới và đền miếu khói hương nhộn nhịp trên đảo Shikoku phía Nam. Chiếc
cầu mới bắc ngang Seto Naikai - Biển Trong - một trong những vùng nước đẹp nhất thế
giới.

Xem toàn cảnh cầu Seto và biển Seto Naikai tại


http://view.adam.ne.jp/setoy/pic/okayama/setobig2.html

Xem chi tiết về công trình hoành tráng này tại phần ProjectX của NBnet.
Cầu bắt đầu từ Thương Phu (Kurashiki, tỉnh Okayama) đảo
Honshu, kết thúc ở Phản Xuất (Sakaide, tỉnh Kagawa) đảo Shikoku, đường bệ bắc ngang
5 đảo nhỏ, tổng chiều dài 12 km. Nói một cách chính xác, đó là nhiều cây cầu nối liền
nhau bởi ba cầu cáp treo, hai cầu kéo xiên, một cầu có dầm và năm cầu bắc dàn cao. Hai
cầu kéo xiên mỗi cái dài 792 m, được xếp vào loại dài nhất thế giới. Tổng kinh phí xây
dựng cầu lớn Seto lên tới hơn 11 tỉ đô la.

Cầu lớn Seto Naikai.

Cầu Nam dài nhất là cầu cáp treo có khẩu độ lên tới 1.100 m,
là cầu cáp treo dài thứ năm trên thế giới. Tháp làm bằng thép, hai đầu cầu cao 194 km,
cao hơn tháp Vàng Lớn nhiều, khoảng chừng bằng 2/3 độ cao tháp Eiffel. Dây cáp thép
sử dụng dựng cầu có thể quấn 3 vòng quanh trái đất. Khi triều lên, thân cầu cao hơn mặt
nước 65 m, có thể để tàu chở khách và tàu chở dầu đi thông suốt không mắc phải trở ngại
nào.

Cầu lớn Seto Naikai có kết cấu hai tầng cầu công lộ và cầu
đường sắt. Tầng trên là công lộ cao tốc bốn làn xe, tầng dưới là đường xe lửa bao gồm
tuyến chính. Cầu lớn trải thời gian 10 năm xây xong, 17 người chết. Nhân lực khoảng
5,000 người với gần 70,000 giờ công. Cầu lớn có thể chịu đựng động đất cấp 8.5 và gió
với tốc độ lên tới 65 m/s. Tuy Biển Trong vẫn được đánh giá là nơi không bị động đất đe
doạ, nhưng ai cũng biết Nhật Bản là khu chịu nhiều động đất có tiếng.
Cầu Seto Naikai tuy rất lớn, nhưng so với chiếc cầu hai tầng
công lộ đường sắt nối liền đảo Honshu với đảo Shikoku thì vẫn phải chịu nhiều thua kém.
Chiếc cầu mang tên Akashi Kaikyo này có khẩu độ 1,700 m, là cầu cáp treo dài nhất thế
giới.

Sự phát triển này đã mang những ảnh hưởng lớn lao tới đảo
Shikoku. Shikoku là đảo nhỏ nhất trong 4 đảo, lại nằm trong vùng hẻo lánh, chỉ có khách
hành hương lai vãng chứ chẳng mấy du khách tới nơi đây thăm quan. Người hành hương
tới đây để thăm quan 88 đền miếu. Nếu đi bộ phải mất tới hai tháng mới xong.

Mùa hè ở Nhật
Ít quốc gia nào mà khí hậu lại ảnh hưởng đến lối sống, phong tục và văn hoá như Nhật.
Bốn mùa ở đất nước mặt trời mọc tạo ra bốn phong cách sống khác nhau.Khi màu đỏ của
hoa anh đào bắt đầu phai đi sau những ngày mưa dai dẳng và những bông mận trắng bắt
đầu đơm trái ở đảo Hokkaido, nước Nhật bước vào mùa hè. Cùng với sự nóng lên của
thời tiết, người Nhật bắt đầu chuyển sang mặc những chiếc áo yukata (kimono một lớp),
trang trí lại nhà cửa với những màu dịu hơn và xem những vở kịch kabuki ma quỷ lạnh
tóc gáy. Những ngày tháng sáu, dường như mọi thứ ở đây đều dành cho mùa hè.

Nhà kiểu Nhật về cơ bản không có tường. Người ta dán giấy shoji thành vách ngăn tạo sự
thoáng mát, tăng thêm ánh sáng. Mỗi ngôi nhà được thiết kế mở với những cửa kéo có
rãnh trượt trông thẳng ra hiên hoặc vườn. Ngồi trong nhìn ra, mỗi khuôn cửa giống như
một bức tranh cuốn và phía dưới bức tranh ấy, thường là một bình hoa Ikebana. Nghệ
thuật cắm hoa Ikebana truyền thống của Nhật là sự kết hợp hài hoà những sắc tố tự nhiên
để hoa cũng không tách rời khỏi thế giới của nó. Nếu thiếu đi sự kết nối này là những
ngôi nhà ở Nhật Bản thiếu đi sự sống. Kiểu kiến trúc nhà của Nhật Bản cho phép con
người luôn được sống trong thiên nhiên. Buổi tối mùa hè nhìn từ trên phố, những ô cửa
phủ giấy Shoji sáng mờ như những chiếc đèn lồng treo trước cửa nhà.

Mỗi mùa ở Nhật Bản đặc trưng bởi những món ăn khác nhau. Nếu đến Nhật Bản vào mùa
hè thì hãy ăn những gì người Nhật mời, bởi chỉ vài ngày sau, có tiền bạn cũng không thể
mua nổi món đó. Tháng 5 là mùa cá ngừ. Sang tháng 6 thì ăn cá ayu mới ngon. Ayu là
một loại cá nước ngọt, cá này ướp với chút muối, xiên bằng những thanh tre tươi rồi
nướng ăn ngay với sốt chanh chua trên những mỏm đá bờ sông thì thật đã. Những người
nội trợ Nhật luôn tạo ra một chút mát mẻ trong bữa ăn mùa hè, mà món ưa thích nhất là
mì trắng somen. Loại mì này mỏng, sợi dài, bày trong tô thuỷ tinh lớn rồi chan với nước
đá, thêm chút xanh của lá cây và ăn bằng đũa tre xanh mới chuốt. Ăn một đũa mì này,
bạn sẽ có cảm giác như mùa hè mát mẻ đang trôi vào tận gan ruột.

Nhật là nước có nhiều loại hình nghệ thuật, từ kịch hát cổ điển xứ Noh, kịch kabuki
ngoạn mục đến vô số những thể loại kịch hiện đại. Xuyên suốt những loại hình nghệ
thuật này là sự nhạy cảm với thiên nhiên và những thay đổi tinh tế lúc giao mùa. Có thể
thấy rất rõ điều này trong các vở kịch kabuki. Mùa xuân trong những vở kịch kabuki
ngập tràn hoa anh đào và đặc trưng thường là cảnh người phụ nữ khổ đau trong những
dinh thự nguy nga của những sĩ quan Nhật hay võ sĩ đạo. Trái lại, những vở kịch mùa hè
thường ít nhiều có nhắc đến bạo lực. Ma quỷ cũng là đề tài được yêu thích trong những
ngày nóng nực.

Trong cách người Nhật Bản chọn áo yukata cũng có ảnh hưởng của mùa hè. Yukata màu
sáng và điểm xuyết những hoa văn nhẹ sẽ tạo cảm giác mát mẻ hơn. Những chiếc lược
chải tóc cũng phải thay đổi hoa văn cho bớt đi cái nắng của mùa.

Nguồn: TBDL
Du lịch Tokyo
Trong khi cả thế giới đang cuống cuồng vì Sars thì Nhật vẫn… “vô tư”. Điều đó chứng tỏ
an ninh y tế của xứ mặt trời mọc rất được coi trọng. Nhật Bản có hơn 3000 hòn đảo, diện
tích gần 380.000 km2 và có gần 128 triệu dân. Tạo hóa “đày” người Nhật trước một điều
kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt: động đất, núi lửa, thời tiết luôn biến đổi. Tuy
nhiên, chính điều này lại góp phần tạo nên một tính cách Nhật tuyệt vời: kiên cường,
trung thành, cần cù, tiết kiệm, thích nghi, kỷ luật và cũng rất lãng mạn. Và khi đến Nhật
Bản, người ta không thể không đến Tokyo – một thành phố trẻ năng động, hiện đại mà
vẫn tràn ngập không khí cổ kính.

Edo Tokyo

Tuy người Nhật hòa mình vào cuộc sống công nghiệp hiện đại nhưng lại rất tôn trọng và
có ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống. Tại Tokyo - Viện bảo tàng Edo Tokyo là khu nhà
mang kiến trúc kiểu một con tàu vũ trụ chứa đựng trong đó đầy đủ lịch sử Tokyo qua các
thời kỳ. Ở đây bạn sẽ nghe kể truyền thuyết về người anh hùng nổi loạn Taira No
Masakado (vào năm 940 sau CN) hoặc đến thẳng vườn Hoàng gia gần đó để tha hồ lãng
mạn, bay bổng, suy tư. Vườn Nhật mang nhiều ảnh hưởng của kiểu vườn Trung Quốc,
nặng tính tôn giáo và triết lý nhưng được “Nhật hóa” và nhấn sâu ấn tượng bởi tính tượng
trưng và tinh thần. Khu vườn Hoàng gia là một trong 20 khu vườn lớn và đẹp của sứ Phù
Tang. Ở đây có ngôi nhà của đương kim Nhật hoàng Akihito. Vườn Hoàng gia lôi cuốn ta
bởi thành cao, hào sâu và những điều huyền thoại, bí ẩn trong việc bảo vệ, canh phòng.

Huyền thoại Sumo

Sumo là một đẳng cấp đóng vai trò quan trọng trong xã hội Nhật Bản, ngay từ khi những
chàng trai Nhật còn bé họ đã mơ ước mình trở thành Sumo. Bất cứ ai đến đất nước xinh
đẹp này cũng đến xem biểu diễn Sumo, hãy đến Ryogoku ở Kobugikan. Nên nhớ, phải
đến đó trước 7h30 sáng thì mới chắc có vé xem (nếu mua vé cả ngày sẽ rẻ hơn). Nhưng
nếu không có một cuộc đấu nào vào thời điểm bạn đến thì cũng đừng buồn, hãy vào viện
bảo tàng Sumo và quên đi chế độ ăn kiêng của mình và thử món Chanko-nabe - một món
lẩu thập cẩm mà các võ sĩ Sumo ưa dùng.

Những câu lạc bộ đêm


Các câu lạc bộ đêm ở thủ đô xứ mặt trời mọc này rất nhiều và nhộn nhịp. Dân chơi
Tokyo thường tập trung tại khu Azabu. Những ai thích uống rượu, nhảy múa thì đến
Roppongi và Shibuya. Nào, hãy thử một buổi tối của bạn tại câu lạc bộ đêm Pylon
(Shibuya), Milk (Ebisu) hay Velfarre (Roppongi). Các hộp đêm ở Tokyo cũng khác hẳn
với những tiếng đồn xấu, chúng khá an toàn và đáng để giải trí.

Chút gió của núi đồi

Khi đã bức bối với cảnh náo nhiệt ở nội đô Tokyo, bạn có thể đi thăm núi. Những dãy núi
ở Tokyo không nhiều nhưng bạn có thể sẽ mất cả ngày chỉ để ngắm Saitama, Gunma và
Tochigi. Sau đó tàu tốc hành từ Ueno và Asakusa sẽ đưa bạn đến vùng ngoại ô
Shitamachi nổi tiếng bởi các địa danh Ueno, Nippori, Sumida… hết sức cổ kính và thanh
bình. Đặc biệt bạn nên đến Usakusa thăm Kaminari-mon nổi tiếng, điện thờ Sensoji và
thưởng thức món tempura.

Cách tham quan Tokyo rẻ nhất là bạn hãy mua vé ngày cho tuyến đường Yamanote. Chỉ
với 190 yên (khoảng 25 nghìn VNĐ) bạn có thể đến Shinjuku, Harajuku, Ueno, Tokyo,
Abihabra,

Hãy hiểu cách mua sắm của người Nhật…

Người Nhật vốn chặt chẽ và tiết kiệm, vì vậy trong phong cách mua sắm họ có thói quen
mặc cả. Bạn đừng ngại mặc cả khi mua hàng tại Nhật, người ta sẽ không đánh giá bạn
“keo” đâu. Ngược lại, có thể họ còn nhìn bạn bằng con mắt rất đáng yêu. Hãy nói
“Chotto yasuku shite kudasai”!.

Mua sắm đồ điện tử

Nếu bạn có khoản giắt lưng kha khá, hãy đến thánh địa của đồ điện tử Akihabara hoặc
khu bán đồ điện tử máy quay phim ở Shinjnku, có lẽ đây là nơi đáng để bạn tiêu những
đồng tiền quý giá của mình. Kể cả bạn là một chuyên gia tin học thì cũng phải bất ngờ
trước những phần cứng và phần mềm tin học mới đến mức bạn chưa từng nghe thấy.

Mặc cả ở khu chợ trời

Tokyo có rất nhiều chợ trời và đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng… mặc cả. Bạn
muốn gì ở đây cũng có, trên trời… dưới hàng hóa. Bạn sẽ bị cuốn hút vào muôn vàn
những thứ đồ dùng khác nhau. Rồi thế nào bạn cũng phí tiền vào cả những thứ chẳng biết
dùng để làm gì cho mà xem. Những chợ trời lớn ở Tokyo thường tập trung ở khu lăng mộ
Hanazono (Shinjuku) và Togo-jinja (Harajuku). Ở đây bạn cũng có thể mua 1 bộ kimono
về làm kỷ niệm. Nếu chỉ để làm kỷ niệm, hãy mua một bộ kimono second hand vì trông
vẫn rất đẹp mà giá lại rẻ (chỉ vài nghìn yên). Còn nếu bạn nhất định xài một bộ kimono
xịn thì giá sẽ rất đắt đấy! Ở các khu chợ trời, có thể bạn sẽ gặp được rất nhiều người Việt
Nam, đố bạn biết vì sao?
Hãy ăn thật nhiều

Mua hàng hóa (đồ điện tử, dân dụng…) tại Nhật khá rẻ mà lại có chất lượng tốt. Nhưng
ăn uống, chơi bời ở xứ này thì bạn nên chuẩn bị tinh thần để “nghiến răng” đấy! Sẽ rất là
đắt đỏ.

Người Nhật rất kỹ tính và cầu kỳ trong ăn uống, chơi bời… nhiều khi đến mức… khó
chịu: “Cái gì cũng được nâng lên thành nghệ thuật”. Thức ăn của Nhật chia thành hai
phần: tempura và sushi. Tempura là thức ăn đã đun (rán, nấu…), Sushi là những món ăn
tươi nguyên chất – “sống”. Khi ăn chúng bạn có cảm giác như mình đang hòa mình vào
thiên nhiên. Nếu bạn có nhiều tiền thì hãy vào những nhà hàng sang trọng, còn nếu không
thì hãy trở lại những quán ăn bình dân ở nhà ga Shimbashi hoặc nhà hàng Ramen. Bạn
cũng có thể tìm thấy những món do người nhập cư từ Kyoto, Hokkaido, Triều Tiên, Đài
Loan, Ấn Độ, Việt Nam…

Thanks to

TOP > Thông tin tổng hợp > Một số đặc trưng của tiếng Nhật
Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán - NhậtTruyền thuyết về sự du
nhập chữ Hán vào Nhật

Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền
thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển
Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論語 (Rongo)
và Thiên Tự Văn 千字文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là
Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự
buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên.

Từ văn nói tới văn viết

Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên
gọi là kataribe 語部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng.
Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy
tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大和言
葉) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại
Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ
phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬葉假名). Chữ giả 假 ở đây
không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không
có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống
văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬葉集
(Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁德
Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳仁
Junnin (758-764).

Nguồn gốc Hiragana và Katakana

Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平假名
(Bình giả danh) và Katakana 片假名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa,
chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên
Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã
trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳哲燦
viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉備真備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà
sư Không Hải 空海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草. Cả hai đều là người
Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn
Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4)

Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平安
(Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số
nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短歌 (tanka) và các thể loại
khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬葉假名(Man’yōgana).
Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女
手(Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana -
theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm
hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp),
Katakana có thể dùng biệt lập.

Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振假名) tức là các chữ
Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp
thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả
trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các
sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân.

Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa
cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp
Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại
lai ngữ 外來語: gairaigo).

Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ
bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì
số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là
Thường dụng Hán tự biểu 常用漢字表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng.
Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự
truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không
có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật.

Âm đọc Kanji Nhật

Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán
được du nhập vào Nhật từ Triều Tiên hoặc từ các địa phương khác nhau của Trung Quốc,
cho nên các âm đọc Kanji bị biến đổi. Người ta phân biệt hai cách đọc gọi là Âm độc 音
読 (Ondoku) và Huấn độc 訓読 (Kundoku).

1. Âm độc (Ondoku) là sự mô phỏng âm đọc của Hán tự Trung Quốc, gồm các loại:

- Ngô âm 呉音 (Goon): Trước thời Nại Lương 奈良 (Nara, 710-794) chữ Hán từ vùng
Ngô ở Đông Nam Trung Quốc đi qua ngả Triều Tiên rồi vào Nhật, do đó các Kanji này
đọc theo thổ ngữ vùng Ngô. Phần lớn các từ ngữ có liên quan đến Phật giáo như: tu hành
修行 (shugyō), Kinh đô 京都 (Kyōto), kinh văn 経文(kyōmon), đăng minh 燈明
(tōmyō), ...

- Hán âm 漢音 (Kanon): Từ thời Nại Lương (Nara, 710-794) đến đầu thời Bình An 平安
(Heian, 794-1185), các sứ giả và du học sinh của Nhật từ miền Tây Bắc Trung Quốc trở
về Nhật mang theo cách đọc Hán âm (được xem là chuẩn mực nhất). Thí dụ: lữ hành 旅
行 (ryokō), Kinh Thành 京城 (Keijō: tức Seoul), kinh thư 経書 (keisho), minh bạch 明白
(meihaku), ...

- Đường âm 唐音 (Tōon): Giữa thời Liêm Thương 鎌倉 (Kamakura, 1185-1333) và thời


Minh Trị 明治 (Meiji, 1868-1912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các
lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Đường âm.
Thí dụ: hành cước 行脚 (angya), Nam Kinh 南京 (nankin), khán kinh 看経 (kankin: đọc
kinh), ...

- Quán dụng âm 慣用音 (Kanyōon): Là cách đọc theo thói quen của người Nhật, như:
giảo bạn 撹拌 (:khuấy lên) ngày xưa đọc là kōhan, hiện nay đọc là kakuhan; tiêu hao 消
耗 (:tiêu dùng) ngày xưa đọc là shōkō, nay đọc là shōmō.

2. Huấn độc 訓読 (Kundoku): Là âm đọc Nhật để giải thích ý nghĩa của chữ Hán, gồm
các loại:

- Chính huấn 正訓 (Seikun): Một chữ Nhật ứng với một chữ Hán, như: thủy 水 (mizu),
nam 男 (otoko), cao 高い (takai), kiến 見る (miru), ...

- Nghĩa huấn 義訓 (Gikun): Một chữ Nhật ứng với nhiều chữ Hán, như: hải đài 海苔
(nori: rong biển), lão phố 老舗 (shinise: cửa tiệm cũ), đoàn phiến 団扇 (uchiwa: cái
quạt), ...

- Đáng tự 当て字 (Ateji): Chữ Hán được vay mượn để ghi âm của chữ Nhật, không cần
biết ý nghĩa gốc Hán. Những Kanji này người Trung Quốc không tài nào hiểu được. Thí
dụ: thiên tình 天晴れ (appare: huy hoàng rực rỡ), xuất tuyết mục 出鱈目 (detarame: vô
nghĩa, phi lý, lời nói càn rỡ), ngu liên đội 愚連隊 (gurentai: bọn khuấy rối, bọn hu-li-
gân), ...

Cần chú ý rằng đa số từ có hai chữ Hán (nhị tự từ 二字詞) có âm độc (Ondoku) hoặc
huấn độc (Kundoku). Nếu pha trộn hai cách đọc, thì ta có thứ tự âm huấn (onkun) hoặc
huấn âm (kunon):

1. Âm huấn 音訓 (onkun): Cách đọc này gọi là Trùng sương độc 重箱読み (jūbako
yomi). Chữ Hán thứ nhất theo âm độc, chữ Hán thứ hai theo huấn độc. Thí dụ: đoàn tử 団
子(dango: một thứ bánh nếp hình tròn), duyên trắc 縁側 (engawa: hiên nhà), khí trì 気持
ち (kimochi: cảm giác, cảm xúc), đầu thủ 頭取 (tōdori: thủ lĩnh, chủ tịch), ...

2. Huấn âm 訓音 (kunon): Cách đọc này gọi là Thang dũng độc 湯桶読み (yutō yomi).
Chữ Hán thứ nhất theo huấn độc, chữ Hán thứ hai theo âm độc. Thí dụ: xích tự 赤字
(akaji: thiếu hụt tiền), thân phận 身分 (mibun), mai tửu 梅酒 (umeshu: rượu mai), tịch
khan [san] 夕刊 (yūkan: báo buổi chiều), ...

Sự La-tinh hóa Nhật ngữ

Khi người Tây phương (đặc biệt là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) đến các nước châu Á
như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, họ rất quan tâm học tập ngôn ngữ bản địa.
Để học tập và truyền đạo dễ dàng, họ dùng mẫu tự Latin để ghi âm. Tại Việt Nam, các
giáo sĩ Tây phương đã Latin hóa chữ Nôm và gọi đó là chữ Quốc ngữ. Nhưng tại Trung
Quốc, Nhật và Triều Tiên, sự Latin hóa chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn
ngữ bản địa dễ dàng chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam.

Hán ngữ có các hệ phiên âm Latin như hệ Wade-Giles cho người Anh, hệ Pinyin, hệ La
Mã Tự ở Đài Loan, các hệ do người Pháp, người Đức sáng chế, hệ của đại học Yale,
v.v... Nhưng thông dụng nhất hiện nay là hệ Pinyin. Tiếng Triều Tiên có hệ phiên âm
Latin của McCune Reischauer. Tiếng Nhật có ba hệ phiên âm Latin: Hepburn shiki (về
sau cải biên thành Hyōjun shiki: hệ chuẩn), Nippon shiki, và Kunrei shiki. Các hệ này chỉ
khác nhau vài điểm như sau:

HEPBURN ===> NIPPON === > KUNREI


cha ===> tya ===> tya
chi ===> ti ===> ti
chu ===> tyu ===> tyu
cho ===> tyo ===> tyo
fu ===> hu ===> hu
ja ===> dya ===> zya
ji ===> di ===> zi
ju ===> dyu ===> zyu
jo ===> dyo ===> zyo
sha ===> sya ===> sya
shi ===> si ===> si
shu ===> syu ===> syu
sho ===> syo ===> syo
tsu ===> tu ===> tu
CHÚ Ý: Trong hệ Kunrei, nguyên âm dài (trường âm) đánh dấu ^ như û, ô; nhưng trường
âm e thì ghi là ei, trường âm i thì ghi là ii. Trong hệ Hepburn và Nippon cũng vậy nhưng
thay dấu ^ bằng dấu ¯ như ū, ō.

Từ Hán Việt của Việt Nam và Kanji của Nhật

Giai Xuyên Nhất Phu 皆川一夫 (Kazuo Minagawa) đã so sánh sự dị đồng giữa một số từ
Hán Việt của Việt Nam với Kanji (Hán tự) của Nhật Bản như sau:

1. Đồng từ và đồng nghĩa:

ác mộng: 悪夢 (あくむ akumu) – âm nhạc: 音楽 (おんがく ongaku) – anh hùng: 英雄


(えいゆう eiyū) – bí mật: 秘密 (ひみつ himitsu) – bình dân: 平民 (へいみん heimin) –
bối cảnh: 背景 (はいけい haikei) – cá nhân: 個人 (こじん kojin) – cách mạng: 革命 (か
くめい kakumei) – cảm động: 感動 (かんどう kandō) – cảm giác: 感覚 (感覚 kankaku)
– chế độ: 制度 (せいど seido) – chi phối: 支配 (しはい shihai) – chính phủ: 政府 (せい
ふ seihu) – chú ý: 注意 (ちゅうい chūi) – chuẩn bị: 準備 (じゅんび junbi) – cơ quan:
機関 (きかん kikan) – dã man: 野蛮 (やばん yaban) – danh dự: 名誉 (めいよ meiyo) –
dân chủ: 民主 (みんしゅ minshu) – dân tộc: 民族 (みんぞく minzoku) – di sản: 遺産
(いさん isan) – đặc biệt: 特別 (とくべつ tokubetsu) – đặc phái viên: 特派員 (とくはい
ん tokuhain) – đại học: 大学 (だいがく daigaku) – đại sứ quán: 大使館 (たいしかん
taishikan) – đầu tư: 投資 (とうし tōshi) – điện thoại: 電話 (でんわ denwa) – điển hình:
典型 (てんけい tenkei) – đoàn kết: 団結 (だんけつ danketsu) – độc lập: 独立 (どくり
つ dokuritsu) – gia đình: 家庭 (かてい katei) – giải phóng: 解放 (かいほう kaihō) –
giáo dục: 教育 (きょういく kyōiku) – giao lưu: 交流 (こうりゅう kōryū) – giao thông:
交通 (こうつう kōtsū) – hành động: 行動 (こうどう kōdō) – hạnh phúc: 幸福 (こうふ
く kōhuku) – huấn luyện: 訓練 (くんれん kunren) – hy sinh: 犠牲 (ぎせい gisei) – kết
luận: 結論 (けつろん ketsuron) – kết quả: 結果 (けっか kekka) – kiến trúc: 建築 (けん
ちく kenchiku) – kinh tế: 経済 (けいざい keizai) – kinh phí: 経費 (けいひ keihi) –
kháng chiến: 抗戦 (こうせん kōsen) – khắc phục: 克服 (こくふく kokuhuku) – khiêm
tốn: 謙遜 (けんそん kenson) – khinh miệt: 軽蔑 (けいべつ keibetsu) – khoa học: 科学
(かがく kagaku) – kim ngạch: 金額 (きんがく kingaku) – kỷ niệm: 記念 (きねん
kinen) – lạc quan: 楽観 (らっかん rakkan) – lãnh thổ: 領土 (りょうど ryōdo) – lao
động: 労働 (ろうどう rōdō) – lệ thuộc: 隷属 (れいぞく reizoku) – lịch sử: 歴史 (れき
し rekishi) – lý do: 理由 (りゆう riyū) – lý luận: 理論 (りろん riron) – mỹ nhân: 美人
(びじん bijin) – ngôn ngữ: 言語 (げんご gengo) – nghệ thuật: 芸術 (げいじゅつ
geijutsu) – nhân sinh quan: 人生観 (じんせいかん jinseikan) – Nhật Bản: 日本 (にほん
nihon) – ô nhiễm: 汚染 (おせん osen) – phá hoại: 破壊 (はかい hakai) – phản đối: 反対
(はんたい hantai) – pháp luật: 法律 (ほうりつ hōritsu) – phát biểu: 発表 (はっぴょう
happyō) – phẩm chất: 品質 (ひんしつ hinshitsu) – Phật giáo: 仏教 (ぶっきょう
bukkyō) – phát kiến: 発見 (はっけん hakken) – phát triển: 発展 (はってん hatten) –
phu nhân: 夫人 (ふじん hujin) – phức tạp: 複雑 (ふくざつ hukuzatsu) – phương pháp:
方法 (ほうほう hōhō) – phương ngôn: 方言 (ほうげん hōgen) – quá khứ: 過去 (かこ
kako) – quân đội: 軍隊 (ぐんたい guntai) – quảng cáo: 広告 (こうこく kōkoku) –
quảng trường: 広場 (ひろば hiroba) – quyết tâm: 決心 (けっしん kesshin) – quốc gia:
国家 (こっか kokka) – quốc hội: 国会 (こっかい kokkai) – quốc tế: 国際 (こくさい
kokusai) – sa mạc: 砂漠 (さばく sabaku) – sinh hoạt: 生活 (せいかつ seikatsu) – tài
chính: 財政 (ざいせい zaisei) – tâm lý: 心理 (しんり sinri) – truyền thống: 伝統 (でん
とう dentō) – tự động: 自働 (じどう jidō) – tổng lãnh sự quán: 総領事館 (そうりょう
じかん sōryōjikan) – tham gia: 参加 (さんか sanka) – thắng lợi: 勝利 (しょうり shōri)
– thế giới: 世界 (せかい sekai) – thất bại: 失敗 (しっぱい shippai) – thống nhất: 統一
(とういつ tōitsu) – thủ tướng: 首相 (しゅしょう syusyō) – thực hiện: 実現 (じつげん
jitsugen) – tốc độ: 速度 (そくど sokudo) – triết học: 哲学 (てつがく tetsugaku) – Triều
Tiên: 朝鮮 (ちょうせん chōsen) – Trung Quốc: 中国 (ちゅうごく chūgoku) – từ điển:
辞典 (じてん jiten) – ưu đãi: 優待 (ゆうたい yūtai) – ưu tú: 優秀 (ゆうしゅう yūshū)
– uy tín: 威信 (いしん ishin) – vấn đề: 問題 (もんだい mondai) – văn hoá: 文化 (ぶん
か bunka) – văn học: 文学 (ぶんがく bungaku) – văn nghệ: 文芸 (ぶんげい bungei) –
vi phạm: 違犯 (いはん ihan) – vị trí: 位置 (いち ichi) – vũ trụ: 宇宙 (うちゅう uchū) –
xã hội: 社会 (しゃかい shakai) – xã giao: 社交 (しゃこう shakō) – xuất hiện: 出現
(しゅつげん shutsugen) – ý kiến: 意見 (いけん iken).

2. Đồng từ và đồng nghĩa nhưng thứ tự chữ bị đảo ngược:

Thí dụ: Hán Việt nói «an ủi» 安慰 Kanji Nhật nói «ủi an» 慰安 (いあん ian). Tương tự:
đơn giản/giản đơn: 簡単 (かんたん kantan) – giai đoạn/đoạn giai: 段階 (だんかい
dankai) – gia tăng/tăng gia: 増加 (ぞうか zōka) – giới hạn/hạn giới: 限界 (げんかい
genkai) – giới thiệu/ thiệu giới: 紹介 (しょうかい shōkai) – hạn chế/ chế hạn: 制限 (せ
いげん seigen) – hoà bình/bình hoà: 平和 (へいわ heiwa) – kích thích/thích kích: 刺激
(しげき shigeki) – kiểm điểm/điểm kiểm: 点検 (てんけん tenken) – kinh nguyệt/nguyệt
kinh: 月経 (げっけい gekkei) – lương thực/thực lương: 食糧 (しょくりょう shokuryō)
– ngoại lệ/lệ ngoại: 例外 (れいがい reigai) – sở đoản/đoản sở: 短所 (たんしょ tansho) –
tích lũy/luỹ tích: 累積 (るいせき ruiseki).

3. Đồng từ dị nghĩa, khác sắc thái:

Thí dụ: Việt (V) nói «miễn cưỡng» Nhật (N) nói «bất bản ý» 不本意 (ふほんい fuhoni),
còn «miễn cưỡng» 勉強 (べんきょう benkyō) của Nhật là «học» (to study). Các trường
hợp khác:

an ninh 安寧 (あんねい annei) → trị an 治安 (ちあん chian); bác sĩ 博士 (はかせ


hakase) → y giả 医者 (いしゃ isha); bản đồ 版図 (はんと hanto) → địa đồ 地図 (ちず
chizu); bình an 平安 (へいあん heian) → vô sự 無事 (ぶじ buji); bộ trưởng 部長 (ぶ
ちょう buchō) → đại thần 大臣 (だいじん daijin); bồi dưỡng 培養 (ばいよう baiyō) →
vinh dưỡng 栄養 (eiyō); bồi thường 賠償 (ばいしょう baishō) → bổ thường 補償 (ほ
しょう hoshō); cán bộ 幹部 (かんぶ kanbu) → dịch nhân 役人 (やくにん yakunin); cẩn
thận きんしん (きんしん kinshin) → thận trọng 慎重 (しんちょう shinchō); công đoàn
公団 (こうだん kōdan) → lao động tổ hợp 労働組合 (ろうどうくみあい rōdōkumiai);
cộng đồng 共同 (きょうどう kyōdō) → cộng đồng thể 共同体 (きょうどうたい
kyōdōtai); công trình 工程 (こうてい kōtei) → công sự 工事 (こうじ kōji); công trường
(工場 こうじょう kōjō) → công sự hiện trường 工事現場 (こうじげんば kōjigenba);
danh mục 名目 (めいもく meimoku) → phẩm mục 品目 (ひんもく hinmoku); do dự 猶
予 (ゆうよ yūyo) → trù trừ 躊躇 (ちゅうちょ chūcho); đàm thoại 談話 (だんわ
danwa) → hội thoại 会話 (かいわ kaiwa); đảm nhiệm 担任 (たんにん tannin) → đảm
đương 担当 (たんとう tantō); đàm phán 談判 (だんぱん danpan) → giao thiệp 交渉
(こうしょう kōshō); đề nghị 提議 (ていぎ teigi) → đề án 定案 (ていあん teian); đề tài
題材 (だいざい daizai) → đề danh 題名 (だいめい daimei); điều tra 調査 (ちょうさ
chōsa) → sưu tra 捜査 (そうさ sōsa); đối tượng 対象 (たいしょう taishō) → tướng thủ
相手 (あいて aite); gia vị 加味 (かみ kami) → điều vị 調味 (ちょうみ chōmi); giao tiếp
交接 (こうせつ kōsetsu) → xã giao 社交 (しゃこう shakō); giáo sư 教師 (きょうし
kyōshi) → giáo thụ 教授 (きょうじゅ kyōju); hậu môn 後門 (こうもん kōmon) →
giang môn 肛門 (こうもん kōmon); hoàn cảnh 環境 (かんきょう kankyō) → trạng
huống 状況 (じょうきょう jōkyō); hợp đồng 合同 (ごうどう gōdō) → khế ước 契約
(けいやく keiyaku); hợp tác 合作 (がっさく gassaku) → hiệp lực 協力 (きょうりょく
kyōryoku); khả năng 可能 (かのう kanō) → năng lực 能力 (のうりょく nōryoku); khai
trương 開帳 (かいちょう kaichō) → khai điếm 開店 (かいてん kaiten); kết thúc 結束
(けっそく kessoku) → chung liễu 終了 (しゅうりょう shūryō); khủng bố 恐怖 (きょ
うふ kyōhu) → hiếp uy 脅威 (きょうい kyōi); lực lượng 力量 (りきりょう rikiryō) →
thế lực 勢力 (せいりょく seiryoku); luyện kim 煉金 (れんきん renkin) → dã kim 冶金
(やきん yakin); ma tuý 麻酔 (ますい masui) → ma dược 麻薬 (まやく mayaku); nhan
sắc 顔色 (がんしょく ganshoku) → dung sắc 容色 (ようしょく yōshoku); nhân tạo 人
造 (じんぞう jinzō) → nhân công 人工 (じんこう jinkō); nhân viên 人員 (じにん jinin)
→ chức viên 職員 (しょくいん shokuin); nhập khẩu 入口 (いりぐち iriguchi) → thâu
nhập 輸入 (ゆにゅう yunyū); nhiệt tình 熱情 (ねつじょう netsujō) → nhiệt tâm 熱心
(ねっしん nesshin); phân biệt 分別 (ふんべつ hunbetsu) → khu biệt 区別 (くべつ
kubetsu); phối hợp 配合 (はいごう haigō) → liên huề 連携 (れんけい renkei); phụ nữ
婦女 (ふじょ hujo) → phụ nhân 婦人 (ふじん hujin); phương tiện 方便 (ほうべん
hōben) → thủ đoạn 手段 (しゅだん shudan); sản xuất 産出 (さんしゅつ sanshutsu) →
sinh sản 生産 (せいさん seisan); sinh dục 生育 (せいいく seiiku) → sinh thực 生殖 (せ
いしょく seishoku); tài liệu 材料 (ざいりょう zairyō) → tư liệu 資料 (しりょう
shiryō); tai nạn 災難 (さいなん sainan) → sự cố 事故 (じこ jiko); thông dụng 通用 (つ
うよう tsūyō) → thường dụng 常用 (じょうよう jōyō); thủ đoạn 手段 (しゅだん
shudan) → kế lược 計略 (けいりゃく keiryaku); thương mại 商売 (しょうばい shōbai)
→ thương nghiệp 商業 (しょうぎょう shōgyō); tổng thống 総統 (そうとう sōtō) →
đại thống lãnh 大統領 (だいとうりょう daitōryō); trang trí 装置 (そうち sōchi) →
trang sức 装飾 (そうしょく sōshoku); ủng hộ 擁護 (ようご yōgo) → chi trì 支持 (しじ
shiji); văn phòng 文房 (ぶんぼう bunbō) → sự vụ sở 事務所 (じむしょ jimusho); xuất
khẩu 出口 (でぐち deguchi) → thâu xuất 輸出 (ゆしゅつ yushutsu).

4. Từ Hán có trong tiếng Việt nhưng không có trong tiếng Nhật:

Thí dụ: Người Việt nói «bang giao» 邦交, người Nhật không hề nói vậy, chỉ nói «quốc
giao» 国交 (こっこう kokkō). Tương tự (Việt/Nhật):

báo chí 報誌 / tân văn tạp chí 新聞 雑誌 (しんぶんざっし shinbunzasshi) – bảo đảm 保
担 / bảo chứng 保証 (ほしょう hoshō) – biện pháp 辦法 / phương sách 方策 (ほうさく
hōsaku) – bưu điện 郵電 / bưu tiện 郵便 (ゆうびん yūbin) – công nhân 工人 / lao động
giả 労働者 (ろうどうしゃ rōdōsha) – ca sĩ 歌士 / ca thủ 歌手 (かしゅ kashu) – chân
dung 真容 / tiếu tượng 肖像 (しょうぞう shōzō) – chuyên gia 專家 / chuyên môn gia 専
門家 (せんもんか senmonka) – cố đô 故都 / cổ đô 古都 (こと koto) – dân số 民數 /
nhân khẩu 人口 (じんこう jinkō) – đại diện 代面 / đại lý 代理 (だいり dairi) – đào tạo
陶造 / dưỡng thành 養成 (ようせい yōsei) – điều khiển 調遣 / giám đốc 監督 (かんと
く kantoku) – định cư 定居 / định trú 定住 (ていじゅう teijū) – đính hôn 訂婚 / hôn ước
婚約 (こんやく konyaku) – du lịch 遊歷 / lữ hành 旅行 (りょこう ryokō) – dự thảo 預
草 / thảo án 草案 (そうあん sōan) – giải khát 解渴 / thanh lương ẩm liệu 清涼飲料 (せ
いりょういんりょう seiryōinryō) – giải trí 解智 / ngu lạc 娯楽 (ごらく goraku) – giải
pháp 解法 / giải quyết sách 解決策 (かいけつさく kaiketsusaku) – hải đăng 海燈 / đăng
đài 燈台 (とうだい tōdai) – hải phận 海分 / lãnh hải 領海 (りょうかい ryōkai) – hình
ảnh 形影 / ánh tượng 映像 (えいぞう eizō) – hội thảo 會討 / thảo luận hội 討論会 (とう
ろんかい tōronkai) – khán giả 看者 / quan khách 観客 (かんきゃく kankyaku) – kinh
niên 經年 / mạn tính 慢性 (まんせい mansei) – lạc hậu 落後 / hậu tiến 後進 (こうしん
kōshin) – lãnh đạo 領導 / chỉ đạo giả 指導者 (しどうしゃ shidōsha) – liên doanh 聯營 /
hợp biện 合弁 (ごうべん gōben) – ly dị 離異 / ly hôn 離婚 (りこん rikon) – nhạc sĩ 樂
士 / âm nhạc gia 音楽家 (おんがくか ongakuka) – nghệ sĩ 藝士 / nghệ thuật gia 芸術家
(げいじゅつか geijutsuka) – ngoại tệ 外幣 / ngoại hoá 外貨 (がいか gaika) – phụ trách
負責 / đảm đương 担当 (たんとう tantō) – sinh viên 生員 / học sinh 学生 (がくせい
gakusei) – tài khoản 財款 / khẩu toà 口座 (こうざ kōza) – thành phố 城鋪 / thị 市 (し
shi) – thuận lợi 順利 / hữu lợi 有利 (ゆうり yūri) – thương lượng 商量 / giao thiệp 交涉
(こうしょう kōshō) – tiềm năng 潛能 / tiềm tại năng lực 潜在能力 (せんざいのうりょ
く senzainōryoku) – tiềm thức 潛識 / tiềm tại ý thức 潜在意識 (せんざいいしき
senzaiishiki) – tiếp thị 接市 / thị trường điều tra 市場調査 (しじょうちょうさ
shijōchōsa) – tổng đài 總台 / giao hoán đài 交換台 (こうかんだい kōkandai) – tranh
chấp 爭執 / phân tranh 紛争 (ふんそう funsō) – từ trần 辭塵 / thệ khứ 逝去 (せいきょ
seikyo) – ủy ban 委班 / ủy viên hội 委員会 (いいんかい iinkai).

Vườn trên không ở Tokyo

Tiếng róc rách của nước, tiếng rúc rích của côn trùng sẽ làm cho bạn có cảm tưởng đang
đứng trong một công viên nhỏ. Nhưng thực ra đây lại là một khu vườn cách trung tâm
quận Kasumigaseki, thành phố Tokyo đến 45m trên không tập trung trên sân thượng
những tòa nhà văn phòng lớn. Những khu vườn như thế này được trồng để xem xét hiệu
quả của việc tăng cường cây xanh trong thành phố. Ở Kusumigaseki, ngoài khu rừng nhỏ
ở cung điện hoàng gia, hầu như chẳng còn chỗ nào trồng cây nữa. Phần lớn diện tích
được dành cho xây dựng, chỉ 5% đất đai còn lại để trồng cây.

Vườn trên không thoạt nghe có vẻ như là một ý tưởng viển vông, nhưng đây lại là một
thử nghiệm thực tế để giải quyết một vấn đề đang tồn tại. Nhiệt độ ở các trung tâm thành
phố có lúc tăng đến mức không bình thường, đe dọa trực tiếp đến môi trường ở nơi đây.
Theo trung tâm khí tượng học ở Nhật Bản, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Tokyo tăng 3
độ C trong vòng 100 năm qua. Nhiệt độ tăng trong thành phố là kết quả của rất nhiều
nhân tố, trong đó có sự giảm lượng hơi nước trong không khí do thiếu cây xanh. Vì vậy
biện pháp hiệu quả nhất là tăng cường cây xanh cho thành phố. Trong khi mỗi không
gian nhỏ ở dưới đất đều đã được sử dụng thì tại sao sân thượng lại để bỏ không? Sân
thượng bằng xi măng nếu bị bỏ không sẽ tập trung sức nóng và góp phần gây ra sự nóng
lên của thành phố. Nếu đất được đưa lên sân thượng và cây được trồng ở trên đó, tình
hình sẽ được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên việc trồng vườn lại không đơn giản chút nào.
Gần đây các nhà khoa học ở Nhật Bản đã tạo ra một loại đất nhân tạo chỉ nặng bằng 1/2
hay 1/3 đất bình thường. Với loại đất này, có thể sử dụng với một độ dày hơn mà không
phải tiến hành bất cứ công việc củng cố lại trần nào. Ngoài những loại đất đặc biệt, người
ta còn phải đưa vào những tấm ngăn nước đặt giữa trần và đất, tấm ngăn không cho rễ
của thực vật mọc trên trần và cả một hệ thống tưới nước. Một tiến bộ khác là việc tạo ra
các loại cây mọc với ít đất hơn bình thường và các loại cây nhẹ hơn, ít rễ hơn.

Mùa hè vừa qua, nhiệt độ ở Tokyo và các thành phố lớn khác vẫn cao, nhiệt độ cao nhất
trong ngày cũng bằng nhiệt độ cơ thể con người. Ban đêm nhiệt độ hiếm khi dưới 25 độ
C và thường trên 30 độ C. Vào giữa hè, Tokyo được coi là thủ đô nóng nhất trên thế giới,
hơn cả Bangkok (Thái Lan) và New Delhi (Ấn Ðộ). Rất nhiều người dân Nhật Bản đang
mong chờ sự quay lại của những đêm hè mát mẻ, khi đó họ có thể nghỉ ngơi sau một
ngày nóng nực. Và có lẽ những khu vườn trên không sẽ góp phần đem đến điều này.

Nhật Bản - Phóng sự ảnh

Phóng sự ảnh về Nhật Bản. Nhà nước Nhật bọc nhung đường phố và mời người dân của
họ ra đường....Tôi không biết có một hệ thống Metro và xe bus nào trên thế giới sạch và
sang hơn hệ thống chuyên chở công cộng của nước Nhật trong lúc này. Tôi không nghĩ
có một nước lớn nào trên thế giới, với dân số trên 100 triệu, mà chính phủ của họ chăm
sóc hệ thống chuyên chở công cộng cho người dân tốt bằng nước Nhật. Hệ thống chuyên
chở công cộng của Mỹ, được xem là nước giàu nhất thế giới hiện nay, thì không thể sạch
sẽ thơm tho và hữu hiệu bằng hệ thống chuyên chở công cộng của Nhật Bản. Những hệ
thống chuyên chở công cộng New York, San Francisco, Washington DC, Paris, London,
Stuttgart, ... không nơi nào bằng Tokyo.

Mỗi gia đình miền quê nước Nhật đang sở hữu được một chiếc xe hơi đời mới. Dọc quốc
lộ Nhật, không có một cửa hiệu bán lẻ nào, chỉ toàn là hãng xưởng lớn.

Nước Nhật sản xuất xe hơi bán cho khắp thế giới nhưng người dân Nhật ở các thành phố
lớn đều sử dụng hệ thống chuyên chở công cộng hoặc đi xe đạp. Xe gắn máy rất ít và hễ
ai dắt xe gắn máy ra khỏi ngõ, cũng tự động đeo mũ an toàn.

Người Nhật sở hữu nhà cửa và tài sản ít nhưng chính phủ Nhật lại là một trong những
chính phủ giàu nhất thế giới. Điều đáng nói là chính phủ Nhật giàu này biết dùng tiền để
nâng cao mức sống cộng đồng của người dân. Một trong những cách làm cho cả nước
Nhật mang khuôn mặt giàu có sang trọng nhất thế giới, là chính phủ Nhật đã cho dân
Nhật một hệ thống chuyên chở công cộng tuyệt vời.

Xe đến và đi nhanh. Tất cả những chiếc ghế hay dãy ghế trong metro và xe điện Nhật đều
được bọc nhung "mới" hay giống như mới. Tôi có thể nói là lớp vải nhung bọc trên
những chiếc xe điện và metro của thành phố Kyoto thì mới mẻ hơn cả chiếc màn trải
giường của khách sạn Holiday Inn ở Kyoto, nơi tôi trú ngụ ở đấy một tuần lễ. Nên nhớ
khách sạn Holiday Inn là một trong những hệ thống khách sạn loại trên trung bình của
Hoa Kỳ.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lời cho một bài hát "Có đường phố nào vui, cho ta qua một
lần ..." . Nhạc sĩ Phạm Duy thì phải "rước em lên đồi" vui chơi, phải chăng vì đường phố
Việt Nam chưa bao giờ được bọc nhung êm ái như đường phố Nhật...

Nguồn: http://www.gio-o.com/phongsuNhat.html

Ghế nhung metro, hệ thống xe điện chạy trong lòng đất


Hành khách bấm nút điện tím để dừng trạm
Xích lô nhung trên một hè phố đường núi Kyoto
Trạm xe điện ngầm chính của thành phố Kyoto, Kyoto Station gồm 10 tầng lầu. Và
những sinh hoạt bên trong trạm này
Một nhóm trình diễn văn nghệ giúp vui trên lầu 4 của trạm xe điện ngầm Kyoto Station
Bà con ngồi khán đài trên tầng 4, thưởng thức văn nghệ Chiều Chủ Nhật, trong trạm xe
điện ngầm Kyoto Center
Phố đêm Shibuya, Tokyo, phố của hàng trăm nghìn người trẻ ùa ra đường mua sắm, ăn
diện, ăn chơi
Cà phê Starbucks Mỹ có mặt khắp nước Nhật
Những con hẻm nhỏ vẫn còn
Những hẻm ngõ ngách Nhật sạch không thể tưởng tượng được
Hẻm nghèo và người vô gia cư của Nhật vẫn sạch boong
Ngõ "Cấm Chỉ", phố ăn đêm, ở Kyoto
Hè phố Nhật rất chật, nhưng vẫn có chỗ cho người đi bộ và xe đạp
Hễ ai dắt xe gắn máy ra khỏi ngõ, cũng tự động đeo theo mũ an toàn
Chợ Nhật ngày nay là những siêu thị lớn, thường có kèm theo nhiều hàng quán ăn.
Một tiệm fast food McDonald (Mỹ) trong một chợ Nhật
Nước Nhật ngày nay tràn ngập các máy bán hàng trên hè phố.
Thùng rác
Và cầu tiêu. Cầu tiêu này được người Âu Mỹ gọi là "cầu tiêu Nhật". Cầu tiêu bệt mà bất
cứ trong một cầu tiêu công cộng nào.
Nhưng người thế giới hiện đang khao khát có cái bàn cầu tân tiến dưới đây, chỉ mới xuất
hiện ở Nhật Bản. Bàn cầu xịt nước và hong khô khoái lạc. Bàn cầu này đặc biệt rất được
giới nữ yêu thích. Bàn cầu được trang bị một hàng nút bên tay phải. Hành quân xong chỉ
việc bấm nút. Mệnh lệnh nào, công việc ấy sẽ xuất phát.

Cá Nóc và món ăn Fugu ở Nhật Bản

Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi
những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi
hạt dài.Tổng quát về cá Nóc

Cá Nóc, một loại cá kịch độc đã làm tử vong nhiều người tại Nhật Bản cũng như tại Việt
Nam, nhưng cá Nóc cũng là một món ăn khóai khẩu và mắc tiền của người dân xứ Phù
Tang. Ngày nay, ngoài nước Nhật, tại Hong Kong và New York cũng đã có những nhà
hàng chuyên phục vụ loại cá Nóc đặc sản này cho những vị thực khách có thị hiếu đặc
biệt có một không hai này… Trên thế giới hiện nay có 185 loại cá Nóc đã được phân loại
trong ngành Ngư học (Ichthyology). Cá thuộc họ Tetraodontidae, đa số sống ở biển
nhưng cũng có vài loại sống ở vùng nước ngọt, và nước lợ. Cá thường tập trung sống gần
những bờ đá hay những rạng san hô, là nơi cung cấp nguồn thức ăn mà cá ưa thích.
Cá Nóc trung bình có chiều dài khoảng 15 cm đến 40 cm khi trưởng thành, với trọng
lượng từ 1 đến 4 lbs (0.450 – 2.0 Kg) và có hình dáng tròn bầu như trái lê. Cá Nóc chỉ có
khả năng bơi lội lơ lửng, chậm chạp, và không di chuyển xa nơi cư trú nên khi gặp nguy
hiểm, cá có khả năng nở phồng to ra như trái bong bóng nhỏ để đe dọa kẻ địch. Do cơ thể
cá có khả năng hút nước vào bao tử và co dãn, đàn hồi mau lẹ với trữ lượng gấp 2 – 3 lần
cơ thể. Đặc biệt, lượng độc tố trong cá Nóc phần lớn tích tụ trong phần nội tạng của cơ
thể, nhiều nhất là trong buồng trứng, lá gan, tụy tạng, ruột …và một phần nhỏ trong máu,
da,và bắp thịt.

Chất độc tố này có tên gọi là Tetrodotoxin, và độc hại gấp 1250 lần chất độc của
Cyanide. Người ăn cá Nóc khi bị trúng độc, bắp thịt bị co cứng, đầu óc cảm thấy choáng
váng,cơ thể rã rời, nhức đầu, nôn mửa, khó thở. Khoảng 60 – 80 % nạn nhân sẽ tử vong
trong vòng 4 – 6 giờ, và hiện nay khoa học chưa tìm ra thuốc giải (antidote) độc tố này.
Cá Nóc không tự cấu tạo độc tố này trong cơ thể, nó được tích tụ và truyền qua bởi
những vi khuẩn tên là Pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi
hạt dài. Do đó, cá Nóc được nuôi dưỡng và sinh sống trong các trại cá độc lập sẽ không
sản xuất ra loại độc tố này, cho đến khi cá tiếp nhận hay ăn những thức ăn có chứa độc tố
này …và cá sẽ trở nên độc hại.

Cá Nóc ở Việt Nam

Ngày xưa khi người chị lớn của tôi theo chồng ra dạy học ở Côn Sơn (Côn Đảo), và
những lần về thăm nhà ở Sài gòn, chị thường mang những sản vật đặc biệt ngoài đảo về
cho cha mẹ,anh, chị,em tôi như trứng con Vích ( vỏ rất mềm,lòng đỏ rất bùi ), lược làm
bằng đồi mồi và những con cá Nóc gai trông rất kỳ lạ và ngộ nghĩnh. Cá phồng to ra với
những gai nhọn, tua tủa ra trông giống như lông nhím. Cá không ăn được, chỉ dùng làm
vật trang trí trong nhà mà thôi. Ngoài ra, tại chợ Phan Thiết tôi có thấy một loại cá Nóc
sao, dài khoảng 15 cm, với phần lưng màu xám đen, bụng trắng, và có những chấm bông,
đen trắng ở phần giữa. Đây là loại cá Nóc độc nếu người dân không biết cách làm và
không hiểu tác động của độc tố, nên thường bị trúng độc ở VN nhiều nhất.

Món Cá Nóc Sống ở Nhật / Fugu Sushi

Chỉ có những nhà đầu bếp có bằng cấp chuyên nghiệp mới biết cách làm cá Nóc. Họ phải
qua một quá trình học tập, kinh nghiệm thực tập ít nhất từ 2 đến 3 năm, và cũng phải trải
qua những kỳ thi Quốc Gia ở Nhật Bản, mới được phép làm loại cá Nóc sống Fugu Sushi
này. Kỳ thi này gồm phần thi lý thuyết, thi về Ngư Loại học, thi về cách thực hành, sửa
sọan món cá Nóc sống, và chính họ sẽ tự thưởng thức món Fugu do họ làm ra. Thường
chỉ có 30 % thí sinh được chấm đậu qua kỳ thi này mà thôi.

Ở Tokyo hiện nay có khoảng 1500 tiệm Restaurants Fugu Sushi chuyên bán cá Nóc phục
vụ cho 26 triệu dân ở Tokyo và các vùng lân cận. Trong đó, món ăn thông dụng nhất là
món Fugu Sashimi, hay còn được gọi tắt là Fugu – sashi, khi những miếng thịt cá Nóc
màu trắng trong được thái mỏng và xếp đặt như nghệ thuật cắm hoa Ikebana trên một đĩa
vân màu đậm, và bạn có thể nhìn thấy những vân màu trang trí đẹp mắt, xuyên qua lớp cá
mỏng đó. Do đó, khi gắp miếng cá ra, bạn sẽ thấy rõ ràng, đường nét chi tiết của chiếc
dĩa đựng cá. Đây chính là nét độc đáo trong nghệ thuật ăn uống của Nhật Bản, khách
hàng vừa thưởng thức vị giác của lưỡi đi kèm với màu sắc của thị giác.

Một tiệm ăn sushi tiêu biểu trong


khu chợ cá Tsukiji, gần khu Ginza ở Tokyo

Cá Nóc sống Fugu được dọn ra cùng với những gia vị gồm những chén nhỏ như nước
chấm làm từ dầu mè, nước tương soy sauce, mustard wasabi, củ cải muối dầm, giấm
ponzu, chanh, ớt và phải có rượu nồng Sake hâm nóng đi kèm mới là thú vị.

Mở đầu để khai vị, khách sẽ nhấp uống một chén Sake nhỏ, sau đó gắp một miếng thịt cá
Nóc sống đi kèm với những món gia vị vừa kể trên, tất cả đưa vào miệng nuốt vào thật
khoan thai, nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào đang rơi trước cơn gió nhẹ, để cảm
nhận và thưởng thức hương vị ngọt ngào, lành lạnh của món cá Nóc sống, xen vào đó là
những vị cay cay, đăng đắng, nồng nàn, ngây ngất đến xé lưỡi, của những gia vị đi kèm.

Ở Nhật Bản,sự ăn uống đã lên đến một trình độ nghệ thuật và đối với nhiều người: “sống
hay, sống đẹp, sống có ý nghĩa cũng là một nghệ thuật.” Ngoài món cá Nóc sống Fugu
(Fugu- sashi), món lẩu cá Fugu gồm nấm, đậu hũ, cà rốt, bắp cải, lá hoa cúc, và thịt cá
nóc được nấu trong nước súp đun sôi được gọi là món Fugu- Chiri, được dọn ra và nấu
với bếp lò ngay tại bàn tiệc của khách hàng.

Còn lại, những vây cá, gồm vi đuôi, vi lưng và vi bụng cũng được chiên giòn và được
dọn với rượu sake nóng, được gọi là Fugu-hire-zake.
Các loại rượu sake khác nhau ở
Nhật Bản

Trung bình, mỗi người khi dùng 3 món Fugu tại những nhà hàng nổi tiếng ở Tokyo sẽ tốn
khoảng 100 – 200 US Dollars, vì cá Nóc Fugu là món ăn cao cấp hay món Cao lương Mỹ
vị ở Nhật bản vì nó đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng,sửa sọan công phu và đầy mỹ thuật.

Những tay đầu bếp trứ danh về Fugu ở Tokyo thỉnh thoảng để sót lại một lượng rất nhỏ
đủ để làm những vị khách hàng có một cảm giác tê tê quanh đầu lưỡi, và đủ để chứng tỏ
họ đã từng trải những giây phút cận kề với tử thần … khi về bạn có thể tự hào và kể cho
bạn bè nghe rằng ta đã được thưởng thức món ăn độc đáo của xứ Phù Tang.

Lời Kết

Một thi sĩ nổi tiếng người Nhật là Yosa Buson (1716 – 1783), cũng đã diễn tả tâm trạng
của mình trong bài thơ Haiku nổi tiếng về mối tình tuyệt vọng của mình như sau:

Nếu tôi không gặp nàng đêm nay


Tôi đành phải từ bỏ nàng
Nên tôi phaỉ đi ăn Fugu

Ý nghĩa và tâm trạng này được diễn tả như sau:

Tôi muốn ăn cá Nóc Fugu,


Nhưng tôi không muốn chết …

Do bản tính của con người thật kỳ lạ, cái gì càng cấm đoán thì con người càng tò mò …
và luôn đi ngược lại những gì được gọi là cấm kỵ và món cá Nóc Fugu chính là một trong
những đại kỵ hay Tabu đó.

Theo Đàn chim việt


Những đại gia kếch xù nhất Nhật Bản
Những nhân vật thành đạt đứng đầu giới kinh doanh luôn gắn liền với những tên tuổi gạo
cội. Gương mặt “non nớt” nhất cũng đã qua tuổi tứ tuần.
1. Masayoshi Son 48 tuổi, tổng trị giá tài sản 7 tỷ USD, tổng giám đốc điều hành
Softbank - công ty dịch vụ viễn thông và Internet số 1 ở Nhật.

Nhờ chiến dịch xúc tiến rầm rộ trong vài năm trở lại đây, Softbank hiện đã
có hơn 5 triệu khách thuê bao đường truyền ADSL và điện thoại IP. Giá cổ
phiếu trong 12 tháng qua tăng gần gấp đôi, kể từ sau vụ mua lại chi nhánh
Vodaphone ở Nhật trị giá 17 tỷ USD.
Masayoshi
Son.

2. Yasuo Takei, 76 tuổi, tổng trị giá tài sản 5,6 tỷ USD.

Là thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng Takefuji, năm 2003, ông Yasuo
Takei “nhúng chàm” vào một scandal tai tiếng khi tổ chức đặt máy nghe trộm
cánh phóng viên đi ngược lại quan điểm của công ty. Được hoãn thi hành án, “lão
gia” Takei sau đó đã buộc phải rút bớt số cổ phần do gia đình ông nắm giữ, từ
60% xuống còn dưới 25%.
Yasuo
Takei.

3. Kunio Busujima, 81 tuổi, tổng trị giá tài sản 5,4 tỷ USD.

Hiện ông giữ chức chủ tịch Sankyo - công ty sản xuất máy chơi game
pachinko trị giá 1,9 tỷ USD, đồng thời là tổng giám đốc điều hành tập đoàn
Son Hideyuki. Ngoài ra còn sở hữu 1 sân golf 18 lỗ danh tiếng, chuyên dành
tổ chức các giải chơi golf nữ chuyên nghiệp.
Kunio
Busujima.

4. Nobutada Saji, 60 tuổi, tổng trị giá tài sản 5 tỷ USD. Ông đứng đầu tập đoàn nước ngọt
và thực phẩm Suntory trị giá 12 tỷ USD.

Công ty này trước đây do ông nội ngài Saji thành lập, đã từng có thời phải
bán sang ngang cho 1 nhà máy sản xuất rượu tây, nhưng rốt cuộc nó lại trở về
tay những người thừa kế đích thực.
Nobutada
Saji.

5. Akira Mori, 68 tuổi, tổng trị giá tài sản 4,9 tỷ USD.

Ông lãnh đạo tập đoàn Mori - đơn vị sở hữu và điều hành phần lớn các tòa nhà
văn phòng và khu chung cư giữa lòng Tokyo và 1 số thành phố lớn khác. Ngoài
ra còn là giám đốc điều hành của 1 loạt các khách sạn thuộc hàng “5 sao”.
Akira
Mori.

Kazuo Inamori - người sáng lập tập đoàn Kyocera


Có vẻ như tên ông không được biết đến nhiều trên thế giới. Thế nhưng Kazuo Inamori -
người sáng lập và xây dựng tập đoàn công nghiệp quốc tế Kyocera - là một trong những
biểu tượng lớn của nền kinh tế Nhật Bản trong thế kỷ 20.
Kyocera là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới về
lĩnh vực sản xuất các vật liệu công nghiệp cao cấp. Tất cả
các ngành công nghiệp và công nghệ hiện đại khác, đặc
biệt các nhà sản xuất máy ảnh, thiết bị quang học, thiết bị y
tế, điện tử đều phải sử dụng các sản phẩm vật liệu cao cấp
do Kyocera sản xuất.
Kazuo Inamori là nhà doanh
nghiệp nổi tiếng và rất được
kính trọng trong giới sản xuất
công nghiệp của Nhật và quốc
tế. (Ảnh: kyocera)

Kazuo Inamori sinh năm 1932. Sau khi tốt nghiệp đại học, với tấm bằng kỹ sư hoá ông đã
bộc lộ quyết tâm tự lập. Ông không bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Song với một tâm huyết
hiếm có với nghề và khát khao kinh doanh cao độ, chàng thanh niên 27 tuổi Kazuo
Inamori đã khởi nghiệp thành công.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế của giảng đường đại học, Kazuo Inamori đã tỏ ra say mê
và có năng khiếu vượt trội về lĩnh vực vật liệu cao cấp. Ông sớm nhận ra vai trò hết sức
quan trọng của các vật liệu này, làm đầu vào cho rất nhiều ngành công nghiệp và công
nghệ cao khác.

Tháng 4 năm 1954, với số vốn ít ỏi 3 triệu yên mượn được từ một số người bạn ông đã
sáng lập Kyocera (viết tắt của Kyoto Ceramic). Ngay từ khi mới thành lập, Kyocera đã
xác định lĩnh vực nghiên cứu và sản phẩm chính là các vật liệu ceramic cao cấp. Tất cả
mọi nguồn lực Kazuo đều tập trung vào sản phẩm này. Trong vòng 10 năm, Kazuo đã
khẳng định vị thế của mình tại thị trường Nhật Bản. Các sản phẩm máy ảnh, điện thoại,
thiết bị quang học đều cần dùng những chi tiết bé xíu bằng ceramic cao cấp do Kyocera
sản xuất.

Với sự nhạy cảm của nhà kinh doanh, Kazuo Inamori đã nghĩ ngay tới việc mở chi nhánh
tại Mỹ, thị trường lớn nhất sẽ tiêu thụ các sản phẩm bằng vật liệu ceramic cao cấp của
ông. Năm 1969, các chi nhánh của Kyocera đã được mở ở đây. Từ đầu những năm 1970,
Kazuo Inamori bắt đầu thâm nhập vào thị trường châu Âu. Năm 1997 ông dần dần lùi về
phía sau hội trường, nhận giữ chức chủ tịch danh dự của Kyocera.

Đến cuối năm 2005, cả tập đoàn Kyocera đã đạt doanh số hơn 10 tỷ USD. Tổng số lượng
nhân viên làm cho tập đoàn là 50.000 người tại hơn 150 chi nhánh ở hàng chục nước
khác nhau.

Gắn bó với thực tiễn thị trường

Thành công trong kinh doanh của Kazuo Inamori có được bởi ông là người rất gắn bó với
thực tiễn, với thị trường. Kazuo Inamori thường xuyên theo dõi rất kỹ mọi sự phát triển
của công nghệ và thị trường trong các ngành công nghiệp vì đây chính là các đối tượng
khách hàng tiêu thụ sản phẩm của ông.

Chiến lược theo sát thực tiễn thị trường đã không chỉ giúp Kyocera có thể hoàn thiện và
phát triển sản phẩm của mình một cách tốt nhất, phù hợp nhất mà còn nâng tầm Kyocera
trở thành nhà tư vấn hoàn hảo cho khách hàng đối tác. Kyocera luôn có những giải pháp
về công nghệ cao một cách tổng thể, đầy đủ cho các bạn hàng khi có yêu cầu.

Các doanh nghiệp ngày càng phải chú ý đến yếu tố bảo vệ môi trường hơn. Các vật liệu
và thiết bị càng phải ít gây hại đến môi trường hơn thì mới được người tiêu dùng chấp
nhận. Và Kazuo Inamori đã giúp các doanh nghiệp làm được điều đó với các sản phẩm
vật liệu chất lượng cao và có lợi cho môi trường. Bản thân Kazuo Inamori cũng chủ động
thực hiện các quy trình sản xuất có lợi cho bảo vệ môi trường ngay trong các xưởng sản
xuất của mình.

Năm 1970, Kazuo Inamori ký thỏa thuận hợp tác với công ty sản xuất máy camera
Yashica. Sản phẩm chung đầu tiên của hai Công ty là camera Contax RTS.

Từ năm 1979, thông qua hợp đông sáp nhập công ty, Kazuo Inamori đã mua đứt hẳn
Công ty Yashica. Kể từ đó Kyocera còn là nhà sản xuất cả camera cao cấp. Liên tục hàng
chục năm cả một serie camera Contax đã được Kyocera tung ra thị trường. Và đặc biệt từ
khi Kazuo Inamori hợp tác sử dụng các ống kính của hãng Zeiss nổi tiếng thì dòng máy
camera Contax lại càng được ưa chuộng. Kazuo cũng rất chú ý đến cải tiến công nghệ để
thâm nhập thị trường ngày càng khó tính và cạnh tranh càng khốc liệt hơn.

Năm 1984, máy ảnh cá nhân loại nhỏ hiệu Contax T xuất hiện trên thị trường. Năm 1999,
máy camera Contax 645 AF có gắn thiết bị Autofocus đã bán rất chạy và được coi là một
loại máy cho giới chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam cũng như tại Nhật ít ai biết đến vai trò của Kyocera trong mảng công nghệ
thông tin mà cụ thể là điện thoại di động. Năm 1984, cùng với sự tự do hoá lĩnh vực công
nghệ thông tin, Inamori đã thành lập công ty DDI chuyên cung cấp điện thoại đường dài
trong nước với giá rẻ và giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Tiếp theo đó là
việc liên tiếp thành lập 8 công ty trong công ty điện thoại di động Cellula. Vào tháng 10
năm 2000 3 công ty KDD, DDI, IDO đã sát lập và hình thành công ty KDDI. Chính sự
mềm mỏng và khôn ngoan của Inamori đã tạo cho việc hợp nhất này thành công bằng
việc chấp nhận cho Toyota thành cổ đông lớn nhất trong KDDI với cổ phần chỉ nhỉnh
hơn Kyocera chút đỉnh. Với sự hỗ trợ từ phía sau của Toyota và Kyocera KDDI ngày
càng thành công và đang là một đối thủ chính của tập đoàn NTT khổng lồ (có doanh thu
cao hơn GDP của Singapore)

Kazuo Inamori thành công với Kyocera và cũng nổi tiếng với các hoạt động xã hội với tư
cách là một doanh nhân thành đạt. Ngay từ năm 1984 Kazuo đã thành lập quỹ giải thưởng
Kyoto để tài trợ, tặng thưởng cho các công trình nghiên cứu và hoạt động nổi trội trong
các lĩnh vưc: công nghệ, khoa học tự nhiên, nghệ thuật và triết học. Đây là một giải
thưởng danh giá ở Nhật Bản và có tổng trị giá 1,5 triệu USD.

Kazuo Inamori là một doanh nhân rất được ngưỡng mộ và kính trọng ở Nhật Bản còn bởi
vì ông luôn sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh của mình cho lớp trẻ. Với ý
tưởng cổ vũ cho kinh doanh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trẻ thành lập sau chiến tranh,
ông đã khởi xướng câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ “Seiwa-Juku” (Chữ Sei trong Seiwa là
một cách đọc khác của chữ Mori trong Inamori). Câu lạc bộ này hoạt động tại 57 địa
điểm trong đó có 5 địa điểm tại nước ngoài và có 3900 hội viên.
Ở Nhật, các nhà bán lẻ quần áo đang đua nhau để theo kịp một phong cách thời
trang mới là “bon -kyu-bon”. Nó mang ý nghĩa “to – nhỏ – to” và báo hiệu sự thay
đổi trang phục của phụ nữ Nhật, bởi giờ đây họ đang có thân hình đầy đặn rất hấp
dẫn.

Size quần áo đã lớn hơn


Ngày nay những cô gái tuổi 20 ở Nhật đều cao hơn, tròn trịa hơn thế hệ mẹ của họ
Trước kia, những cửa hàng thời trang nào ở Nhật chỉ bán quần áo size 2 hoặc 3 thì giờ
đây họ đã phải bổ sung những size lớn hơn. Một trung tâm mua sắm cao cấp của Tokyo
là Isetan từng "phân biệt" những size lớn ở một nơi khiêm tốn trong gian hàng, nay các
bộ đồ đó lại được bày ở một vị trí nổi bật nhất mang tên những thương hiệu như: Ralph
Lauren, Diane von Furstenberg và DKNY.

Wacoal Corp, công ty trang phục lót lớn nhất của Nhật, một thời nổi tiếng với những
chiếc áo lót độn mút cực dày. Nhưng nay, kiểu áo độn đó lại "nhường ngôi" cho mặt hàng
mới đó là “Love Bra”, kiểu áo lót không mút, nâng ngực để phục vụ cho những cô tuổi
20 có bộ ngực đầy đặn.

Theo công ty trang phục lót Wacoal, phụ nữ tuổi 20 ở Nhật hiện nay mặc áo lót lớn hơn 2
size so với phụ nữ thế hệ mẹ của họ, và vòng eo của phụ nữ trẻ lại có chiều hướng nhỏ
hơn đôi chút, làm nổi bật các đường cong trên cơ thể.

Kết quả nghiên cứu thống kê của Chính phủ cho biết, các chỉ số đo cơ thể của phụ nữ
Nhật tuổi 20 hiện nay so với phụ nữ tuổi 20 của thập niên 50 (TK XX) là họ đã cao hơn
7cm, bàn chân dài hơn 0,5cm, số đo vòng 3 lớn hơn 2 – 3cm. Những thay đổi này là kết
quả của chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây.

Các nhà dinh dưỡng học cho biết, bữa ăn trước đây chủ yếu là cá, rau và đậu hũ, nay
được thay thế bằng thực đơn với thịt, bơ sữa và nhiều món ăn như bánh rán Krispy
Kreme, kem Cold Stone Creamery. Những bữa ăn như thế này có quá nhiều protein và
canxi nên cơ thể trở nên tròn trịa hơn, cao hơn và khoẻ hơn. Còn Shinichi Tashiro, giáo
sư khoa nội tiết trường Đại học Y dược Showa nói rằng: "lượng mỡ dư thừa thường nằm
lại ở ngực và mông của những cô gái đang lớn".

Ngôi sao nhạc pop Kumi Koda đấ làm dấy lên mốt mặc áo lót để
lộ ra ngoài từ năm 2003

Trang phục "mát mẻ" là khuynh hướng mới

Các nhà nghiên cứu thị trường thời trang nói rằng, họ chỉ mới để ý nhiều đến phụ nữ có
vóc dáng gợi cảm từ cách đây vài năm. Và một trong những người đầu tiên tác động đến
sự thay đổi này là nhà bán lẻ trang phục Kazuya Kito.

Năm 2001, ông Kito đã thành lập Egoist, dịch vụ cung cấp trang phục bó sát cơ thể nhằm
làm nổi bật các đường cong và vóc dáng gợi cảm của phụ nữ. Bạn bè trong ngành công
nghiệp thời trang của Kito đã chế giễu ý tưởng của ông. Ở thời điểm đó, kiểu áo nhỏ,
jupe ngắn kết hợp với nhau đang rất được chuộng, nhưng hầu hết các phụ nữ đều che
giấu bộ ngực của mình. Tuy nhiên, hàng hoá của Egoist lại là những bộ đồ trong suốt làm
lộ rõ chiếc áo lót bên trong đã trở nên thành công, và là chất xúc tác cho những thương
hiệu quần áo sau này nhằm “phô trương da thịt”.

“Giờ đây, phụ nữ Nhật trở nên cân đối hơn, họ sẵn sàng mặc những bộ đồ như thế này” -
ông Kito cho biết. Nami Sakamoto, 26 tuổi là một nhân viên quảng cáo, có thân hình
quyến rũ với chiều cao: 1m65, vòng ngực: 89cm, vòng mông: 89 cm là hiện thân của
phong cách mới. “Tôi đã gặp khó khăn khi tìm mua những chiếc áo có nút gài, “nỗi khổ”
đó đặc biệt nghiêm trọng khi tôi học trung học, vì khi đó có rất ít các nhà bán lẻ của nước
ngoài ở Nhật bán hàng size lớn. Giờ đây tôi đã có thể dễ dàng mua trang phục có size to
của các thương hiệu đến từ châu Âu" – Sakamoto thổ lộ.

Phụ nữ trẻ đang rất thích thú với những trang phục giúp khoe vóc dáng. Ayami Arii 19
tuổi là sinh viên, diện chiếc jupe ngắn làm bằng denim và chiếc áo lót thể thao được “hé
lộ” qua chiếc áo ngoài cổ sâu. Áo lót của Ayami Arii hiện bán rất chạy tại các quầy hàng
thời trang “Showy Bras” ở Tokyo.

Có nên che giấu?

Khuynh hướng mặc áo lót để lộ ra ngoài đã xuất hiện từ năm 2003, khi ngôi sao trẻ nhạc
pop Kumi Koda xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo ở Tokyo - chỉ mặc chiếc áo lót
bằng kim loại. Trong một hình ảnh khác, Kumi Koda mặc chiếc áo lót bằng vỏ dừa. Sau
đó 2 năm, Kumi Koda diễn trong chương trình Japan Record Awards quấn ngực bằng
những dải satin vàng để hở gần như toàn bộ bộ ngực khi nhảy múa.

Khuynh hướng này khiến cho những bậc cha mẹ lo ngại. Akiko Uchida, một chủ nhà
hàng 49 tuổi đã quyết định đăng ký cho con gái của bà là Masumi 17 tuổi theo học trường
tư thục nữ, nơi Masumi có thể phải mặc đồng phục vì Masumi luôn muốn mặc áo cổ trễ
và những bộ đồ hở hang để khoe vóc dáng của mình. “Tôi không muốn các chàng trai
ngắm con gái tôi khi cháu ăn mặc mát mẻ” – bà Uchida cho biết. Bà sẽ cứng rắn hơn với
con khi cô vào đại học năm tới.

"Từ lâu, thời trang là lĩnh vực phức tạp đối với phụ nữ ở Nhật, khi mà việc ăn mặc hở
hang là cách để chống lại những vai trò truyền thống". Nhà lịch sử thời trang Akiko
Fukai đã khẳng định như thế khi so sánh phụ nữ hiện đại có thiện cảm với cách ăn mặc
của phương Tây với phụ nữ Nhật sau Thế chiến thứ II, (họ luôn giấu mình trong bộ
kimono, loại trang phục đã “san bằng” bộ ngực).

Saki Toraiwa, nhân viên thu ngân 21 tuổi ở cửa hàng bánh ngọt nói rằng, cô thích làn da
nâu đồng và thân hình hấp dẫn của ngôi sao Jennifer Lopez. Và những lúc không phải
mặc đồng phục đi làm, cô thích mặc áo thun bó sát, quần jeans và giày cao gót. Nhưng
Saki Toraiwa nói, cô cần phải cẩn thận khi mặc những bộ quần áo quá sexy khi đi chơi
với bạn trai, vì bạn trai cô thích cô ăn mặc kín đáo. Toraiwa muốn lập gia đình sớm và
không muốn bạn trai nhìn nhận mình như biểu tượng sex.

Làm ăn với người Nhật: không thể xuề xoà!

Người Nhật Bản rất coi trọng chữ tín và các phép tắc xã giao. Với nền
kinh tế lớn nhất châu Á và thứ 2 thế giới, Nhật Bản đang là thị trường đầy
tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc nắm rõ đặc điểm
tiêu dùng và tính cách kinh doanh của người Nhật sẽ giúp các doanh
nghiệp VN giao tiếp và kinh doanh thành công với họ. Thị hiếu của người
tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo.Theo Thương vụ VN tại Nhật
Bản, người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hóa. Sống trong môi trường có
thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa,
bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Những vết xước hàng hóa
trong quá trình vận chuyển cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ cả lô
hàng và ảnh hưởng đến uy tín. Ngoài ra, người Nhật Bản cũng rất nhạy cảm với giá tiêu
dùng hàng ngày. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bong bóng vào cuối những năm 90 của
thế kỷ trước, người Nhật không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà còn rất chú ý đến
sự thay đổi giá cả. Đối tượng mua hàng chủ yếu là những phụ nữ nội trợ đi mua hàng
ngày, có nhiều thời gian (tình trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại công ty vẫn còn
phổ biến) nên họ rất quan tâm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mã hàng hóa. Tuy vậy,
tâm lý thích dùng hàng xịn, hàng đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi nhiều
so với trước đây. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc
hàng hóa phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Mặt khác, tính đa dạng của sản
phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong các
siêu thị ở Nhật Bản có vô số những kiểu dáng, loại của cùng một loại hàng tiêu dùng.
Thương vụ VN tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề sinh thái
của người Nhật ngày càng nâng cao. Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách đóng gói
sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bì có thể tận dụng bằng các nguyên
liệu tái sinh. Theo một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về Nhật Bản, khi kinh doanh với
người Nhật, các doanh nghiệp VN cần lưu ý tới một số điểm sau đây:
1. Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa
dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên
hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp VN không thực
hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải
thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.

2. Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Cho dù là công ty
thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối
tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của
bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức
thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.

3. Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu. Nhiều khi, sau vài đơn hàng đầu
tiên với số lượng ít, doanh nghiệp phía VN không đủ kiên trì để tiếp tục nên đã không
nhiệt tình trong giao tiếp kinh doanh, dẫn đến mất khách hàng tốt trong tương lai.

4. Việc tham gia hội chợ thương mại tại Nhật Bản là rất quan trọng, nó không chỉ giúp
tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh
doanh với khách hàng cũ.Tuy nhiên, việc tham gia hội chợ tại Nhật Bản thường rất tốn
kém, chưa kể những mẫu mã hàng hóa chọn để trưng bày nên có sự trao đổi và thống
nhất trước với những khách hàng truyền thống của mình, tránh tình trạng vi phạm cam
kết về mẫu mã trước đó.

5. Khi giới thiệu hay bán hàng tại gian trưng bày, người phụ trách bán hàng không được
ăn, uống trước mặt khách hàng, cho dù phía trước gian hàng chỉ thấy có khách đi qua, lại.
Phải luôn đứng, tươi cười mời chào khách với thái độ thật niềm nở và cám ơn cho dù
khách đó chỉ nhìn và gian hàng của ta rồi lại đi luôn.

6. Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo
trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón, tiễn sân bay (đặc biệt là nếu vào được
tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch
thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng. Chú ý, trong bữa ăn mời
khách, ta nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, cố gắng làm sao để khách không bao
giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa ăn.

7. Văn hóa trao danh thiếp: Nhật Bản là một trong những nước hay sử dụng danh thiếp
nhất thế giới. Việc không có hay hết danh thiếp khi giao dịch không bao giờ để lại ấn
tượng tốt với khách hàng.

8. Trực công ty: Người Nhật sẽ cảm thấy rất bất ổn về đối tác khi họ gọi điện đến công ty
mà không thấy có người trả lời máy điện thoại hoặc trả lời không đúng mực.

9. Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn. Hơn nữa ở
những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.

10. Người Nhật Bản rất coi trọng giờ hẹn. Vì vậy, khi đi làm việc với khách Nhật, ta phải
chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc
đường.

11. Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọng lắm cũng cần
phải làm bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.

12. Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật như dịp Ô Bôn (tháng 7), dịp này
nên gửi đồ ăn; dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống.

13. Gửi thiếp chúc mừng nhân dịp ngày thành lập công ty; gửi thiếp chúc mừng Giáng
sinh và năm mới (lưu ý thiếp chúc mừng phải được gửi tới tay đối tác trước ngày Giáng
sinh, tốt nhất là vào khoảng nửa đầu tháng 12).

14. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm
phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và
tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt
hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản
phẩm.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam


Ngày hội thả diều và xem hoa ở Nhật Bản
Hội thả diều được tổ chức vào tháng 5 hàng năm trên thành phố biển phía
nam Tokyo. Có hàng nghìn, hàng vạn khách yêu thích diều từ khắp nơi
trên đất nước đổ về đây để chiêm ngưỡng hoặc tham gia cuộc thi.Khi vào
cuộc thi, những cánh diều chao liệng rợp trời, trông thật rực rỡ và vui
mắt. Người tham gia thi được phép buộc chặt một lưỡi dao cạo râu bén ngọt vào dây diều
của mình để có thể cắt đứt dây diều đối phương giành chiến thắng. Cánh diều bị cắt đứt
trông như một cánh chim lìa đàn, chao liệng xa bay trong tiếng reo hò vẫy gọi xuýt xoa
của mọi người.

Có một truyền thuyết rất rung động lòng người về ngày hội thả diều: Ngày xưa có một
đôi nam nữ yêu nhau rất thắm thiết. Vì muốn phá hạnh phúc của họ, kẻ xấu đã bắt cô gái
đem nhốt vào tận vùng núi sâu. Cô gái kiên trinh ấy đã cắt gấm the thành từng mảnh nhỏ,
dùng tơ lụa tết thành dây, và làm thành 99 cánh diều rồi mang thả chúng bay theo gió.
Đang ở xa, chàng trai trông thấy cánh diều lập tức lần theo sự chỉ đường ấy cứu được cô
gái. Từ đó, cánh diều được lưu hành trên thế gian này.

Hội xem hoa

Yêu thích hoa là một đặc điểm lớn của dân tộc Nhật Bản. Họ cho rằng, sau những công
việc bận rộn, đi xem hoa là một thứ hưởng thụ thú vị. Thường thì tháng 3 xem hoa mai,
tháng 4 xem hoa anh đào, mùa đông xem hoa cúc…
Hoa anh đào nổi tiếng thế giới bởi hình dáng hoa lệ, sắc cánh rực lửa. Tục xem hoa của
Nhật Bản đã có từ lâu, ngay từ thế kỷ thứ 7, Nhật Hoàng đã nhiều năm liền đến thưởng
hoa ở Nara. Đến thế kỷ thứ 8, triều Heyan đã quy hoạch một vườn lớn chuyên trồng hoa
anh đào. Đầu thế kỷ 9, Nhật hoàng tổ chức đại hội thưởng hoa lần đầu trong lịch sử Nhật
Bản.

Tháng 4 là mùa đẹp nhất của Nhật Bản, và các gia đình, họ hàng, bạn bè thường tụ hội ở
dưới tán cây. Họ chơi đàn 3 dây, hát ca dao anh đào.
Ẩm thực Nhật Bản
Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một
câu nói lịch sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới
người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn
một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa
ăn ngon”.
Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay như thế nào?

Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá đa
dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất
nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng. Thập kỷ
trước đây, các nhân viên công sở thường mang theo hộp cơm trưa tới nơi làm việc nhưng
hiện nay thì tại các quán ăn gần nơi công sở bạn có thể tìm thấy đủ các món ăn thay đổi
theo khẩu vị từ phương Tây cho tới khẩu vị truyền thống của Nhật. Tại đa số các trường
tiểu học, trung học của Nhật đều có phục vụ bữa trưa, được thiết kế với thành phần dinh
dưỡng đầy đủ và cân bằng và tất nhiên là có cả khẩu vị của các món ăn phương Tây lẫn
khẩu vị truyền thống của Nhật. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều
loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương
Tây. Nói chung thì trẻ em Nhật thích các món ăn phương Tây như là xúc xích
(hamburger) hơn là các món ăn Nhật cho nên các món ăn tối tại nhà thường có xu hướng
thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.

Người Nhật có ăn cơm hàng ngày không?

Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp
hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt
trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của
người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm
(thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết
dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa.
Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật cảm thấy rất khó chịu nếu không ăn cơm ít nhất
mỗi ngày một lần, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều người dùng bánh mỳ cho bữa sáng và
các loại mì sợi (pasta) cho bữa trưa. Bữa ăn của người Nhật ngày càng trở nên phụ thuộc
vào thịt, bơ sữa, và hoa quả hơn là vào gạo và lúa mì. Một cuộc điều tra cho thấy so với
năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của người Nhật về thịt tăng 6 lần, nhu cầu về sữa và
các sản phẩm bơ sữa tăng 4 lần, nhu cầu về hoa quả tăng 2 lần.

Người Nhật thích ăn món gì nhất?

Thói quen ẩm thực của người Nhật rất đa dạng cho nên rất khó nói là họ thích món ăn
nào nhất. Tuy nhiên theo sự điều tra của các nhà hàng bình dân thì món ăn được gọi
nhiều nhất là xúc xích, món ca ri (curry) với cơm, và mỳ ống (spaghetti). Những món ăn
trên cũng được yêu chuộng nhất tại nhà. Trong con mắt của người nước ngoài thì Sushi
(cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt
bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống của người Nhật thì tất nhiên rất
phổ biến ở Nhật (tuy nhiên họ không ăn các món đó hàng ngày).
Người Nhật thường chế biến cá theo những cách nào?

Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món
Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu (Soy-sauce) và với cây cải
ngựa đã băm nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi, tuy nhiên để
chuẩn bị món Sushi đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt cho nên người Nhật ít làm món này
tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía
trên. Trừ cá nạc thịt như là cá ngừ Califoni thì tất cả các loại cá khác đều có thể chế biến
theo cách này. Teriyaki là cách chế biến cá bằng cách ướp thịt cá đã lóc xương bằng nước
xì dầu (Soy-sauce) và vừa phết mỡ vừa nướng. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu
(Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Những loài cá có nhiều mỡ như là
cá thu thường được chế biến theo kiểu này. Tôm, cua, mực ống và các loại cá thịt trắng
như cá hồi thường được rán kỹ, tức là chế biến theo món Tempura (tôm, rau tẩm bột rán).
Các cách chế biến cá theo kiểu phương Tây như là món meunière cũng xuất hiện trong
thực đơn của người Nhật tuy nhiên các món ăn truyền thống của Nhật thì vẫn được chế
biến theo các cách đã nói ở trên.

Tương, xì dầu (shoyu, soy sauce) được dùng ở Nhật từ bao giờ?

Shoyu (Sho là chữ “tương” nghĩa là nước tương, yu là chữ “du” nghĩa là “dầu”, “dầu ăn”)
bắt đầu xuất hiện trong các thực đơn là vào khoảng giữa thời kỳ Muromachi (1333-1568),
và vào cuối thế kỷ 16 thì Shoyu trở thành phổ biến đối với người Nhật. Tuy nhiên vào
trước thời kỳ Nara thì Hishio, được coi là nguồn gốc của Shoyu, đã xuất hiện tại Nhật.
Hishio được làm bằng cách cho lên men hỗn hợp gồm gạo, thịt, cá, rau và tảo biển.
Shoyu và Miso chính là các biến thể khác nhau của loại nước chấm này. Có rất nhiều loại
nước chấm khác nhau như Tamari, Koiguchi, Usuguchi, được chế biến từ Hishio vào thời
kỳ Edo và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi.

Miso được bắt đầu sử dụng tại Nhật từ bao giờ?

Miso là loại gia vị làm bằng cách hấp chín đậu nành rồi ủ chung với muối và men cho nó
lên men, lưu ở dạng đặc quánh. Miso, bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Nara (710-794), vào
thời kỳ Heian (Bình An) thì đã xuất hiện những cửa hàng bán Miso. Miso được làm từ
đậu nành được ninh kỹ và trộn với muối và kouji (hỗn hợp của gạo lên men, lúa mạch và
đậu). Có người nói rằng vào khoảng thế kỷ 15, 16 Miso đã từng được chế biến tại các
ngôi đền và được coi là một loại lương thực quan trọng cho quân lính khi có chiến tranh.
Cũng giống như Shoyu, Miso trở nên phổ biến đối với người Nhật vào khoảng thời kỳ
Muromachi (1333-1568).

Tại sao đậu phụ lại được nói là có lợi cho sức khỏe?

Đậu phụ (Tofu) được làm từ đỗ tương, chứa rất nhiều chất đạm (Protein), can xi, ka li và
vitamin B, được coi là có lợi cho sức khỏe bởi vì nó không chứa nhiều chất béo như thịt,
sữa, đồng thời hàm lượng ca lo cũng thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất đạm mà nó
cung cấp. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền tới Nhật Bản vào thời kỳ
Nara (710-794). Khi ăn sống thì vì đậu phụ có vị nhạt nên nó thường được dùng kèm với
các gia vị khác như là hành lá thái nhỏ và gừng đã nghiền nhỏ, và với một ít nước chấm
rưới lên trên. Về cách chế biến thì đậu phụ được nói là có hàng trăm cách chế biến khác
nhau.

Thế nào là cách cầm đũa đúng?

Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của việc
này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng
cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên
ngón trỏ và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên
phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và
phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của
đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng. Dùng đũa
như nĩa hay để xọc thức ăn, mút đầu đũa, hoặc dùng đũa thay tăm bị coi là những thói
quen xấu. Sự khác nhau giữa đũa Nhật và đũa Việt Nam: một điều chú ý là đũa Nhật
khác đũa Việt Nam ở chỗ là đầu của đũa Nhật nhọn và nhỏ hơn rất nhiều so với phần trên
của đũa.

Rượu Nhật Bản (Sake) được chế tạo như thế nào?

Sake nguyên chất, Seishu (Tinh tửu), được chế tạo bằng cách cho lên men hỗn hợp gạo,
mạch nha và nước. Đầu tiên, rửa sạch gạo để loại bỏ cám. Sau khi để cho gạo hút nước
xong thì phơi khô, sau đó hấp lên, sau đó trộn với mạch nha và nước và để lên men trong
khoảng 20 ngày. Thành phần thu được sẽ được làm cô đọng lại bằng máy và ta sẽ thu
được Sake và Sakekasu. Sake, sau khi để một lát thì sẽ tự phân chia ra làm Seishu và Ori.
Seishu sau đó được lọc và được chế biến thêm với hương liệu và gia vị. Được khử trùng
bằng nhiệt, Seishu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C trong 6 tháng. Sau đó nó sẽ lại
được điều chỉnh lại trước khi được khử trùng bằng nhiệt thêm một lần nữa. Cuối cùng
Seishu được đóng chai và xuất xưởng.

Theo gieo.wordpress.com
Kimono Nhật Bản toàn tập
Nói đến thời trang Nhật Bản thì chắc ai ai cũng không thể bỏ qua Kimono. Kimono
chính là một trong những niềm tự hào của Nhật Bản, nó gần như trở thành biểu
tượng của đất nước xứ phù tang này vậy.Hôm nay Angel sẽ giới thiệu tới mọi người
một số điều thú vị về Kimono. Thực ra đây là một chủ đề lớn, nếu muốn hiểu rõ thì phải
đi sâu tìm hiểu cặn kẽ, nó là cả một công việc khổng lồ và mất nhiều công sức. Ở đây
Angel chỉ tóm lược một số thông tin căn bản nhất, giúp mọi người hiểu hơn về Kimono
mà thôi.
Kimono thực chất ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung nhưng trải qua thời gian, với
nhiều thay đổi, nó đã trở thành tên gọi riêng của loại trang phục truyền thống độc đáo
này.

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải
lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn
rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng
thùng thình.

Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường
bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có
vành khăn đơn giản và hẹp hơn.

Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác,
phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản.

Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có
gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.

Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng
lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.

Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải
nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.

Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, gia đình và người thân mang đứa trẻ
đến đền thờ để làm một nghi lễ nhỏ. Khi đó đứa trẻ được mặc một chiếc kimono, bên
dưới là màu trắng, bên trên là màu sáng (thường là màu đỏ) nếu là bé gái, hoặc màu đen
nếu là bé trai. Ngoài ra, vào ngày lễ Shichigosan (15/11) các bé trai và bé gái cũng được
mặc kimono.
Đối với những người bước sang tuổi 20, vào ngày lễ Thành Nhân (ngày thứ 2 của tuần
thứ 2 trong tháng 1), họ cũng buộc phải mặc kimono.

Có thể chia Kimono ra làm các loại sau:

Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và
rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để
bày tỏ tình yêu với các chàng trai.

Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20, cô ấy sẽ được công nhận là một người
trưởng thành. Cô sẽ được quyền đi bầu cử, phải chịu mọi trách nhiệm về bất cứ một tội
lỗi nào do cô gây ra, và được phép hút thuốc, uống rượu công khai.

Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này.
Furisode là một Kimono dùng để đi lễ, dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có
màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc
Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn.

Một trong những điểm đặc biệt của Furisode là ống tay áo của nó.

Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi
tiệc trà. Giá của một chiếc Furisode tùy thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề của
người may. Một chiếc Furisode thường có giá là 15.000 USD.

Yukata: Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè.
Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô
gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc
được, bởi Yukata không cầu kì như Furisode).
Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền
thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng rộng
rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.

Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Vải đã được cách điệu đi
từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất tiện
dụng cho ngày thường và đồ mặc ban đêm.

Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm sự kiện chung, Yukata thường được mặc với một
chiếc thắt lưng rộng hơn, quấn quanh eo và gấp lại ở đoạn cuối. Thông thường hơn,
Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu), đi cùng với một đôi xăng đan gỗ
và một chiếc ví.
Những cô gái và phụ nữ Nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. Ngày nay
không có nhiều cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ như vậy.
Thời xa xưa, áo Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong . Nhưng ngày nay,
áo Yukata rất được ưa chuộng (cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mặc).

Hầu hết áo Yukata được làm từ vải cotton . Theo truyền thống xưa , áo Yukata thường
chỉ có hai kiểu là trắng - xanh đen hoặc xanh đen- trắng, nhưng trong một vài năm trở lại
đây áo yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.

Houmongi: Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ
một chiếc Kimono khác, chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode.
Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng.

Loại Kimono này thường được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào
đó.

Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi (áo
Kimono dùnh để tiếp khách).

Tomesode: Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ được măc áo
furisode, dù cho họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc áo Tomesode,
một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn hơn . Áo Tomesode thường có màu đen , hoặc
là nhiều màu khác . Áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc ,
đây là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám
tang của họ hàng).
Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể được mặc vào các dip lễ trang trọng
trên (nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy, vả lại, khi nhắc đến Tomesode
thì đa số người Nhật đều cho rằng nó-phải-là-màu-đen).

Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (Kimono
cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu
sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.

Mofuku: Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại
này có màu đen. Dù rằng Tomesode và Mofuku không đắt bằng một chiếc Furisode,
nhưng giá mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8.000 USD.

Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực
rỡ, tráng lệ nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người chỉ thuê loại
Kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một
chiếc Shiromaku cũng lên tới 5.000 USD.
Nếu bạn để ý kĩ thì bạn có thể thấy ngay rằng chiếc Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất.
Những chiếc váy cưới trắng truyền thống của phương Tây thường có đuôi váy hay một
tấm lụa rất dài, rủ dài ra sau. Còn Shiromaku thì không giống như vậy. Shiromaku dài và
tỏa tròn ra. Chính vì vậy, cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm theo thì mới có
thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng này tượng trưng cho sự tinh khiết của cô
dâu cả về thể xác lẫn tinh thần

Váy này cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.

Tsumugi: Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân.


Tsukesage: Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi
gắp nhau ở đỉnh vai), áo này được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám
cưới của bạn bè.

Các phụ liệu mặc kèm theo kimono:

- Thắt lưng (Obi): Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m
và chiều rộng khoảng 60cm.Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau
lưng. Các phụ kiện kèm theo obi:

a. Koshi-himo Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng.Nó được làm từ
những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.
b. Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo kimono,phủ lên trên sợi dây koshihimo.

c. Obijime Là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của obi,nó có nhiều màu sắc khác
nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc obi.
d. Chocho: Nơ bướm Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau obi, nhìn thì nó có cấu tạo
phức tạp nhưng thực chất rất dễ mang.Chocho gồm hai phần bản rộng và phần nơ. Phần
bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng là 6 inch, nó được quấn hai vòng quanh thắt lưng
rồi được nhét vào phía trong. Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào vào obi.
Kaku và Heko bi dành cho kimono của nam. Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam
thông thường, đươc maybằng vải cotton,có chiều dài là 3,5 inch. Heko là obi mềm được
dành cho các bộ yutaka.

- Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác, được phát minh từ thời Edo, cũng được sử
dụng như obi và rất được ưa chuộng.

- Dây cài lưng: Vào thời đại Meiji, người Nhật chế tạo ra một vật gọi là dây cài lưng
( obi-jime và obi-age).
Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau đã trở
thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.

- Trâm cài đầu: Vật này dành riêng cho phụ nữ. Thời xưa, mỗi khi mặc áo kimono, phụ
nữ Nhật thường điểm tô cho mái tóc của mình bằng những chiếc trâm này. Ngày nay, bạn
có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ, dây buộc tóc…

- Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây một thế kỉ, guốc của đàn
ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và
tròn. Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc, tức là họ sử dụng những
súc gỗ to để gọt đẽo thành đôi guốc mộc.

Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng mặc Kimono, từ xa xưa các samurai đã có thói quen
mặc Kimono:

Các Samurai của mỗi vùng được phân biệt bằng màu sắc của Kimono và các quần áo này
trở thành “đồng phục” chung bao gồm:

Một chiếc Kimono, một lớp áo không có tay khoác bên ngoài gọi là Kamishimo, 1 chiếc
quần xẻ như váy gọi là Hakama.

Chiếc Kamishimo được may bằng vải lanh đã được hồ cứng giúp cho bờ vai chắc chắn,
nổi bật.
Với rất nhiều loại áo samurai-kimono, những người thợ may ngày càng trở nên khéo léo,
lành nghề và việc may áo kimono cũng trở thành một nghệ thuật. Những bộ áo kimono
cũng trở nên giá trị hơn và các bậc cha mẹ thường truyền lại kimono cho con cái như một
tài sản gia truyền.

Hakama: Hakama là một loại trang phục ngoài, được mặc phủ ngoài áo kimono. Nó có
thể được thiết kế giống như một cái quần dài hay giống một cái váy.

Ngày xưa, Hakama được sử dụng như một trang phục phía ngoài có chức năng bảo vệ
các Samurai khỏi tuột khỏi ngựa. Ngày nay, Hakama được mặt trong các buổi lễ,các lễ
hội truyền thống,tập võ và biểu diễn nghệ thuật. Hakama của nam giới thường có màu
đen hoặc xám. Hakama thường được nam giới mặc tuy nhiên bạn cũng có thể bắt gặp các
cô gái mặc Hakama màu đỏ trong các đền thờ Shinto.
Nếp gấp của Hakama (5 phía trước, 2 phía sau) có những ý nghĩa biểu trưng sau:

1. Yuki: Lòng quả cảm, sự dũng cảm, tính gan dạ


2. Jin: Sự nhân ái, lòng khoan dung và rộng lượng
3. Gi: Sự công bằng, ngay thẳng và chính trực
4. Rei: Nghi lễ, sự lịch thiệp, lễ độ (cũng có nghĩa là sự cúi đầu)
5. Makoto: sự chân thành, trung thực
6. Chugi: Sự trung thành, tính cống hiến
7. Meiyo: Danh dự, uy tín, vinh quang, danh tiếng, phẩm giá và danh tiếng.

Theo Ngoisao.net
Lãng du trên xứ Phù Tang
Xếp thứ 4 trong top 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất
châu Á năm 2006 do tạp chí Travel & Leisure bình chọn,
Kyoto (Nhật Bản) là điểm đến không thể bỏ qua của xứ
Phù Tang cổ kính.
Du khách xếp hàng để
uống nước chảy ra từ vách
đá tại chùa Kiyomizu.
Được xây dựng theo thiết kế “bàn cờ” của đế đô Trường An ở Trung Quốc, với vị thế
phong thủy đẹp nhất trong số các thành phố cổ xứ Phù Tang, Kyoto đã trở thành thủ đô
đầu tiên của Nhật Bản vào năm 794 và mãi cho đến giữa thế kỷ 19 mới nhường cho
Tokyo.

Không có những tòa nhà chọc trời, những công viên giải trí hiện đại và rộng lớn, những
bãi biển cát trắng mịn màng, Kyoto ngày nay hấp dẫn du khách bởi nền văn hóa truyền
thống được nuôi dưỡng suốt hơn 1.000 năm, thể hiện qua vô số những đền chùa, miếu
mạo; những lễ hội truyền thống.

Gần một nửa số đền đài, chùa chiền, lâu đài nguy nga của Nhật Bản tập trung cả vào
thành phố này, nên dù lang thang nẻo nào, du khách cũng có thể bắt gặp những kiến trúc
cổ tuyệt đẹp hàng trăm năm tuổi nằm dọc hai bên bờ sông Kamo thơ mộng hoặc nép
mình giữa núi đồi trùng điệp.
Lâu đời nhất trong số đó phải kể đến chùa Kiyomizu (có nghĩa là dòng nước thanh khiết),
được xây dựng từ năm 778, tọa lạc trên vùng đồi Otowa rộng lớn, nổi tiếng với 3 dòng
nước nhỏ trong vắt chảy ra từ vách đá, tượng trưng cho 3 ham muốn của con người: tình
yêu, sức khỏe và tiền bạc.

Chùa có gian chính được dựng toàn bộ bằng gỗ với 139 cột chống lớn, phía sau là đền
cầu duyên của vị thần kết duyên, có hai hòn đá “mắt không nhìn thấy” xếp ngay trước lối
vào. Tương truyền, nếu ai nhắm mắt mà đi được từ hòn đá bên này sang hòn đá bên kia
thì chuyện tình duyên sẽ được như ý muốn.

Chắc có lẽ vì thế mà ngày càng có nhiều thiếu nữ Nhật muốn đến đây để thử duyên may
của mình. Vào mùa thu, Kiyomizu như được khoác tấm áo dệt bởi muôn ngàn cây phong
lá đỏ.

Nếu đến Kyoto vào một ngày nắng đẹp, bạn đừng quên ghé thăm Kinkaku-ji (Kim Các tự
hay còn gọi là chùa Vàng) để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của mái chùa dát vàng
kiêu hãnh vươn trong nắng, soi bóng lấp lánh trên mặt nước Kính hồ quanh năm phẳng
lặng.

Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1397. Ban đầu, chỉ có phần mái tầng hai và tầng ba
của Kinkaku-ji được dát vàng lá nhưng sau đợt trùng tu lớn vào cuối thế kỷ 19, toàn bộ
mặt trong và mặt ngoài của khối kiến trúc ba tầng đồ sộ này đều được dát vàng óng ánh,
biến nơi đây trở thành một trong những thắng cảnh hấp dẫn nhất xứ Phù Tang.

Ngoài ra, còn có thể kể đến Sanjusangendo - chùa 33 gian với chiều dài 125m, là tòa nhà
bằng gỗ dài nhất thế giới, nơi lưu giữ 1.001 tượng Phật Bà Quan Âm “nghìn tay nghìn
mắt” có kích thước bằng người thật; Heian jingu - ngôi đền Thần đạo lớn nhất ở Kyoto,
được xây dựng vào năm 1895 với mái ngói xanh và tường cột sơn son dát vàng lộng lẫy
theo kiểu kiến trúc đời nhà Đường (Trung Quốc), phía sau điện chính là một khu vườn
tuyệt đẹp, ngập sắc hoa anh đào khi tiết trời vào xuân…

Ngoài các di tích lịch sử, Kyoto còn nổi tiếng với những khu phố của giới Geisha (vũ nữ)
như Gion, Pontocho… Những cô gái làm nghề múa hát, đánh đàn trong các trà quán này
rất ít khi xuất hiện, thi thoảng lắm du khách mới bắt gặp họ trên đường phố ở Kyoto, mặt
trắng, môi trái đào đỏ tươi và tha thướt trong những bộ kimono lộng lẫy.

Theo Vnexpress
Nụ cười Nhật Bản
Khi nhắc đến Nhật Bản người ta ngay lập tức nghĩ đến hình ảnh hoa
anh đào rực rỡ hay ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ chứ ít ai nghĩ đến một
người Nhật tươi cười, thân thiện, nồng hậu. Tuy nhiên, nếu có dịp đến
xứ sở Phù Tang, có lẽ bạn sẽ phải thay đổi quan niệm này...
Nụ cười trên
xe buýt.
Ảnh: C.T.V
Ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ nhất có lẽ là nụ cười. Hình ảnh người Nhật tươi cười có
thể thấy ở khắp mọi nơi. Ví dụ cần hỏi đường đi thì bạn chỉ cần đến gần một người nào
đó, nói "sumimasen" (xin lỗi) là ngay lập tức nhận được một nụ cười, sẵn sàng nghe và
trả lời bạn rất nhiệt tình.

Khi vừa đáp xuống sân bay Narita, những du học sinh chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi
được các nhân viên hải quan tiếp đón lịch sự với nụ cười trên môi, nhiệt tình hướng dẫn
các thủ tục nhập cảnh. Ngạc nhiên thứ hai là nụ cười của bác tài xế xe buýt. Bác tài tay
đeo găng tay trắng, mặc đồng phục ngồi sẵn ở vị trí sẵn sàng làm nhiệm vụ và mỗi người
khách bước lên xe đều được bác tài cúi chào và nói rõ to "konnichiwa" (xin chào). Tôi
tranh thủ đếm bác vừa cười vừa nói đến... 32 lần.

Dĩ nhiên, nhiệt tình và tươi cười nhiều nhất là các nhân viên khách sạn, nhà hàng, hướng
dẫn viên, bán hàng, y tá, bác sĩ... Khi du học sinh chúng tôi vừa mới đến Nhật có rất
nhiều vấn đề chưa biết, rất muốn hỏi các nhân viên nhà trường. Thế nhưng do vẫn mang
tâm lý như lúc còn ở trong nước, sợ rằng sẽ bị... la hay mặt nặng mày nhẹ, thế là cả bọn
không dám hỏi gì... Nhưng từ nhân viên quầy tiếp tân đến bác bảo vệ đều hết sức vui vẻ
hướng dẫn chỉ bảo, không những vậy còn hỏi chúng tôi những gì họ hướng dẫn trước đó
có kết quả thế nào...

Sự ngạc nhiên thứ ba là sự niềm nở của nhân viên ở văn phòng ủy ban (tương đương
UBND tỉnh, thành ở Việt Nam), nơi chúng tôi đến làm hồ sơ xin đăng ký tạm trú cho
người nước ngoài. Hoàn toàn không có những câu hỏi nhát gừng hay những khuôn mặt
lạnh lùng, thay vào đó là những nụ cười thường trực trên môi. Khi chúng tôi ghi sai, cô
nhân viên cũng tươi cười đưa cho tờ giấy khác và hướng dẫn cụ thể rõ ràng, trong 5 phút
là xong, hẹn ngày đến lấy. Theo lời hẹn không sai một phút, chúng tôi quay lại và ngay
lập tức nhận giấy tạm trú.

Trong suốt thời gian học tập ở Nhật chúng tôi nhìn thấy người Nhật cười, người Nhật làm
việc, người Nhật lịch sự, và bất giác nhớ về Việt Nam. Nhớ những lần bị nhân viên cửa
hàng quần áo "đốt phong long", những lần bị cô thủ thư ở trường đại học quát mắng,
những lần bị bảo vệ một công ty nạt nộ... mà thấy chạnh lòng.

Khóa học rồi cũng kết thúc, tôi tạm biệt xứ sở Phù Tang về lại Việt Nam thân yêu. Trong
sân bay Tân Sơn Nhất, mặc dù vẫn còn ở bên trong phòng làm thủ tục nhập cảnh nhưng
chúng tôi đã cảm nhận được "không khí Việt Nam", như lời nói đùa của cô bạn: khi gặp
nhân viên sân bay không biết cười có nghĩa là đã về nước. Tự nhiên tôi thấy nhớ những
nụ cười Nhật Bản...

Theo ThanhnienOnline
Ngày 5 tháng 5 : Ngày trẻ em của Nhật bản
Vào những ngày đầu tháng năm, trên những vùng quê Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp
hình ảnh những chú cá chép màu sắc sặc sỡ đang bơi lội trên bầu trời xanh. Và
nếu có dịp đi đến thăm những gia đình có bé trai, bạn sẽ được ngắm nhìn
những bộ áo giáo, mũ của các samurai, hay những hình nộm samurai được
trang trí trong phòng khách.
Tất cả những điều này là một trong những nghi thức cầu chúc cho sự trưởng thành của
những chú bé trai ở những gia đình người Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm
chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó (tết đoan
ngọ), là ngày báo hiệu cho một mùa xuân, mùa cây xanh đâm chồi nảy lộc, mùa sinh
trưởng của tất cả mọi loài, đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh dịch bệnh, dễ đau ốm
do chuyển tiết, chuyển mùa. Bắt nguồn từ những phong tục, nghi lễ được tiến hành trong
dịp lễ tết Đoan ngọ của Trung Quốc, gia đình Nhật hoàng và giới quý tộc triều đình cũng
tổ chức việc phân phát lá thuốc phòng bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa bắn
cung nhằm phòng trừ tà ma ác quỷ.

Đến thời Kamakura (1185-1333: bất đầu thời kì Samurai), các tập tục này được các gia
đình Samurai thay đổi bằng việc treo những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), hay những
vũ khí chiến đấu trước cổng và hàng rào nhà mình. Còn với người dân thường thì thay thế
bằng những mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn, dũng mãnh được làm từ giấy. Dần dần,
các hình nộm này được thu nhỏ lại và được trang trí phía trong nhà, và mang hình ảnh
của những nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei,Yoshitsune dũng mãnh, nhằm cầu mong
sự che chở ,bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi những tại họa, bệnh tật. Đây chính là
tập tục Gogatsu Ningyo

(trang trí hình nộm tháng năm) của người Nhật .

Cho đến thời Edo, việc chính phủ Nhật quy định đây là ngày lễ quan trọng trong năm
càng làm cho phong tục này lang rộng trong dân gian. Có một điều khác biệt ở đây là ở
các gia đình dân thường vì không có cờ để treo như các gia đình Samurai, thay vào đó là
những Koinobori(cờ cá chép) rất được yêu thích .

Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Hà (Trung
Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài cá xuất thế,
làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập
nghiệp, thành công trên đường đời.

Nếu bạn chú ý hơn nữa sẽ thấy cờ cá chép có ba màu sắc: đen, đỏ, xanh biểu hiện cho
người cha, người mẹ và trẻ con. Chúng ta thử so sánh xem có đúng như vậy không?
Theo thuyết ngũ sắc thì màu đen biểu hiện cho nước vào mùa đông .
Mùa đông là mùa vạn vật đều tĩnh lặng, ít hoạt động .
Người cha theo quan điểm của người xưa là người phải trầm tính. Còn nước là nơi bắt
nguồn của mọi sự sống.
Màu đỏ là màu của lửa vào mùa hạ .
Lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ.
Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nên có thể nói là biểu trưng cho hình ảnh
người mẹ .
Còn màu xanh là màu biểu hiện cho cây vào mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc,
vương thẳng. Là biểu hiện cho lớn lên của đứa trẻ.

Như vậy, ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi
dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia
đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của những đứa trẻ .

Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá
chép, nên cờ cá chép cũng được thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sổ trong nhà.
Đồng thời, bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ màu sắc cũng được
treo cùng, bay phất phơi trong gió, trong thật là thú vị.

Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng
bánh trưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt nam. Việc này bắt nguồn từ câu chuyện Khuất
Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất
ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại làm
bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa
sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất
Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển
mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân ta cũng như dân Nhật, có
nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết
hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết hình con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm
Dần - kết hình con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có
bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi,
cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để dành nấu uống quanh năm.

Quả thật là thú vị khi ta tìm thấy sự tương đồng văn hóa giữa người Nhật và người Việt
mặc dù cách thể hiện có khác nhau.

Buổi sáng mùa xuân, cả rừng núi phủ một gam màu xanh tươi của cây lá. Ly trà chanh
của anh Bamaguro pha vẫn còn nóng hổi, phảng phất khói. Từ cánh cửa sổ phòng, nhìn
về những ngôi nhà phía xa, đâu đó vang lên tiếng vui cười của trẻ. Và trong sân, trên cột
cờ, những chú cá chép vẫn bơi lội tung tăng trong gió, trông thật xinh tươi và vui vẻ.

Theo Việt trí du học

TOP > Văn hóa - nghệ thuật > Giáng Sinh và Năm Mới ở Nhật
Tết đến, trời đông hiu hắt mưa,
Nửa đêm nghe tiếng pháo giao thừa,
Người buồn tỉnh dậy mà thương nhớ,
Phòng lạnh mang hình năm tháng xưa
(Thơ Trần Vinh Kiên)

Khác với Tết nguyên đán mưa phùn ẩm ướt của ta hay dịp Năm Mới đầy băng tuyết có
khi tới dưới -25 độ C ở Nga, thời tiết mùa đông trên quần đảo Nhật Bản thường rất đẹp:
da trời xanh ngắt và nắng rực rỡ. Trừ vùng Hokkaido phía bắc nói chung thời tiết không
rét lắm. Vùng Kanto nhiệt độ thường loanh quanh 9 – 10 độ C. Lễ Giáng Sinh và đón
Năm Mới ở Nhật diễn ra không phô trương ồn ào, thậm chí còn yên tĩnh hơn nhiều lễ hội
mùa hè.

Nhật Bản chỉ có khoảng 0.5% dân số theo đạo Thiên Chúa và cũng không có lễ Giáng
Sinh chính thức. Ngày 25 tháng 12 ở Nhật là ngày làm việc bình thường. Thay vào đó
người Nhật lại được nghỉ vào ngày 23 tháng 12 vì đó là sinh nhật của đương kim Hoàng
Đế Nhật. Năm nay ông này 71 tuổi. Tuy nhiên người Nhật rất thích hội hè. Biết được tâm
lý này các cửa hàng lớn luôn bày ra các lễ hội để bán hàng. Nhiều người cho rằng lễ
Giáng Sinh ở Nhật thực chất là “sáng kiến” của các cửa hiệu và siêu thị. Giáng Sinh ở
Nhật không mang màu sắc tôn giáo như ở Italia chẳng hạn. Từ đầu tháng 12 phố xá đã
bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro,
Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc
biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên “Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật
người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo. Hành
lang được bật lên từ đêm 24/12 và sáng như vậy vào buổi tối trong suốt một tuần đến 1/1.
Hành lang này được kế tiếp bởi đèn illumination dài 4 km của thành phố. Gần đến ngày
Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ
Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng
lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone
có xuất xứ từ Italia. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ
khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm
việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà
nhau mang ý nghĩa đặc biệt, đưa nhau đi Tokyo Disney Land hoặc Tokyo Disney Sea
chơi, hoặc ăn uống tại các nhà hàng sang trọng trong đêm Noel. Vé đi chơi Tokyo Disney
Land và Tokyo Disney Sea vào đêm Giáng Sinh và Năm mới phải mua trước cả năm.
Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự
làm hoặc mua ở hiệu.
Cây thông Noel tại Shibuya

Cây thông Noel tại Shibuya Tokyo Millenario

Nhật Bản đón Năm Mới theo công lịch như ở các nước Âu châu và Mỹ vậy. Thông
thường người Nhật làm việc đến ngày 28 tháng 12. Ngày đó các công sở thường tổ chức
ăn uống tiễn năm cũ. Đây là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm (bằng 5 – 6
tháng lương) vì thế họ có tiền ăn chơi xả láng. Các nhà hàng thường đông nghẹt khách
vào các đêm trước cuối năm khoảng một tuần. Sau đó ai về nhà nấy. Người thì đi du lịch
nước ngoài. Người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón
năm mới ở nhà. Vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

Đón Năm Mới, người Nhật thường có tục lệ gọi là Susuharai - lau rửa nhà cửa cả trong
lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ đi, làm nhà cửa sạch sẽ mới mẻ đón năm
mới. Sau đó họ trang trí hai bên cửa ngõ bằng cây thông để đón may mắn vào nhà. Tục lệ
này có tên là Kadomatsu. Có nhà thêm cả cây tre và cành mai. Dưới vòm cửa ra vào
không thể thiếu Shimenawa - một loại trang trí bắt nguồn từ đạo Shinto, hình cái nùn rơm
có cuốn băng giấy chữ chi - để ngăn không cho quỷ lai vãng vào địa phận nhà, tương tự
như phong tục cắm cây nêu ngày Tết của ta vậy. Gửi thiếp chúc mừng Năm Mới - gọi là
Nengajo- cho bạn bè, người quen v.v là phong tục ai cũng làm ở Nhật. Nengajo giống
như bưu thiếp và có số sổ xố ở trên. Đầu Năm mới Nhà nước quay sổ xố và những ai
nhận được nhiều Nengajo thì có cơ may trúng thưởng nhiều hơn. Bưu điện Nhật thường
quy định ngày gửi Nengajo. Những Nengajo bỏ đúng thời gian quy định sẽ được đưa đến
cho người nhận đúng ngày 1 tháng 1 bất kể người đó ở nơi nào trên nước Nhật.

Kadomatsu - trang trí cửa ra vào dịp Năm Mới

Cửa đền thờ đạo Shinto cổ nhất ở Izumo với nùn rơm shimenawa vĩ dại nhất Nhật bản.
Nùn rơm này dài 13 m, nặng 6.6 tấn

Vào dịp Năm Mới các kênh TV của Nhật có nhiều chương trình ca nhạc, hài, v.v. Đêm
31 tháng 12 rất nhiều người Nhật ngồi trước TV xem chương trình “Đỏ - Trắng”. Chương
trình này mời các ca sỹ nổi tiếng trong năm như BoA, Hamazaki Ayumi, Mikawa Ken-
ichi, nhóm Morning Musume, nhóm Kinki Kids, nghệ sỹ dân ca, v.v. tham gia. Các nghệ
sỹ được chia làm hai phe đỏ và trắng để khán giả cho điểm. Chương trình kéo dài 5 tiếng
đồng hồ từ 7 giờ tối đến giao thừa. Đầu Năm Mới TV thường chơi giao hưởng số 9 - Ode
to Joy của Beethoven và phát trước trình hoà nhạc Năm mới của Nhà hát Wienna. Giao
hưởng số 9 của Beethoven được người Nhật rất ưa thích vì nó kết nối nước Nhật với châu
Âu theo một cách rất đặc biệt. Trong Đại chiến thế giới I các tù binh người Đức bị giam ở
nhà tù tỉnh Tokushima đã lập một giàn nhạc nghiệp dư của những người tù. Mùa xuân
năm 1918 dàn nhạc của tù binh Đức này đã cùng với các quản giáo người Nhật trình diễn
giao hưởng số 9 của Beethoven. Từ đó giao hưởng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật.

Đúng vào lúc giao thừa các chuông lớn ở tất cả các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất
tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên
âm thanh nghe như tiếng cồng. Chùa Chion-in ở Kyoto có một cái chuông như vậy nặng
tới 74 tấn. Tiếng chuông vang lên 108 lần để rửa sạch 108 tội lỗi của con người, theo như
đạo Phật dạy. Lúc này nhiều gia đình kéo nhau ra chùa để lễ, đốt bùa cầu may v.v. Chùa
lớn nhất Tokyo là Meiji đêm 31 tháng 12 thường đông nghẹt tới cả triệu người.

Đồ ăn osechi

Để giải phóng các bà nội trợ khỏi nấu nướng vì đã quá bận trong những ngày Năm Mới,
người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi trong một cái hộp lớn để cả
nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy. Vị của các món Osechi khá
đặc biệt vì lẫn cả mặn lẫn ngọt và thông thường là lạnh, nên người không quen lúc đầu
thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống. Một số gia đình ở Tokyo mà gia đình
các con cái anh chị em sống rải rác thì không đến nhà bố mẹ như xưa mà tất cả họp mặt
tại các nhà hàng vào ngày đầu Năm Mới. Khách đến chơi nhà chủ dịp Năm Mới thường
mừng tuổi cho trẻ con chủ nhà. Tùy theo quan hệ giữa chủ và khách tiền mừng tuổi cho
trẻ con có thể từ vài nghìn đến vài chục nghìn yên (tức từ vài chục đến vài trăm USD).
Cũng có người thay tiền bằng tặng phiếu mua quà. Các phiếu này do các cửa hiệu bán.
Người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua hàng tại các cửa hiệu nói trên.
Làm như vậy người lớn hướng được trẻ con dùng tiền vào những việc mà họ nghĩ là có
ích cho trẻ con. Ví dụ phiếu mua sách chỉ dùng để mua sách mà không mua được các thứ
khác. “Khách” ở đây là người gia đình, họ hàng. Bạn bè đồng nghiệp, nhân viên không
đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng. Người ngoại quốc
mới đến Nhật thường rất ngạc nhiên vì người Nhật rất hiếm khi mời khách đến nhà chơi.
Vì thế khi ai đã được mời thì đều coi đó là một sự ưu ái đặc biệt và không bao giờ từ
chối.

***

Ở Nhật chỉ có khoảng 10 ngàn người Việt, lại sống rải rác không theo một cộng đồng lớn
nào. Tại các trường đại học các hội sinh viên Việt Nam hay tổ chức hội hè khá vui vẻ. Ở
một số nơi người Việt cũng tổ chức họp mặt đón Tết ta, ăn uống, văn nghệ, mua bán quà
lưu niệm. Còn nói chung, người Việt ở Nhật đón Năm Mới theo người Nhật, tức là theo
công lịch và thường là tại gia. Đồ ăn quê hương cũng không thiếu. Bánh chưng, bánh tét,
giò lụa, giò thủ, nem chua, lạp xưởng, bì bóng lợn, bánh phở, bánh đa nem, v.v. thậm chí
cả mắm tôm đều có thể đặt mua từ các tiệm của người Việt và các tiệm Tàu tại Tokyo,
Yokohama, v.v. Chỉ cần gọi điện thoại đặt. Người ta sẽ gửi đến tận nhà. Nhận hàng rồi
sau đó mới trả tiền qua bưu điện. Nếu không thích nấu nướng ở nhà, bạn có thể tới ăn ở
các tiệm ăn Việt Nam ở Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Ginza v.v. Người mới ở trong
nước sang thường chê đồ ăn ở các tiệm này là đắt và không ngon bằng ở trong nước (tất
nhiên rồi). Nhưng đối với những người xa quê hương đã lâu như tôi thì một số nhà hàng
Việt Nam ở Tokyo nấu cũng được, giá phải chăng, và đặc biệt là thái độ phục vụ rất lịch
sự niềm nở với nội thất đẹp ấm cúng. Thỉnh thoảng gia đình tôi vẫn mời vài người bạn
thân là người Nhật tới các nhà hàng Việt Nam ăn uống. Mấy người này rất mê món ăn
Việt nam.

***

Cuối năm 1993 tôi từ Italia trở về Hà Nội và tham gia tổ chức hội nghị quốc tế về vật lý
hạt nhân lần đầu tiên tại Việt Nam (tháng 3 năm 1994). Đúng vào 12 giờ đêm giao thừa
1993 sang 1994 một đồng nghiệp Mỹ gọi điện cho tôi từ Hoa Kỳ hỏi về visa vào Việt
Nam. Tôi phải bịt một bên tai để tiếng pháo nổ ngoài phố khỏi át đi tiếng ông nói trong
điện thoại. Còn ông này thì lúc đầu không hiểu có sự cố gì đang xảy ra ở Hà Nội mà nghe
thấy nhiều tiếng nổ ầm ầm. Bây giờ một mùa xuân lại sắp đến. Tự dưng tôi bỗng nhớ
tiếng pháo giao thừa lần cuối cùng cách đây 11 năm ấy.

You might also like