You are on page 1of 2

Nhân gian có câu:" cơm Tàu - vợ Nhật - nhà Tây" với kiến thức về văn hóa

Nhật Bản, trình bày quan điểm của bạn về câu nói trên.
Bài làm
Nhân gian ta có rất nhiều câu nói hay và đặc biệt. Sẽ có những bạn trẻ ở thời
đại hiện tại sẽ không thể hiểu nổi những ý nghĩa của môttj vài câu nói ấy. Có lẽ
đằng sau một vài câu nói ấy là một ý nghĩa quá cao siêu, hay có thể là nó quá
cứng nhắt so với thế hệ này,... Có rất nhiều lý do khác nhau, nhưng vẫn có một
câu nói , bản thân em được nghe rất nhiều lần và khi học về chuyên ngành
Ngôn ngữ Nhật thì có lẽ, câu nói này lại xuất hiện nhiều hơn. Và dần giúp bản
thân em hiểu được vài nét về ý nghĩa của câu nói đó và hiểu thêm đôi chút về
một vài văn hóa của người Nhật. Đó chính là câu nói : “Ăn cơm Tàu - lấy vợ
Nhật - Ở nhà Tây”. Chắc có lẽ, ai cũng sẽ từng nghe qua về câu nói này. Vậy
câu nói này mang ý nghĩa, hàm ý gì?

Nói về việc ăn cơm Tàu. Ẩm thực Tàu rất đa dạng, phong phú và đặc biệt khá
ngon. Ngày xưa, ở thành phố nào cũng có cộng đồng người Tàu với các tiệm
buôn, quán ăn, … Tại các tỉnh miền Trung người Tàu không nhiều như trong
Nam nhưng hầu hết quán ăn đều do họ làm chủ. Người Việt thường chỉ bán
hàng rong hoặc bán thức ăn bình dân , quen thuộc với mọi người trong các
chợ. Nhưng ở Sài Gòn người Tàu chiếm lĩnh thị trường ẩm thực vì họ dám đầu
tư kinh doanh ở các khu vực mặt tiền. họ nấu các món sơn hào hải vị, lạ lẫm
…,tính cách phục vụ của người Tàu cũng khác xa người Việt. Họ nồng nhiệt
chào mời thực khách, bởi vậy thời đó người dân ở Sài Gòn rất mê Cơm Tàu.
Vậy “ăn cơm Tàu” ở đây có thể chỉ phản ảnh cái ước mơ của dân ta vào thời
ấy. Ước mơ được ăn những món mới lạ, quý hiếm thay vì những món quen
thuộc mà xưa nay họ thường ăn. Ở nhà Tây? Thời thuộc địa, đa số nhà của
người Việt là nhà tranh, vách đất và nền đất. Trong khi nhà người Tây là những
căn nhà to lớn, chắc chắn được xây bằng gỗ, xi măng,... Vật liệu xây dựng nhà
của họ cho phép ngôi nhà có tuổi thọ lâu hàng trăm năm và nó có khả năng
chống đỡ tốt mọi thiên tai. .Vào thời đó, nhà Tây cũng đồng nghĩa với biệt thự
của các quan chức người Pháp và “nhà Tây” hầu hết nằm trên những con
đường chính, thơ mộng…có gara, sân vườn,có nhiều phòng ngủ, phòng ăn,
phòng khách và nhà bếp thì riêng biệt với đầy đủ tiên nghi và cái gì cũng
sạch sẽ. Bởi vậy mơ ước “Ở nhà Tây” là mơ ước rất chính đáng vì nó to rộng,
hiện đại, đẹp đẽ và kiên cố. Lấy vợ Nhật? Đúng là người vợ Nhật rất chiều
chuộng chồng. Tính người Nhật lại rất siêng năng, sâu sắc, tế nhị và ý tứ. Bởi
vậy, phụ nữ Nhật dễ trở thành mẫu người vợ lý tưởng. Vậy liệu, phụ nữ Nhật
Bản có thật sự tuyệt vời như vậy, hay nó vốn chỉ là lăng kính mà ta đã thêm
vào? Hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản luôn trong mắt người Viêt đó là người
phụ nữ hiền hậu, chu đáo, tận tình, hết lòng vì gia đình. Đó là lí do có câu nói
“lấy vợ Nhật”. Có lẽ ta nghĩ rằng phụ nữ Nhật sau khi lấy chồng, họ sẽ hoàn
toàn nghe lời, chiều theo lời chồng. Nhưng thực tế chỉ có phần số ít người xưa
mới như vậy. Có lẽ thời hiện đại này, vẫn còn ít người phụ nữ như vậy. Hơn
nữa, người phụ nữ Nhật khá có nhiều điểm tốt. Họ tốt bụng, biết quan tâm,
chăm soc,... có rất nhiều người phụ nữ như vây. Nhưng về việc luôn nghe lời
và làm làm theo mọi yêu cầu của chồng thì ngay từ đầu, quan điểm này khá là
sai. Vậy lý do gì mà người phụ nưa Nhật luôn được gắn “cái mác” ấy? Có một
vài ý kiến cho rằng, họ “nghe lời, ngoan ngoãn” hay nói bằng từ khá khó chịu
như là “ phục tùng”, bởi vậy nên họ có sức hấp dẫn với đàn ông ở nước ngoài.

Nhưng những thứ trên không phải là “ phục tùng” mà đó là đăc trưng của
người Nhật “ít thể hiện quan điểm riêng của mình”. Đặc biệt là người nước
ngoài, họ thường thể hiện quan điểm riêng của mình, nên có lẽ khi phụ nữ Nhật
không như vậy thì họ nghĩ đó là sự khiêm tốn, nghe lời chăng? Lòng hiếu thảo
và sự lễ phép được đặc biệt coi trọng trong văn hóa Nhật Bản. Người phụ nữ
thay mặt chồng của mình để tận hiếu với cả hai bên cha mẹ. Phụ nữ Nhật Bản
rất kính trọng chồng của mình. Khi người chồng trở về nhà sau một ngày làm
việc mệt mỏi, người vợ sẽ đón chồng tại cửa và nói “Anh vất vả quá!”. Nghĩ
thôi cũng thấy tuyệt nhỉ, nhưng nó quá xa vời. Muốn với những mong muốn đó
vào thời ấy, có lẽ đó là điều quá không thực. Bởi vậy, “lấy vợ Nhật là nhất” là
một ao ước không dựa vào thực tế.

"Câu ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây" là một biểu đồ hình ảnh hài hước
thường được sử dụng trong dân gian để diễn đạt về sự kết hợp giữa các yếu tố
văn hóa và lối sống của các quốc gia. Đây là một cách ngắn gọn để miêu tả
việc chọn lựa những điều tốt nhất từ mỗi nền văn hóa. Câu nói này thường
được sử dụng như một cách hài hước để mô tả sự kết hợp linh hoạt và đa dạng
của người dân trong lựa chọn các yếu tố từ nhiều quốc gia khác nhau. Hay
nhằm thể hiện về nhu cầu, mong muốn của con người khi ấy. Tuy nhiên, nó
cũng có thể gây hiểu lầm nếu được hiểu theo cách tiêu cực, vì có thể tạo ra ấn
tượng rằng người ta chọn lựa các phần khác nhau từ các văn hóa mà không giữ
bảo tồn bản chất văn hóa của mình.

You might also like