You are on page 1of 2

Tiếng miền Nam.

Mình hỏi nhiều bạn trẻ người miền Nam, tại sao tụi con/tụi em phải có chữ ạ sau câu nói hoặc
viết?

Mình nhận được câu trả lời rất thương từ mấy bạn, tại không có chữ nào thể hiện kính ngữ ở
cuối thấy câu cụt ngủn, thiếu lễ phép.

Câu trả lời này phản ánh sự thiếu tự tin về ngôn ngữ của không ít người trẻ miền Nam khi tự
đánh mất những đệm từ cuối câu, trong câu thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Mà nói nào xa, ngay
cả giới nghệ sĩ nói tiếng miền Nam cũng ạ tùm lum. Thiệt ra, ạ hay không là quyền của các bạn.
Cá nhân tôi đánh giá những người kì thị quá mức ngôn ngữ miền Bắc là cực đoan và thiếu tôn
trọng quyền con người của người khác. Câu chuyện tôi nói ở đây là giữa một xã hội nhập và có
thể hòa tan người ta bất kì lúc nào thì làm sao để giữ gìn văn hóa vùng miền trong ngôn ngữ.
Bởi lẽ, mai một văn hóa vùng miền cũng là làm mất đi sự đa dạng về văn hóa.

Thay vì ạ cuối câu, các bạn trẻ miền Nam để tránh câu cú cụt ngủn hãy "dạ" ở đầu câu. Thay vì
nói "con mời cô ăn cơm ạ", các bạn có thể nói "Dạ, con mời cô ăn với con chén cơm nha cô",
lịch sự dễ thương mà ân tình nữa. Thay vì nói "quý khách có thể lựa chọn mẫu A thay vì mẫu B
ạ", các bạn có thể nói " Dạ, anh chị có thể lựa chọn mẫu A thay vì mẫu B". Tiếng "dạ" nhẹ
nhàng dễ thương đi trước sẽ khiến các bạn tự tin hơn. Mỗi cái mỗi ạ khiến người ta có cảm
giác bạn phải phục tùng nhiều quá mà không phải là nhẹ nhàng tôn trọng lẫn nhau.

Và hơn hết, một con người phải tự tin lẫn tự hào vào văn hóa quê hương mình thì mới là người
trưởng thành. Muốn yêu nước, trước hết, bạn phải yêu chính ngôi nhà của bạn, gia đình bạn,
hàng xóm, quê hương nơi nuôi bạn lớn lên, nơi tiếng nói của bạn hình thành, nơi nuôi lớn thân
xác lẫn tâm hồn bạn. Tôi tôn trọng người miền Bắc bước vào đời với ngôn ngữ của họ dù nhiều
người miền Bắc nói "L", "N" như nhau. Hay người miền Trung với đủ thứ âm vực khác nhau trọ
trẹ. Nhưng sau tất cả điều đó, tôi lắng nghe được tiếng quê hương của họ.

Ngoại trừ tiếng Nghệ Tĩnh có nhiều chữ nghe không nổi, đa số tiếng Kinh ở các tỉnh khác nhau
tôi đều nghe được. Và dĩ nhiên, khi bạn tôn trọng ngôn ngữ của họ, nhìn vào mắt họ, bạn sẽ
thấy sự nhiệt tình thắm thiết.

Là một người miền Nam, tôi hết sức mong rằng tiếng nói của phương trời này sẽ được bảo tổn,
gìn giữ và theo sự phát triển của thời đại sẽ tạo ra những sự phát triển tốt đẹp hơn.

Để kể cho nghe, năm đó, có cô kia cổ nói với ba của con cổ: mấy người đi lâu hôn mới dề?

Vậy là có người khỏi đi đâu luôn, hay đi đâu cũng phải dẫn cổ theo. Bởi ảnh nhận ra, khi người
ta kêu mình là "mấy người" là người ta thấy nhớ mình rồi.

Cũng có cô nàng nghe anh chàng kêu cổ bằng "mấy người", cổ né luôn. Cổ sợ ảnh thương mà
cổ hông thương thì tội lắm.
Ngôn ngữ miền Nam tui dễ thương mà đặc biệt lắm nghen hôn!

You might also like