You are on page 1of 6

I.

Giới thiệu chung về biểu tượng văn hóa may mắn của Nhật Bản

Nhật Bản luôn được xem là một trong những đất nước tâm linh, bởi nơi
đây có rất nhiều nền văn hóa, tập quán và phong tục độc đáo. Qua đó, dễ dàng
nhận thấy nét văn hóa biểu tượng mang đến sự may mắn cho con người Nhật
Bản là nổi bật nhất vì họ luôn đề cao tín ngưỡng để cầu mong nhận được sự may
mắn trong công việc lẫn cuộc sống. Do muốn tìm hiểu sâu hơn về đất nước, con
người cũng như văn hóa của đất nước mặt trời mọc này, các tác giả đã quyết
định đi vào khai thác và nghiên cứu thêm về nét văn hóa may mắn này của
người Nhật. Để rồi từ những nghiên cứu đó, các tác giả có thể đem so sánh với
những nét văn hóa may mắn truyền thống của nước nhà. Vậy những biểu tượng
may mắn tiêu biểu trong nét văn hóa này là gì?

Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng có rất nhiều biểu tượng may
mắn. Không ngoa khi nói Nhật Bản có vô vàn những nền văn hóa độc đáo, ví dụ
điển hình là ở nét văn hóa may mắn này, Nhật Bản đã có hơn 10 biểu tượng may
mắn khác nhau và mỗi biểu tượng lại được sử dụng vào những dịp, những
trường hợp khác nhau. Nổi trội chúng ta có thể kể đến: búp bê Daruma, bùa may
mắn Omamori, mèo may mắn Maneki neko, quẻ bói Omikuji, cờ cá chép, đồng
xu 5 yên may mắn,... Đây là một trong những biểu tượng may mắn đã có từ thời
xưa của Nhật, những biểu tượng này mang đầy đủ những nét đặc trưng hiện hữu
của nền văn hóa và con người Nhật Bản.

1. Búp bê Daruma - “thần may mắn” thể hiện cho ý chí và tinh thần
người Nhật.

Có rất nhiều người khi nghe đến “búp bê Daruma” đã rất băn khoăn. Thực
chất, búp bê Daruma là những con búp bê được làm từ giấy bồi (là một hỗn hợp
tạo ra từ giấy và thạch cao). Búp bê này chỉ có mỗi phần đầu và được trang trí
nhiều màu sắc đặt biệt và độc đáo, nhưng chủ đạo vẫn là màu đỏ. Với người
Nhật, búp bê Daruma được coi như một vật may mắn. Khi một người được tặng
Daruma, họ sẽ ước một điều ước và sau đó họ sẽ vẽ một bên mắt cho Daruma.
Và khi điều ước được thực hiện, họ sẽ vẽ bên mắt còn lại và mang tới chùa để
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn. Trong trường hợp điều ước vẫn chưa được
thực hiện, người ta sẽ đốt Daruma để điều ước sẽ nhanh đến với họ hơn.

Nhiều du khách đến nơi đây tham quan đều rất thắc mắc về những hình thù
kỳ lạ của búp bê Daruma. Thực ra người Nhật đã dựa theo hình tượng đức Bồ
Đề Đạt Ma (người sáng lập ra Phật Giáo thiền tông ở Trung Quốc) để xây dựng
nên hình dáng của búp bê này. Người Nhật Bản cho rằng vị Bồ Đề này sau khi
ngồi thiền suốt 9 năm trong một hang động. Điều đó đã khiến cho chân và tay bị
teo và thoái hóa đi. Ngoài ra vị Bồ Đề Đạt Ma này còn cắt đi mí mắt của mình vì
tức giận khi ngủ quên trong lúc thiền. Đây là lý giải cho những thắc mắc vì sao
Daruma lại không có mí mắt nhưng cũng có giả thuyết cho rằng Dựa vào những
sự tích trên mà người Nhật đã tạo nên búp bê Daruma. Màu sắc của Daruma
cũng được lấy cảm hứng từ sự đau đớn và cái chết của vị Bồ Đề Đạt Ma. Hầu
hết Daruma đều có màu đỏ vì đây là màu tượng trung cho căn bệnh sởi và đậu
mùa. Và việc Daruma được tạo hình giống với một con lật đật, điều đó tượng
trưng cho sự hồi phục cho các bệnh nhân và trẻ em, lật đật dù có xô ngã thì
chúng vẫn trở lại vị trí ban đầu. Daruma còn có nhiều màu sắc và ý nghĩa khác
nhau: Màu đỏ: Tượng trưng cho Vận may và Phát tài. Màu đỏ tía: Tượng trưng
cho Sức khỏe và Trường thọ. Màu vàng: Sự Bình an và sự bảo hộ. Màu vàng
đồng: Biểu tượng cho sự giàu có và thịnh vượng. Màu trắng: Thể hiện cho tình
yêu và sự hòa hợp. Lông mày của búp bê này thì cong, hơi nhíu lại tạo cảm giác
khuôn mặt cau có, nhưng với người dân Nhật vẻ cau có là biểu hiện của sự tập
trung cao độ, giúp chủ nhân mỗi khi nhìn vào Daruma sẽ cảm thấy cần phải tập
trung, cố gắng phấn đấu vì mục tiêu trước mắt hơn nữa. Búp bê Daruma là hiện
thân con người của Nhật Bản. Với tạo hình như một lật đật, có hình tròn đáy
năng tạo sức bật, luôn trở về vị trí đứng thẳng, Daruma khiến cho người dân nơi
đây liên tưởng đến câu nói dân gian: Nana Korobi Yaoki 七転び八起き (Nếu
bạn vấp ngã 7 lần, hãy đứng dậy 8 lần). Câu nói thể hiện cho sức mạnh, ý chí
mãnh liệt không chịu đầu hàng. Dù cho họ có đứng trước trước mọi hoàn cảnh,
vẫn luôn biết vươn lên sau những lần vấp ngã. Những điều đó được thể hiện một
cách hài hòa trong các biểu tượng của họ từ trước đến nay.

2. Đồng xu 5 yên may mắn

Trong tiếng Nhật, đồng 5 yên là Go-En (五 円), “Go mang ý nghĩa kính
trọng, còn En là sự liên kết”. Cách đọc đồng 5 yên cũng trùng với một từ hán tự
có ý nghĩa “kết duyên”, do đó từ thời xưa người Nhật đã luôn quan niệm đây là
đồng xu mang lại điều may mắn. Đồng xu này được đúc lần đầu vào năm 1949
trong thời kì chiến tranh (1945-1989), đây cũng là thời điểm Nhật Bản bắt đầu
quá trình vực dậy nền kinh tế của mình. Có sự khác biệt với những đồng xu
khác, đồng 5 yên và 50 yên được đúc có lỗ tròn ở chính giữa. Mục đích của lỗ
tròn này “nhằm để tiết kiệm nguyên liệu, tránh lạm phát cũng như nhắc nhở
người dân Nhật Bản nhờ về một thời đứng lên, xây dựng đất nước và phải luôn
cố gắng với công việc của mình. Đồng thời số 5 trong văn hóa phương đông còn
mang ý nghĩa về sự cân bằng, là mối liên kết của vòng tuần hoàn 5 nguyên tố
trong ngũ hành: kim – mộc – thủy – hỏa – thổ. Khi góp mặt đủ cả 5 sẽ mang lại
sự thịnh vượng, phát tài.” Trong quá trình khôi phục và phát triển, người Nhật
đã cải biên dần ý nghĩa của đồng tiền này, khiến nó trở thành một nét văn hóa
may mắn đẹp của xứ sở mặt trời mọc. Hình ảnh tượng trưng cho các ngàng nông
– lâm – thủy – hải sản – tiền thân của nền kinh tết được nước được chạm khắc tỉ
mỉ trên đồng xu 5 yên. Xung quanh lỗ tròn ở trung tâm của đồng xu là một vòng
bánh răng đại diện cho ngành công nghiệp – đầu tàu trong phát triển nền kinh tế
của Nhật Bản, ngoài ra nó cũng biểu tượng cho bánh xe luân hồi trong Phật giáo
– tôn giáo chính ở quốc gia này.

Với người Nhật, đồng 5 yên không chỉ mang giá trị vật chất như dùng để
mua bán, trao đổi mà nó còn mang ý nghĩa rất lớn về tinh thần. Tùy vào số đồng
5 yên mỗi người gửi gắn mà nó sẽ mang một thông điệp may mắn ý nghĩa khác
nhau: “Một đồng có ý nghĩa mong cho duyên phận tốt đẹp. Hai đồng có ý nghĩa
duyên phận nhân đôi, nói lên tâm tư tình cảm với đối phương rằng mình muốn
tỏ tình với họ. Ba đồng lại mang ý nghĩa duyên phận tốt đẹp đầy đủ, đong đầy.
Bốn đồng là mong cho một duyên phận tốt đẹp dài lâu.” Do đồng yên 5 xu mang
một ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây, vì thế họ thường sẽ đem đi cất
giữ và ít khi tiêu xài đến. Tại các đền thờ đạo Shinto, người Nhật thường dâng
đồng 5 yên như một cách cầu thần linh, hoạc mong muốn tạo thêm nhiều mối
quan hệ mới như những người bạn hay đối tác mới có thể mang lại may mắn,
hạnh phúc và bình yên. Ngoài ra, đồng 5 yên còn là một món quà vô cùng may
mắn để dành tặng cho những người thân yêu với mục đích mong họ may mắn.
Lịch sử hình thành đồng 5 yên tuy nhỏ nhưng lại mang giá trị và ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với con người xứ sở mặt trời mọc, ẩn chứa bên trong là những
câu chuyện thú vị về cuộc sống và văn hóa nơi đây.

3. Búa thần kỳ Uchide No Kozuki

Uchide No Kozuchi ( 打ち 出の 小槌 ) là biểu tượng của sự sung túc và


giàu có theo quan niệm của người Nhật. Nguồn gốc của quan niệm này bắt
nguồn từ câu chuyện cổ tích có tên gọi cậu bé tí hon mà bất cứ người dân Nhật
nào cũng thuộc nằm lòng. “Câu chuyện bắt đầu bằng gia đình 2 vợ chồng sống
với nhau một thời gian dài những chưa có con. Hai người đều ngày đêm mong
ngóng và cầu nguyện thần linh sẽ ban may mắn xuống cho gia đình mình. Cho
đến một ngày, lời cầu nguyện linh ứng và người vợ đã mang thai. Cặp vợ chồng
mong chờ đứa con chào đời trong niềm hân hoan vô bờ bến thì khi đứa trẻ sinh
ra lại không giống những đứa trẻ bình thường. Đứa bé chỉ nhỏ bằng ngón chân
cái. Bởi con trai quá bé bỏng nên hai vợ chồng đã đồng thuận đặt tên con mình
là Isshunboushi, trong tiếng Nhật nó có nghĩa là đơn vị tính 1 sun = 3,03cm ).
Nhưng may mắn thay, tuy hình dáng nhỏ bé nhưng đứa trẻ lại khỏe mạnh như
người lớn. Hàng ngày, cậu chăm chỉ giúp bố mẹ làm việc nhà, đến phủ lãnh
chúa xin làm cận vệ. Cậu còn tự tạo một thanh kiếm bằng cách mài chiếc kim
sắc nhọn và giắt bên hông. Có một lần, công chúa, con gái lãnh chúa từ điện thờ
trở về thì gặp quái vật có 2 sừng và bủa thần bắt đi. Isshunboushi thấy vậy liền
đuổi theo và đánh thắng con quái vật bằng vũ khí cậu luôn mang theo mình. Con
quái vật hoàng sợ bỏ chạy và bỏ lại cây bủa thần. Isshunboushi liền nhặt búa lên,
lắc mạnh và cầu nguyện “Xin búa thần cho Isshun được lớn lên”. Lời cầu
nguyện linh ứng, sau đó, cậu cưới công chúa làm vợ và sống bên nhau hạnh
phúc trọn đời.”

Chính bởi ý nghĩa đằng sau mà chiếc búa lại trở thành biểu tượng may mắn
của người Nhật. Nó biểu tượng cho sự sung tíc, giàu sàn cho những ai sở hữu
chúng. Hiện nay, có rất nhiều người Nhật đều sở hữu cho bản thân một chiếc
búa may mắn nhỏ để cầu may mắn, tài lộc. Nhờ câu chuyện đằng sau, khi chế
tác các nghệ nhân cũng ưu ái và dồn tâm huyết cho mỗi tác phẩm mình làm ra.
Khi đến thăm các ngôi đền, chùa ở Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây
búa thần Uchide no kozuki. Chúng được treo như một vật trang trí hoặc được sử
dụng để mang lại may mắn. Khi đến đây mọi người sẽ cầm cây búa vẫy vài cái
sau đó nói lên lời cầu nguyện của mình. Người Nhật tin rằng khi họ làm điều
này thì điều ước của họ sẽ thành sự thật. Uchide no kozuchi không chỉ là biểu
tượng mang lại may mắn của người Nhật mà còn một phần phản ánh văn hóa,
tín ngưỡng đất nước Phù Tang.

4. Mèo Maneki Neko

Về nguồn gốc sự ra đời của mèo Maneki Neko nhưng phổ biến nhất có lẽ
phải kể đến truyền thuyết về ngôn đền Gotoku. “Vào thế kỉ 17, có một vị thầy tu
nghèo khổ sống ở một ngôi đền nhỏ tại Tokyo. Dù cuộc sống rất khó khăn, ông
vẫn chia sẻ phần ăn ít ỏi của mình cho chú mèo cưng Tama. Một ngày nọ, lãnh
chúa Nakaota Ii của quận Hikone trên đường đi săn bỗng gặp cơn mưa bão đã
đến trú chân ở một cái cây to gần đền. Ông để ý thấy chú mèo giơ một chân lên
như đang vẫy gọi ông vào đền. Tò mò, ông rời chỗ nấp, tiến về phía đền để nhìn
cho rõ hơn chú mèo kì lạ kia. Cùng lúc đó, một tia chớp giáng xuống đúng chỗ
cái cây mà ông vừa đứng. Mang ơn chú mèo, vị lãnh chúa trở thành người bảo
trợ cho ngôi đền, sửa chữa nó trở nên khang trang hơn và đổi tên thành đền
Gotoku vào năm 1697. Khi Tama chết, chú được chôn trong nghĩa địa dành cho
loài mèo ở trong đền và bức tượng Maneki Neko được làm để tưởng nhớ chú
mèo đặc biệt này đã ra đời từ đó.” Mèo Maneki Neko còn có thể được gọi là
mèo vẫy hoặc Mèo chiêu tài. Từ khi xuất hiện, Mèo maneki Neko đã được xem
là một trong những biểu tượng may mắn, đem lại vận may cho gia đình và
những của hàng. Ở Việt Nam chúng ta cũng có một biểu tượng văn hóa tương tự
bắt nguồn từ Nhật Bản, đó là chú mèo thần tài được đặt ở các cửa hàng.

You might also like