You are on page 1of 12

TÌM HIỂU TẾT ÂM LỊCH CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC VÀ SO SÁNH

VỚI TẾT ÂM LỊCH NGƯỜI VIỆT NAM

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc đã có 30 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao
chính thức. Trải qua ba thập niên, mối quan hệ giữa Việt Nam- Hàn Quốc đã
đạt được những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác
nhau và có xu hướng mở rộng hơn nữa. Vậy nên, ngày càng có nhiều người
Việt Nam có nhu cầu học tiếng Hàn để có thể giao lưu, hội nhập với thời đại.
Khi học một ngôn ngữ mới, người học không chỉ cần những kiến thức về ngữ
pháp, từ vựng mà còn cần phải tìm hiểu nền văn hoá, phong tục tập quán của
quốc gia đó để có thể hoà nhập, bắt kịp cũng như hiểu được họ. Văn hoá là
một phạm trù rộng lớn gồm nhiều phương diện khác nhau, thể hiện trình độ
dân trí, mang dấu ấn đặc trưng về quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của
con người trên mỗi đất nước. Chúng ta biết đến Hàn Quốc là một quốc gia có
nền văn hoá lâu đời, vô cùng đa dạng và phát triển nhưng thông qua những
ngày lễ, dịp lễ đặc biệt trong năm thì những nét đặc trưng về đời sống từ xa
xưa của người dân nơi đây mới được thể hiện rõ nét nhất
Giống như nhiều nước trong khu vực châu Á khác, Tết âm lịch được coi là
một ngày lễ lớn và quan trọng của người Việt Nam và người Hàn Quốc. Tuy
nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ tồn tại những điểm tương đồng và
khác biệt. Vậy nên, nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp thêm tri thức
về hoạt động đón Tết giữa Việt Nam và Hàn Quôc, từ đó chỉ ra điểm tương
đồng và khác biệt giữa 2 quốc gia.
2. Mục đích và mục tiêu
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp người đọc nhận diện được nét
đặc trưng về hoạt động đón Tết âm lịch của người Hàn Quốc và người Việt
Nam. Chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt về văn hoá ngày Tết của Việt
Nam và Hàn Quốc về phong tục, những hoạt động, ẩm thực,… Từ đó, tạo 1
nguồn tài liệu tham khảo cho những bạn muốn tìm hiểu văn hoá Hàn Quốc.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu đề cập về việc tìm hiểu, so sánh dịp Tết của hai nước tập
trung vào các khía cạnh: nguồn gốc, ý nghĩa, thời gian đón Tết, các hoạt động
trong dịp Tết, ẩm thực, các điều được cho là may mắn và kiêng kỵ trong dịp
Tết của 2 quốc gia.
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này đề cập về các nét chung nhất về nguồn gốc, ý nghĩa, thời
gian đón Tết, các hoạt động trong dịp Tết, ẩm thực, các điều được cho là may
mắn và kiêng kỵ trong dịp Tết của người Việt Nam và người Hàn Quốc.
Nghiên cứu dựa trên nguồn tham khảo là sách báo, truyền hình, tài liệu trên
internet về dịp Tết của Việt Nam và Hàn Quốc. Tổng hợp, phân tích những
nguồn tham khảo đó để để tìm, liệt kê, đưa ra những đặc điểm của dịp Tết của
2 quốc gia. Từ đó dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để nêu ra những điểm
tương đồng và khác biệt
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tìm hiểu chung về ngày Tết âm lịch
Tết Âm lịch (còn gọi là Tết Cả[1], Tết Ta, Tết Nguyên Đán, Tết Cổ truyền hay
đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các nước Đông
Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…, và các nước Đông Nam
Á như Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ước tính mỗi năm có
khoảng 1, 5 tỷ người đón Tết Âm lịch (theo Wikipedia)
Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Âm lịch muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết
Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của
dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau
ngày 20 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này.
Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Âm lịch nhưng có thể
thấy được ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây là dịp lễ quan
trọng của người dân mỗi nước.
2. Tìm hiểu ngày Tết Âm lịch của người Hàn Quốc
2.1. Nguồn gốc Tết âm lịch
Ở Hàn Quốc thì từ thời Tam Quốc ,những người nông dân của xứ xở Kim Chi
đã có thói quen dùng một loại lịch dựa trên vòng quay của mặt trăng quanh
trái đất. Một tháng có 29 hay 30 ngày, và có 12 tháng trong một năm. Tuy
nhiên cộng lại thì có 354 ngày trong một năm so với 365 ngày theo dương
lịch. Để bù lại sự chênh lệch 11 ngày này, cứ 33 tháng lại có một tháng nhuận
30 ngày gọi là yundal. Vì nó là sự lặp lại của tháng trước, tháng nhuận được
coi là sự may mắn, không có những ngày “xui”. Và Theo như sử sách ghi lại
thì ngày Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc bắt đầu từ năm 488 trong triều đại cổ
Silla. Kể từ đó thì ngày này được xem như là lễ hội quan trọng nhất trong năm
của đất nước
2.2. Thời gian đón Tết âm lịch
Ngày Tết ở Hàn kéo dài trong 3 ngày: từ gày cuối cùng của năm cũ và 2 ngày
đầu tiên của năm mới theo lịch âm. Vào ngày Tết người lao động không được
nghỉ phép có hưởng lương như ở các quốc gia khác. Đây một phần là do quy
định, một phần vì văn hóa công sở. Do vậy Tết chính là thời điểm người lao
động có thể nghỉ mà không có cảm giác áy náy, cũng không o sợ bị mất ngày
phép mình tích lũy.Những doanh nghiệp, công sở sẽ cho nhân viên nghỉ vào
ngày 29 hoặc 30 Tết và nghỉ đến hết mùng 2 - mùng 3Với học sinh thường
trùng vào kỳ nghỉ Đông
2.3. Ý nghĩa
“Seol (설)” xuất phát từ “낯설”, có nghĩa là “khác lạ”. Vì thế chúng ta có thể
hiểu Seollal (설날) theo nghĩa là “sự lạ lẫm trong năm mới” hay là “ngày lạ
lẫm”. Nói cách khác, Seollal còn là một quá trình chuyển mình từ năm cũ
sang năm mớ. Nó vẫn còn nhiều dư âm của cái cũ trộn lẫn với cái mới nên
mang lại cảm cảm giác lạ lẫm. Đây là dịp để người Hàn đoàn tụ cùng gia
đình, tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, là lúc họ được nghỉ
ngơi mau một năm làm việc
2.4. Hoạt động trong dịp Tết âm lịch
a. Trước Tết
Đối với người Hàn Quốc, trước Tết là một khoảng thời gian vô cùng bận rộn.
Đây là khoảng thời gian để họ về nhà, quây quần đoàn tụ trong dịp Tết. Người
Hàn Quốc sẽ mua sắm, chuẩn bị thức ăn cho ngày Tết.
Thần bếp trong văn hóa Hàn Quốc có tên gọi là Jowangsin. Vị nữ thần này
tồn tại dưới hình dạng của nước, bà là người ghi chép lại những chuyện tốt
xấu xảy ra trong mỗi gia đình suốt một năm và sau đó lên thiên đình bẩm lại
với Ngọc HoàngTrong văn hoá của người Hàn thì Thần bếp là một vị thần có
vị trí vô cùng quan trọng và dịp cuối năm cũng là lúc họ bày tỏ lòng thành
kính, biêt ơn đến vị thần đó. Hoạt động cúng Thần bếp: thường được thực
hiện vào ngày 29 tháng Chạp. Bữa cơm cúng bao gồm có hoa quả và các loại
bánh gạo rán
Cuối năm cũng là lúc người Hàn Quốc tổ chức những bữa tiệc tất niên để
tổng kết lại một năm đã qua. Người Hàn quây quần bên bàn ăn lớn với nhiều
thế hệ, bạn bè nhằm tạo cảm giác ấm áp, xôm tụ. Các nghi thức để bày tỏ lòng
hiếu thuận của con cháu, sự kính trên nhường dưới cũng được thể hiện rõ
trong bữa tiệc tất niên của người Hàn.
Trước khi Tết đến người Hàn Quốc cũng sẽ dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa
để đón chào một năm mới bình an hạnh, phúc. Vào 30 Tết, họ sẽ tắm lá thơm
để tẩy đi những vướng bận lo lắng trong năm cũ

b. Trong Tết
Vào dịp Tết, người Hàn sẽ đón giao thừa. Người Hàn đón giao thừa cùng
nhau với gia đình. Vào buổi tối họ sẽ quây quần bên gia đình nói chuyện, xem
các chương trình giải trí. Người Hàn Quốc sẽ thực hiện 2 nghi lễ đặc biệt
trong đêm giao thừa. Thứ nhất là làm và treo sàng đuổi quỷ dạ quang lên bức
tường ở trước cửa nhà để chúng không vào trong nhà lấy dép của trẻ em, đây
được xem là điều xui xẻo cho cả năm mới. Và thứ hai đó là đón mua đấu gạo
may mắn, treo ở trước cửa nhà hay trong gian bếp để cầu mong hạnh phúc
đến cho gia đình cả năm.

Người Hàn Quốc quan niệm rằng nếu ngủ trong đêm giao thừa thì ngày hôm
sau, lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc kém minh mẫn. Chính vì thế, không ai
ngủ vào thời điểm này. Họ thường đốt các thanh tre trong nhà nhằm xua đuổi
tà ma quấy rối. Vì tương truyền rằng tiếng nổ của thanh tre sẽ làm cho lũ ma
quỷ khiếp sợ mà bỏ chạy.

Không chỉ vậy, họ còn cho rằng những hồn ma sẽ lên trần thế vào dịp năm
mới để đánh cắp giày. Những linh hồn này sẽ tìm đến các đôi giày vừa chân,
mang đi may mắn cả năm của chủ nhân chiếc giày đó. Vì lẽ đó, vào dịp Tết,
người Hàn Quốc thường giấu giày của mình vào nơi mà họ cho là an toàn
nhất.

Vào dịp năm mới, việc thờ cúng cũng sẽ được chú ý hơn rất nhiều. Mâm cỗ
cúng trong năm mới cũng vô cùng được chú trọng. Mâm cỗ vào buổi sáng đầu
tiên của năm mới rất cầu kỳ, và thông thường sẽ có khoảng 20 món ăn khác
nhau được bày trên bàn. Vậy nên để chuẩn bị được một mâm cúng thịnh soạn
nhất, cả gia đình thường sẽ phải làm cùng nhau và đôi khi là mất cả một ngày
mới có thể hoàn thiện.

Các món ăn không thể thiếu đó là: bánh tteok, canh bánh gạo, miến trộn, bánh
xèo, sườn om, các loại hoa quả như lê, táo, hồng khô,… và chúng được xếp
theo một thứ tự rõ ràng, đặt dưới bài vị của tổ tiên. Cách người Hàn bày mâm
cỗ gồm có 5 hàng. Hàng 1 là trái cây. Trái cây màu đỏ đặt ở phía Đông, màu
trắng ở phía Tây. Hàng 2 sẽ bày Sikhye (rượu gạo) và các món làm từ rau củ.
Hàng 3 là nơi đặt các loại canh. Canh cá đặt ở phía Đông, canh thịt bò đặt ở
phía Tây. Hàng 4 gồm các món nướng, hấp hoặc các món bánh chiên. Và
hàng 5 gồm Cơm và canh.
Vào dịp Tết, các gia đình đều tiến hành nghi lễ cúng Phật, Thần linh và Tổ
tiên vào thời khắc giao thừa. Tiếp theo, vào sáng sớm mùng 1 Tết, sau khi cả
nhà tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một
loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, cả nhà lại tiến hành tiếp nghi lễ
cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trực tiếp người trưởng nam đứng ra làm nghi lễ.

Đầu năm mới cũng là dịp để thăm người thân, họ hàng: các thế hệ trẻ trong
gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà. Sau đó, ông bà cũng chúc cho
con cháu một năm mới thịnh vượng. Sau khi các cháu làm động tác cúi đầu
chào năm mới (sebae) trước người lớn và chúc họ may mắn (bok), chúng sẽ
được người lớn thưởng tiền
Đây là thười điểm mà các hoạt động du xuândiễn ra phổ biến. Người Hàn
Quốc vào năm mới sẽ đi lễ chùa để cầu chúc may mắn, bình an cho năm mới.
Đây là lúc họ có nhiều thời guan rảnh rỗi vì thế người Hàn thường dành thời
gian nghỉ Tết để đi du lịch. Họ đến các khu trượt tuyết, ghé thăm các làng
truyền thống, tham quan bảo tàng, cung điện,… và xem các chương trình biểu
diễn.
Tuy Hàn Quốc là một quốc gia vô cùng hiện đại và phát triển nhưng họ cũng
chơi các trò chơi dân gian vào dịp Tết Âm lịch như: Yutnori, ném mũi tên, thả
diều
c. Sau Tết
Sau Tết, người Hàn Quốc sẽ trở lại với cuộc sống thường nhật hằng ngày
2.5. Ẩm thực ngày Tết âm lịch
Bên cạnh những món ăn hằng ngày, vào Tết âm lịch, người Hàn sẽ ăn canh
bánh gạo. Bánh gạo trắng thể hiện sự thanh khiết và sạch sẽ được coi như là
một điều may mắn để bắt đầu một năm mới. Bánh gạo dài thể hiện ước muốn
về một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ. Còn bánh gạo tròn giống đồng tiền
xu cổ, được gửi gắm vào đó mong ước phát tài, may mắn và giàu có trong
năm mới.
Bánh Tteok chính là món không bao giờ thiếu trong mỗi dịp quan trong của
người Hàn Quốc. Điều đặc biệt của món bánh Tteok này chính là sự đa dạng
sắc màu và đa dạng về hương vị; mỗi một màu bánh tượng trưng và đem đến
một ý nghĩa riêng.

Họ cũng sẽ ăn món sườn om, bánh trà mè đen, nâu, trắng và uống
Sujeonggwa

2.6. Những điều được cho là kiêg kỵ và may mắn trong dịp Tết âm lịch
Đối với người Hàn Quốc thì Tết âm lịch cũng là thời điểm vô cùng quan
trọng. Người Hàn Quốc cũng có nhiều điều cần kiêng kỵ. Người Hàn vào đầu
năm mới thì không gửi lì xì cho cha mẹ. Chỉ có ông bà, cha mẹ mới lì xì cho
con cháu và tuyệt đối không làm ngươc lại. Người Hàn quan niệm màu đỏ là
màu của máu, của chết chóc nên họ thường tránh màu đỏ.Người Hàn Quốc
vào dịp năm mới thì kiêng cả số 4 vì có phát âm gần giống từ “chết”. Họ thậm
chí còn tránh cả những số kết hợp với 4 như 14,44, … Khóc lóc, buồn tủi vào
dịp Tết cũng bị tránh bởi đó là một hành động được cho là không may mắn
Vào dịp Tết âm lịch, người Hàn Quốc cũng sẽ có những điều nên làm để có
được sự may mắn trong cả năm. Vào đêm giao thừa họ sẽ không ngủ vì người
Hàn Quốc quan niệm rằng nếu ngủ trong đêm giao thừa thì ngày hôm sau,
lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc kém minh mẫn. Họ thường đốt các thanh tre
trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy rối. Vì tương truyền rằng tiếng nổ của
thanh tre sẽ làm cho lũ ma quỷ khiếp sợ mà bỏ chạy. Người Hàn Quốc vào
đêm giao thừa sẽ giấu giày bởi người dân nơi đây rằng những hồn ma sẽ lên
trần thế vào dịp năm mới để đánh cắp giày. Những linh hồn này sẽ tìm đến
các đôi giày vừa chân, mang đi may mắn cả năm của chủ nhân chiếc giày đó.
Vì lẽ đó, vào dịp Tết, người Hàn Quốc thường giấu giày của mình vào nơi mà
họ cho là an toàn nhất. Vào đêm giao thừa sẽ tắm nước nóng để gột rửa những
điều xui xẻo của năm cũ. Treo Bokjori ngoài cửa theo quan niệm của người
Hàn cũng là một cách để đem may mắn vào nhà. Bok jo ri là một cái xẻng
bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn treo vật này ngoài của với
mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm
3. Tìm hiểu ngày Tết Âm lịch của người Việt Nam
3.1. Nguồn gốc Tết âm lịch
Việt Nam, hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn
gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc.
Về mặt chữ thì tên gọi của Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc.
Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là
buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của
năm mới. Riêng chữ “Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ
“tiết”. Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và
Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm. Tuy nhiên theo sự tích "Bánh
chưng bánh dày" của Việt Nam thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức
là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
3.2. Thời gian đón Tết âm lịch
Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật
sớm và mới.[22] Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm
sửa cho ngày Tết. Thông thường ngày Tết ở Việt Nam kéo dài trong 3 ngày
(không kể thời gian chuẩn bị) là mùng 1, 2, 3 tháng Giêng( tháng 1 âm lịch)
3.3. Ý nghĩa
Ở Việt Nam thì Tết âm lịch là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con
người trở nên gần với thần linh. Là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành
kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần
Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây
cũng là lúc để bày tỏ sự hiếu thuận, với cha me, là dịp để mọi người đoàn tụ,
sum vầy sau một năm làm việc đày vất vả
3.4. Hoạt động trong dịp Tết âm lịch
a. Trước Tết
Đối với người Việt Nam, trước khi đón Tết, họ sẽ thực hiện ục cúng Ông
Công, Ông Táo. Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở
Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai
trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp.
Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép
những việc làm Thiện-Ác của con người. Và hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng
Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm
tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt
công, tội.
Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay
vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Với
mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến
ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời
Vì Tết là kỳ nghỉ dài nhất trong năm nên mọi người thường về nhà đoàn tụ,
sum vầy với gia đình
Dọn dẹp nhà cửa trước Tết là điều không thể thiếu với người Việt Nam vì
theo quan dân gian đây là thời gian để dọn dẹp lại những bộn bề, bụi bặm của
năm cũ, sắp xếp và tạo mới một không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho
năm mới. Đó như một bước đệm để chào đón sự an khang, thịnh vượng. Các
gia đình thường cùng nhau dọn dẹp lại nhà cửa. Thông qua công việc này, các
thành viên còn được chia sẻ và gắn kết hơn. Ngoài dọn dẹp nhà cửa thì sẽ dọn
dẹp bàn thờ tổ tiên, bày mâm ngũ quả
Vào 30 Tết các gia đình ở Việt Nam còn chổ chức những bữa cơm tất niên.
Bữa cơm Tất niên chiều 30 tết là bữa cơm gắn kết mọi thành viên, thế hệ
trong gia đình. Theo quan niệm xưa, những gia đình nào càng đông đủ con
cháu, các thế hệ cùng dùng bữa cơm này chứng tỏ gia đình ấy nhiều phúc, lộc
và may mắn.

Ngoài ra mỗi khi Tết đến, người Việt Nam còn đi mua sắm, để chuẩn bị cho 3
ngày Tết. Họ thường mua các loại thức ăn, cây cảnh, hoa cảnh như quất, đào,
mai để trang hoàng nhà cửa. Trước khi đón Tết, người Việt Nam còn đi tảo
mộ

b. Trong Tết
Đón Giao thừa là một nét đẹp trong văn hoá đón Tết của người Viêth. Cúng
giao thừa trong quan niệm của người Việt tiễn đưa những vị thần năm cũ và
nghinh đón những vị thần mới. Xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một
năm mới bình an, hạnh phúc. Mọi người sẽ cùng nhau quây quần đón chờ sự
chuyển tiếp giữa 2 năm
Thờ cúng tổ tiên vốn là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của
con cháu đối với các bậc sinh thành. Tết là thời điểm quan trọng trong năm
cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Trước Tết, người VN dọn
dẹp, trang hoàng lại bàn thờ, bày mâm ngũ quả, thờ cúng những món ăn, hoa
đặc trưng của dịp Tết
Vào đầu năm mới hoạt động chúc Tết diễn ra vô cùng phổ biến. Dân gian có
câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy. Đó là
thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Sáng mồng Một Tết, mọi người
trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết
và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống
lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ
nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý
may mắn cả năm. Không chỉ trong gia đình chúc Tết ở đây còn được thể hiện
với họ hàng, bạn bè, hàng xóm,…
Dịp Tết vốn là kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm nên các oạt động du xuân diễn ra
vô cùng phổ biến. Người Việt thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền, lễ
chùa trong dịp Tết để thưởng thức cảnh đẹp, cầu chúc 1 năm mới bình an,…..
Tuy cuộc sống hiện đại đang dần khiến các thiết bị điện tử trở nên phổ biến
nhưng vào dịp đầu xuân năm mới cáctrò chơi dân gian: múa Lân, Rồng, cờ
người, đấu vật,… diễn ra cũng vô cùng phổ biến như cách để thể hiện tình
làng nghĩa xóm, đoàn kết, gắn bó cộng đồng; hình thành, vun đắp, giữ gìn văn
hóa làng xã từ đời này qua đời khác.
c. Sau Tết
Sau khi ăn Tết, người Việt sẽ làm lễ cúng đốt Tết (kết thúc Tết), dọn dẹp lại
nhà cửa, bỏ bớt cây cảnh và các đồ trang trí trong nhà, sắp xếp lại đồ đạc trở
lại như ngày thường.
Sau đó, mọi người sẽ quay lại với công việc và cuộc sống thường ngày. Nhiều
tập tục kiêng kị không cần phải giữ .
Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiễu lễ hội, hoạt động văn hoá mùa
xuân

3.5. Ẩm thực ngày Tết âm lịch


Ở Việt Nam thì ngày Tết không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh tét bởi hai
món nàytượng trưng cho cuộc sống sung túc, đủ đầy. Thịt đông một món ăn
có ự hòa quyện của các nguyên liệu thể hiện mong muốn gắn kết giữa mọi
người với nhau, lớp thạch trong trẻo cũng mang ý nghĩa về một năm mới gặp
nhiều may mắn, thuận lợi.
Người Việt Nam ngày Tết âm lịch sẽ ăn giò chả (Miếng giò tròn, dày tượng
trưng cho phúc lộc đến nhà), thịt gà luộc( Tượng trưng cho khởi đầu thuận
lợi, vạn phúc đong đầy).
Trong gia đình người Việt mỗi khi Tết đến không thể nào thiếu dưa kiệu
ngâm. Theo quan niệm truyền thống, dưa kiệu tượng trưng cho tiền bạc, vinh
hoa phú quý sẽ đến trong năm mới.)
Vào Tết âm, người Việt Nam cũng ăn những món như thịt kho, cá, các loại
bánh, mứt kẹo.
3.6. Những điều được cho là kiêng kỵ và may mắn trong dịp Tết âm lịch
Ở Việt Nam, vào dịp Tết âm lịch vốn là thời điểm đầu năm. Theo quan niệm
của người Việt thì những việc làm vào dịp năm mới sẽ quyết định một năm
của họ như thế nào. Vậy nên vào đầu năm, họ kiêng nói những chuyện xui
xẻo để tránh nột năm không tốt. Người Việt Nam kiêng làm đổ vỡ vì đó là
tượng trưng cho việc mất mát, không khóc lóc để tránh những chuyện buồn
trong năm. Vào ngày Tết, người Việt sẽ khôg chúc Tết ngườ đang ngủ cũng
như tránh hai màu đen trắng vì đó là biểu hiện của đám tang
Bên cạnh những điều kiêng kỵ thì người Việt cũng có những được cho là
may mắn. Người Việt Nam thích sử dụng màu đỏ vì theo quan niêm đây là
một màu sắc may mắn, rực rỡ. Họ sẽ mua các laoị hoa quả có nhiều màu sắc
để tạo sự tươi vui. Người Việt cũng quan niệm rằng đầu năm chỉ nên nói
những chuyện vui, những chuyện may mắn. Dịp Tết âm lịch cũng là lúc để
học sinh, sinh viên đi xin chữ, cầu chúc một năm học tập tôt, có kết quả cao
4. So sánh Tết âm lịch của người Việt Nam và người Hàn Quốc
4.1. Tương đồng
Tết Âm lịch đều là dịp quan trọng giữa hai nước, đánh dấu sự thay đổi mang
tính quyết định đối với cuộc sống con người. Đây là thời điểm khởi đầu cho
một năm mới với hi vọng những khó khăn, bất lợi của năm cũ sẽ tiêu biến hết,
đồng thời nhiều điều may mắn, tốt đẹp, thịnh vượng sẽ đến với mỗi con
người, mỗi gia đình.
Đây là dịp nghỉ dài để nghỉ ngơi, quây quần, đoàn tụ với gia đình, là dịp để
bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ
Có nhiều hoạt động tương đồng nhau như thờ cúng người trông coi bếp núc,
đón giao thừa, dọn dẹp nhà, thờ cúng tổ tiên, đi chúc Tết có phong bào lì xì
cho trẻ nhỏ
Hàn Quốc và Việt Nam đều là những nướ coi trong hạt lúa, hạt gạo nêm về
ẩm thực ngày Tết âm lịch giưa 2 quốc giá có điểm chung đều nhiều món ăn
làm từ gạo
4.2. Khác biệt
Giữa Hàn Quốc và Việt Nam có sự khác biệt về nguồn gốc ngày Tết. Về ý
nghĩa ngày Tết thì ở Việt Nam tết còn là dịp để người nông dân cầu chúc cho
năm mới có mùa màng bội thu. Khác biệt về thời gian nghỉ Tết: Người Việt
có thời gian nghỉ Tết chuẩn bị cho dịp Tết dài hơn người Hàn. Người Việt
Nam có tục tảo mộ trước khi Tết đến, một số nơi còn dựng cây nêu còn người
Hàn Quốc sẽ có tập tục tắm vào ngày cuối năm để đón chào năm mới
Tuy có nhiều điểm tương đồng về các hoạt động dịp Tết nhưng cách thức
thực hiên lại khác nhau. Trước Tết âm lịch, vào dịp cúng thần bếp, thần bếp
của người việt là 3 vị đầu rau còn của người Hàn là vị nữ thần Jowangsin.
Giữa 2 nước có khác biệt về cách bài trí bàn thờ gia tiên, cách đón giao thừa,
nghi lễ chúc Tết. Về món ăn ngày Tết thì người Hàn không thể thiếu bán tteok
còn người Việt thì không thể thiếu bánh chưng, bánh Tét,….
Về những điều được cho là kiêng kỵ và may mắn thì khác vời người Việt
Nam thích màu đỏ thì người Hàn Quốc lại cực kỳ kiêng kỵ màu đỏ trong dịp
Tết âm lịch. Người Hàn QUốc cũng có những điều khác so với Việt Nam như
giấu giày, không ngủ, treo Bokjori
III. KẾT LUẬN
Hàn Quốc vốn là một quốc gia có nền văn hoá, đa dạng, lâu đời. Ngày
nay, mặc dù có nhiều sự ảnh hưởng của việc hiện đại hoá nhưng với ý thức
dân tộc, những hoạt động, phong tục vào dịp Tết âm lịch vẫn được người Hàn
Quốc có gắng giữ gìn và phát huy
Cả hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc đều có nền văn hoá mang đạm nét
Á Đông. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn có những nét khác biệt
độc đáo giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, với xu thế hợp tác, hội nhập như hiện
nay thì cả hai quốc gia chắc chắn sẽ tiếp cận thêm nền văn hoá của nhau
Với phạm bài viết, tôi chưa thể nghiên cứu tất cả về dịp Tết giữa hai
quốc gia nhưng tôi hi vọng đây sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu văn hoá
Viêt- Hàn. Bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong được
đón nhận và đóng góp ý kiến
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://duhocbic.com/cam-nang/tet-o-han-quoc-co-giong-viet-nam-
khong/
2. . https://korea.net.vn/tet-co-truyen-han-quoc.html
3. https://intertour.vn/tim-hieu-tu-a-den-z-ve-phong-tuc-don-tet-cua-han-
quoc/
4. https://vietair.com.vn/cam-nang-du-lich-han-quoc/kham-pha-phong-
tuc-tet-o-han-quoc.html
5. https://hcmiu.edu.vn/phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam/
6. https://hcmiu.edu.vn/phong-tuc-tet-co-truyen-viet-nam/
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BFt_Nguy%C3%AAn_
%C4%90%C3%A1n
V. PHỤ LỤC

You might also like