You are on page 1of 3

Thành viên nhóm: Hà Thị Việt An

Nguyễn Thị Thắng

Trần Thị Diệu Phúc

Lê Đỗ Quyên

Phan Thị Thu Phương

Ví dụ và phân tích ngắn gọn minh họa 3 bức tranh tương tác năng động qua lại giữa
toàn cầu hóa và bản sắc địa phương theo Phương Mai

1. Toàn cầu hóa hướng về địa phương


- Grab: Là 1 ứng dụng của công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore, sau đó
cung cấp dịch vụ đến các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan,
Myanmar,....
- Ngày Trái đất: Ngày Trái đất được đề xuất lần đầu tiên vào ngày 21/03/1970 ở
Mỹ do ông John McConnell là người đề xướng, rất nhiều quốc gia hưởng ứng
ngày Trái đất đều nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên
vật liệu, thu gom rác thải, đèn sẽ được tắt 1 giờ đồng hồ từ 20h30-21h30 ở mọi
nơi trên Thế Giới.
- Unilever có chi nhánh ở nhiều nơi trên Thế Giới, nhưng sản phẩm ở mỗi quốc
gia có sự khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng khu vực
-
2. Địa phương hướng đến toàn cầu hóa
- Tết trung thu: Tết trung thu bắt đầu từ Trung Quốc, được diễn ra vào ngày 15/8
âm lịch hàng năm, được lan ra các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia đều tổ chức vào ngày 15/8 âm
lịch, nhưng ngày lễ trung thu diễn ra bằng nhiều hình thức khác nhau Tết
Trung thu ở Việt Nam là một trong những lễ hội cổ truyền được người dân tổ
chức rầm rộ nhất. Ngày lễ này thường được coi là "tết của thiếu nhi", vì vậy
người lớn thường mua nhiều đồ chơi tặng cho con, cháu mình như: mặt nạn,
đèn ông sao, đèn lồng, trống, đầu sư tử, ông tiến sĩ giấy... để chơi trong đêm
trăng rằm. Bên cạnh đó, người ta còn tổ chức múa lân (múa sư tử) trong tiếng
trống huyên náo tạo nên không khí Trung thu tưng bừng. Trong ngày Tết
Trung thu, trẻ em sẽ được phá cỗ đêm trăng ở gia đình hoặc khu xóm và tham
gia chương trình văn nghệ sôi động, vui nhộn.
Trung thu là tết đoàn viên vì người Trung Quốc rất xem trọng sự sum họp của
gia đình trong dịp này. Vào Trung thu, những người thân trong gia đình đều trở
về quây quần bên mâm cơm, cùng trò chuyện và tận hưởng không khí sum họp
vui vầy. Bánh mooncake là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu
ở Trung Quốc. Bánh thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên,
viên mãn. Bánh Trung thu ở Trung Quốc gần giống với bánh trung thu ở Việt
Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được
nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều. Trong ngày này, trẻ em Trung
Quốc cũng được tham gia các đoàn múa lân, rước đèn vui nhộn như ở Việt
Nam.
Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chusok, theo nghĩa đen là đêm mùa thu,
là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu -
mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa. Vào
ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau,
hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.
- Nho giáo của Khổng Tử bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng được du nhập đến
nhiều quốc gia, trong số đó có thể kể đến Việt Nam. Nhưng đã được biến đổi
một số điều để phù hợp với văn hoá và phong tục tập quán của người Việt
- Lễ giáng sinh: Ngày giáng sinh có nguồn gốc từ những người đạo Kito, và
được lan rộng ra nhiều nơi trên Thế Giới. Các quốc gia đều tổ chức vào ngày
24-25/12 hàng năm, các nước đều tổ chức tiệc lớn trong ngày này. Mỗi quốc
gia có hình thức tổ chức riêng: Tùy vào từng quốc gia, khu vực mà mọi người
có cách đón giáng sinh khác nhau. Về đồ ăn, một số các quốc gia phương tây
sẽ có những bữa ăn ấm áp, thịnh soạn cùng gia đình. Bên cạnh cây thông trong
căn nhà thân yêu của mình. Đối với các nước châu Á, giáng sinh không phải là
dịp quá trọng đại như những ngày Tết nguyên đán. Nhiều quốc gia ví dụ như
Nhật Bản lại chọn gà rán KFC là món ăn truyền thống nhân ngày giáng sinh.
- Sushi của Nhật Bản và kimbap, kim chi của Hàn quốc là những món ăn tiêu
biểu của từng quốc gia, được nhiều quốc gia khác biết đến và thưởng thức, tuy
nhiên mỗi quốc gia sẽ có phương pháp chế biến riêng thích hợp với khẩu vị
của mỗi người.
- Lễ hội ném bột màu Holi ( Ấn Độ): Lễ hội ném bột màu Holi ở miền bắc Ấn
Độ diễn ra là để xóa nhòa khoảng cách giữa các giai tầng trong xã hội Ấn, vốn
rất khác biệt. Vào ngày lễ Holi, mọi người trẻ già trai gái, quý tộc cũng như
thấp hèn, trung lưu hay bình dân, người buôn bán hay học giả, dân thường hay
quan chức… tất cả đều được rắc bột màu, loang lổ như nhau. Nhưng lễ hội ở
Đức là ngày giới trẻ tập trung lại, nghe nhạc, xem biểu diễn, cùng nhảy nhót và
phấn khích ném bột màu vào nhau.

- Lễ hội hoa đăng Pingxi Lantern (Đài Loan): Bắt nguồn từ Đài Loan, và lan ra
các nước khác trong đó có Việt Nam.
-
3. Địa phương biến đổi địa phương
Các công ty địa phương đang giành phần thắng trước các đối thủ đa quốc gia.
Những công ty đa quốc gia khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam đã thất bại
nặng nề
Mc Donald:
Là “ông lớn” trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, gặt hái được nhiều thành công lớn ở
Mỹ, các nước Châu Âu và cả một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật
Bản…nhưng McDonald’s lại gặp khó khăn khi phát triển hệ thống ở Việt Nam.
Nguyên nhân được xác định chủ yếu do McDonald’s chưa thích nghi được với
văn hóa ẩm thực của người Việt.

Tại Việt Nam, trong số 530.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực thì có
đến 430.000 là các hàng quán, sạp vỉa hè, đường phố…Đối với hầu hết người
tiêu dùng, việc bỏ ra 4-5 đô cho một bữa ăn vẫn là một khoản chi phí khá lớn.
Và thay vì bỏ ra một số tiền lớn hơn, chờ đợi lâu hơn, họ sẵn sàng ăn ở những
sạp vỉa hè, chi phí chỉ bằng một nửa, thời gian nhận thức ăn nhanh chóng.
Ngoài thói quen tiêu dùng thì thực đơn cũng là một vấn đề khó khăn mà hãng
này mắc phải, những món ăn của McDonald’s không phù hợp với phần đa
khẩu vị của người Việt
Starbucks Coffee :
Ở Việt Nam, uống cà phê không đơn thuần là thưởng thức một loại thức uống
mà nó như là một phong cách sống của người Việt, thứ có thể gọi là “văn hóa
cà phê" .
Văn Hóa uống cà phê của Việt Nam cũng bắt đầu được biết đến và hào hứng
áp dụng như cà phê pha phin hay cà phê bệt đường phố.
Các chuỗi cửa hàng trung nguyên hay Cộng coffee...và hàng tá cửa hàng cà
phê nội địa khác, hơn ai hết là người hiểu rõ lối sống gắn liền với cà phê của
người Việt.
thất bại tại của Starbucks Coffee thị trường Việt Nam phải kể đến những
nguyên nhân sau:
- Giá cà phê trung bình cao hơn nhiều so với giá địa phương
- Không chịu điều chỉnh thực đơn, thực đơn tiếng Việt của Starbucks rất hạn
chế, chỉ có những loại flat white và latte thông thường. Thị trường cà phê Việt
Nam truyền thống có nhu cầu rất lớn mà Starbucks chưa thể đáp ứng được.
Sandwich Subway:
Subway ôm tham vọng chinh phục thị trường Việt Nam nhưng thất bại vì bê
nguyên xi thực đơn Mỹ sang thị trường ẩm thực Việt Nam và không cạnh tranh
nổi với bánh mì Việt Nam.

You might also like