You are on page 1of 8

5.

AI CẬP
● Thông tin chung
- Thủ đô: Cairo
- Ngôn ngữ: Tiếng Ả Rập; tiếng Anh và tiếng Pháp được tầng lớp trí thức sử
dụng rộng rãi.
- Tiền tệ: Bảng Ai Cập (EGP)
- Mã điện thoại: +20
- Múi giờ chuẩn: EET (UTC+2)
-Tôn giáo: Hồi giáo
- Tên miền Internet: .eg
-Mã ISO: EG
● Phong tục tập quán và văn hóa đặc trưng

★ Quan niệm dân gian:


❖ Người Ai Cập tin rằng sau khi chết, linh hồn sẽ hồi sinh và tiếp tục
sống trong thế giới còn lại.
❖ Người Ai Cập tin rằng việc sắp xếp đúng cách các vật phẩm và
kiến trúc sẽ góp phần vào việc tạo ra các năng lượng tích cực trong
không gian sống.
❖ Các loại thực phẩm đạm và gia cầm được coi là mang lại sức khỏe
và may mắn.
❖ Tầm quan trọng của gia đình: Gia đình luôn là giá trị hàng đầu
trong đời sống của người Ai Cập.
● Văn hóa đặc trưng
★ Ẩm thực: nguyên liệu chính là thịt cừu, gà, cá, hành tây, rau mùi, các loại
thảo mộc, trái cây,..; khẩu vị đặc trưng là chay, mặn, ngọt và thường ăn
bánh mì, uống bia; món nổi bật là kushari (món chay), ful medames,…
★ Trang phục:
Trang phục truyền thống của đàn ông: gồm một chiếc áo sơ mi dài được
gọi là "gallibaya"có tay áo dài hẹp và đường viền cổ hình tam giác, quần dài
tùy chọn,áo khoác ngoài có thắt đai, một chiếc mũ đội đầu.
Trang phục truyền thống của phụ nữ: gồm một chiếc áo choàng
“gallebaya” dài đến mắt cá chân với tay áo dài, quần rộng, nhiều lớp áo khoác
ngoài, mũ đội đầu.
★ Giao tiếp:
❖ Không bao giờ bắt tay và ôm hôn người khác giới vì phụ nữ ở Ai Cập đa
số là khá bảo thủ và khiêm tốn, tuân theo các nguyên tắc Hồi giáo dành
cho phụ nữ nên đàn ông vô danh không bao giờ được tiếp cận một phụ nữ
Ai Cập.
❖ Thường giao tiếp bằng mắt vì họ cho rằng như vậy thể hiện với sự trung
thực và chân thành nên đôi khi các cuộc nói chuyện có thể trở nên căng
thẳng.
❖ Không được thể hiện tình cảm ở chốn công cộng: bởi vì hành đồng này sẽ
bị coi thường do người Ai cập theo đạo hồi và họ quan niệm rằng dù cho
là vợ chồng cũng không bao giờ bày tỏ tình cảm ở nơi công cộng, bởi họ
muốn tôn trọng những người xung quanh.
★ Những điều cấm kỵ:
+ Không lấy thức ăn hay chạm vào vật bằng tay trái vì người Ai Cập cho
rằng tay trái bị coi là ô uế và không bao giờ được dùng để bắt tay hoặc tự
xúc ăn.
+ Phụ nữ không cho người khác nhìn thấy tóc vì họ cho rằng tóc của phụ nữ
là thiêng liêng nên những người phụ nữ ở Ai Cập thường có mũ đội đầu để
không lộ tóc của mình.
+ Không ăn thịt lợn và uống rượu vì đây là quốc gia Hồi giáo, lợn được cho
là loài ô uế không sạch sẽ còn rượu khi uống vào sẽ làm người ta mất hết trí
tuệ.
+ Không được mặc đồ truyền thống của Ai Cập.
● Lễ hội
1. Lễ hội sông Nile
+Nguồn gốc: Lễ hội này bắt nguồn từ truyền thuyết về nữ thần Aixirong quá
đau buồn vì chồng mất bà đã khóc thảm thiết, nước mắt bà trút xuống như
mưa như lũ làm dâng ngập cả hai bên dòng sông Nile. Để giảm bớt nỗi đau
người ta đã nhảy múa, ca hát và cuối cùng người đã cảm động khiến cho nơi
có nước sông tràn qua đều hé lộ mầm non, xuất hiện các cây lương thực. Và
hằng năm mỗi khi nước sông dâng tràn là người Ai Cập lại vui mừng ca hát.
+Thời gian: 17 tháng 6 hằng năm
+Các hoạt động: Trung tuần tháng 6 hằng năm, hễ nhìn thấy màu nước sông
Nile ngả màu xanh (dấu hiệu sắp có lũ lụt). Là người ta hào hứng tập trung
đến bờ sông Nile để tổ chức “đêm rơi lệ”. Khi ấy, trên mặt sông, người ta ca
hát nhảy múa trên những con thuyền đang ngang dọc ngược xuôi dày đặc. Ở
trên bờ người ta đặt một bức tượng thần sông Nile tạc bằng gỗ. Để mọi
người lần lượt cúi đầu tỏ lòng kính trọng trong tiếng tụng niệm của vị chủ tế.
+ Ý nghĩa: chào mừng và tôn vinh ngày sông Nile dâng nước và để thể hiện
mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nền văn minh của người Ai cập với
sông Nile.
2. Lễ hội đèn lồng
Thời gian: Lễ hội Đèn Lồng ở Ai Cập (hay còn gọi là Lễ hội Moulid
al-Hussein) là một trong những lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất của đất nước này.
Được tổ chức vào ngày 22 tháng 7 âm lịch hàng năm tại Cairo.
Nguồn gốc: lễ hội này chính thức kỷ niệm ngày đầu tiên sinh của Imam
Hussein - một nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng của người Shia.
Hoạt động: Trong ngày lễ, người dân Ai Cập sẽ đeo trang phục truyền
thống và đẩy nhau vào Chung cư El Sayeda Zainab, nơi có ngôi đền được xem
là một trong những nơi linh thiêng nhất của người Shia. Điểm nhấn của lễ hội là
các đoàn diễu hành và biểu diễn độc đáo, được trang trí bằng hàng trăm đèn
lồng màu sắc rực rỡ. Những bài hát, những điệu nhảy truyền thống cùng với sự
tích hợp của các hiệu ứng âm thanh và ánh sáng đặc biệt càng tạo ra sự hứng
khởi và tưng bừng cho lễ hội.
Ý nghĩa: Lễ hội Đèn Lồng ở Ai Cập còn có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm
linh và tinh thần của người dân. Họ tin rằng những đèn lồng sáng rực rỡ sẽ
mang lại may mắn và bình an cho cộng đồng.
3. Lễ hội Moulid
Địa điểm: được tổ chức ở vùng Tanta thuộc châu thổ Sông Nile
Ý nghĩa: tưởng nhớ Ahmed El Bedawi – vị thánh đạo Sufi của thế kỷ XIII

1.Nước Nga
• Thông tin chung:
1. Thủ đô: Mát-xcơ-va
2. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nga
3. Chính phủ: Cộng hòa liên bang, Cộng hòa lập hiến, Bán tổng thống
chế
4. Đơn vị tiền tệ: Rúp Nga
5. Múi giờ:UTC+2 đến +12
6. Mã điện thoại:+7
● Văn hóa đặc trưng
★ Ẩm thực: Ẩm thực Nga có rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mọi thực khách.
Màu sắc của các món ăn ở Nga cũng rất ấn tượng, đó là sự kết hợp giữa màu đỏ
tươi của súp củ cải đỏ, sắc vàng, xanh, trắng trong món salat, màu đen bánh mì đen
đặc trưng,…
Bạn sẽ không thấy có nhiều nhà hàng chuyên về ẩm thực nước Nga vì hầu như tất
cả người Nga thường xuyên ăn các món ăn của ẩm thực quốc gia tại nhà. Chỉ khi
họ muốn tìm tới một sự mới lạ, khác biệt của món ăn thì người Nga tìm tới các nhà
hàng.

★ Trang phục:
Trang phục truyền thống của đàn ông: Trang phục truyền thống Nga của nam giới
là Slavơ: bao gồm có áo dài thắt ngang lưng, quần không quá rộng, giày da hoặc
bện bằng vỏ cây, mũ có hoặc không có vành
Trang phục truyền thống của phụ nữ: Bộ trang phục với váy sarafan là trang phục
không thể thiếu trong tủ đồ của phụ nữ Nga dù bất kỳ tầng lớp nào. Đặc điểm nổi
bật của trang phục truyền thống này là chùm kín từ đầu đến chân và họa tiết trang
trí được làm tỉ mỉ, chi tiết.
★ Giao tiếp:
❖ Chào Hỏi: Khi chào hỏi, làm quen nhau lần đầu tiên với người Nga, bạn không
được tỏ ra quá thân thiện. Thái độ xuồng xã hoặc quá dí dỏm hay bị người Nga coi
là “Mỹ quá”, thậm chí còn bị coi là yếu thế. Càng quen biết nhau hơn thì càng có
thể tỏ thái độ thân mật hơn.

❖ Tín ngưỡng : Khi tiếp khách là người Nga, bạn nên thận trọng với màu sắc trang
trí của nơi đón tiếp. Người Nga có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Tốt nhất
là sử dụng màu đỏ (đối với người Nga tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình
yêu),xanh lá cây, xanh da trời, số 3, số 7 và số 12. Không được dùng màu đen và
số 13. Sử dụng màu trắng cũng phải hết sức thận trọng vì người Nga cho rằng màu
trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng, nhưng đồng thời cho cả đau
thương.

❖ Khoảng cách : Đối với người Nga, khoảng cách riêng tư nhỏ hơn so với những
người Châu Âu khác. Trong khi trao đổi có thể vỗ vai nhau hay nắm tay nhau, vì
người Nga coi đó là sự thể hiện của tình thân thiện. Khi đã quen biết nhau lâu hơn -
kể cả phụ nữ và nam giới - đều có thể ôm nhau hoặc hôn lên má để thể hiện tình
thân
Quà Tặng: Có quà tặng nhau khi gặp gỡ là tập tục được đánh giá cao ở Nga. Người
Nga không quên đối tác đã giúp họ như thế nào. Quan hệ càng thân thiết và càng
lâu dài thì giá trị, mối liên hệ giữa món quà với cá nhân người tặng quà vàmức độ
tỷ mỷ khi chọn quà càng phải cao, một trong những nét văn hóa của người nga đó
là tặng bánh mì trong lần đầu gặp tượng trưng cho sự chia sẻ và đồng cảm.
-Gặp mặt giữa nam giới , khi bắt tay nên chặt không nên lắc quá mạnh.Trường hợp
một bên là nữ thì thời gian bắt tay không nên quá dài.Người nga thường thẳng
thắn, không thích quanh co nên khi nói chuyện với họ đừng nói lòng vòng
-Cách ăn mặc thì giản dị , không cầu kì đặc biệt nếu là phụ nữ thì không nên trang
điểm quá lòe loẹt .Và Ở nga khi giao tiếp giữa hai bên thì ôm , hôn má là chuyện
hết sức bình thường

Lễ hội Maslenitsa
1.Thời gian: 28 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3
2.Địa điểm:Moscow
3.Ý nghĩa: sự chia tay của mùa đông và đón mùa xuân
• Lễ hội đêm trắng
1.Thời gian: 23/5-29/7
2.Địa điểm: Saint Petersburg
3.Ý nghĩa: Mỗi mùa hè, hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở St Petersburg. Từ cuối
tháng 5 đến cuối tháng 7, thành phố không tối, kể cả trong đêm. Do hiện
tượng này, Lễ hội Đêm trắng diễn ra
• Lễ hội cánh buồm đỏ thắm:
1.Thời gian: khoảng từ 18 đến 25/6, khi hiện tượng đêm trắng tại thành phố
St. Petersburg rõ nhất
2.Địa điểm: St.Petersburg
3.Ý nghĩa: nhấn mạnh những hy vọng mà ngày nay thành phố đặt vào thế hệ
mới, vào những người trẻ tài năng và đầy triển vọng, trên đó là tương lai của
St. Petersburg và cả đất nước Nga.
3.Nước Trung Quốc:
• Tổng quan:
Thủ đô: Bắc Kinh
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Trung Quốc thể Quan Thoại
Tôn giáo phổ biến: Đạo Phật, Hồi giáo, Nho giáo
Đơn vị tiền tệ: NDT
Múi giờ: UTC+8
Mã điện thoại: +86
Thành phố lớn nhất:Thượng Hải
Khu hành chính đặc biệt: Hồng Kong, Ma cao
Thể chế chính trị : Chuyên chính nhân dân
● Văn hóa đặc trưng
★ Ẩm thực: Ẩm thực Trung Quốc rất nổi danh trên thế giới và tạo nên sự ảnh
hưởng đối với các nước trong khu vực châu Á. Các món ăn ở đây có mùi vị nồng
đậm từ tỏi và hành rất đặc trưng. Đa phần được chế biến qua các hình thức chiên,
nướng và hấp. Chính vì vậy, màu sắc của món ăn rất hấp dẫn và bắt mắt.
Gạo vẫn là thực phẩm chính của Trung Quốc. Tuy nhiên, các món ăn làm từ bột mì
cũng rất yêu thích.
Người Trung Quốc quan niệm rằng nếu ăn mì mà sợi mì kéo lên càng dài thì chứng
tỏ tuổi thọ của bạn sẽ rất cao. Chính vì vậy, ở đây người ta hay ăn món mì trường
thọ trong những dịp sinh nhật.
★ Trang phục:
Trung Quốc là một trong những nước có bề dày lịch sử lâu đời nên trang phục
truyền thống của Trung Quốc có rất nhiều, tùy thuộc vào mỗi thời vua cai trị. Ví
dụ như: Hán Phục, Đường Phục, Sườn xám, Trung Sơn, Mãn phục.
Phụ nữ dân tộc Mãn thích mặc “áo dài”; dân tộc Mông Cổ đi giày cưỡi ngựa; dân
tộc Tạng có kiểu trang phục riêng, đeo dây lưng, đi giày bốt; phụ nữ dân tộc Di,
Miêu, Dao mặc váy xếp, thích đeo đồ trang sức làm bằng bạc; dân tộc Duy Ngô Nhĩ
đội những chiếc mũ nhỏ bốn cạnh có thêu hoa...
★Giao tiếp:
- Chào hỏi xưng hô: Không nên bắt tay quá chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào
hỏi người có vị trí cao nhất trước. Khi giới thiệu người khác thì không bao giờ dùng
ngón tay trỏ chỉ về người đó, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ
về phía người đó. Khi xưng hô, người Trung Quốc thường không gọi tên mà gọi họ
(ông Lưu, bà Trương, cô Trần...). Nếu là người có chức vụ, để tỏ kính trọng, người
ta gọi cả chức vụ người đó (Trưởng phòng Lưu, Chủ nhiệm Trương, Cục trưởng
Trần...).
- Làm quen: Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân
như quê quán, có vợ chồng chưa, mấy con, nơi công tác. Nếu được hỏi như vậy thì
bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thời
tiết, ẩm thực, phong tục tập quán địa phương... Nên khen ngợi hoặc bày tỏ thú vị,
khâm phục điều gì đó của đối phương. Khi đối phương ca ngợi mình, bạn nên cảm
ơn và từ chối lời khen. Không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có
lời phê phán.
- Con số: Người Trung Quốc, đặc biệt những người làm ăn buôn bán như dân Quảng
Đông thường quan tâm đến các con số. Người ta không thích số 4 vì số 4 (tứ) khi
đọc gần đồng âm với chữ “tử” nghĩa là chết. Những con số may mắn là số 6 (lục)
người miền nam đọc đồng âm với “lộc” nghĩa là tài lộc; số 8 (bát) gần đồng âm với
“phát” nghĩa là phát đạt, phát tài; số 9 (cửu) đọc như “cửu” trong “vĩnh cửu”, nghĩa
là mãi mãi.
- Trong bữa ăn: Trong bữa tiệc, bạn phải chú ý ai là chủ bữa tiệc. Nếu bạn là chủ
tiệc, bạn nên chủ động thường xuyên mời ăn uống, rót rượu vào chén của khách vì
khách thường rụt rè, nhưng không nên gắp thức ăn vào bát khách. Ngược lại, nếu
bạn là khách, bạn cũng nên tỏ rụt rè, khi được mời hoặc được rót rượu bạn phải cảm
ơn. Trong một bữa tiệc, ít nhất có một lần bạn chủ động nâng cốc chúc sức khỏe
hoặc cảm ơn đối phương.
- Quà tặng: Thông thường trước khi chia tay sau một cuộc tiếp xúc người ta tặng
quà cho nhau. Tặng phẩm có thể là một vật dùng hoặc một văn hóa phẩm, đồ mỹ
nghệ có tính chất lưu niệm. Lưu ý không tặng đồng hồ để bàn vì nó đồng âm chữ
“chung” nghĩa là hết, là kết thúc, là mong người ta chết. Không tặng giày, vì “hài”
đồng âm với chữ “tà” nghĩa là tà khí. Không tặng ô, vì ô là “tản”, đồng âm với chữ
“tản” trong li tán, nghĩa là không gặp nữa. Khi tặng hoa nhớ không tặng hoa cúc,
nhất là hoa cúc trắng vì đó là hoa của tang lễ. Trong phòng ở của khách Trung Quốc
cũng tối kỵ cắm hoa cúc

*Lễ hội:
Lễ hội bia Thanh Đảo:
1. Thời gian: cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8
2. Địa điểm: Thanh Đảo
3. Ý nghĩa: Thanh Đảo là cơ sở sản xuất bia lớn nhất ở Trung Quốc và lễ hội là
dịp đặc biệt để phô trương đặc trưng độc đáo của nó
4. Diễn biến: Trong dịp lễ hội, họ tổ chức các cuộc diễu hành nghệ thuật, trò
chơi giải trí, các cuộc thi uống rượu, nếm bia, âm nhạc, biểu diễn dạ tiệc, và
cưỡi ngựa.
Lễ hội cháo cầu may
1.Thời gian: 8/12 âm lịch
2.Địa điểm: Chùa Yonghegong Lama thủ đô Bắc Kinh.
3.Ý nghĩa: Người Trung Hoa tin rằng cháo Laba với hương vị của hơn 30 loại
nguyên liệu được nấu từ gạo, đậu đỏ, quả hạch và hoa quả khô có thể mang lại cho
họ vụ mùa bội thu và của cải dồi dào trong năm.

Lễ hội Sister’s Rice của người Miêu


1.Thời gian: 15/3 AL
2.Địa điểm: thị trấn Đài Giang, tỉnh Quý Châu

3. Ý nghĩa: kỷ niệm cho mùa xuân tươi và tình yêu. Đây là dịp cho những cô
gái, chàng trai trẻ thể hiện tình cảm của mình

4. Diễn biến: các cô gái sẽ được mời ăn gạo chị em (sister’s rice), nhảy múa,
chơi trống và thể hiện tình cảm

You might also like