You are on page 1of 28

Lời Mở Đầu

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều tồn tại trên trái đất hình cầu , tuy
nhiên mỗi nước lại có sự khác biệt nhất định. Có đất nước giàu nhưng có đất
nước lại nghèo nàn, lạc hậu. Chính sự thành công trong kinh doanh ở các
quốc gia khác nhau đòi hỏi kỹ năng hiểu biết sự khác biệt về văn hóa. Đó là
hiểu được sự khác biệt về văn hóa xuyên quốc gia và văn hóa trong cùng quốc
gia có ảnh hưởng như thế nào đến cách thức kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh truyền thông toàn cầu, phương tiện vận tải nhanh chóng, thị
trường rộng khắp thế giới và các thương hiệu phổ biến trên toàn cầu như
ngày nay, kỷ nguyên của ngôi làng toàn cầu dường như chỉ xoay quanh một
góc nhỏ, điều đó khiến ta thực sự quên đi sự khác biệt văn hóa thực sự là như
thế nào. Dưới vẻ ngoài hiện đại, thật ra sự khác biệt về văn hóa vẫn còn tồn
tại sâu sắc. Khi nhắc tới nghệ thuật ướp xác cổ từ hàng nghìn năm trước
công nguyên, cùng những đặc trưng về kiến trúc của những kim tự tháp đồ
sộ, rồi những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di
tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen là người ta nhớ ngay đến đất
nước linh thiêng và huyền bí: Ai Cập.

Ai cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc Châu Phi, tập
trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai
Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế
giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình
tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập) với sự thống nhất chính trị của
Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị Pharaoh đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại
đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn
loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ vương quốc Sơ kỳ
Đồ đồng, Trung vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ đồng và Tân
vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng.

Chính những sự độc đáo về văn hóa đã tạo nên một nét rất riêng cho đất
nước Ai Cập. Để tìm hiểu rõ hơn về các khía cạnh văn hóa của người Ai Cập,
nhóm mình sẽ đi tìm hiểu theo các khía cạnh văn hóa của Hofstede. Qua đó
làm nổi bật được nét văn hóa đặc trưng của đất nước Ai Cập cũng như ảnh
hưởng của nó tới đời sống và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 1
đòi hỏi nhà quản trị cần phải làm gì để góp phần xây dựng cho sự phát triển
của doanh nghiệp nói riêng và đất nước Ai Cập nói chung.

PHẦN 1: Văn hóa Ai Cập theo khía cạnh của Hofstede.

1.1.Lịch sử phát triển văn minh Ai Cập


Giai đoạn 1: Ai Cập thời tiền sử (trước – 3100 TCN)
Giai đoạn 2: Ai Cập cổ đại (3100-322 TCN)
Giai đoạn 3: Thời cổ điển (322 TCN – 629)
Giai đoạn 4: Thời trung cổ ( 629 -1517)
Giai đoạn 5: Thời cận đại (1517- 1882)
Giai đoạn 6: Ai Cập hiện đại ( 1882- đến nay )

1.2. Giới thiệu chung về Ai Cập


-Tên nước: Cộng hoà A-rập Ai Cập (Arab Republic of Egypt)
-Thủ đô: Cairô
-Vị trí địa lý: Thuộc Bắc Phi, phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Nam giáp
Xuđăng, phía Tây giáp Li-bi, phía Đông giáp Israel và biển Đỏ.
Ai Cập nằm trong lưu vực sông Nin. Sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm
thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những
con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở
đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã
hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói
rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
-Diện tích: 1.001.450 km2 (diện tích đất: 995.450 km2, diện tích mặt nước:
6.000 km2)
-Khí hậu: Khí hậu sa mạc; mùa hè khô, nóng; mùa đông ôn hoà.
-Dân số: 77.505.000 người (ước tính 2005), trong đó Dòng Hamitic đông
phương (người Ai Cập, Bedouin, Berber) chiếm 99; người Hy Lạp, Nubia,
Armenia, và các nhóm châu Âu khác (chủ yếu Ý và Pháp) 1%.
-Ðịa hình: Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín. Ai Cập chia làm hai
miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc. Miền Thượng Ai
Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằm ở miền Bắc là
một đồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần
lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa
hạ nóng và khô.
Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan
trọng, là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó,
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 2
các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn
được cải thiện.
-Tài nguyên thiên nhiên: Dầu lửa, hơi đốt, quặng sắt, phốt phát, măng gan,
đá vôi, thạch cao, đá tan, a mi ăng, chì, kẽm
-Chính thể: Cộng hoà
-Ngôn ngữ: Ả-rập (chính thức), Anh và Pháp ngữ được sử dụng rộng rãi
trong các tầng lớp có giáo dục.

1.3.Giới thiệu về nền văn hóa Ai Cập

Nền văn hoá vật chất và tinh thần của văn minh Ai Cập được xây dựng từ
khi có người đến sinh sống ven sông Nin. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế – xã hội, văn hoá Ai Cập cũng đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Có thể
nói rằng văn hoá Ai Cập là một trong những nền văn hoá cổ nhất và phát
triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến nay, những thành tựu văn hoá
ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu
của nhân dân Ai Cập .

1.3.1.Văn hóa, phong tục tập quán của người Ai Cập.


1.3.1.1. Nghệ thuật ướp xác Ai Cập

Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài đến
tận thế kỷ thứ 5. Trong nền văn hóa Ai Cập người dân nơi đây quan niệm về
sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng
là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.

Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ
thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não.
Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh
trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu
thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của
xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác
ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình. Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và
ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên
các khu khai quật mới. Nghệ thuật ướp xác của Ai Cập từ lâu đã được nhiều
người trên thế giới biết đến, đây được xem là một nét văn hóa ở Ai Cập vô
cùng kì bí.

1.3.1.2. Kiến trúc Ai Cập cổ

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 3
Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn
minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai cập là các công
trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc mang những giá trị
văn hóa Ai Cập đặc biệt. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một
trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư
Sphinx khổng lồ. Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu
gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa
nung, đá các loại.

Kim tự tháp và quá trình hoàn thành là niềm tự hào của người dân Ai
Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo
của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó
vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.

1.3.1.3. Tôn giáo, tín ngưỡng ở Ai Cập

Theo hiến pháp, bất kỳ một thể chế mới nào đều phải tuân theo luật Hồi
giáo. Ai Cập là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần lớn
thuộc dòng Sunni một nhánh của Hồi giáo. Người theo Cơ Đốc giáo chiếm
khoảng 10% dân số, phần lớn là dòng Chính thống giáo Copt với 9%, 1% còn
lại gồm Công giáo, Chính thống giáo Hy Lạp, Chính thống giáo Syria, và Chính
thống giáo Armenia, phần lớn sống tại Alexandria và Cairo.

Hiện vẫn còn một cộng đồng Do Thái nhỏ, với khoảng 300 người Ai Cập.

Người Ai Cập cổ đại rất tôn sùng thần "Kim ngưu". Các thầy cúng sẽ nuôi
dưỡng những chú bò có xuất thân "Kim ngưu" rất cẩn thận, khi chúng được
bốn tháng tuổi thì đem tới miếu Kim Ngưu để tiến hành lễ hiến tế. Tại đây,
các thiếu nữ phải trút bỏ quần áo và tự nguyện dâng cho thần sự trinh trắng.
Đó là trách nhiệm tôn giáo bắt buộc của phụ nữ Ai Cập cổ đại.

1.3.1.4. Văn hóa giao tiếp

Nét đặc trưng văn hóa Ai Cập trong giao tiếp người Ai Cập có thói quen
gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện.
Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Tên người
Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng hệ chữ latinh như tiếng
Anh nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác. Cũng có khi cách
phát âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa về tên của họ. Vì vậy, nên chắc chắn về

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 4
tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ. Phụ nữ và nam giới không bao giờ
bắt tay.

1.3.2. Những điều cấm kị của Ai Cập

1.3.2.1. Cấm kỵ trong ăn uống của người Ai Cập

Trong việc ăn uống, người Ai Cập phải tuân thủ một số điều cấm kỵ như sau:

- Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi không được ăn thịt heo, uống rượu và
các động vật chết, tiết của các động vật. Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị
vào thức ăn là không nên vì nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon.
- Người Ai Cập quan niệm rằng tay trái là tay không sạch sẽ, vì thế bạn nên sử
dụng tay phải trong mọi trường hợp hoặc ít ra là phải sử dụng cả hai tay.
Bạn không được để ngón cái chỉ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra,
vì đó là cử chỉ xúc phạm người đối diện.
- Khi uống canh nóng hoặc một thức uống nóng khác, cấm phát ra bất cứ âm
thanh nào
- Thức ăn đã đưa vào miệng, cấm nhả ra
- Không ăn những động vật khi sát sinh mà chưa đọc câu “đức chúa lòng lành”.

1.3.2.2. Cấm kỵ trong hôn nhân của người Ai Cập

Người Ai Cập có nhiều cấm kỵ trong hôn nhân. Theo kinh COản, họ phải
tuân thủ một số điều cấm kỵ như nghiêm cấm lạm dụng tình dụng, nếu vi
phạm người đó sẽ chịu hình phạt bị ném đá đến chết.

Đàn ông không được lấy thím, lấy mợ, các người vợ của cha mình, con
gái của những người vợ của cha mẹ vợ và chị em gái của mẹ vợ. Ngoài ra,
nghi thức đính hôn kiêng tổ chức vào tháng giêng.

1.3.2.3. Những điều cấm kỵ trong giao tiếp ở Ai Cập

Với 90% dân số Ai Cập theo Đạo Hồi, trong cách cư xử giao tiếp người Ai Cập
có những điều cấm kỵ như sau:

- Không chơi cờ bạc và các thứ dùng để chơi cờ bạc.


- Đứng, ngồi gần, hỏi, nhìn hoặc nói chuyện với phụ nữ
- Tự ý lấy đồ đạc của họ mà không được phép
- Gây thương tích thân thể cho người khác
- Đưa các thứ cho họ bằng tay trái
- Cởi trần khi tiếp xúc với họ

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 5
- Không tiểu tiện ở chỗ có người và nói chuyện với người khác khi đang tiểu
tiện, đại tiện.
- Ăn, hút thuốc ở nơi công cộng khi đang trong tháng Ramadan (Tháng nhịn
ăn uống ban ngày).
- Gây ồn ào khi có người cầu kinh
- Đi trước mặt người đang cầu kinh
- Vào nhà thờ Hồi giáo mà không cởi giầy và không sạch sẽ
- Không vào nhà riêng hoặc nơi ở của người khác khi chưa được mời
- Mặc quần áo thiếu lịch sự hoặc rách bẩn.
- Ngồi chân chữ ngũ mà để bàn chân trái quay về phía họ hoặc dùng chân để
chỉ một vật nào đó.
- Dùng giấy có ảnh tổng thống để làm việc khác.
- Vỗ vào mông họ dù là người thân.
- Khi tranh cãi không lột mũ của đối phương vứt xuống đất.

1.4. Các khía cạnh văn hóa theo Hofstede

Trong thời đại toàn cầu như ngày nay, công nghệ đã giúp mang thế giới lại
gần nhau hơn và tạo điều kiện cho nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác
nhau có cơ hội làm việc và giao tiếp cùng nhau. Vì thế có thể nói việc đưa ra
các thước đo văn hóa với các khía cạnh đo lường cụ thể có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Một trong những thước đo văn hóa , vốn được trích dẫn đến và
sử dụng khá nhiều trong học thuật và nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa , đó là 5
khía cạnh văn hóa của nhà nghiên cứu người Hà Lan GS.Gerad Hendrik
Hofstede. Qua việc phỏng vấn và nghiên cứu hơn 110.000 nhân viên của IBM
ở 71 quốc gia vào những năm 60 và 70 của thế kỉ trước, Hofstede nhận thấy
các nhóm nhân viên các nhóm nhân viên đến từ các quốc gia khác nhau đều
thể hiện sự khác biệt về văn hóa quốc gia, dân tộc mình. Ai Cập cũng là một
trong số các quốc gia nằm trong công trình nghiên cứu của ông qua 5 khía
cạnh cụ thể sau:

1.4.1. Khoảng cách quyền lực (PDI)- Power distance

Khoảng cách quyền lực thể hiện mức độ mà ở đó quyền lực trong xã hội
được phân phối một cách bất bình đẳng và những thành viên ít có quyền
hành hơn trong xã hội đó chấp nhận và coi đây là điều hiển nhiên. PDI cao
đồng nghĩa với việc xã hội chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền
lực và mọi người đều hiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội. Còn PDI thấp có

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 6
nghĩa là quyền lực được chia sẻ và được phân tán đồng đều trong xã hội và
mọi thành viên trong xã hội xem mình bình đẳng với người khác.

• Đặc điểm

Khoảng cách quyền lực thấp Khoảng cách quyền lực cao

-Những dấu hiệu của đặc quyền và địa - Những dấu hiệu của đặc quyền và địa
vị cần được xóa bỏ vị cần được tôn trọng và thể hiện

- Cha mẹ đối xử với con cái một cách - Bố mẹ dạy con cái phải biết nghe
bình đẳng lời…..

- Việc tham vấn cấp dưới là chuyện - Cấp dưới thường được yêu cầu phải
bình thường làm gì

- Ít xảy ra tham nhũng, các vụ bê bối - Thường xảy ra các vụ tham nhũng,
thường chấm dứt sự nghiệp chính trị các vụ bê bối thường được che đậy

- Hệ thống cấp bậc được hiểu là sự khác - Hệ thống cấp bậc đồng nghĩa với sự
nhau về vai trò trong tổ chức, và được tồn tại bất bình đẳng
thiết lập để đem lại sự thuận tiện

• Ứng dụng

Theo mô hình Hofstede, trong một đất nước có PDI thấp như Ai Cập, cấp
trên và cấp dưới trong công ty hoàn toàn bình đẳng với nhau từ đó tận dụng
được nhiều sức mạnh đội nhóm để phát huy hoàn thành công việc một cách
hiệu quả. Điểm số cao Ai Cập về chiều này (số 70) có nghĩa là người chấp
nhận một trật tự thứ bậc trong đó mọi người đều có một vị trí và mà không
cần biện minh thêm. Hệ thống cấp bậc trong một tổ chức được xem là phản
ánh sự bất bình đẳng vốn có, tập trung phổ biến, cấp dưới mong đợi để được
bảo phải làm gì và ông chủ lý tưởng là một nhà độc tài nhân từ. Ở Ai Cập,
không có sự nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa người với người về vị trí xã
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 7
hội, về quyền lực, hay về của cải. Trong xã hội Ai Cập cổ đại cũng như hiện
nay, luôn có sự bình đẳng, đây được xem là mục đích chung của cả xã hội.
Việc cá nhân riêng biệt nào đấy từ tầng lớp thấp nhảy lên tầng lớp cao là
chuyện hết sức bình thường. Ở đây, người dân hoàn toàn có thể nói chuyện
bình đẳng với tổng thống, nhân viên thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình
với nhà lãnh đạo, học sinh có thể tự do đưa ra ý kiến phản biện, con cái có
thể tranh luận với người lớn tuổi trong gia đình, được nhìn nhận là có tư duy
và suy nghĩ của người lớn. Các doanh nghiệp ở đây cũng có xu hướng phân
quyền và cấu trúc tổ chức khá bình đẳng. Ví dụ một số công ty ở Ai Cập thì có
tỉ lệ nhân sự cấp cao không nhiều, nhưng nhân sự cấp thấp hơn lại có nhiều
người có trình độ học vấn, kĩ năng cao . Trái ngược với các nước có PDI cao
thì việc phân định này lại rất rõ ràng, điều này làm gia tăng sự bất bình đẳng
giữa nhân viên và nhà quản trị trong công ty.

1.4.2. Chủ nghĩa cá nhân (IDV)-Individualism versus collectivism

Đây là chiều văn hóa gồm hai thái cực khác biệt rõ rệt. Nói lên sức mạnh
của một cá nhân với những người khác trong cộng đồng. IDV cao chứng tỏ cá
nhân đó có kết nối lỏng lẻo với mọi người. Tại các quốc gia có IDV cao, mọi
người thường ít kết nối và ít chia sẻ trách nhiệm với nhau ngoại trừ gia đình
và một vài người bạn thân. Còn trong xã hội có IDV thấp, các cá nhân gắn kết
mạnh với nhau và mức độ trung thành cũng như tôn trọng dành cho thành
viên của nhóm khá cao. Quy mô nhóm cũng lớn hơn và thành viên chịu trách
nhiệm nhiều hơn cho mỗi thành viên khác trong nhóm.

• Đặc điểm

Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 8
-Mọi người thưởng chỉ quan tâm -Con người được sinh ra và được
đến bản thân họ và gia đình họ che chở trong gia đình, họ hàng và
đổi lại là sự trung thành
- Đề cao cái “tôi” - Đề cao “chúng ta”
- Có quyền riên tư, thể hiện suy nghĩ - Đề cao sự phụ thuộc, các ý kiến
cá nhân đều được quyết định trước
- Hoàn thành nhiệm vụ được đề cao - Mối quan hệ được đề cao hơn so
hơn so với mối quan hệ với nhiệm vụ
- Mục đích của giáo dục là biết - Mục đích của giáo dục là hướng
được cách thức để học hỏi dẫn cụ thể con người làm việc đến
thế nào

• Ứng dụng

Phân tích của Hofstede cho thấy Ai Cập là nơi có điểm IDV rất thấp, Ai Cập
với số điểm 25 được coi là một xã hội tập thể . Đây là biểu hiện trong một
cam kết lâu dài gần với thành viên của nhóm, có một gia đình, gia đình mở
rộng, hoặc các mối quan hệ mở rộng. Lòng trung thành trong một nền văn
hóa tập thể là tối quan trọng. Do đó cộng đồng sẽ dễ dàng hiểu và đón nhận
một chiến dịch tiếp thị nhấn mạnh lợi ích của việc phục vụ cộng đồng hoặc
gắn kết với phong trào chính trị. Ở Ai Cập con người từ khi sinh ra đã bắt
buộc phải hòa nhập vào một công đồng lớn hơn, thường là tập hợp của các
gia đình. Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ khi khó khăn, nhưng đổi lại họ cũng
phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong
những cộng đồng như vậy, mỗi thành viên thường phải theo đuổi những thứ
thuộc về trách nhiệm với cộng đồng. Ở đây thì thường nhấn mạnh xây dựng
kỹ năng để trở nên xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, làm việc vì phần
thưởng vật chất, sự hài hòa quan trọng hơn sự trung thực và thăng tiến dựa
trên thâm niên làm việc.
1.4. 3. Né tránh bất định (UAI)-Uncertainty avoidance
Khía cạnh né tránh bất trắc đề cập đến mức độ mà ở đó các thành viên
của một tổ chức cảm thấy không thoải mái với những điều không chắc chăn
và mơ hồ. Vấn đề cơ bản là làm thế nào một xã hội đối diện với những điều sẽ
xảy ra trong tương lai mà họ không thể biết trước khi đó liệu nên kiểm soát
tương lai của mình hay cứ để nó diễn ra tự nhiên.Các quốc gia có điểm số cao
ở khía cạnh này thường duy trì niềm tin và hành vi mang tính cố chấp, ngại

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 9
thay đổi. Trong khi các quốc gia có điểm số thấp thường có thái độ dễ chịu
hơn và họ coi những gì xảy ra trong thực tế có ý nghĩa hơn là các nguyên tắc
cứng nhắc. Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay
đổi, những mới mẻ của một cuộc đời.
• Đặc điểm
Mức độ né tránh bất trắc thấp Mức độ né tránh bất trắc cao
-Sự bất trắc được coi là điều vốn có - Sự bất trắc trong cuộc sống được
trong cuộc sống và mỗi ngày điều coi là mối đe dọa cần phải chống lại
này có thể xảy đến - Mức độ căng thẳng cao, dễ xúc
- Thanh thản , ít chịu áp lực căng động, hay lo âu
thẳng, tự do, tự chủ, ít lo âu - Ít khi chấp nhận những người với
- Khoan dung với những người hoặc những người hoặc ý tưởng khác lạ
ý tưởng khác lạ - Đòi hỏi sự rão ràng và có trật tự
-Thoải mái với những sự mập mờ - Mong muốn sự ổn định, vẫn làm
hay lộn xộn việc ở chỗ cũ mặc dù không thích
- Việc thay đổi việc làm không phải là
điều quá lơn

• Ứng dụng
Phân tích của Hofstede cho thấy Ai Cập là nơi có UAI cao, nên không sẵn
sàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải
nghiệm. Ai Cập điểm số 80 trên không gian này và do đó có một sở thích cao
để tránh sự không chắc chắn. Các quốc gia tham gia triển lãm không chắc
chắn tránh cao duy trì mã cứng nhắc của niềm tin và hành vi và không dung
nạp các hành vi không chính thống và ý tưởng. Trong những nền văn hóa có
một nhu cầu tình cảm cho các quy tắc (thậm chí nếu các quy tắc không bao
giờ có vẻ làm việc) thời gian là tiền bạc, mọi người có một sự thôi thúc bên
trong để được bận rộn và làm việc chăm chỉ, chính xác và đúng giờ là các chỉ
tiêu, đổi mới có thể chống cự, an ninh là một yếu tố quan trọng trong động
lực cá nhân. Kết quả là xã hội như thế này sống bằng truyền thống, bằng các
luật định và suy nghĩ do người xưa để lại, các tư tưởng mới mang tính cách
tân thường khó khăn khi xâm nhập. Ai Cập thường xây dựng nhiều hoạt động
trong tổ chức, có nhiều văn bản về điều luật, các nhà quản lí ít khi chấp nhận
rủi ro, tỷ lệ thay lao động thấp hơn và số nhân viên giàu tham vọng cũng ít
hơn. Người Ai Cập thì thường có cách thức kinh doanh cứng nhắc với nhiều

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 10
luật lệ và quy tắc, luôn có cảm giác lo lắng căng thẳng lấn át cảm xúc và biểu
hiện.
1.4.4. Nam tính ( MAS)- Masculinity versus feminity
Tính nam tính được thể hiện là một xã hội mà những giá trị được đề cao
thường là thành tích đạt được, chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán và phần
thưởng vật chất cho sự thành công. Nhìn chung những xã hội này có tính
cạnh tranh cao hơn. Ở chiều ngược lại , tính nữ, thể hiện một xã hội có xu
hướng ưa thích sự hợp tác, đề cao tính khiêm nhường, biết quan tâm đến
những người nghèo khổ và chăm lo chất lượng cuộc sống, những xã hội như
vậy có xu hướng thiên về sự đồng lòng. Kích thước này đề cập đến việc xã hội
gắn kết và đề cao vai trò truyền thống của nam và nữ ra sao. Xã hội có MAS
cao là những nơi nam giới được trông đợi phải là trụ cột, quyết đoán và
mạnh mẽ còn phụ nữ sẽ không được giao trọng cách và công việc vốn thuộc
về nam giới. Ngược lại, xã hội có MAS thấp không đảo ngược vai trò giới tính
mà chỉ đơn giản là làm mờ vai trò của nó. Ở đó, nữ giới và nam giới làm việc
cùng nhau trên nhiều ngành nghề. Đàn ông được phép yếu đuối và phụ nữ có
thể làm việc chăm chỉ để tiến thân trên sự nghiệp.
• Đặc điểm

Nữ tính Nam tính

-Sự khác biệt về cảm xúc và vai trò - Sự khác biệt về cảm xúc và vai trò
xã hội giữa các giới tính là tường xã hội giữa các giới tính là rất lớn
đối nhỏ - Nam giới nên quyết đoán và giàu
- Cả nam giới và nữ giới đều nhã tham vọng ,nữ giới thì không nên
nhặn, nhẹ nhàng và chu đáo - Thường đề cao công việc hơn gia
- Có sự cân bằng giữa công việc và đình
cuộc sống - Người cha thường dạy con cái
- Các ông bố bà mẹ đều giải quyết thực tế, người mẹ thường dạy con
các vấn để liên quan đến thực tế và cái về tình cảm
cảm xúc - Con gái được khóc, còn con trai thì
- Cả nam và nữ đều có thể khóc và không
không gây đánh nhau - Người cha quyết định số lượng con
- Nhiều phụ nữ được tham gia cuộc trong gia đình
bầu cử chính trị

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 11
• Ứng dụng
Nhật Bản có chỉ số MAS rất cao là 95 trong khi đó Ai Cập có điểm số là 45
và do đó được coi là một xã hội tương đối nữ tính. Ở các nước Feminine trọng
tâm là "làm việc để sống", nhà quản lý phấn đấu cho sự thống nhất, bình
đẳng mọi người giá trị, đoàn kết và chất lượng công việc của họ. Mâu thuẫn
được giải quyết bằng sự thỏa hiệp và thương lượng. Ưu đãi như miễn phí
thời gian và linh hoạt được ưa chuộng. Tập trung vào hạnh phúc, tình trạng
không được hiển thị. Một người quản lý có hiệu quả là một hỗ trợ một, và ra
quyết định có thể đạt được thông qua sự tham gia. Theo phân tích của
Hofstede, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành
công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam
giới áp đảo trong nhóm. Tại Ai Cập, bạn phải thành lập đội nhóm dựa trên
việc phân bổ hợp lý các kỹ năng chứ không phải giới tính. Ở Ai Cập xã hội
chấp nhận nam nữ bình đẳng, phụ nữ và nam giới được đối xử bình đẳng
trong mọi khía cạnh. Nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được, người
phụ nữ thành công và quyền lực sẽ được trọng vọng. Cả đàn ông và phụ nữ
đều có quyền sở hữu và mua bán tài sản, ký kết hợp đồng, kết hôn và ly hôn,
nhận thừa kế, và theo đuổi các tranh chấp pháp lý tại tòa án. Các cặp vợ
chồng có thể sở hữu tài sản chung và bảo vệ bản thân khi ly dị bằng cách
đồng ý hợp đồng hôn nhân, trong đó quy định các nghĩa vụ tài chính của
người chồng đối với vợ và con cái khi kết thúc cuộc hôn nhân của họ. So với
phụ nữ ở Hy Lạp cổ đại, La Mã, và thậm chí là nhiều nơi trên thế giới vào
ngày nay, phụ nữ Ai Cập cổ đại đã có nhiều quyền lợi hơn. Những người phụ
nữ như Hatshepsut và Cleopatra VII thậm chí đã trở thành các pharaoh,
trong khi nhiều người khác nắm giữ địa vị Người vợ thần thánh của Amun.
1.4.5 . Hướng tương lai ( Long-term orientation )

Xã hội theo hướng tương lai ( hướng dài hạn ) thường tìm kiếm kết quả
cuối cùng. Người dân tin rằng sự thật phụ thuộc nhiều vào tình huống , ngữ
cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng điều chỉnh truyền thống để phù hợp
với những điều kiện thay đổi , và thường có xu hướng tiết kiệm cho tương lai,
sống tằn tiện và kiên trì phấn đấu để đạt được kết quả. Trong khi đó xã hội
với các định hướng ngắn hạn thường quan tâm nhiều đến sự thật trong hiện
tại. Họ thường thể hiện sự tôn trọng truyền thống , ít có xu hướng tiết kiệm
cho tương lai , và thường chỉ quan tâm đến kết quả tức thời.

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 12
• Đặc điểm :

Định hướng dài hạn Định hướng ngắn hạn


- Hầu hết các sự kiện quan trọng - Hầu hết các sự kiện quan trọng
trong đời đều xảy ra trong tương lai trong đời đều diễn ra trong quá khứ
hoặc hiện tại
- Quan niệm người giỏi là người có
thể thích nghi với mọi tình huống - Quan niệm người giỏi là người luôn
thể hiện được sự kiên quyết và ổn
- Cái gì tốt hay xấu đều tùy thuộc vào
định
hoàn cảnh
- Có những nguyên tắc hay chỉ dẫn
- Các giá trị truyền thống có thể được
chung về cái gì tốt hoặc xấu
điều chỉnh để thích nghi với điều kiện
kinh tế - Giá trị truyền thống là bất khả xâm
phạm
- Cuộc sống gia đình được dẫn dắt
bằng cách chia sẻ nhiệm vụ - Cuộc sống gia đình được dẫn dắt
bằng các mệnh lệnh
- Tiết kiệm và kiên nhẫn là những
mục tiêu quan trọng - Có xu hướng tự hào về quốc gia của
mình
- Tiết kiệm quy mô lớn để phục vụ
đầu tư - Tiêu dùng và chi tiêu xã hội được
khuyến khích
- Người học/sinh viên cho rằng thành
công là do nỗ lực và thất bại là do - Người học/sinh viên cho rằng thành
thiếu nỗ lực công hay thất bại là do may mắn

- Tăng trưởng kinh tế nhanh ở các - Kinh tế chậm hoặc kém phát triển ở
quốc gia đạt được mức độ thịnh các quốc gia nghèo.
vượng cao.

• Ứng dụng :

- Theo phân tích của Hofstede về hướng tương lai ở Ai Cập cho thấy Ai Cập là
nơi có hướng tương lai thấp (số điểm là 7), được xem là một đất nước hạn
chế ,tuy nhiên họ vẫn thay đổi , thích nghi nhưng vẫn giữ được giá trị của
mình. Người Ả Rập Hồi giáo đã đưa Đạo Hồi và tiếng Ả Rập tới Ai Cập trong

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 13
thế kỷ thứ 7 và người Ai Cập dần tiếp nhận cả hai ảnh hưởng đó . Sau khi
giành độc lập hoàn toàn từ tay Anh Quốc năm 1922 , Nghị viện Ai Cập phác
thảo và áp dụng một hiến pháp năm 1923 dưới sự lãnh đạo của nhà cách
mạng nhân dân Saadd Zaghlul . Từ 1924 đến 1936 , người Ai Cập đã thành
công trong việc lập ra chính phủ hành pháp theo kiểu chính phủ Châu Âu hiện
đại được gọi là Cuộc thử nghiệm tự do Ai Cập.

Ở Ai Cập giá trị truyền thống là bất khả xâm phạm như việc nếu ai mặc
trang phục truyền thống giống họ là một điều cấm kỵ. Họ là những người rất
sùng tín ngưỡng , họ luôn coi số phận của một người là do Chúa an bài ,
không có gì có thể thay đổi được , vì thế mà họ có tâm lý bằng lòng với chính
mình, chấp nhận số phận , họ luôn làm theo luật Hồi giáo và tin rằng đó là
cách để giải quyết vấn đề tốt nhất . Cá nhân luôn phải tận tâm với gia đình,
nam giới thường được coi trọng hơn nữ giới
Ở Nhật Bản bạn cần phải ăn hết thức ăn trên đĩa để tỏ lòng biết ơn cũng
như khen ngợi về bữa ăn ngon , thì ở Ai Cập bạn cần phải làm ngược lại . Bạn
không được ăn hết thức ăn ở trên đĩa mà phải để lại một ít , điều này cho
thấy bạn đã ăn đủ , thể hiện sự lịch thiệp với chủ nhà.. Có thể nói về tính định
hướng tương lai ở Ai Cập tương đối cao , họ còn quá chú trọng về các tín
ngưỡng , các hình thức mang tính phán đoán, chủ quan.
1.4.6 . Sự tận hưởng hay kiềm chế ( Indulgence vs Restraint )
Sự tự do tận hưởng đề cập một xã hội mà ở đó cho phép cho người gần
như được tự do trong việc hưởng thụ các nhu cầu cơ bản và những thèm
muốn mang tính tự nhiên qua đó có thể tận hưởng cuộc sống . Trong khi đó ,
sự kiềm chế đề cập đến xã hội mà ở đó các nhu cầu mang tính bản năng
dường như bị hạn chế ( thậm chí là triệt tiêu ) bởi các quy tắc xã hội chặt chẽ.
• Đặc điểm :

Tự do tận hưởng Kiềm chế


- Tỷ lệ người tuyên bố mình hạnh - Số lượng người cực kỳ hạnh phúc ít
phúc cao hơn hơn
- Tự do ngôn luận có ý nghĩa quan - Tự do ngôn luận không phải là vấn
trọng đề quan tâm chính yếu
- Việc dành thời gian dành cho nghỉ - Việc dành thời gian dành cho nghỉ
ngơi có ý nghĩa quan trọng ngơi không quá quan trọng
- Có nhiều khả năng ghi nhớ các cảm - Ít có khả năng ghi nhớ các cảm xúc
xúc tích cực hơn tích cực
- Ở các quốc gia người dân có trình - Ở các quốc gia người dân có trình
độ , tỷ lệ sinh cao hơn độ , tỷ lệ sinh thấp.

• Ứng dụng :
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 14
- Theo phân tích của Hofstede cho thấy ở Trung Quốc , Nhật Bản và các nước
Châu Á đạt rất cao về điểm này còn đối với Ai Cập thì rất thấp , chỉ đạt ở mức
điểm 4 . Người Ai Cập cổ đại rất coi trọng sự vệ sinh và dáng vẻ bề ngoài. Họ
hầu hết tắm trên dòng sông Nile và sử dụng xà phòng nhão làm từ mỡ động
vật cùng với phấn. Đàn ông cạo sạch sẽ toàn bộ cơ thể của họ, nước hoa và
các loại mỡ thơm được dùng để che đậy mùi hôi và làm dịu làn da. Quần áo
được làm từ các tấm vải lanh đơn giản và được tẩy trắng , trong khi đàn ông
và phụ nữ ở tầng lớp thượng lưu đội những bộ tóc giả , sử dụng đồ trang sức
cùng mỹ phẩm.
Âm nhạc và nghệ thuật múa là những hình thức giải trí phổ biến đối với
những người có thể biểu diễn chúng. Các dụng cụ âm nhạc thuở đầu bao gồm
sáo và đàn hạc, trong khi các nhạc cụ tương tự như kèn trumpet, oboe và ống
tiêu chỉ xuất hiện sau này và dần trở nên phổ biến . Người Ai Cập có rất nhiều
loại hình giải trí khác nhau , bao gồm cả trò chơi và âm nhạc.

Hình 1: Biểu đồ số điểm của Ai Cập ở các khía cạnh văn hóa theo Hofstede
1.5 . Tầm quan trọng và giá trị các khía cạnh văn hóa của Hofstede với
Ai Cập.
Văn hóa đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh quy tắc và mối quan hệ
giữa các cá nhân tại nơi làm việc và sinh sống. Được nuôi dưỡng trong nền
văn hóa nào thì tự nhiên sẽ được chuẩn bị về hành vi ứng xử phù hợp với nền
văn hóa ấy mà không cần phải suy nghĩ về phản ứng, sở thích và cảm xúc. Các
khía cạnh văn hóa của Hofstede ngoài việc làm rõ, nổi bật được các đặc trưng
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 15
của văn hóa Ai Cập thì còn là thang điểm rõ ràng , chính xác để đánh giá cũng
như xây dựng các tiêu chuẩn để so sánh văn hóa Ai Cập với văn hóa của các
quốc gia khác.
Các khía cạnh văn hóa của Hofstede giúp cho các nhà quản trị các doanh
nghiệp đa quốc gia có thể tiếp cận, đánh giá sâu hơn về các thành viên cũng
như các công ty đến từ Ai Cập để tạo sự hợp tác hiệu quả. Tất nhiên ở Ai Cập
cũng sẽ có những điều không đồng nhất từ trên xuống dưới và luôn có độ lệch
so với tiêu chí Hofstede nhưng ít nhất những điều đó có thể chứng minh rằng
văn hóa Ai Cập là một nền văn hóa có rất nhiều nét nổi bật , đáng để nghiên
cứu sâu hơn và sau nghiên cứu của Hofstede thì các quốc gia trên thế giới sẽ
biết đến Ai Cập nhiều hơn.
Có thể khẳng định rằng các khía cạnh văn hóa của Hofstede có vai trò hết
sức quan trọng và hết sức to lớn , không chỉ giúp Ai Cập mà còn giúp cho các
quốc gia trên thế giới có thể khẳng định cũng như làm rõ được vị trí của
mình trên nền văn hóa thế giới.
PHẦN 2: Những nét đặc trưng cơ bản văn hóa doanh nghiệp ở quốc gia Ai
Cập

2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ở Ai Cập (chọn ngân hàng trung
ương Ai Cập)

Banque Misr là một ngân hàng Ai Cập được thành lập bởi nhà công
nghiệp Talaat Harb Pasha vào năm 1920. Chính phủ của Cộng hòa Ả Rập
Thống nhất quốc hữu hoá các ngân hàng trong năm 1960. Các ngân hàng
có văn phòng chi nhánh ở tất cả các Ai Cập tự trị , và dịch vụ đổi tiền và giấy
phép làm việc văn phòng cho lao động nước ngoài tại Ai Cập

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 16
2.2.Các đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp ở Ai Cập

2.2.1 Giờ làm việc

Các công ty thương mại: từ chủ nhật đến thứ 5: từ 8:00 đến 16:00
Các cơ quan chính phủ: từ chủ nhật đến thứ 5: từ 8:00 đến 14:00

2.2.2 Trang phục

Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận
người Ai Cập đều theo đại Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới A-rập
khác. Chính vì theo đạo Hồi giáo nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt
khe, đặc biệt là với phụ nữ, mặc dù ngày nay các quy định với phụ nữ đã
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 17
thông thoáng và cởi mở hơn. Bởi vậy, khi giao dịch với các đối tác Ai Cập bạn
phải nhớ ăn mặc sao cho thật kín đáo, giản dị.

Cả nam giới và nữ giới đều phải thận trọng trong ăn mặc nhưng phù hợp hơn
cả vẫn là bộ comple hay những bộ quần áo giao dịch lịch thiệp như áo sơ mi
hay bộ vét nhẹ nhàng, cũng cần hết sức hạn chế mặc áo cộc tay. Phụ nữ cần
mặc những trang phục hết sức kín đáo và đơn giản, không được mặc váy
ngắn.

Có một điều cần lưu ý, nhiều người cho rằng để tỏ lòng kính trọng và sùng ái
đất nước và phong tục tập quán của nước đối tác, họ muốn được ăn mặc
trang phục giống như trang phục của người bản xứ, nhất là các bộ trang
phục truyền thống. Tuy nhiên ở Ai Cập cũng như các nước Hồi giáo khác thì
việc bạn mặc trang phục truyền thống giống họ là một điều cấm kỵ.
2.2.3 Cử chỉ giao tiếp, chào hỏi.
Ai Cập là mọt nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này. Vì vậy tôn
giáo cũng ảnh hưởng đến thói quen làm việc: Họ sẽ không đàm phán về công
việc kinh doanh vào ngày thứ 6, đây là điều kiêng kỵ của người Hồi giáo. Các
công ty sẽ nghỉ làm 2 ngày vào thứ 6 và thứ 7. Mùa đông thường phải làm
việc ít hơn mùa hè.
- Cử chỉ giao tiếp:
+ Người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần
nhau để trao đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên
của người Ai Cập. Tên của người Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử
dụng hệ chữ latinh như tiếng Anh nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và
chính xác. Cũng có khi cách phát âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa về tên của
họ. Vì vậy, nên chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ. Phụ nữ
và nam giới không bao giờ bắt tay.
+ Nên ghi danh thiếp bằng tiếng A-rập bên cạnh tiếng Anh.
+ Trong ứng xử người Ai Cập rất coi trọng nghi thức trong giao tiếp. Sau khi
giới thiệu, chào hỏi họ thường vỗ vai, vỗ lưng, nắm tay,… Điều này không có
gì khác ngoài việc thể hiện bản tính hướng về con người, cộng đồng của
người Ai Cập.
+ Sau khi giới thiệu, chào hỏi họ thường bắt tay, nắm chặt khuỷu tay hoặc
vai. Khi đã thân nhau, các cuộc gặp gỡ có thể là ôm hôn, nhưng chỉ với nam
giới.
- Thói quen và cách ứng xử.
+ Tác phong làm việc của họ rất chậm. Việc trễ hẹn hay không đến cuộc hẹn là
chuyện thường xuyên xảy ra. Có khi cuộc họp cũng có thể bị ngắt quãng vì
những chuyện ngoài lề. Để đưa ra một quyết định, đối tác Ai Cập có thể cần

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 18
nhiều thời gian hơn bình thường. Họ làm việc chủ quan, theo tốc độ làm việc
của mình. Do đó, sự nóng vội hay thúc ép sẽ là không cần thiết.
+ Cho tiền tip là thói quen của người Ai Cập khi mà ai đó nỗ lực, cố gắng làm
điều gì đó cho bạn.
+ Họ thích tặng những món quà đắt tiền.
+ Nếu muốn kinh doanh ở Ai Cập, bạn phải có người đại diện là người Ai Cập,
nếu ở Cairo và Alexandria thì bạn phải có đại lý riêng biệt ở mỗi thành phố.
+ Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng, việc nhìn chằm chằm vào một ai đó
không được coi là thô lỗ ở Ai Cập, ngoại trừ nhìn phụ nữ.
+ Trong lúc đang có một cuộc hẹn kinh doanh với người Ai Cập, không nên
nhìn vào đồng hồ vì đó là một sự xúc phạm với họ. Đối với người Ai Cập, họ
coi trong các mối quan hệ cá nhân và xem thời gian là thứ có thể điều chỉnh
được nên họ không muốn vội vàng (thậm chí họ không có cả đồng hồ riêng).
2.2.5 Gặp gỡ, đàm phán
Có thể nói rằng tác phong làm việc trong những cuộc gặp gỡ, đàm phán của
người Ai Cập rất dễ làm cho bạn mất kiên nhẫn vì tác phong làm việc của họ
rất chậm. Việc trễ hẹn hay không đến cuộc hẹn là thường xuyên diễn ra. Để
đưa ra một quyết định, đối tác Ai Cập có thể cần nhiều thời gian hơn bình
thường. Để đạt được mục tiêu của mình khi làm ăn với đối tác Ai Cập bạn
thực sự phải là người rất kiên nhẫn và biết cách thông cảm với lề lối, thói
quen làm việc của họ.
Cũng cần phải lưu ý rằng giờ làm việc ở Ai Cập thường có sự thay đổi và khác
nhau giữa các công ty. Họ sẽ không đàm phán về công việc kinh doanh vào
ngày thứ 6, đây là điều kiêng kỵ của người Hồi Giáo. Các công ty sẽ nghỉ làm 2
ngày vào thứ 5 và thứ 6, hoặc thứ 6 và thứ 7. Mùa đông thường phải làm ít
việc hơn mùa hè
2.2.6 Sự phân biệt giới tính

Ở Ai Cập, phụ nữ được coi là người phụ giúp cho gia đình, không có quyền
bình đẳng. Họ bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, chỉ được giữ những chức
vụ cao trong công ty, và được trả lương thấp, không đủ chi tiêu trong gia
đình.
Những năm gần đây, phụ nữ Ai Cập đã được tham gia vào lực lượng làm
công ăn lương và vị trí quản lý cũng tăng lên.
Vai trò của người đàn ông được xác định, là trụ cột của gia đình, giữ các chức
vụ quan trọng trong công ty, và luôn là cấp trên của quản lý phụ nữ, chứ
không bao giờ trở thành cấp dưới của họ.

2.2.8 Quan hệ giữa nhân viên và quản lý

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 19
Nhân viên muốn nhà quản lý phải đưa ra kế hoạch rõ ràng về môi trường
làm việc và không đe dọa, đảm bảo rằng là thẳng thắn trao đổi và dựa trên
sự mong muốn của mỗi cá nhân.
Các nhà quản lý đưa ra quyết định sau nhiều cuộc thảo luận với tất cả mọi
người tham gia. Một khi quyết đinh đã đạt được, nó được trao cho cấp dưới
để thực hiện. Nhân viên không công khai chất vấn quyết định của người quản
lý. Rủi ro được hạn chế đến những vị trí ra quyết định.
Nhân viên thường được đối xử tôn trọng. Đổi lại, nhân viên đối xử với các
nhà quản lý với sự tôn trọng và nể nang do vị trí của họ.
Vai trò của giám đốc được họ tin rằng người giám sát của họ đã được lựa
chọn bởi vì họ có kinh nghiệm hơn những người đang quản lý họ, và họ
không có có quyền góp ý với cấp trên của mình khi cấp trên đã ra quyết định
bởi vì cấp trên không cần phải nghe những lời tham khảo cấp dưới.

Hầu hết người Ai Cập không tách rời cuộc sống cá nhân và công việc của họ.
Các nhà quản lý thường chấp nhận một vai trò gia trưởng đối với cấp dưới.
Họ cung cấp tư vấn, lắng nghe, giải quyết các vấn đề và dàn xếp các tranh
chấp.

2.3 Những giải pháp cho văn hóa doanh nghiệp ở Ai Cập

- Giảm khoảng cách quyền lực (nâng cao vị thế của người phụ nữ đối với
công việc trong doanh nghiệp) và tăng cường các khía cạnh định hướng
tương lai của nền văn hóa xã hội của họ cũng như trong môi trường doanh
nghiệp
- Nhân viên nên phân biệt rõ cuộc sống cá nhân và công việc
- Cải thiện tốc độ xử lý công việc và thời gian đưa ra một quyết định
- Nên cởi mở và tiếp thu những văn hóa mới nhưng vẫn giữ được nền tảng
văn hóa lâu đời

PHẦN 3: Nhà quản trị nước ngoài cần trang bị cho mình những kĩ năng
gì để thực hiện tốt hoạt động quản trị doanh nghiệp ở Ai Cập.

3.1. Kỹ năng mềm


3.1.1. Kỹ năng giao tiếp
Nhà quản trị cần trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết về văn hóa,
phong cách giao tiếp, ngôn ngữ của đất nước này, cần phải tìm hiểu về
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 20
những điều cấm kỵ trong văn hóa giao tiếp để tránh trường hợp gây bất mãn
cho đối tác. Bên cạnh đó nhà quản trị cũng cần tìm hiểu về phong cách ăn
mặc lối sống để có thể có cách giao tiếp thiện cảm, hợp lí. Tránh gây sự đối
lập trong cách giao tiếp.
3.1.2 Kỹ năng lãnh đạo
Là một nhà quản trị ở bất kỳ đất nước nào khi đến làm việc tại đất nước Ai
Cập, nhà quản trị nên:
Thứ nhất cần nhanh chóng thể hiện uy quyền của bản than với đội ngũ
nhân viên cấp dưới, xây dựng và phổ biến các quy định nội bộ. Ở Ai Cập,
người lãnh đạo ( thường là nam giới) phải thể hiện được sự mạnh mẽ, nổi
trội so với các thành viên còn lại trong nhóm và có quyền hạn tuyệt đối. Bởi
trong tâm lí của nhân viên người Ai Cập thì người lãnh đạo của mình phải
thật sự xứng đáng với vai trò và địa vị của anh ta và cũng đồng nghĩa người
lãnh đạo phải gánh theo mình một trách nhiệm rất lớn. Anh ta phải biết cách
huấn luyện cho đội ngũ nhân viên của mình biết cách tuân theo các quy định
chung của nhóm. Để giữ vững tinh thần của cả nhóm và kiên định đạt được
các mục tiêu chung, không được phép cho nhân viên đi chệch với quy định đã
được đề ra.
Thứ hai, cần lắng nghe ý kiến, thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến của nhân
viên.
Người lãnh đạo muốn xây dựng vị thế của mình trong nhóm thì cần phải
chú ý đến việc tạo được long trung thành từ các thành viên đối với nhóm
cũng như các hía trị của nhóm. Hơn thế, do đề cao các mối quan hệ cá nhân,
nên các quyết định được đưa ra cũng như các quy trình liên quan đến các
khía cạnh trong tổ chức thường có xu hướng chính thống và rõ ràng.
Thứ ba nhà quản trị cần biết cách xây dựng hòa khí trong nhóm làm việc. Vì
ở Ai Cập, mối quan hệ giữa người lãnh đạo với đội ngũ nhân viên thiên về
cảm xúc và mang nhiều tính cá nhân. Và người Ai Cập, họ coi người lãnh đạo

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 21
không đơn thuần là người quản lý, họ cho rằng người lãnh đạo phải đóng vai
trò như người cha trong gia đình thể hiện được cái uy nhưng phải nhân từ.
Người lãnh đạo không chỉ quan tâm đến nhân viên dưới quyền mà còn cả gia
đình của họ.
Thứ tư, đến một môi trường mới bạn phải tự lập cho mình kế hoạch làm
việc, sinh hoạt cụ thể. Cũng như những mục tiêu cần đạt được trong công việc
của bản thân.
Thứ năm, nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với các nhân vật chủ chốt
trong doanh nghiệp. Việc gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với gia đình của
nhân viên nhất thiết phải thông qua và được sự đồng ý của nhân viên đó vì
các gia đình Ai Cập thường giữ mức độ riêng tư cao hơn và khó tiếp cận hơn.
Vì thế khi nhà quản trị là người nước ngoài đặt chân đến Ai Cập cân thể hiện
sự tôn trọng và nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với những người quản lý
cấp cao trong doanh nghiệp.
3.1.3 Sự thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai
thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và
phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Nhà quản trị
phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp làm việc để
thích nghi với môi trường làm việc tại Ai Cập
Nhà quản trị phải tập thích nghi với văn hóa, phong tục tập quán khác lạ
tại đất nước mà họ đến làm việc và công tác.
Đặc biệt là Ai Cập. Bạn cần phải thích nghi với những phong tục Hồi giáo
của đất nước này, cách sinh hoạt, ngôn ngữ, cách ăn mặc, ăn uống… Tất cả
những điều đó nhà quản trị phải biết cách thích nghi thì bạn mới có thể đủ
khả năng ở lại để tiếp tục công việc.
3.1.4.Kỹ năng giải quyết vấn đề

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 22
Là một nhà quản trị, khi tiếp xúc với môi trường mới,họ cần phải trang bị
cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Đến một đất nước mới, nhà quản trị
có thể sẽ lúng túng trước những vấn đề mình chưa từng gặp phải. Vì thế nhà
quản trị cần phải bình tĩnh, khéo léo giải quyết vấn đề làm sao cho phù hợp
với văn hóa, lối sống tại môi trường mới. Ở Ai Cập, con người thường sống
theo chủ nghĩa tập thể vì thế mọi vấn đề mà nhà quản trị giải quyết phải
hướng đến sự thỏa mãn của cả tập thể và tránh đụng chạm đến những điều
cấm kỵ ở trong văn hóa giao tiếp của đất nước này.
3.2.Kĩ năng chuyên môn ( Kiến thức chuyên môn cần có)
3.2.1. Kỹ năng nhân sự

Kỹ năng nhân sự (human skills): Là những kiến thức liên quan đến khả
năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài
năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác
nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ
năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt
hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí
hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ
chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị
viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh
doanh hoặc phi kinh doanh.

* Kỹ năng nhân sự trên đất nước Ai Cập hay bất cứ đâu trên thế giới đòi hỏi
nhà quản lý đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau :

 Chiến lược và quản lý nhân sự:

Khả năng tư duy và lập kế hoạch chiến lược có lẽ là kỹ năng quan trọng
nhất của một nhà quản lý giỏi. Trong một nghiên cứu về những nhà lãnh đạo
đã từng đưa ra những quyết định sáng suốt nhất, người ta nhận thấy phẩm
chất khiến họ nổi trội so với những người khác chính là “sự chín chắn”.
Sự chín chắn có thể được hiểu là sự suy xét thấu đáo đến tất cả những hệ
quả của mỗi quyết định và hành động đưa ra. Đây chính là nền tảng của tư
duy chiến lược (hay hoạch định chiến lược)

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 23
Có thể nói rằng tác phong làm việc trong những cuộc gặp gỡ, đàm phán của
người Ai Cập rất dễ làm cho bạn mất kiên nhẫn vì tác phong làm việc của họ
rất chậm.
Để đưa ra một quyết định, đối tác Ai Cập có thể cần nhiều thời gian hơn
bình thường. Để đạt được mục tiêu của mình khi làm ăn với đối tác Ai Cập
bạn thực sự phải là người rất kiên nhẫn và biết cách thông cảm với lề lối, thói
quen làm việc của họ.
Khả năng tư duy là “vũ khí” mạnh mẽ nhất mà bạn với vai trò là một nhà
quản lý luôn sở hữu và áp dụng vào công việc của mình. Việc bạn quan sát và
cân nhắc nhằm mài bén khả năng suy nghĩ chín chắn trước khi hành động sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho bạn phù hợp với phong cách làm việc của người Ai
Cập và giúp bạn thăng tiến nhanh chóng hơn trong sự nghiệp, gia tăng hiệu
quả làm việc
Để quản lý nhân viên ở đất nước Ai Cập tốt, trước hết nhà quản lý nên tìm
hiểu về văn hóa và ngôn ngữ và thói quen sinh hoạt của người Ai Cập

Trước hết, trách nhiệm của chính bản thân nhà quản lý là phải có tư tưởng
cởi mở trước những sự khác biệt nếu bạn muốn khám phá thành công. Hơn
nữa, bạn cần phải đề cao những sự khác biệt này và không được đánh giá
chúng theo cảm giác và tiêu chuẩn của bản thân bạn

Ai Cập là nước thuộc giới A-rập và ngôn ngữ của họ là tiếng A-rập. Lối nói
của họ có phần chỉn chu, hoa mỹ, họ cũng ít khi muốn làm người nghe phật
lòng vì lối nói của mình. Khi giao dịch, bạn cần hết sức tránh sử dụng tiếng
lóng và những thành ngữ không phù hợp với văn hoá nơi đây.Ngôn ngữ
chính thức ở Ai Cập là tiếng Ả Rập. Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ thứ
hai.Bạn nên ghi danh thiếp bằng tiếng A-rập bên cạnh tiếng Anh.

Người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng ngồi gần nhau
để trao đổi, nói chuyện chính điều này đòi hỏi nhà quản trị cần lưu ý để có thể
phân công công việc và giao nhiệm vụ cho nhân viên một cách phù hợp và
hiệu quả nhất.

 Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực

Hiện nay, quản trị nhân lực là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm
tin cho rằng nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu
dài của tổ chức cũng như nhà quản trị khi đặt chân đến đất nước Ai Cập.
Lập kế hoạch nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu
nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 24
động bảo đảm cho đơn vị có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng
phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao”
Lập kế hoạch nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần chú ý đến việc dự báo và
tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết. Lập kế hoạch nguồn nhân lực giúp cho
nhà quản trị thấy rõ phương hướng, cách thức quản lý nguồn nhân lực của
mình, bảo đảm cho đơn vị có được đúng người đúng việc, vào đúng thời điểm
cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Đồng thời là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn
lực con người để xây dựng các kế hoạch đáp ứng nhằm mục tiêu duy trì và
phát triển thư viện. Nghĩa là, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thư viện
về cơ bản liên quan đến vấn đề cân bằng cung và cầu nguồn nhân lực.
Trong khi đó năng lực nguồn nhân lực trình độ cao của Ai Cập lại khan hiếm
: Ai cập là một trong những quốc gia nghèo có ít điều kiện để học sinh có thể
đến trường và đi học đầy đủ. Người ta ước tính trẻ em đường phố tại Ai Cập
đã lên trên 1,5 triệu người và lao động trẻ em trong nông nghiệp chiếm đến
70%
Nguồn nhân lực dư thừa của đất nước Ai Cập là một lợi thế đối với nhà
quản lý khi đến đất nước Ai Cập. Nhưng để sử dụng một cách hợp lý thì là
một bài toán vô cùng khó khăn với nhà quản trị, điều này đòi hỏi nhà quản trị
phải có một con mắt tnh tế và cái nhìn kỹ càng về thị trường cung cầu nguồn
nhân lực trên đất nước này

 Thiết kế bộ máy tổ chức

Khi làm kinh doanh ở Ai Cập, bạn sẽ nhận thấy người Ai Cập rất chuộng
chức danh. Điều này là do bản chất phân cấp sâu sắc của xã hội Ai Cập. Các
chức danh thường gặp là doctor (bác sĩ hoặc học giả), muhendis (kỹ sư) và
sheikh (học giả tôn giáo).
Nếu không có chức danh cụ thể, có thể dùng Mr. Hoặc Ms. trước họ tên của
người Ai Cập.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là dựa trên những chức năng, nhiệm
vụ đã xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu,
xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp
hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất.

Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý là điều kiện đủ cho doanh nghiệp thành công
trên thương trường. Do vậy mức độ phức tạp của môi trường kinh doanh có
ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý. Nếu môi trường luôn biến động và
biến động nhanh chóng thì có được thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải
tổ chức bộ máy quản lý có mối quan hệ hữu cơ. Việc đề ra các quyết định có
Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10
Page 25
tính chất phân tán với các thể lệ mềm mỏng, linh hoạt, các phòng ban có sự
liên hệ chặt chẽ với nhau

 Tuyển dụng và đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương
bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.

Những yếu tố này yêu cầu nhà quản trị tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về tất cả
văn hóa và tình hình kinh tế cụ thể của người Ai Cập

- Để tuyển dụng và đào tạo lực lượng nhân viên trên đất nước dư thừa lao
động và cùng nền văn hóa phân tầng sâu sắc
- Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc cũng phải phù hợp với trình độ
làm việc, khung giờ làm việc riêng biệt của đất nước ấn độ cùng thói quen
sinh hoạt của nhân viên, để nâng cao hiệu quả năng suất làm việc một cách
tốt nhất
- Lương bổng và phúc lợi, hỗ trợ nhân viên: nhà quản trị cần tìm hiểu rõ mọi
yếu tố để ra một mức lương , phúc lợi và hỗ trợ nhân viên ở đất nước Ai Cập
một cách chính xác nhất thu hút nguồn lực mà vẫn đạt hiệu quả năng suất
làm việc

3.2.2. Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) hoặc chuyên môn/nghiệp vụ: Là khả năng
cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể, nối cách khác là trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ việc thảo chương trình điện toán, soạn
thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí .v.v… Đây là kỹ năng rất
cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị viên trung gian hoặc
cao cấp.

Nhà quản trị cần hiểu được công việc tác nghiệp của các bộ phận từ đó đưa
ra định hướng làm việc cho các nhân viên.

3.2.3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy (conceptual skills)

Đây là cái khó hình thành và khó nhất, nhưng nó lại có vai trò đặc biệt
quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến
lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với những
bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải
có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 26
các bộ phận, các vấn đề … Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối
xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức.

3.3.Một vài lời khuyên.

Để có một sức khỏe tốt và không bị sốc về văn hóa, khi sang Ai Cập bạn cần
trang bị đầy đủ những kiến thức về thời tiết, khí hậu và đồ ăn, thức uống.

- Khí hậu:

+ Đối với đại đa số các năm Ai Cập là khô và nắng. Ngoại lệ là tháng Mười
hai, tháng một và tháng hai. Sau đó, vì gió thổi thường bang giá, nhưng nhiệt
độ không khí trong ngày là tương đối cao, từ 18 đến 22 độ C. Mùa đông
dường như là đáng kể nhiệt độ dao động ngày và đêm- đôi khi vào ban đêm
chỉ có 8 độ C. Nhiệt độ giảm xuống thấp cần phải mặc nhiều áo ấm để tránh
việc bị cảm lạnh,…

+ Trung bình nhiệt độ không khí trong mùa hè là 38-40 độ. Vì vậy, nên giữ gìn
sức khỏe không sẽ dễ bị ốm: đau đầu, sốt,…

- Thức ăn: khác với Việt Nam, thức ăn ở Ai Cập khác về khẩu vị. Người Ai Cập
đa số theo đạo hồi, nên họ không ăn thịt heo hay uống rượu. Món ăn truyền
thống của người Ai Cập là cá, tỏi, trứng gà và rau sống. Vì vậy, tuy khác về
khẩu vị nhưng bạn vẫn cần phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo việc cung cấp
chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Nên thận trọng trong cách ăn uống và giao tiếp trong công việc hoặc khi
được mời đến nhà.

KẾT LUẬN
Ai Cập là quê hương của một trong những nền văn minh xuất hiện sớm
nhất lịch sử xã hội loài người.Vì thế Ai Cập ngày nay vẫn còn bảo tồn nhiều di
tích của nền văn minh vật chất rực rỡ đó.Qua các cuộc khai quật đã cung cấp
nhiều tài liệu có giá trị đối với việc tìm hiểu đời sống xã hội ,kinh tế ,văn hóa
và tình hình chính trị của Ai Cập cổ đại. Ai Cập được xem là cái nôi của nền
văn minh nhân loại .Là một trong những nền văn minh cổ nhất và phát triển

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 27
rực rỡ nhất trên thế giới . Cho đến nay người ta vẫn cố gắng khám phá bí ẩn
đằng sau những công trình, di sản còn lại của nền văn minh Ai Cập cổ đại kỳ
bí. Nổi bật nhất là nghệ thuật và chữ tượng hình còn sót lại trong các ngôi
mộ, lăng tẩm. Vẻ đẹp quyến rũ bí ẩn của Ai Cập cổ đại đã đem lại những giấc
mơ khám phá của loài người khi bước sang thiên nhiên kỷ thứ 3. Ai Cập hiện
nay còn dấu trong mình nhiều điều huyền bí: Sự kỳ bí của con sông Nil hung
dữ; những lời nguyền chưa có lời giải của các Kim Tự Tháp, Thư viện cổ
Alexandria mới được trùng tu… đang tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Ai Cập
thời hiện đại.

Nét đẹp đó trong văn hóa Ai Cập đã làm dậy lên bao sự tò mò của con
người, nó đẹp đẽ, huyền bí và rất độc đáo. Điều đó một lần nữa đã khẳng định
được nét riêng trong văn hóa của Ai Cập. Và để có thể thích nghi được với nền
văn hóa đó đòi hỏi cần có một khoảng thời gian dài tìm hiểu, khám phá. Từ
cách sống, thói quen, sinh hoạt, đời sống hoạt động kinh doanh, mỗi người
đặc biệt là các nhà lãnh đạo cần phải đặc biệt chú ý. Có thực sự hiểu được thì
mới thành công trong quá trình thực hiện quản lý, dẫn dắt hoạt động kinh
doanh theo mục tiêu đã đề ra. Cũng từ nền văn hóa đó, các nhà quản trị sẽ
học được cách nhìn nhận văn hóa theo chiều hướng sâu sắc hơn, tìm ra cho
mình được những kỹ năng cần thiết để góp phần cho sự nghiệp phát triển
của doanh nghiệp cũng như của đất nước Ai Cập khi làm việc ở đất nước này.

Quản Trị Đa Văn Hóa NHÓM 10


Page 28

You might also like