You are on page 1of 30

Phần 1:

CAMPUCHIA
* TỔNG QUAN
- Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)
- Quốc khánh: 09/11/1953 (ngày Pháp trao trả độc lập)
- Diện tích: 181.035 km2
- Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)
- Dân số: 14.676.591 người (số liệu công bố sơ bộ ngày 15/8/2013 của Bộ Kế
hoạch Campuchia).
- Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me (Khmer) là ngôn ngữ chính thức (chiếm 95%).
- Tôn giáo: Đạo Phật được coi là Quốc đạo
- Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa rõ rệt
- Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/người/năm (số liệu năm
2013).
- Đơn vị tiền tệ: đồng Riên (Riel).
* LỄ HỘI
Lễ hội Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây (Campuchia):
- Thời gian: Giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch) hàng năm, không cố
định ngày.
- Địa điểm: Thường tập trung ở các Chùa
- Ý nghĩa: Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng
thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới
đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý
nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị
cho vụ mùa tới.
Lễ hội Lễ hội té nước ở Campuchia Bom Chaul Chnam:
- Thời gian: vào 3 ngày tính từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm.
- Địa điểm: Lễ hội Bom Chaul Chnam sẽ diễn ra sau lễ nghi tôn giáo tại các
đền thờ.

1
- Ý nghĩa: Bom Chaul Chnam còn được biết đến là lễ hội mừng thu hoạch lúa
thành công, một lễ hội rất quan trọng của người dân Khmer, Bom Chaul Chnam là
một lễ hội thể hiện sự vui mừng của người dân khi được mùa bội thu và cũng là một
sự thể hiện lòng biết ơn của mọi người với sự phù trợ của những vị thần, thánh đã
phù trợ cho người nông dân một vụ mùa màng vô cùng tươi tốt.
* VĂN HOÁ CON NGƯỜI
- Ẩm thực:
Cá Amok: Amok là một món ăn truyền thống nổi tiếng của Campuchia, và là
biểu tượng khi nói đến sự tinh túy ẩm thực đất nước chùa vàng. Cá hấp Amok là sự
kết hợp của nhiều nguyên liệu như cá, đường thốt nốt, nước dừa, và mắm bò hóc tạo
nên một hương vị đặc trưng độc đáo cho món ăn.
Bún cà ri: Bún cà ri (Nom banh chok) được xem là món ngon đặc sản
Campuchia. Du lịch Campuchia bạn dễ bắt gặp những gánh hàng Nom banh chok
đang nghi ngút khói, một đầu là rổ đựng rau tươi, gồm hoa chuối, đu đủ, ngó sen, đậu
đũa, cần ta, một ít rau thơm, lá bạc hà, chanh và ớt.
- Trang phục: Trang phục truyền thống Sampot của người Campuchia là một
miếng vải dài khoảng 3 mét và chiều rộng khoảng 1 mét. Nó được sử dụng để quấn
quanh thắt lưng, giúp tôn dáng người phụ nữ khi mặc. Bộ trang phục được kết lại
bằng một nút thắt sau đó được kéo lên giữa hai chân và cố định lại bằng một thắt lưng
kim loại ngay trước bụng. Sampot được ra đời từ triều đại vua Funan cho đến ngày
nay.
- Kiến trúc: Kiến Trúc Chùa Chiền
Angkor Wat (đọc theo tiếng Việt Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor
Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đến Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom (Āng có
Thom) thì được gọi là đến Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên
Đế Thích . Theo tiếng Khmer Angkor kinh độ. Wat đền thờ hay chùa, là một đền thờ
vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc
Khmer. Đây là một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là
tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

2
Chùa Bạc: Các ngôi đền có đỉnh chóp nhọn, hồn mặt đền được chạm trổ các
bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại
của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân
gian (Apsara) với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự
tham gia của cả những con khi, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ. Công
trình nổi tiếng nhất Campuchia là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt thần
Avalokitesvara
* VĂN HOÁ KINH DOANH
- Chào hỏi: Người Campuchia khi chào thường chắp hai tay vào nhau để trước
ngực giống như đang cầu nguyện, đầu hơi cúi nhẹ. Đối với phụ nữ, khi chào hỏi nếu
có mối quan hệ đặc biệt, bạn có thể hôn nhẹ lên má giống như người dân Pháp vậy.
- Danh Thiếp: Danh thiếp của bạn nên in một mặt bằng tiếng Anh và mặt còn
lại bằng tiếng Khmer. Trong lần đầu gặp mặt, bạn nên chào hỏi và đưa danh thiếp của
mình cho đối phương bằng tay phải hoặc cả hai tay.
- Bắt tay: Khi bắt tay nên cẩn thận không bắt tay quá chặt vì một cái bắt tay
quá chặt sẽ bị hiểu là hành vi khiêu khích ở Campuchia. Nếu đối tác là phụ nữ, thì
người đàn ông cần phải chờ xem người phụ nữ có đưa tay ra bắt trước hay không.Ở
Campuchia, tốt nhất là bạn nên tránh việc nhìn thẳng vào mắt người khác.
- Kiêng kỵ: Khi đến nhà người Campuchia, cho dù gia chủ chưa yêu cầu, bạn
cũng nên tự giác cởi giày ra đặt trước cửa.
- Giờ giấc đi làm: Văn phòng Chính phủ: 07:30 - 11:30 và 14:00 - 17:00, từ
thứ Hai đến thứ Sáu; Văn phòng kinh doanh: 08:00 - 12:00 và 14:00 - 17:00, từ thứ
Hai đến thứ Bảy; Cửa hàng: 8:00 - 20:00, mở cửa tất cả các ngày trong tuần; Ngân
hàng: 8:00 - 12:00 và 13:00 - 15:00, từ thứ Hai đến thứ Sáu; Chợ: 6:00 - 14:00, mở
cửa tất cả các ngày trong tuần.
- Quà tặng: Tại Campuchia, người ta thường tặng quà cho nhau vào dịp năm
mới (còn gọi là Chaul Chnam). Khi đến thăm nhà người khác, bạn nên thể hiện sự
lịch sự bằng cách đem đến một món quà nhỏ như trái cây, hoa, bánh ngọt hoặc kẹo.
Khi tặng quà, bạn phải đưa bằng cả hai tay. Khi nhận được quà tặng, bạn không được
mở ra ngay mà phải đem về nhà rồi mới được phép mở.

3
ÚC
* TỔNG QUAN
- Thủ đô: Canberra
- Mã code quốc gia: +64
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh
- Quốc hoa của nước: Úc Hoa Golden Wattle
- Diện tích: 7.741.220km2
- Thống kê dân số: 22.751.014 (7/2015)
- Đơn vị tiền tệ: Đô la Úc
- Dân tộc: Người da trắng 92%, người châu Á 7%, thổ dân và các dân tộc khác
1%
- Tôn giáo: Công giáo, Anh chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Hiện nay Ấn độ giáo và
Hồi giáo cũng đang tăng trưởng nhanh tại Úc
- Thể chế: Quân chủ lập hiến
- Nguyên thủ quốc gia :
Vua Charles III
Nữ hoàng ELIZABETH II
Thủ tướng Malcolm TURNBULL
* LỄ HỘI
Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney
- Thời gian: 27/5 đến 18/6
- Địa điểm: Thành phố Sydney
- Ý nghĩa: Lễ hội nhằm mục đích thúc đẩy sự sáng tạo trong cộng đồng. Bên
cạnh đó, xây dựng ngành công nghiệp sáng tạo đồng thời cung cấp những cơ hội phát
triển. Lễ hội là nơi để hỗ trợ những nhà sáng lập mới trong ngành công nghệ, thiết kế
cho đến phổ biến phương thức dựng phim, dựng nội dung, nghệ thuật chinh phục thị
giác… Lễ hội còn là nơi tập trung những tập đoàn công ty dẫn đầu trong các lĩnh vực
liên quan nhằm quảng bá thương hiệu và tổ chức nhiều buổi diễn thuyết chia sẻ ý
tưởng.
Lễ hội ẩm thực và rượu vang Melbourne

4
- Thời gian: 27/2 – 15/3
- Địa điểm: thành phố Melbourne ở bang Victoria
- Ý nghĩa: Lễ hội cũng là dịp để những nhà sản xuất lừng danh khắp thế giới
được nghe chia sẻ về phương pháp làm rượu hay những cách kết hợp rượu vang hết
sức mới lạ và độc đáo. Lễ hội nhằm quảng bá cho các sản phẩm chất lượng, tài năng
và lối sống của người dân thành phố Melbourne ở bang Victoria. Đồng thời lễ hội
góp phần củng cố hình ảnh của Melbourne như một thủ phủ của rượu và ẩm thực của
Úc.
* VĂN HOÁ CON NGƯỜI
- Ẩm thực:
Rượu vang Úc: Nước Úc nổi tiếng với những trang trại nho, bởi vậy mà nơi
đây cũng là quê hương của những loại rượu vang trứ danh. Với những bí quyết chế
biến thủ công lâu đời, rượu vang Úc được đánh giá cao về sự thuần khiết, chất lượng
và đa dạng hương vị. Thực khách có thể thưởng thức rượu vang cùng với những món
ăn truyền thống Úc để cảm nhận hương vị thêm đậm đà, khó quên.
Thịt Kangaroo: Nhắc đến Úc chắc chắn chúng ta sẽ hình dung ngay tới những
chú chuột túi khổng lồ. Với số lượng chuột túi gấp 2 lần số dân cư Úc, chính phủ Úc
và người dân đã tận dụng thịt loài Kangaroo chế biến rất nhiều món ngon. Món ăn Úc
nổi tiếng mà bạn không thể quên chính là Thịt Kangaroo nướng- món ăn độc quyền
chỉ có tại Úc sẽ khiến bạn phải xuýt xoa và không thể ngừng ăn cho tới khi bụng căng
tròn. Loại thịt này rất thích hợp với những người sợ béo nhưng thích ăn thịt. Thịt loài
động vật này rất ít mỡ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như
omega 6 hay giàu đạm.
- Trang phục: Từ trước, trang phục Dirndl chỉ là bộ trang phục có thiết kế vô
cùng đơn giản, dễ mặc và thoải mái. Về sau bộ trang phục đã có nhiều sự chuyển biến
về thiết kế, kĩ xảo và đường nét tinh vi, hiện đại hơn theo sự thay đổi của thời gian.
Điều đó được thể hiện qua:
- Chất liệu vải được sử dụng linh hoạt theo mùa để phù hợp với mọi hoạt động
của người sử dụng.

5
- Vạt áo che ngực, tay áo màu trắng được phối cùng với chân váy dài có màu
sắc vô cùng sặc sỡ.
- Bên ngoài váy được thiết kế như một chiếc tạp dề với họa tiết tinh xảo.
Dirndl Australia có sự thay đổi nhất định giữa các mùa. Cụ thể:
- Vào mùa xuân, dựa vào xu hướng yêu thích của người mặc các nhà thiết kế
đã thiết kế vát ngắn hơn nhằm thuận lợi cho người mặc dễ dàng vận động. Thiết kế
tay áo của váy cũng được cắt ngắn đến khuỷu tay.
- Vào mùa hè, chất liệu của bộ trang phục được sử dụng để may chủ yếu là
những chất vải mỏng, nhẹ và thoáng khí như satin, lụa,…
- Vào mùa thu, thiết kế trang phục truyền thống Dirndl cũng khá giống với
thiết kế mùa xuân. Màu sắc váy đi kèm với không gian lãng mạn, mộng mơ kết hợp
với màu cam pha chút vàng
- Vào mùa đông, các nhà thiết kế đã linh hoạt thay đổi chất liệu từ mỏng qua
dày để phù hợp với tiết trời lạnh giá ở Úc. Cùng với đó để giữ ấm cho người sử dụng
thì họ đã thiết kế tay áo dáng dài, cổ cao hơn và màu sắc ấm áp hơn.
- Kiến trúc
Nhà hát Con Sò: Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất tại Úc
phải nói đến đầu tiên là nhà hát Opera Sydney vẫn được người Việt gọi với cái tên
quen thuộc là nhà hát Con Sò. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu
nhất thế kỷ XX ở Úc và là một trong những điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất
nước Úc.
Tháp Sydney: Tháp Sydney - ngọn tháp cao nhất Nam bán cầu chính là niềm
tự hào của người dân Úc. Mỗi năm, nơi đây lại đón hàng trăm lượt khách đến tham
quan, thưởng lãm những khung cảnh tuyệt vời và ngoạn mục ở độ cao trên 300 mét.
Tháp Sydney được khởi công xây dựng năm 1970, hoàn tất vào tháng 8/1981 với
tổng kinh phí lên đến 36 triệu đô la Úc và đã trở thành địa điểm tham quan được yêu
thích nhất tại Sydney.
* VĂN HOÁ KINH DOANH
- Chào hỏi: Khi bạn gặp một người lạ thì một cái bắt tay (bằng tay phải) là
cách chào hỏi thông dụng nhất, không ôm hôn khi chưa đủ thân thiết

6
- Danh Thiếp: Ở Úc, việc trao đổi danh thiếp không phổ biến như một vài
quốc gia khác nhưng không phải là không có. Danh thiếp nên được trao trực tiếp khi
bắt đầu các cuộc gặp gỡ.
- Bắt tay: Lưu ý là đừng bắt tay quá chặt hay hờ hững vì đó là hành vi thiếu
lịch sự.
- Kiêng kị: Không đề cập đến tôn giáo và chính trị; Không hút thuốc và xả rác
bừa bãi.
- Giờ giấc đi làm: Đúng giờ, 38 giờ/tuần, tuy nhiên số giờ lao động có thể dao
động tùy theo công việc, có một số người lại làm việc nhiều hơn 40 giờ/tuần.
- Quà tặng: Trong kinh doanh thì người Úc không thích tặng quà họ thường sẽ
đi vào và bàn về công việc. Nhưng nếu bạn muốn tặng thì hãy tặng hoa, rượu vang và
sô-cô-la là những món quà khá phổ biến đối với người Úc. Vào những dịp lễ khi đi
vào siêu thị, bạn có thể nhìn thấy các loại rượu vang và vô số loại sô-cô-la với rất
nhiều hình thù khác nhau, bên cạnh đó những hộp quà, giỏ quà tết gói kèm một vài
bánh trái, rượu và socola cũng rất dễ thương.

7
MÊXICO
* TỔNG QUAN
- Thủ đô: Thành phố Mexico
- Ngôn ngữ: chủ yếu tiếng Tây Ban Nha (92.7%)
- Diện tích: 1.964.375 km2
- Dân số: 121.736.809 (7/2015)
- Tôn giáo: gồm 2 tôn giáo lớn: Thiên chúa giáo: 87.9% và Tin Lành: 5.2%.
Hoạt động nhà thờ độc lập với nhà nước. Linh mục và thầy tu không được bầu cử hay
tham gia ứng cử.
- Tiền tệ: Peso Mexico ($ - MXN)
- Mã số điện thoại quốc tế: +52
- Thể chế chính trị: Cộng hòa liên bang
- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Enrique PENA NIETO (từ 1/12/2012)
- Chủng tộc: là quốc gia đa chủng tộc. Chia làm 3 nhóm chính: Người Mestizo
- Người da đỏ bản địa - Người da trắng
* LỄ HỘI
Lễ hội khiêu vũ Guelaguetza:
- Thời gian: tổ chức vào khoảng thời gian giữa tháng 7.
- Địa điểm: Thành phố Oaxaca nằm tại phía Nam của Mexico.
- Ý nghĩa: Guelaguetza, còn có tên khác là Los Lunes del Cerro. Guelaguetza
trong thổ ngữ Zapotec có nghĩa là cung cấp, hàm nghĩa hành động cho đi và chia sẻ,
không cần thiết phải nhận lại, và ý nghĩa của nó vượt xa tính chất của một lễ hội
thông thường.
Lễ hội người chết:
- Thời gian: diễn ra vào ngày 1 hoặc 2 tháng 11 hằng năm.
- Địa điểm: Khắp các đường phố và quảng trường công cộng ở Mexico
- Ý nghĩa: Đây là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh
người chết. Đây là dịp để các gia đình tưởng nhớ về người thân đã khuất bằng những
phong tục đặc trưng và các hoạt động đầy màu sắc.

8
* VĂN HOÁ CON NGƯỜI
- Ẩm thực:
Tacos - món bánh truyền thống của đất nước này. Đây là món ăn khá đơn giản
với những nguyên liệu dễ kiếm như bột ngô và nhân bên trong gồm thịt lợn, thịt gà,
thịt bò, hay cá tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn.
Enchiladas là niềm tự hào ẩm thực của đất nước này. Món bánh sẽ được ăn
kèm với nước sốt cay, chế biến từ ớt pobblano. Vị thơm của phomat kèm nước sốt
cay nồng của bánh sẽ lan tỏa nơi đầu lưỡi khiến thực khách khó cưỡng được.
- Trang phục:
Quần áo của họ là kết quả của sự pha trộn giữa văn hóa bản địa và Tây Ban
Nha đã tạo ra những thiết kế độc đáo với kết cấu và màu sắc làm mê mẩn cả người
nước ngoài và công chúng trong nước.
➢ Trang phục truyền thống của Chiapas được gọi là chiapaneca và nó có
nguồn gốc từ Chiapa de Corzo. Người ta tin rằng thiết kế của nó được thực hiện để
đại diện cho rừng rậm và hệ thực vật ngoạn mục của nó. Đó là lý do tại sao những
bông hoa nhiều màu sắc nổi bật trên nền tối. Bộ đồ chiapaneca được tạo nên từ một
chiếc áo khoác satin với đường viền cổ thuyền để hở vai. Váy được thêu tay bằng chỉ
lụa để thể hiện họa tiết hoa với các màu sắc như trắng, xanh, hồng hoặc cam.
Quechquémitl, một loại áo choàng được đặt ở phần trên của cơ thể, cũng là một điển
hình.
➢ Ở Guadalajara, trang phục đặc trưng của nam và nữ được gọi là trang
phục Charro. Người đàn ông màu đen với các chi tiết màu sắc. Để bổ sung, người ta
sử dụng một loại áo poncho làm bằng len cừu hoặc len alpaca và một chiếc mũ charro.
Người phụ nữ bao gồm một mớ chăn có chiều dài đến mắt cá chân. Váy được thêu
bằng kỹ thuật thêu chữ thập và bằng những sợi chỉ nhiều màu sắc.
➢ Giống như phần còn lại của trang phục đặc trưng của các vùng Mexico
khác nhau, trang phục của Oaxaca cũng có đặc điểm là rất sặc sỡ mặc dù chúng khác
với phần còn lại bằng cách in các biểu tượng bản địa trên quần áo như ngôi sao, hình
học, động vật hoặc mặt trời. Các kỹ thuật thuộc địa như ren suốt hoặc vòng lửa

9
flamenco, trong số những kỹ thuật khác, được sử dụng trong quá trình chuẩn bị của
nó. Như một sự tò mò, váy của phụ nữ được gọi là posahuanco.
- Kiến trúc:
Cung điện Quốc gia Mexico: Lần đầu đặt chân đến cung điện thành phố
Mexico, bạn sẽ bị choáng ngợp trước những tòa nhà cao vút khi sở hữu nét kiến trúc
cổ kính được trang trí chủ yếu bằng đá cẩm thạch và sơn vữa. Những họa tiết, phù
điêu trên bức tường tòa nhà đều được trang trí rất kỳ công, tỉ mỉ tạo nên một cung
điện tuyệt sắc, đỉnh cao nghệ thuật. Mặt tiền tòa nhà được trang trí công phu, nổi bật
với hình tượng thú vị như tượng đại bàng kết hợp với một con rắn được tạc nằm bên
trong móng vuốt có ý nghĩa là biểu dương sức mạnh, sự quật cường của quốc gia
Mexico. Bao bọc xung quanh tòa cung điện đó chính là bờ tường rào được trang trí
bằng hệ cổng vòm nhìn rất mềm mại, đặc sắc. Các phòng ngủ trong cung điện đều
được trang trí bằng những tấm thảm làm từ chất liệu vải bông, lông vũ, lông thỏ tạo
sự sang trọng, bắt mắt. Sàn nhà làm từ vữa nhưng được đánh bóng và phủ thảm dệt
lông thú nhìn rất mịn mượt và tôn lên vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy, giàu có của một cung
điện quốc gia này.
Thành cổ Teotihuacan: Nói về kim tự tháp, hầu hết mọi người thường nghĩ
đến đất nước Ai Cập cổ đại. Thế nhưng, những kim tự tháp lớn nhì, ba trên thế giới
lại nằm ở thành phố Teotihuacan thuộc đất nước Mexico xinh đẹp. Cách thành phố
Mexico khoảng 48 km về phía đông bắc, Teotihuacan là một trong những nơi có các
kim tự tháp đặc sắc nhất ở Mexico mà bất kỳ ai đến tham quan cũng trầm trồ khen
ngợi. Tất cả những gì khoa học ngày nay biết được là cái tên Teotihuacan do người
Aztec đặt sau khi họ hành hương đến khu vực này, và nó mang ý nghĩa đó là “Nơi
các vị thần được sinh ra”. Đến Teotihuacan, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 kim
tự tháp chính là kim tự tháp Mặt trăng, kim tự tháp Mặt trời và đền Rắn.
* VĂN HOÁ KINH DOANH
- Chào hỏi: Một nụ hôn lên má hay một cái ôm là đủ để chào hỏi ở Mexico.
- Danh Thiếp: Trao đổi danh thiếp ngay khi mọi người giới thiệu với nhau tại
buổi gặp. Danh thiếp của bạn nên có một mặt ghi bằng tiếng Tây Ban Nha. Nên ghi
rõ các bằng cấp đào tạo và chứng nhận nghề nghiệp của bạn.

10
- Bắt tay: Người dân ở đây thường có cái bắt tay rất lâu, và nếu bạn là đàn ông
thường ôm sau khi bắt tay.
- Kiêng kị: Đây là phong tục rất đặc biệt của người Mexico khi họ cho rằng
đến đúng giờ hẹn là mất lịch sự. Bởi họ cho rằng không quan trọng là bạn đang ở nơi
đâu: cuộc họp kinh doanh, hay 1 bữa tiệc với bạn bè họ sẽ luôn đến trễ hẹn. Và sẽ bất
lịch sự khi ta có mặt đúng giờ. Đây cũng là lời giải đáp vẹn toàn cho việc: Từ lâu,
Mexico là đất nước gặp vấn đề lớn với giao thông công cộng. Do vậy, đến trễ giờ đã
trở thành thói quen trong họ.
- Giờ giấc đi làm: Ở Mexico, giờ làm việc kinh doanh với giờ làm việc của cá
nhân là không giống nhau, tuy nhiên nói chung là từ 9h sáng đến 6-7 giờ chiều.
- Quà tặng: Không tặng hoa hồng vàng bởi họ quan niệm màu vàng là cái chết
trong văn hóa Mexico.

11
TÂY BAN NHA
* TỔNG QUAN
- Thủ đô: Madrid
- Diện tích: 505.370 km2
- Dân số: 48.146.134 ( 7/2015 )
- Ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha
- Tiền tệ: Euro
- Mã số DT: +34
- Múi giờ: UTC +0 đến +1
- Quốc hoa: Hoa Cẩm chướng
- Thể chế chính trị: Chế độ quân chủ lập hiến
- Nguyên thủ quốc gia :
Vua FELIPE VI
Tổng thống Mariano RAJOY
* LỄ HỘI
Lễ Phục Sinh
- Thời gian: Vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm
- Địa điểm: Thị trấn Bunol, thành phố Valencia
- Ý nghĩa: Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Là lễ
của niềm hy vọng vì nhầm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là
kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm
do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhú nhú trên nhành cây.
Lễ hội ném cà chua Tomatina
- Thời gian: vào thứ 4 cuối cùng của cuối tháng 8
- Địa điểm: Thị trấn Bunol, thành phố Valencia
- Ý nghĩa: Sau khi kết thúc lễ hội thì sắc đỏ của cà chua sẽ nhuộm cả khu phố.
Nó chính là một nghi thức đặc biệt mà người dân Tây Ban Nha cho rằng nó sẽ là sự
cầu nguyện cho một năm mới với mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và hạnh phúc
đến với tất cả mọi người

12
* VĂN HOÁ CON NGƯỜI
- Ẩm thực
Thịt bò: Ẩm thực Tây Ban Nha rất đa dạng và phong phú. Do là một quốc gia
với đường bờ biển dài nên “Xứ sở bò tót” có rất nhiều các món hải sản. Sự đa dạng
về văn hóa gốc Địa Trung Hải cũng được thể hiện rõ trong các món ăn của nước này
với hàng ngàn cách chế biến và hương vị khác nhau. Nghệ thuật nấu nướng của Tây
Ban Nha là một sự kết hợp đầy cảm hứng giữa những cái cực kì lạ lùng và cực kì đơn
giản. Thịt bò, cừu và thịt lợn đều phổ biến, có thể được chế biến bằng cách quay,
nướng trên than hoặc sa-tế cho các món sốt. Thường thì người Tây Ban Nha dùng thịt
quay trong các dịp lễ, hội
Món trứng Flamencos: Tây Ban Nha thường sử dụng trứng cho rất nhiều các
món ăn của đất nước này và đặc biệt nhất là món trứng Flamencos - món trúng chiến
với thịt hun khói, rau và cà chua đây là một món ăn rất độc đáo và được du khách rất
yêu thích khi đến du lịch xứ sở bò tót.Đây vốn là một món ăn truyền thống của vùng
Seville, sau này đã trở thành một món ăn nổi tiếng của nền ẩm thực truyền thống Tây
Ban Nha.
- Trang phục: Trang phục Tây Ban Nha ra đời vào thời trang vào thế kỷ 15.
Đó là thời Phục hưng, quy định các điều kiện của nó. Sau đó, trong thời trang là
những lý tưởng hiệp sĩ, cách cư xử của các vị vua và sự nghiêm trọng của Giáo hội
Công giáo, mà mọi thứ đều tội lỗi.
Bộ đồ có thiết kế hình tam giác giống như một trường hợp mà một người phụ
nữ được giấu kín. Theo truyền thuyết, phong cách này được phát minh bởi Nữ hoàng
Castile, Juana của Bồ Đào Nha, để không ai biết về việc mang thai của cô. Nhờ phát
minh của hoàng gia, người Tây Ban Nha trong nhiều năm đã mặc những bộ váy sang
trọng và sang trọng, không thoải mái và cồng kềnh.
● Hình dạng và hình bóng giống như một khung hình tam giác.
● Váy được may với một chiếc áo lót và với một corset kín, kín để che
giấu các hình thức tự nhiên của ngực.
● Phần thân trước có hình mũi nhọn. Khung được làm bằng dây kim loại
uốn cong, được cắt bằng vải đắt tiền.

13
● Hai chiếc váy bó sát được gắn vào thân áo. Chúng được may bằng vải
taffeta và nằm song song với nhau.
● Váy trên có cổ hình tam giác, và dưới cùng có vòng kim loại. Váy chộp
vào nhau.
● Trên váy, một chiếc váy trên cùng là một khe. Nó được buộc chặt bằng
các vòng và buộc bằng một cây cung.
● Chiếc váy được trang trí bằng ngọc trai và một mạng lưới trong đó các
sợi vàng được dệt. Tất cả điều này đã được sử dụng như chèn.
● Với sự trợ giúp của corset, vòng eo đã được thu hẹp và dạ dày được thắt
chặt. Một tấm hẹp được gắn vào nó, phục vụ cho mục đích này.
● Quần áo của phụ nữ có tay áo dài, được may từ các loại vải khác nhau.
Tay áo có một vết cắt dọc theo toàn bộ chiều dài và mở rộng ở phía dưới như đôi
cánh.
● Vai được tăng lên một cách giả tạo với sự trợ giúp của các con lăn đặc
biệt và tay áo phía trên.
- Kiến trúc:
Vương cung Thánh đường Sagrada Familia: Vương Cung Thánh đường
Sagrada Familia được thiết kế bởi kiến trúc sư Antoni Guadi theo phong cách Tân
Gothic. Nơi đây được biết đến là nhà thờ công giáo có kiến trúc ấn tượng, lạ bậc nhất.
Sagrada Familia đang trở thành công trình tôn giáo cao nhất ở Châu Âu. Bên cạnh đó
cấu trúc công tình khá phức tạp, có người kể rằng khi thi công gặp khá nhiều khó
khăn, thậm chí phải tạm dừng cuối thập niên 30 khi nội chiến TBN xảy ra.
Quảng trường Virgen được xây dựng vào thế kỷ thứ 17. Đây là một trong
những công trình Baroque đầu tiên tại TBN. Bạn có thể đến thăm luôn Nhà thờ lớn
Valencia khi tới đây. Dãy cột theo phong cách Đấu trường La Mã cùng lối vào theo
phong cách Gothic khiến du khách tới đây không khỏi rời mắt. Bên đối diện quảng
trường là Cung điện Generalidade cổ kính. Chính giữa quảng trường là đài phun nước
điêu khắc Fuente del Turia.

14
* VĂN HOÁ KINH DOANH
- Chào hỏi: Trước và sau buổi họp mọi người bắt tay nhau và chào hỏi niềm
nở. Quần áo cần chỉnh tề, nam mặc comple và phải đeo cà vạt, nữ mặc áo vest và váy.
- Danh Thiếp: Khi trao danh thiếp, nên để mặt tiếng Tây Ban Nha theo chiều
người nhận có thể đọc được. Khi đưa danh thiếp, bạn nên cười và duy trì giao tiếp
bằng mắt, sau đó dành một vài giây để đọc nội dung. Tiếp theo đặt danh thiếp lên bàn
trước mặt bạn
- Bắt tay: Ở Tây Ban Nha là một loại nghi thức ngắn để chào hỏi, trong đó hai
bàn tay, phải và trái chắp vào nhau thường được thực hiện khi hai người gặp nhau
hoặc chào tạm biệt hoặc khi kết thúc hợp đồng
- Kiêng kị: Thể hiện ghét đấu bò tót, tôn giáo, gia đình và nghề nghiệp của
người giao tiếp, kiêng kị hoa cúc.
- Giờ giấc: Tránh đến muộn quá 10 đến 15 phút và nếu bị muộn thì nên báo
trước với họ. Giờ làm việc ở Tây Ban Nha thường từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều, ngày
làm việc từ thứ 2 tới thứ 6.
- Quà tặng:Theo phong tục, trước và sau buổi họp mọi người bắt tay nhau và
chào hỏi niềm nở. Vào lần gặp gỡ đầu tiên không nên tặng quà cho người Tây Ban
Nha mà nên tặng vào những lần gặp gỡ sau.

15
AI CẬP
* TỔNG QUAN
- Thủ đô: Cario
- Mã code quốc tế: +20
- Ngôn ngữ: tiếng Ả rập
- Diện tích : 1.010.407km2 ( 7/2020)
- Dân số: 102.334.403 ( 7/2020 )
- Dân tộc: người Ai Cập
- Thành phố lớn nhất : Saopaolo
- Tôn giáo: Đạo Hồi
-Tiền tệ: Pound Ai Cập
- Thể chế: Cộng hòa
- Nguyên thủ quốc gia :
Tổng thống Abdelfattah Said EL SISI
Thủ tướng Mostafa Madboy
* LỄ HỘI
Lễ hội sông Nile
- Thời gian: ngày 17 tháng 6 hàng năm
- Địa điểm: bên bờ sông Nile
- Ý nghĩa: Lễ hội truyền thống này của người Ai Cập thể hiện mối quan hệ mật
thiết giữa cuộc sống và nền văn minh của họ với sông Nile. Dòng sông Nile huyền bí
và vĩ đại mang lại sự sống cho người dân nên học tổ chức ngày lễ chào mừng ngày
sông Nile dâng nước với lòng biết ơn và sự trân trọng, thành kính nhất.
Lễ hội Ramadan
- Thời gian: thường được tổ chức vào tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập.
- Địa điểm: trên khắp đất nước Ai Cập
- Ý nghĩa: Có sự cảm thông với người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ
ăn đủ mặc. Bên cạnh đó hành động này còn nhằm luyện cho con người sự tiết chế,
chống những cám dỗ vật chất, để tạo thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng.

16
* VĂN HOÁ CON NGƯỜI
- Ẩm thực:
Kushari là món ăn chay xuất hiện từ lâu đời của ẩm thực Ai Cập. Đây là một
sự kết hợp vô cùng hoàn hảo từ mì ống, cơm, các loại đậu và hành phi. Nó được phủ
lên bởi một lớp sốt được làm từ cà chua và tỏi. Món này vừa đầy đủ chất dinh dưỡng
mà còn có tác dụng giúp cho giấc ngủ ngon hơn. Việc chế biến ra Kushri còn giúp
người dân tận dụng được những thức ăn thừa.
Full Medames khi nhắc đến ẩm thực Ai Cập thì không thể thiếu món Ful
medames. Đây là món ăn rất phổ biến của người dân ở đây. Dầu ô liu và đậu fava là
hai nguyên liệu chính để chế biến ra món ăn này. Hương vị của nó rất lạ và đặc sắc.
Ful medames được bán từ những quán ăn vỉa hè cho đến các nhà hàng sang trọng. Nó
thường được ăn kèm cùng với loại bánh mì truyền thống ở đây.
- Trang phục: Vải lanh được sử dụng chủ yếu ở Ai Cập. Trang phục nữ: một
loại váy bó sát cơ thể gọi là kalasiris, một mảnh vải được gấp là khâu lại tạo thành
một cái váy ống, kéo dài từ trên mắt cá chân cho đến dưới hoặc trên ngực. Trang
phục nam: một cái váy quấn quanh thắt lưng, đôi khi được xếp ly hoặc chùm về phía
trước và năm thường để mình trần, trang phục này Shendyt.
- Kiến trúc:
Kim tự tháp: Đây là công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại nổi tiếng và là biểu
tượng khi nhắc đến Ai Cập. Các kim tự tháp đã được công nhận là di sản thế giới khi
sở hữu những nét riêng biệt của nền văn minh Ai Cập. Kim tự tháp có dạng tháp có
đáy là hình chữ nhật, có 6 bậc và các tầng nhỏ dần lên đỉnh. Nổi tiếng và được biết
đến nhiều nhất là kim tự tháp ở Giza với 3 kim tự tháp lớn, 6 kim tự tháp nhỏ và
tượng nhân sư, đền thờ nằm rải rác quanh khu vực.
Đền Mortuary: Đền Mortuary là đền thờ nữ Pharaoh đầu tiên của Ai Cập. Đó
là bà Hatshepsut. Ngôi nhà đen nằm trên vách núi đá vôi cao nhất với thiết kế cấu
trúc dạng cột ba bậc cao 30m.
Tượng nhân sư lớn: Great Sphinx còn được gọi là tượng Nhân sư. Bức tượng
được làm bằng đá vôi với hình dáng của một nhân sư trong truyền thuyết. Bức tượng
nguyên khối lâu đời nhất, lớn nhất thế giới.

17
* VĂN HOÁ KINH DOANH
- Chào hỏi: Nghi thức chào truyền thống ở Ai Cập và nhiều nước ở Trung
Đông là bắt tay phải trong khi đặt tay trái lên vai đối phương. Cùng với cái bắt tay, họ
sẽ hôn nhẹ lên má nhau. Tuy nhiên, đàn ông và phụ nữ không chạm vào nhau khi
chào hỏi. Người Ai Cập cũng thích đứng rất gần nhau khi nói chuyện.
- Bắt tay: Bắt tay được sử dụng phổ biến trong nghi thức chào hỏi của người
Ai Cập. Tại quốc gia này, bắt tay thường khá lâu và chặt kèm theo cử chỉ tiếp xúc
bằng ánh mắt và nụ cười. Với mối quan hệ đồng giới thân thiết, người ta cũng chào
hỏi nhau bằng cách hôn lên má. Với mối quan hệ khác giới, hãy chờ cho phái nữ chủ
động bắt tay trước, nếu họ không làm điều đó, phái mạnh sẽ cúi đầu để chào hỏi.
- Kiêng kị:
Khoảng cách không gian khi giao tiếp cùng giới của người Ai Cập thường gần
hơn so với người Mỹ và người châu Âu, vì vậy khi giao tiếp với họ đừng cố đứng lùi
ra xa, nếu không có thể bị hiểu là kiêu căng. Ngược lại, người khác phái ở Ai Cập lại
đứng xa nhau hơn so với ở Mỹ và người châu Âu.
Không ngồi bắt chéo chân khi tiếp xúc với người Ai Cập, vì bàn chân theo
quan niệm của họ là một bộ phận thấp kém nhất cơ thể, vì vậy hướng bàn chân hay để
lộ để giày vào người khác là một sự xúc phạm.
Ngón cái chỉ lên trên là cử chỉ xúc phạm người đối diện vì theo cách hiểu của
người Ai Cập đó là cử chỉ tục tĩu.
- Quà tặng: Mang theo socola hảo hạn, kẹo hoặc bánh ngọt nếu được mời đến
nhà để làm vui lòng chủ nhà. Trao quà bằng 2 tay, không mở quà ngay khi nhận.
Đừng tặng hoa trừ khi đám cưới hoặc thăm bệnh

18
Phần 2:
ĐẠO PHẬT
* NGUỒN GỐC RA ĐỜI
Đạo Phật được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2, đến thời Lý (thế kỷ
thứ 11) Phật Giáo vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống.
Hiện nay số người theo Đạo Phật khoảng 70% dân số cả nước.
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử người Ấn
Độ là Tất-Đạt-Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật, sau nhiều
năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người
thoát khỏi khổ - đau và sinh - tử”
Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc
“Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12
năm Đức Phật 35 tuổi.
* TƯ TƯỞNG CHÍNH
Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):
+ Kinh tạng: là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là
Khế kinh, có nghĩa như là một chân lý.
+ Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2
chúng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học,
đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia.
+ Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật.
Giáo lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề quan trọng, đó là Lý Nhân Duyên và
Tứ Diệu đế (4 chân lý)
Lý Nhân Duyên

19
Tứ Diệu đế: Là giáo lý căn bản, xuyên suốt trong toàn bộ kinh điển Phật giáo.
Tứ Diệu đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
1. Khổ đế: Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp
những điều đau khổ. Ngài đã khái quát cái khổ của con người thành 8 loại khổ (bát
khổ):
+ Sinh
+ Lão
+ Bệnh
+ Tử
+ Ái biệt ly khổ
+ Oán tăng hội khổ
+ Cầu bất đắc khổ
+ "Ngũ ấm xí thạnh khổ"
2. Tập đế: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn và ghét bỏ,… Ái, tìm sự thỏa
mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của
Luân hồi.

20
3. Diệt đế: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ đau cũng
được tận diệt.
4. Đạo đế: Là phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt
khổ, được vui.
Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.
- Ngũ giới là 5 giới cấm:
+ Không sát sinh;
+ Không nói sai sự thật;
+ Không tà dâm;
+ Không trộm cắp;
+ Không uống rượu.
- Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
+ Ba điều thiện về thận: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;
+ Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói
điều ác, không nói thêu dệt;
+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

21
ĐẠO HỒI
* NGUỒN GỐC RA ĐỜI
Tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới sau Kitô giáo. Tín đạo Đạo hồi chủ yếu là
người Chăm ở miền Trung Trung Bộ, có khoảng hơn 60 nghìn người.
Hồi giáo còn gọi Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo
Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang
phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới.
Hầu hết người theo đạo hồi thuộc hai dòng, Sunni ( 75-90%), hoặc Shia (10-
20%).
Đạo hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận
mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ
tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất. Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên
Sứ cuối cùng được Alla mặc khải Thiên Kinh Qur’an ( còn viết tắt là Koran) qua
Thiên Thần Jibrael.
* TƯ TƯỞNG CHÍNH
Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Kitô giáo và Do Thái giáo. Thể
hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh
Cựu ước và Tân ước).
Đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur’an, gồm có 114 chương,
6236 tiết.
Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không
tin Jesus là con của Thiên Chúa ( Allah ), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một
sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có
con, như Thiên Kinh Qur’an đã phán.
( “Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không
hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi
vật.” ( trích 6:101 ))
Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eva không phải là
nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai
khác; ngoại trừ Allah.

22
Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Kitô nhưng Kinh Qur’an cũng
liệt kê mười điều tương tự:
- Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Ả Rập là Allah ).
- Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
- Tôn trọng quyền của người khác.
- Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
- Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt.
- Cấm ngoại tình.
- Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
- Hãy cư xử công bằng với mọi người.
- Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
- Hãy khiêm tốn.
Năm trụ cột của Hồi giáo.
- Tuyên đọc câu Kalimah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an
na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa là Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất
và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muahammad là vị sứ giả cuối cùng
của Ngài.
- Cầu nguyện ngày năm lần. Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và
tối.
- Bố thí.
- Nhịn chay tháng Ramadan.
- Hành hương tại Mecca.

23
ĐẠO THIÊN CHÚA
* NGUỒN GỐC RA ĐỜI
Tôn giáo lớn nhất TG. Công Giáo được du nhập vào VN từ thế kỷ 17. Số lượng
tín đồ theo đạo Kito chiếm khoảng trên 5 triệu người.

* TƯ TƯỞNG CHÍNH
“Duy nhất, Thánh Thiện, Công giáo và tông truyền”
- Đạo Thiên Chúa gồm cả 2 tôn giáo Tin Lành và Công Giáo đều lấy Kinh
Thánh (Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý.
Đạo Tin Lành:
➢ Đề cao vị trí của Kinh Thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của
đức tin và sự hành đạo. Đạo Tin Lành đề cao Kinh thánh một cách tuyệt đối.
➢ Tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm của bà Maria
nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không
còn đồng trinh nữa. Do vậy Đạo Tin Lành chỉ kính trọng chứ không tôn sùng thờ lạy
bà Maria như đạo công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy chúa Giêsu chứ
không phải là mẹ của Thiên Chúa.
➢ Không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng Kinh Thánh đã dạy: “Hình
tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng có miệng mà không nói, có tai mà
không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết
bước đi…phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó, đều giống nó”.
➢ Trong bảy phép Bí tích của đạo Công Giáo (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội,
Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, Hôn Phối) đạo Tin Lành chỉ thừa nhận và thực
hiện phép Rửa Tội và phép Thánh Thể.
- Sơ đồ năm phụng vụ:

24
=> Cả 2 tôn giáo đều thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết “Thiên Chúa ba ngôi”
(Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai: Con, Ngôi Ba: Thánh Thần)
Mười điều răn
➢ Thứ nhât: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết
mọi sự
➢ Thư hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
➢ Thứ ba: Giữ ngày Chúa Nhật
➢ Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ
➢ Thứ năm: Chớ giết người
➢ Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục
➢ Thứ bảy: Chớ lấy của người
➢ Thứ tám: Chớ làm chứng dối
➢ Thứ chin: Chớ muốn vợ chồng người
➢ Thứ mười: Chớ tham của người
Một số lễ quan trọng như:

25
➢ Lễ chúa Giê-su chịu phép rửa
➢ Lễ Tro
➢ Lễ Lá
➢ Lễ Chúa Phục Sinh
➢ Lễ Tạ ơn
➢ Lễ Giáng Sinh

26
DO THÁI GIÁO
* NGUỒN GỐC RA ĐỜI
- Do Thái giáo là tôn giáo của người Do Thái ở vùng Trung Cận Đông
- Nước Do Thái, ngày nay được gọi là nước Israel. Khoảng 1000 năm trước
Tây lịch. Quốc gia Do Thái trải qua nhiều lần hưng vong, đặc biệt vào thế kỷ thứ 6
trước Tây lịch, Do Thái bị nhiều nước tấn công xâu xé, người Do Thái phải lưu tán
sang các nước khác, một số lớn bị bắt làm nô lệ, xem như quốc gia Do Thái đã bị diệt
vong.
- Đạo Do Thái xuất phát từ tộc trưởng ABRAHAM (Ông Tổ của người Do
Thái) và nhà Tiên tri MÔI-SE (người giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ của
nước Ai Cập và đưa dân tộc Do Thái đến vùng Đất Hứa) vào khoảng năm 1850 trước
Tây lịch
* TƯ TƯỞNG CHÍNH
- Điều cơ bản mà Đạo Do Thái khẳng định là chỉ có một Thượng Đế Jehovah
mà thôi. Do đó, Đạo Do Thái là tôn giáo Cổ Nhứt Thần.
- Do Thái giáo là quốc gia của nước Do Thái. Đạo này quy định nhiều lễ nghi
và tục lệ bao gồm hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt của các tín đồ như: Lễ cắt bao quy
đầu của con trai, Lễ hằng ngày cầu kinh bằng tiếng Do Thái cổ, Lễ nghỉ hằng tuần
ngày Sa-bát tính từ tối ngày thứ 6 đến tối ngày thứ 7.
- Kinh Thánh Cựu ước
Kinh thánh Cựu ước gồm có 4 phần, trong mỗi phần có chia làm nhiều đoạn,
chép ra sau đây:
+ Phần thứ nhất: Năm quyển sách của Môi-se
➢ Sáng thế ký
➢ Xuất Ê-díp-tô ký
➢ Lê-vi ký
➢ Dân số ký
➢ Phục truyền luật lệ ký
+ Phần thứ hai: Các sách về lịch sử
+ Phần thứ ba: Các sách văn thơ

27
+ Phần thứ tư: Các sách Tiên tri
❖ Sáng Thế ký
Trong quyển Sáng Thế ký, Môi-se cho biết Đức Chúa Trời (Đấng Thượng Đế)
tạo thành Trời Đất, các loài sinh vật và loài người trong 6 ngày
- Ngày thứ 1: ĐCT tạo ra sự sáng và tối, tức ngày và đêm
- Ngày thứ 2: ĐCT (Đức Chúa Trời) tạo ra bầu trời
- Ngày thứ 3: ĐCT tạo ra đất, biển, thảo mộc
- Ngày thứ 4: ĐCT tạo ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao
- Ngày thứ 5: ĐCT tạo ra loài cá, loài chim
- Ngày thứ 6: ĐCT tạo ra các loài thú trên mặt đất gồm thú rừng, súc vật và côn
trùng
Trong 10 Điều răn này, trong đó có 3 điều nói về Đức Chúa Trời và 7 điều nói
về Người, được chép ra sau đây:
1. Kính chuộng Đức Chúa Trời trên hết mọi sự
2. Chớ lấy tên Đức Chúa Trời mà thề dối
3. Giữ ngày Chúa nhật, nghỉ hết các công việc để kính thờ Đức Chúa Trời
4. Thảo kính cha mẹ
5. Chớ giết người
6. Chớ làm tà dâm
7. Chớ ăn trộm cướp
8. Chớ bỏ vạ cho người (Chớ làm chứng gian hại người)
9. Chớ muốn vợ, chồng người
10. Chớ tham của người

28
ĐẠO HINDU
* NGUỒN GỐC RA ĐỜI
Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và
hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn
Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải
ngoại.
Đạo Hindu một tôn giáo lớn ở Ấn Độ được hình thành trên cơ sở những tín
ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, đạo Hindu thờ nhiều vị thần khác nhau trong đó ba
vị thần quan trọng nhất là thần Shiva (đấng tạo hóa) và thần Vishnu (đấng bảo vệ
muôn loài) và thần Brahma (đấng sáng tạo).
* TƯ TƯỞNG CHÍNH
Giáo Lý Chinh
- Tin ở kiếp luân hồi
- Sau khi chết, linh hồn sẽ hóa kiếp, tái sinh
- Người nào sống tốt thì sẽ tái sinh trong kiếp sống sung sướng
- Người nào sống tồi tệ sẽ được tái sinh làm cây cỏ, loài vật
Có 4 đẳng câp:
- Tăng lữ và tri thức
- Quân đội
- Chủ đất và nhà buôn
- Thợ thủ công và nông dân
- Con người sinh ra ở đẳng cấp nào thì giao lưu với đẳng cấp đó
Phân bố:
- Chủ yếu ở Ấn Độ: 80%
- Ở Nepan: 90%
- Ở Xri Lanca: 20%
- Ở Bangladet: gần 18%
Các vị thần trong tin ngưỡng Hindu giáo
Thần Brahma (Thần sáng tạo)

29
- Brahma (Phạm Thiên): Người sáng tạo và chèo lái vũ trụ, là cha của các thần
và của cả loài người.
- Brahma cùng Shiva và Vishnu hợp thành bộ ba gọi là Trimurti.
- Vishnu và Shiva là hai thế lực đối lập, còn Brahma là thế lực cân bằng
Thần Vishnu (đấng bảo vệ muôn loài)
- Là một trong các vị thần quan trọng của đạo Hindu và là vị thần được thờ
cúng rộng rãi nhất.
- Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói
chung ông là vị thần tử tế và ít gây kiếp sợ hơn thần Shiva nhiều.
- Những người thờ thần Vishnu gọi là những “Vaishnava”, xem ông là vị thần
tối cao.
Thần Shiva (đấng tạo hóa)
- Là một trong các vị thần chính của Ấn Độ giáo. Thần này được cho là xuất
thân từ Rudra, một vị thần nhỏ được thấy trong Rig - Veda.
- Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt
ở các chiến trường và giàn hỏa táng.

30

You might also like