You are on page 1of 13

ÚC

-Tổng quan quốc gia


-Văn hóa con người :
+ Lễ hội :
 Lễ hội ánh sáng Vivid Sydney: Đây là một lễ hội nổi bật ở Úc được tổ chức
thường niên vào
tháng 5 đến đầu tháng 6 hàng năm tại Vivid Sydney, Úc. Trong suốt thời gian hơn
2 tuần lễ hội diễn ra, trung tâm thành phố Sydney sẽ chìm đắm trong một bể màu
sắc tuyệt đẹp. Các tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố sẽ được nhuộm lên
những ánh sáng tuyệt đẹp. Nổi bật nhất phải kể đến chương trình chiếu sáng 3D
với âm thanh đồng bộ tại một số địa điểm ven sông.
Tại hơn 60 điểm lắp đặt ánh sáng tương tác, hàng trăm triệu bóng đèn led được sử dụng
để tạo thành nhiều hình thù đặc sắc
Lễ hội nhằm mục đích thúc đẩy sự sáng tạo trong cộng đồng. Bên cạnh đó, xây dựng
ngành công nghiệp sáng tạo đồng thời cung cấp những cơ hội phát triển
 Lễ hội khinh khí cầu Canberra:
MEXICO
-Tổng quan quốc gia
-Văn hóa con người :
+ Lễ hội:
 Ngày Vong Linh được tổ chức vào hai ngày đầu tiên của tháng 11 là một dịp lễ hội
khá đặc sắc của Mexico. Lễ hội này bắt nguồn từ những niềm tin tôn giáo có từ xa
xưa của đạo Công giáo Rôma là ngày Lễ Các Thánh (1 tháng 11) và Lễ Các
Đẳng (2 tháng 11), nhưng cũng được cho là có liên quan tới một lễ hội cổ của
người Aztec về Nữ thần Chết. Trong ngày này, người dân Mexico thường sum họp
gia đình, đi thăm mộ để tưởng niệm người thân và bạn bè đã mất. Trong ngày lễ
này, các cửa hàng ở Mexico thường trang trí sặc sỡ những hình đầu lâu làm bằng
đường và những catrina (bộ xương mặc trang phục người phụ nữ)
Là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh người chết.Nó tượng trưng
cho "sự ngọt ngào" và sức sống của người đã khuất, đồng thời cũng tượng trưng cho sự
vô thường của cuộc sống.Cũng vì mang ý nghĩa như vậy nên mặc dù có cái tên hơi "rùng
rợn" nhưng không khí của lễ hội rất vui vẻ và náo nhiệt. Trên khắp đường phố sẽ diễn ra
các cuộc diễu hành và tiệc tùng lộng lẫy.
 Ngày 16 tháng 9 là ngày Mexico giành được độc lập từ tay người Tây Ban Nha
năm 1821 và được coi là một ngày lễ chính thức của đất nước. Bên cạnh những
ngày lễ thông thường trên khắp thế giới như Năm mới, Giáng Sinh, mỗi thành phố,
trị trấn hay các làng quê của Mexico đều có những lễ hội thường niên của riêng
mình để tưởng nhớ vị thánh bảo trợ cho địa phương họ. Trong ngày lễ thánh của
địa phương, người dân Mexico thường cầu nguyện, đốt nến và trang trí nhà thờ
bằng nhiều loại hoa. Những cuộc diễu hành, bắn pháo hoa, các cuộc thi khiêu vũ,
thi hoa hậu, các bữa tiệc... cũng được tổ chức nhân dịp này. Bên cạnh đó tại những
thị trấn nhỏ còn có các hoạt động như bóng đá, gà chọi, đấu bò tót nghiệp dư
+Tôn giáo:
Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tuyệt đại đa số người dân Mexico theo Công giáo
Rôma (83%), mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần nhỏ hơn rất nhiều, chỉ
khoảng 47%. Khoảng 5,2% dân số Mexico theo đạo Tin lành, số còn lại theo một số tôn
giáo khác và 4,7% là vô thần. Mexico cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn
thú hai thế giới sau Brasil.
Tỉ lệ người dân Mexico theo Công giáo đã giảm xuống từ mốc 98% năm 1950 xuống còn
87,9% năm 2000 và 83% năm 2010.
Theo điều tra dân số năm 2010, có 67.476 người Do Thái ở Mexico [63]. Tín đồ Hồi giáo ở
Mexico chủ yếu là người Mexico gốc Ả Rập.Cũng trong điều tra dân số năm 2010,
18.185 người Mexico được báo cáo là tín đồ của một tôn giáo phương Đông, bao gồm
một cộng đồng Phật giáo nhỏ bé
+Ẩm thực:
Ẩm thực tại Mexico nổi tiếng thế giới với hương vị cay nồng, cách trang trí món ăn sặc
sỡ và sự đa dạng về các loại gia vị khác nhau. Champurrado- đồ uống trong đặc biệt của
người mexico.Bánh ngô vùng Tây Nam :Món ăn của người Mexico.Rược Tequila.Thịt bò
cũng ăn cuốn trong bánh tráng gọi là món taco. Món cá Hồng chiên cũng cuốn với cơm
và đậu den kèm với Cà chua và một ít Xà lách…
+Âm nhạc
Âm nhạc của Mexico thể hiện sự đa dạng, phong phú về thể loại: từ những thể loại nhạc
truyền thống như Mariachi, Banda, Norteño, Ranchera và Corridos cho đến những trào
lưu âm nhạc hiện đại như pop, rock...
Mexico là thị trường âm nhạc lớn nhất khu vực Mỹ Latinh.
+Kiến trúc:
Những phát hiện khảo cổ quan trọng về những di tích còn sót lại của các công trình xây
dựng do các dân tộc bản xứ Mexico xây dựng đã được thực hiện. Các nền văn minh
Mesoamerican đã tạo nên những công trình kiến trúc tinh vi phát triển từ đơn giản đến
các hình thức phức tạp; ở miền bắc của đất nước nó đã được thể hiện trong các tòa nhà
bằng đất sét và đá.
Teotihuacan đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987. Cuộc khai
quật khảo cổ Teotihuacan vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và kết quả là chất lượng và số
lượng kiến thức về lịch sử của thành phố được gia tăng
Với sự xuất hiện của người Tây Ban Nha, phong cách kiến trúc mang ảnh hưởng của Hi
Lạp-La Mã với ảnh hưởng Ả Rập đã được giới thiệu.
+Du lịch:
Đến Mexico city, thú vị là được ngắm quang cảnh thành phố từ tòa nhà Mỹ latinh cao 44
tầng mang tên TORRE LATINOAMERICANA.ZOCALO là quảng trường lớn thứ 3 trên
thế giới,trung tâm lịch sử, văn hóa của Mexico,nơi diễn ra các sự kiện văn hóa trọng đại
của đất nước.TILE HOUSE được xây từ thế kỉ 18 mang đăng đắp của kiến trúc mexico
cổ với 3 bức tường phía ngoài được lát đá.
- Văn hóa kinh doanh:
Hiểu về giờ giấc làm việc tại Mexico:
Ở Mexico, giờ làm việc kinh doanh với giờ làm việc của cá nhân là không giống nhau,
tuy nhiên nói chung là từ 9h sáng đến 6-7 giờ chiều. Và các nhân viên cấp cao có thời
gian ăn trưa trong khoảng từ 2-4 h chiều.
Trang phục kinh doanh:
Mặc như khi bạn ở Châu Âu: Nam giới nên mặc các bộ ves màu tối truyền thống. Nữ giới
nên mặc các bộ vét kinh doanh hoặc các trang phục truyền thống.
Quan hệ và giao tiếp:
- Ấn tượng ban đầu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với người Mexico.
- Do nhân vật cao cấp ở bên phía Mexico thường xuất hiện trong cuộc gặp đầu tiên nên
đoàn của bạn nên có một thành viên của hội đồng quản trị.
- Sau cuộc gặp đầu tiên giới thiệu về bạn, thành viên hội đồng quản trị có thể không cần
hoặc có thể vắng mặt tham gia những cuộc gặp tiếp sau. Đến thời điểm này, bạn có thể
bắt đầu tiến hành bàn việc kinh doanh và họ cũng không cần kéo dài quá trình giới thiệu.
Thói quen và phong tục tại buổi gặp kinh doanh:
- Những cuộc hẹn kinh doanh nên và phải được yêu cầu thực hiện ít nhất từ 2 tuần trước
đó.
-Tái xác nhận cuộc hẹn 1 tuần trước cuộc gặp
- Trong các buổi gặp, việc bạn đến đúng giờ rất quan trọng, ngay cả khi những Hiệp hội
kinh doanh Mexico có thể tới muộn tới 30 phút.
- Đừng tỏ ra cáu giận nếu điều này xảy ra vì mọi người thường làm việc quá lịch trình.
Danh thiếp:
- Trao đổi danh thiếp ngay khi mọi người giới thiệu với nhau tại buổi gặp.
- Danh thiếp của bạn nên có một mặt ghi bằng tiếng Tây Ban Nha.
- Danh thiếp nên ghi rõ các bằng cấp đào tạo và chứng nhận nghề nghiệp của bạn.
- Đưa mặt danh thiếp có tiếng Tây Ban Nha cho người nhận.
TÂY BAN NHA
-Tổng quan quốc gia
-Văn hóa con người :
+ Lễ hội:
 Lễ hội Phục Sinh
Tại Tây Ban Nha, lễ hội Phục Sinh là một ngày lễ truyền thống và quan trọng để tưởng
niệm sự kiện Phục Sinh của Chúa Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá.
Lễ hội này thường được tổ chức khắp nơi ở Tây Ban Nha những vẫn nổi tiếng nhất ở hai
thành phố là Malaga và Seville. Tại buổi lễ này, thường được các giáo sĩ địa phương tổ
chức nghi lễ rước chúa Giesu về các nhà thờ lớn trong thành phố. Những người sám hối
đầu trùm vài trắng đứng xung quanh Chúa Ki tô và Đức Trinh Nữ Ngoài ra, thành phố
cũng sẽ được trang hoàng đèn hoa rực rỡ với bầu không khí nhộn nhịp. Đây cũng là dịp
để bạn bè và gia đình quây quần bên nhau cùng nhau ăn mừng.
 Lễ hội San Fermin ( Lễ hội bò đuổi Pamplona)
Cứ tới tháng 7 hàng năm là thành phố Pamplona trở nên náo nhiệt hơn thường ngày bởi
vào tuần đầu tiên của tháng 7 tại thành phố Pamplona là thủ phủ của vùng Navarra, gần
các quốc gia Basque (bắc Tây Ban Nha), lại diễn ra lễ hội San Fermin hay còn gọi là lễ
hội bò đuổi Pamplona.
Pamplona trở thành một nơi mà bạn có thể cảm nhận được không khí lễ hội trên từng góc
phố. Lễ hội bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng với tất cả các ngày trong suốt dịp lễ, những chú bò
đực điên cuồng rượt đuổi các anh chàng gan dạ và liều lĩnh đang chạy phía trước.Cuộc
rượt đuổi kéo dài qua nhiều con phố và nó đã thu hút rất nhiều du khách và những người
hâm mộ đứng bên đường, phía sau hàng rào cổ vũ và thán phục lòng dũng cảm của
những người tham gia vào lễ hội.
Mục đích của lễ hội này là tôn vinh thánh đã bảo hộ, che trở
+ Tôn giáo:
Công giáo La Mã từ lâu đã là tôn giáo chính tại Tây Ban Nha. Công giáo La Mã là tôn
giáo được giảng dạy nhiều nhất, song việc giảng dạy về Hồi giáo, Do Thái giáo, và Tin
Lành cũng được pháp luật công nhận. Theo một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2016 của
Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học Tây Ban Nha, có khoảng 68% người Tây Ban Nha tự
xác định là tín đồ Công giáo La Mã, 2% tin theo các giáo phái khác, và khoảng 27% tự
nhận là không tôn giáo.
Một nghiên cứu của Liên hiệp các cộng đồng Hồi giáo Tây Ban Nha cho thấy có khoảng
1,7 triệu cư dân có nguồn gốc Hồi giáo sống tại Tây Ban Nha tính đến năm 2012, chiếm
3-4% tổng dân số Tây Ban Nha.
Do Thái giáo thực tế không tồn tại ở Tây Ban Nha từ sau sự kiện trục xuất vào năm 1492
cho đến thế kỷ XIX, sau đó người Do Thái lại được phép nhập cảnh. Hiện nay có khoảng
62.000 tín đồ Do Thái giáo tại Tây Ban Nha, hầu hết đến trong thế kỷ qua. Khoảng
80.000 người Do Thái được cho là sống ở Tây Ban Nha trước năm 1492.
+ Văn học
Baroque là giai đoạn quan trọng nhất đối với văn hoá Tây Ban Nha, do đây cũng là thời
kỳ Đế quốc Tây Ban Nha hưng thịnh. Tác phẩm nổi tiếng Don Quijote xứ La
Mancha của Miguel de Cervantes được viết trong thời kỳ này. Đến thời kỳ lãng
mạn, José Zorrilla sáng tạo ra một trong những nhân vật điển hình nhất của văn học châu
Âu là Don Juan Tenorio
Hai nhà văn lớn vào nửa sau thế kỷ XX và từng đạt giải Nobel là Camilo José
Cela và Miguel Delibes thuộc Thế hệ 36. Tây Ban Nha là một trong các quốc gia có số
lượng lớn nhất công dân đạt giải Nobel văn học, họ cùng với những người đạt giải đến từ
Mỹ Latinh khiến cho văn học tiếng Tây Ban Nha nằm vào hàng được giải nhiều nhất.
+ Ẩm thực
Ẩm thực Tây Ban Nha rất đa dạng, độc đáo về các món ăn.
Nghệ thuật nấu nướng của Tây ban nha là một sự kết hợp đầy cảm hứng giữa những cái
cực kì lạ lùng và cực kì đơn giản.
Thịt bò,cừu và thịt lợn phổ biến ,có thể chế biến bằng cách quay,nướng trên than hoặc
sate cho các món sốt.Trứng được ăn hằng ngày
Bên bàn ăn:Khi ăn ,người TBN cầm nĩa bên tay trái và dao bên tay phải.Dao dùng gạt đồ
ăn vào nĩa,rồi đưa nĩa lên, chúc nĩa xuống cho thức ăn vào miệng
Không bao giờ được dùng ngón tay hay miếng bánh mì để lấy thức ăn đưa vào miệng
Trong buổi dạ tiệc,vị khách danh dự sẽ ngồi bên phải chủ nhà,còn bà chủ thì ngồi ở đầu
bên kia bàn ăn,đối dện với ông chủ.Người TBN không thích mấy thức ăn bị bỏ phí và họ
coi việc từ chối còn lịch sự hơn là để thừa thức ăn trong đĩa.
+Thể thao
Nhiều kiểu bóng đá được chơi tại Tây Ban Nha từ thời La Mã, bóng đá kiểu Anh chi phối
thể thao Tây Ban Nha kể từ đầu thế kỷ XX. Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban
Nha giành chức vô địch châu Âu vào năm 1964, 2008 và 2012, và vô địch thế
giới năm 2010, và là đội tuyển đầu tiên ba lần liên tiếp vô địch các giải quốc tế lớn.
. Ngày nay, Tây Ban Nha là một cường quốc thể thao thế giới, đặc biệt là sau Thế vận hội
Mùa hè 1992 được tổ chức tại Barcelona, sự kiện này khuyến khích mọi người quan tâm
nhiều đến thể thao trong nước.
+Người tây ban Nha:
Có tính tự hào dân tộc rất cao,trọng danh dự ,nhiệt tình,sôi động và giao tiếp rộng.Họ rất
hào hiệp,mến khách,rộng rãi lời khen và thích bông đùa.Đặc biệt say sưa trò chơi mạo
hiểm đấu bò tót
Thường “bảo thủ” trong thói quen mua sắm của mình.Họ thường mua hàng có nhãn hiệu
nổi tiếng
Khá nồng nhiệt trong giao tiếp, nếu thân mật thường hay ôm hôn khi gặp và chia tay.
Trong tiếp xúc,họ hay nói chuyện vui trước khi vào công việc chính.Họ cần thông tin về
địa chỉ rất ngắn gọn
- Văn hóa kinh doanh :
+Thói quen và điêu cấm kị:
Người TBN lại có sự quan tâm đặc biệt đến thời gian.Các văn phòng và đại lý ở TBN
thường đóng cữa từ 1 giờ và trễ nhất 4 giờ 30p chiều
Về ăn mặc:GIÀY đen biểu thị cho các cơ hội kinh doanh.Người TBN rất thích màu đen
và các màu tối.Thường coi trọng nguy thức trong các mối quan hệ cá nhân nhưng ngày
nay cũng có phần đỡ khắc khe hơn 10 năm trước.Theo phong tục , trước và sau buổi họp
mọi người bắt tay nhau và chào hỏi niềm nở.Quần áo cần chỉnh tề,nam mặc comple và
phải đeo cà vạt, nữ mặc áo vest và váy
+Văn hóa kinh doanh
Xây dựng mối quan hệ.Con người nơi đây luôn và chỉ muốn hợp tác với những đối tác
mà họ biết,họ thích và tin tưởng.Họ có xu hướng không tin vào đối tác không kiên nhẫn
hoặc có động cơ không rõ ràng khi xây dựng mối quan hệ với họ
Người tbn rất nhiệt tình và thân thiện nhưng họ cũng hay tự ái và thấy xúc phạm khi bị
chỉ trích và lập tức bỏ buổi họp ra về
+Liên hệ và gỡ ban đầu
Người TBN thường đàm phán theo nhóm trong đó mỗi thành viên có trách nhiệm riêng
mình
Người TBN luôn muốn biết về ngời họ sẽ gặp gỡ, nên trước khi buổi họp diễn ra, bạn
phải cung cấp thông tin chi tiết về chức danh, vị trí ,trách nhiệm của những thành viên
tham dự của bên cũng như những đề xuất và chương trình dự kiến của buổi họp
Tránh đến muộn quá 10 đến 15 phút và nếu bị muộn thì nên báo trước với họ.Tuy
nhiên ,không nên biểu lộ sự tức giận nếu bạn phải chờ đợi
Ghi rõ trình độ học vân lên danh thiếp và đảm bảo mô tả rõ chức danh của bạn nhất là khi
bạ là người có vai trò quyết định.Khi trao danh thiếp,nên để mặt tiếng TBN theo chiều
người nhận có thể đọc được.Khi đưa danh thiếp bạn nên cười và duy trì giao tiếp bằng
mắt,sau đó dành một vài giây để đọc nội dung.Tiếp theo, đặt danh thiếp lên bàn trước mặt
bạn
AI CẬP
-Tổng quan quốc gia:
-Văn hóa con người :
+Niềm tin tôn giáo
Niềm tin vào các vị thần và thế giới bên kia đã ăn sâu vào trong nền văn minh Ai Cập cổ
đại ngay từ thủa sơ khai; Luật lệ của Pharaon được dựa trên quyền lực thần thánh của các
vị vua. Các ngôi đền Ai Cập là nơi trú ngụ của các vị thần, những người có quyền lực
siêu nhiên và luôn được dân chúng cầu xin sự giúp đỡ và bảo vệ. Tuy nhiên, các vị thần
không phải lúc nào cũng được coi là nhân từ, và người Ai Cập tin rằng họ có thể được
xoa dịu bằng việc hiến tế và cầu nguyện. Hệ thống các vị thần này thay đổi liên tục bởi vì
các vị thần mới luôn được phong cấp trong hệ thống cấp bậc, trong khi các vị tư tế lại
không có bất cứ nỗ lực để thiết lập các thay đổi này cùng với những câu chuyện thành
một thể thống nhất và đôi khi lại khiến cho những câu chuyện thần thoại này mâu thuẫn
với nhau. Những quan niệm khác nhau về thần thánh không được coi là mâu thuẫn mà
giống như là phân thành nhiều lớp theo nhiều khía cạnh của thực tại
Người Ai Cập tin rằng mỗi con người được cấu tạo từ các bộ phận cơ thể và phần linh
hồn. Ngoài cơ thể, mỗi người còn có một swt (bóng), một ba (tính cách hay linh hồn),
một ka (sức sống), và một cái tên. Trái tim chứ không phải là não được coi là nơi chứa
đựng những suy nghĩ và cảm xúc. Sau khi chết, phần hồn sẽ được giải phóng khỏi cơ thể
và có thể lang thang một cách tự do, nhưng nó cần một cơ thể khác (hoặc thay thế, chẳng
hạn như một bức tượng) để làm một ngôi nhà vĩnh viễn. Mục tiêu cuối cùng của người đã
khuất đó là đoàn tụ lại được với ka và ba của mình, để có thể trở thành một akh. Để điều
này xảy ra, người đã khuất phải trải qua một phiên tòa, trong đó trái tim của họ được đem
cân với một "sợi lông chân lý". Nếu được coi là xứng đáng, người đã khuất có thể tiếp tục
tồn tại trên Trái Đất dưới dạng phần hồn
+Ẩm thực
Ẩm thực của người Ai Cập vẫn trường tồn mãi theo thời gian; quả thực, các món ăn của
người Ai Cập hiện nay vẫn giữ được một số điểm tương đồng nổi bật với các món ăn của
người xưa. Chế độ ăn uống chủ yếu bao gồm bánh mì và bia, bổ sung thêm các loại rau
như hành tây và tỏi, các loại trái cây như quả chà là và sung. Rượu vang và thịt chỉ được
dùng vào các ngày lễ hội trong khi tầng lớp thượng lưu lại thưởng thức chúng một cách
thường xuyên hơn. Cá, thịt, gia cầm và có thể được ướp muối hoặc phơi khô, chúng có
thể được nấu trong các món hầm hoặc nướng trên vỉ nướng
+Kiến trúc :
Những ngôi đền Ai Cập cổ đại lâu đời nhất còn được bảo tồn tới ngày nay là ở Giza,
chúng chỉ bao gồm duy nhất một đại sảnh bao quanh cùng phần mái được đỡ bởi các cây
cột. Vào thời Tân Vương quốc, các kiến trúc sư đã xây dựng thêm tháp môn, khoảng sân
ngoài, và một khu vực hành lang bao quanh với nhiều cây cột phía trước khu vực thánh
đường của ngôi đền, một phong cách tiêu chuẩn điển hình cho đến giai đoạn Hy Lạp-La

+Nghệ thuật
Nghệ nhân Ai Cập cổ đại sử dụng đá để tạc tượng và phù điêu, nhưng họ cũng sử
dụng gỗ như là một sự thay thế rẻ hơn và dễ dàng khắc hơn. Màu vẽ được lấy từ
các khoáng chất như quặng sắt (màu đỏ và màu vàng son), quặng đồng (màu xanh và
màu xanh lá cây), bồ hóng hoặc than (màu đen), và đá vôi (màu trắng). Màu vẽ được trộn
với nhựa gôm Ả rập như một chất kết dính và được ép thành bánh để có thể hòa vào nước
khi cần thiết
+Văn học
Những ghi chép đầu tiên xuất hiện gắn liền với vương quyền của nhà vua là trên các nhãn
và thẻ của vật dụng được tìm thấy trong những ngôi mộ hoàng gia. Đó là công việc chính
của những viên ký lục, họ làm việc trong tổ chức Per Ankh hoặc Ngôi nhà sinh mệnh.
Thể chế này bao gồm các nghi lễ, thư viện (gọi là Ngôi nhà sách), phòng thí nghiệm và
các đài quan sát. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Ai Cập cổ đại đó
là các văn bản trong các kim tự tháp và trên những chiếc quan tài, được viết bằng ngôn
ngữ Ai Cập cổ điển, mà vẫn tiếp tục được sử dụng để ghi chép cho đến khoảng năm 1300
TCN
+Lễ hội :
Lễ hội sông Nile huyền bí
Sông Nile là điểm đến nổi tiếng của Ai Cập. Một trong những cách thể hiện mối quan hệ
mật thiết giữa cuộc sống và nền văn minh của người Ai Cập với sông Nile, chúng ta phải
kể đến lễ hội sông Nile huyền bí. Lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết hấp dẫn về nữ
thần Aixirong, khi chồng bà gặp nạn mà chết, bà đã khóc than tới độ nước mắt chảy
xuống biến thành lũ dâng ngập cả đôi bờ sông Nile. Nhằm làm giảm nỗi đau khổ cho nữ
thần, người dân đã cùng nhau ca hát, chúng khiến bà lay động và tìm được niềm vui trở
lại. Qua đó, người ta cho rằng, mỗi khi nước sông tràn qua hai bên bờ chính là nước mắt
của nữ thần dâng lên tạo phù sa vun đắp lên bờ sông, các mầm non dần nở rộ, cây lương
thực tốt tươi
Để tưởng nhớ tới điều kỳ diệu này, mỗi khi nước sông Nile dâng cao là người ta lại vui
mừng ca hát
Lễ hội đèn lồng thú vị
Lễ hội đèn lồng là lễ hội mang màu sắc tôn giáo rất đặc sắc trong văn hóa Ai Cập. Lễ hội
này diễn ra trong tháng ăn chay Ramadan của người Ấn Độ với rất nhiều nghi thức khác
nhau. Có 2 phần chính là phần lễ và phần hội: Phần lễ được tổ chức ling thiêng, long
trọng trong thánh đường Hồi giáo. Riêng phần hội là cơ hội trình diễn những loại hình
văn hóa dân gian, từ ca hát, nhảy múa và thắp đèn trời sáng các Thánh Đường Hồi Giáo.
Điều đặc biệt là những chiếc đèn lồng ở đây được làm hoàn toàn thủ công, không chỉ đẹp
mắt còn trở nên rất đặc biệt. Đèn lồng Ai Cập là biểu tượng thiêng liêng, phổ biến của
Ramadan Ai Cập
-Văn hóa kinh doanh
Giờ làm việc : Cơ quan nhà nước mở cửa từ 09h00-16h00 (một số 17h00), ngoại trừ thứ
Sáu và thứ Bảy . Các doanh nghiệp Hồi giáo có thể đóng cửa ngày thứ Sáu , các doanh
nghiệp Kitô giáo đóng cửa vào chiều thứ bảy và chủ nhật. Tất cả các văn phòng tiếp tục
giảm giờ làm trong thời gian Ramadan.
- Trong kinh doanh, bạn nên đến đúng giờ.
- Người đàn ông không nên bắt tay một người phụ nữ, và ngược lại, trừ khi người
phụ nữ mời.
- Đàn ông và phụ nữ nên ăn mặc gọn gàng cho các cuộc họp kinh doanh – bộ quần
áo vét phù hợp đối với nam giới, áo, váy phù hợp với phụ nữ.
- Tặng quà và sự chân thành rất quan trọng khi kinh doanh tại Ai Cập. Các máy chủ
của một cuộc họp kinh doanh thường sẽ cung cấp trà hay một món ăn nhỏ trước khi bắt
đầu. Bạn phải lịch sự từ chối lời đề nghị đầu tiên, nhưng một khi chủ nhà khẳng định,
sau đó bạn phải chấp nhận
CÁC TÔN GIÁO
Đạo Phật:
Nguồn gốc:
- Du nhập vào VN từ thế kỉ 2. Đến thời Lý, Phật giáo vào giai đoạn cực thịnh và trở
thành hệ tư tưởng.
- Được thái tử Tất Đạt Đa sáng lập, mặc dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng
thái tử vẫn nhận ra đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên đã quyết tâm
xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau
khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sau nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng Thái tử
đến ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề và thề rằng: “Nếu ta không thành đạo thì
dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày
đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh
giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni.Đó là ngày 8 tháng 12 năm Đức Phật 35 tuổi
Tư tưởng:
- Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng( Tam tạng kinh điển):
Kinh tạng: những sách ghi chép lời phật giảng dạy về đạo lí, còn được gọi là khế kinh
Luật tạng: những sách ghi chép những giới luật của Phật chế định trong quá trình sinh
hoạt và tu học, đặc biệt là các qui tắc đối với đệ tử xuất gia
Luận tạng: sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luận.
Về số lượng, kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại, được truyền bá
khắp thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nguyên bản được chép bằng chư Pali và
chữ Phạn.
- Gíao lý cơ bản của đạo Phật có 2 vấn đề cơ bản quan trọng: Lý Nhân Duyên và
Tứ Diệu Đế.
Lý Nhân Duyên:
Tứ Diệu Đế:
Tứ Diệu Đế cũng gọi là Tứ Thánh Đế là bốn chân lí cao cả, gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ
Diệu Đế bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Khổ đế: Chân lý về sự Khổ, đức Phật đã khái quát cái khổ của
con người thành 8 loại khổ( bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ,
cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ.

Tập đế: chân lý về sự phát sinh của Khổ. Đức Phật khái quát nguyên nhân của khổ thành
“ Thập kết sử” (mười đều cốt lõi làm cho con người đau khổ), đó là: tham, sân, si, mạn,
nghi, thân kiến, biên kiến, tả kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Tuy nhiên, người nhấn mạnh
đến 3 điều: Tham- Sân- Si, Phật giáo gọi là “Tam Độc” là nguyên nhân chính của sự khổ
đau.

Diệt đế: chân lý về diệt khổ, Đức Phật chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi con
người diệt trừ hết những nỗi khổ, phải diệt khổ tận gốc, diệt cái nguyên nhân gây ra đau
khổ.

Đạo đế: chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp Đức Phật hướng dẫn để
chúng sinh thực hành diệt khổ, được vui. Đây là phần quan trọng nhất trong Tứ Diệu Đế.
- Cốt lõi của Phật giáo là” Ngũ giới” và “Thập thiện”
Ngũ giới: Không sát sinh, Không nói sai sự thật, Không tà dâm, Không trộm cắp, Không
uống rượu.
Thập thiện là mười điều thiện nên làm:
 Ba điều thiện về thân: Không sát sinh, Không tà dâm, Không trộm cắp
 Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác,
không nói thêu dệt
 Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.
- Một số ngày lễ của Phật giáo( tính theo ngày âm lịch):
Tết nguyên đán
Rằm tháng giêng: Lễ thượng nguyên
Lễ Phật Đản 15/4
Lễ tự tử 14/7
Lễ Vu Lan 15/7

DO THÁI GIÁO
Do Thái giáo
Nguồn gốc:
Do Thái giáo là tôn giáo của người Do Thái ở vùng Trung Cận Đông.
Nước Do Thái, ngày nay được gọi là nước Israel. Khoảng 1000 năm trước Tây lịch. Quốc
gia Do Thái trải qua nhiều lần hung vong, đặc biệt vào thế kỉ thứ 6 truóc Tây lịch, Do
Thái bị nhiều nước tấn công xâu xé, người Do Thái phải lưu tán sang các nước khác, một
số lớn bị bắt làm nô lệ, xem như quốc gia Do Thái đã bị diệt vong.
Tư tưởng:
Kinh thánh Cựu ước gồm 4 phần, mỗi phần có chia lam nhiều đoạn.
Phần thứ nhất: Năm quyển sách của Môi-se
Sáng thế ký:
- Trong quyển sách này, Môi-se cho biết Đức Chúa Trời( Đấng Thượng Đế) tạo
thành Trời Đất, các loài sinh vật và loài người trong 6 ngày
Ngày thứ 1: ĐCT tạo ra sự sáng và sự tối, tức ngày và đêm
Ngày thứ 2: ĐCT tạo ra bầu Trời
Ngày thứ 3: ĐCT tạo ra đất, biển, thảo mộc
Ngày thứ 4: ĐCT tạo ra mặt trời, mặt trăng, các vì sao
Ngày thứ 5: ĐCT tạo ra loài cá, làoi chim
Ngày thứ 6: ĐCT tạo ra các làoi thú trên mặt đất gồm thú rừng, súc vật và côn trùng.
Xuất Ê-dip-tô ký
Lê-vi ký
Dân số ký
Phục truyền luật lệ ký
Phần thứ hai: Các sách về lịch sử
Phần thứ ba: Các sách văn thơ
Phần thứ tư: Các sách tiên tri
- Trong 10 Điều Răn, có 3 điều nói về Đức Chúa Trời, 7 điều nói về Người:
1. Kinh chuộng Đức Chúa Trời trên hết mọi sự
2. Chớ lấy tên Đức Chúa Trời mà thề dối
3. Giữ ngày Chủ Nhật, nghỉ hê các công việc để kinh thờ Đức Chúa Trời
4. Thảo kính Cha Mẹ
5. Chớ giết người
6. Chớ làm Tà Dâm
7. Chớ ăn trộm cướp
8. Chớ bỏ vạ cho người
9. Chớ muốn vợ chồng người
10. Chớ tham của người

You might also like