You are on page 1of 8

1,Sinh viên hãy vẽ tóm lược lịch sử VN qua các thời đại

Thời tiền sử

Thời đồ đá cũ : con người đã sinh sống từ hàng trăm ngàn năm trước ở lãnh thổ Việt
Nam với các di tích của nền văn hóa Sơn Vi. 
 Thời đồ đá mới : khoảng từ 5700-15000 năm trước
 Thời đồ đồng-đá : khoảng 3500-4000 năm trước
 Thời đồ đồng : cách đây khoảng 3000 năm trước
 Thời đồ sắt : khoảng 1200 TCN
Thời Hồng Bàng (2879 TCN – 208 TCN) 
  
Nước Xích Quỷ 
Nhà nước Văn Lang :  khoảng thế kỷ 7 TCN). 
Nhà Thục (257 TCN – 208 TCN) : khoảng thế kỷ thứ 3 TCN
Thời Bắc thuộc lần I (208 TCN – 39) 
  
 Nhà Triệu (208 TCN – 111 TCN)
 Thuộc Hán (111 TCN – 39) : năm 111TCN
Trưng Nữ Vương (40 – 43) 
 Thời kỳ Bắc thuộc lần II (43 – 543)  
Nhà Tiền Lý (544-602)   
 Lý Nam Đế (544-548) 
 Triệu Việt Vương (548-571) .
 Lý Phật Tử (571-602) 
Thời kỳ Bắc thuộc lần III (602 – 905)   
 Mai Hắc Đế (713-722) 
 
Thời kỳ độc lập tự chủ (905 – 938) 
  
Khúc Thừa Dụ (905-907) 
Khúc Hạo (907-917) 
Khúc Thừa Mỹ (917-930) 
Dương Đình Nghệ (931-938) 
Nhà Ngô (939 – 965) 
 
 Ngô Vương (939-944) 
 Dương Bình Vương (944-950) 
 Hậu Ngô Vương (944-965) 
 Nhà Đinh (968 – 980) 
  
Đinh Tiên Hoàng (968-979) 
Đinh Phế Đế (979-980) 
Nhà Tiền Lê (980 – 1009) 
  
Lê Đại Hành (980-1005) 
Lê Trung Tông (1005) 
 Lê Ngọa Triều (1005-1009)  
Nhà Lý (1009 – 1225) 
  
Lý Thái Tổ (1009-1028) 
Lý Thái Tông (1028-1054) 
Lý Thánh Tông (1054-1072) 
Lý Nhân Tông (1072-1127) 
Lý Thần Tông (1127-1137
Lý Anh Tông (1138-1175) 
Lý Cao Tông (1175-1210)
Lý Huệ Tông (1210-1224) 
Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) 
Nhà Trần (1225 – 1400) 
  
 Trần Thái Tông (1225-1258) 
 Trần Thánh Tông (1258-1278) 
 Trần Nhân Tông (1278-1293) 
 Trần Anh Tông (1293-1314) 
 Trần Minh Tông (1314-1329) 
 Trần Hiến Tông (1329-1341) 
 Trần Dụ Tông (1341-1369) 
 Trần Nghệ Tông (1370-1372) 
 Trần Duệ Tông (1372-1377) 
 Trần Phế Đế (1377-1388) 
 Trần Thuận Tông (1388-1398) 
 Trần Thiếu Đế (1398-1400)
 
 Nhà Hồ (1400 – 1407) 
  
Hồ Quý Ly (1400-1401) 
Hồ Hán Thương (1401-1407) 
Nhà Hậu Trần (1407 – 1409) 
  
 Giản Định Đế (1407 – 1409) . 
 Trùng Quang Đế (1409 – 1413) 
 
Thời kỳ Bắc Thuộc lần IV (1413 – 1428) 
 Nhà Hậu Lê – Lê sơ (1428 – 1527) 
 
Lê Thái Tổ (1428 – 1433) 
Lê Thái Tông (1433 – 1442) 
Lê Nhân Tông (1442 – 1459) 
Lê Thánh Tông (1460 – 1497)
Lê Hiến Tông (1497 – 1504) 
Lê Túc Tông (1504) 
Lê Uy Mục (1505 – 1509) 
Lê Tương Dực (1509 – 1516) 
Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) 
Lê Cung Hoàng (1552 – 1527) 
Nhà Hậu Lê – Lê Trung Hưng (1527 – 1592) / Nam – Bắc triều 
Bắc triều 
  
Mạc Đăng Dung (1527 – 1529) 
Mạc Đăng Doanh (1529 – 1540) 
Mạc Phúc Hải (1540 – 1546) 
Mạc Phúc Nguyên (1546 – 1561) 
Mạc Mậu Hợp (1560 – 1592) 
 Mạc Toàn (1592 – 1593)  
Nam triều 
  
Lê Trang Tông (1533 – 1548) 
Lê Trung Tông (1548 – 1556) 
Lê Anh Tông (1556 – 1573) 
Lê Thế Tông (1573 – 1599) 
Nhà Hậu Lê – Lê Trung Hưng (1593 – 1778) / Đàng ngoài – Đàng trong 
 
Lê Trung Hưng 
  
 Lê Kính Tông (1599 – 1619) 
 Lê Thần Tông (1619 – 1643 và 1649 – 1662) 
 Lê Chân Tông (1643 – 1649) 
 Lê Huyền Tông (1663 – 1671) 
 Lê Gia Tông (1672 – 1675) 
 Lê Hy Tông (1675 – 1705) 
 Lê Dụ Tông (1705 – 1729) 
 Lê Duy Phường (1729 – 1732) 
 Lê Thuần Tông (1732 – 1735) 
 Lê Ý Tông (1735 – 1740) 
 Lê Hiển Tông (1740 – 1786) 
 Lê Mẫn Đế (1787 – 1788) 
 
Các chúa Trịnh ở Đàng ngoài 
  
Bình An Vương – Trịnh Tùng (1623 – 1652) 
Thanh Đô Vương – Trịnh Tráng (1623 – 1652) . 
Tây Đô Vương – Trịnh Tạc (1653 – 1682) 
Định Vương – Trịnh Căn (1682 – 1709) 
An Đô Vương – Trịnh Cương (1709 – 1729) 
Uy Nam Vương – Trịnh Giang (1729 – 1740)  
Minh Đô Vương – Trịnh Doanh (1740 – 1767) 
Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm (1767 – 1782) 
Điện Đô Vương – Trịnh Cán (2 tháng trong năm 1782) 
Đoan Nam Vương – Trịnh Khải (1782 – 1786) 
Án Đô Vương – Trịnh Bồng (1787 – 1788) 
Các chúa Nguyễn ở Đàng trong 
  
 Sãi vương – Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635) 
 Thượng vương – Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) 
Hiền vương – Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) 
Nghĩa vương – Nguyễn Phúc Thái (1687 – 1691) 
Minh vương – Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) 
Ninh vương – Nguyễn Phúc Thụ (1725 – 1738) 
Võ vương – Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765) 
Định vương – Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) 
Nhà Tây Sơn   
 Thái Đức (1778 – 1788) 
 Quang Trung (1788 – 1792) 
 Cảnh Thịnh (1793 – 1802) 
Nhà Nguyễn – Thời kỳ độc lập tự chủ (1802 – 1883) 
  
Gia Long (1802 – 1820) 
Minh Mạng (1820 – 1840) 
Thiệu Trị (1841 – 1847) 
 Tự Đức (1847 – 1883)  
Nhà Nguyễn – Thời kỳ Pháp thuộc (1883 – 1945) 
  
Dục Đức (3 ngày, 1883) 
Hiệp Hòa (6 tháng, 1883) 
Kiến Phúc (1883 – 1884) 
Hàm Nghi (1884 – 1885) 
Đồng Khánh (1885 – 1888) 
Thành Thái (1889 – 1907) 
Duy Tân (1907 – 1916) 
Khải Định (1916 – 1925) 
Bảo Đại (1926 – 1945) 
Thời kỳ đổi mới ( 1945 – nay) 
  
 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945 – 1976) 
 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1976 – nay) 
2,SV hãy trình bày những phong tục tập quán, tính ngưỡng, tôn giáo cơ bản của dân tộc
VN
 Phong tục tập quán
- Tết Nguyên Đán - Lễ tết
Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở "khai quốc", tết
Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với
thiên nhiên. Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là
lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…
- Tục ăn trầu - Giao tiếp

Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời
chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ
biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả
mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.

Tục ăn trầu là một trong các phong tục tập quán Việt Nam thể hiện nét văn hóa đặc trưng
trong giao tiếp giữa người và người được ông cha đúc kết và xây dựng. Vì thế, món trầu
mang ý nghĩa to lớn phản ánh nếp sinh hoạt độc đáo đậm chất Việt Nam.
- Tết Thanh minh - Lễ tết

phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của dân tộc Việt Nam ta đã có từ lâu đời và có ý
nghĩa to lớn. Thanh minh được xem là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí", từ khoảng từ
ngày 04/04 đến 21/04 (dương lịch) là lúc “khí trong, trời sáng”.

Vào những ngày tiết Thanh minh, con cháu sẽ quây quần sửa chữa, làm mới và cúng lễ
tại mộ cho tổ tiên gọi là tảo mộ. Đây cũng là dịp để anh em con cháu sum họp với gia
đình. Dù không phải là tết lớn nhưng tết Thanh minh là một trong các phong tục tập quán
Việt Nam thể hiện văn hóa biết ơn cội nguồn và tình cảm gia đình.
 Tín ngưỡng:

• Thờ cúng tổ tiên(đạo lí làm người quan trọng, là bồn phận của con cháu)
Đây là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người
phương Đông. Từ lâu, con người tin rằng con người có linh hồn và thể xác, thể xác sẽ
hóa thân vào vũ trụ nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy, bổn phận con
cháu phải luôn phụng sự, tưởng nhớ linh hồn, để ông bà phù trợ cho con cháu cuộc sống
yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt

• Thờ cúng Tổ nghề( thể hiện sự biết ơn, tôn sư trọng đạo với các vị sáng lập)
Thờ cúng tổ nghề nghiệp là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thể hiện sự
biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân, thể hiện tinh thần
“tôn sư trọng đạo” đối với vị khai Sư. Tổ nghề còn gọi là Tổ sư, Thánh sư, Nghệ sư, là
người phát minh, sáng lập, gây dựng nên một nghề hoặc là người đầu tiên đem nghề từ
nơi khác truyền lại cho dân chúng trong vùng

• Thờ cúng các danh nhân, người có công(thế hiện sự kính trọng, biết ơn những
người đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc)
Tín ngưỡng thờ các danh nhân, anh hùng lịch sử, liệt sỹ cách mạng là một nét đẹp văn
hóa dân tộc, vừa là đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng
cây”. Việc này thể hiện sự nhớ công ơn của những người đã chiến đấu, hy sinh trong
công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước qua các thời kỳ lịch sử..
 Tôn giáo:

• Phật giáo: du nhập vào VN khoảng thế kỉ thứ nhất TCN theo đường hải và đường
bộ. VN có số tín đồ cao thứ 2 cả nước(4,6tr năm 2019)

• Tin Lành
được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên tôn giáo này chỉ được cho phép tại một số
vùng; đến năm 1920, Tin Lành được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 1927, Hội
thánh Tin Lành Việt Nam được chính thức thành lập.
. Năm 2019, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam theo số liệu chính thức là 960.558 người, chủ
yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên, vùng núi Tây Bắc, và một số đô thị. Tin Lành hiện
là tôn giáo phát triển nhanh nhất tại Việt Nam.
5) Sv hãy trình bày những hiểu biết của mình và nêu lên quan điểm cá nhân về sốc văn
hóa và sốc văn hóa ngược.
Sốc văn hóa là khi bạn trở nên choáng ngợp bởi môi trường xung quanh, bạn cảm thấy
không thoải mái thậm chí là khó hiểu. Nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn và cô
đơn, lạc lõng.
Sốc văn hóa ngược:
Khi đã quá thân thuộc với môi trường sống ở Việt Nam thì việc đặt chân đến một vùng
đất mới với cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm là điều hiển nhiên, dù bạn có chuẩn bị tinh thần rất
kĩ khi còn ở nhà thì cũng chỉ có thể giảm bớt sự căng thẳng và bỡ ngỡ chứ không thể nào
không có cảm giác gì được. Vì vậy hiện tượng sốc văn hóa của du học sinh là điều vô
cùng dễ hiểu và không hề xa lạ gì. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tưởng tượng đến ngày mình
du học xong và quay trở về Việt Nam chưa? Bạn có từng nghĩ mình sẽ gặp phải hiện
tượng «sốc văn hóa ngược» hay không? Đi là để trở về, dù bạn có ý định đi du học là để
định cư tại một đất nước nào đó thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ không quay trở lại Việt
Nam. Đặc biệt những chuyến hồi hương sau mấy năm liền đi du học sẽ mang theo một
cảm giác gì đó rất khó tả, nhiều người thường nói họ cảm thấy rất mong chờ ngày về
nước nhưng không hiểu sao họ lại luôn mang theo một nỗi buồn, một nỗi buồn không tên.

Tuy nhiên, không thể nào tiếp thu hoàn toàn 100%, bên trong con người họ vốn vẫn là
một con người Việt Nam, họ có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Họ trở về Việt Nam
với tràn đầy sự tự tin và mong đợi, nhiều người vô tư,phóng khoáng mà nghĩ đây đơn
giản chỉ là một cuộc hồi hương là chuyến đi trở về với những điều vốn dĩ quen thuộc mà
họ lại không hề biết có rất nhiều thứ đang đợi mình. Khi quay trở về Việt Nam ngoài việc
du học sinh thay đổi rất nhiều thì đất nước chúng ta cũng không ngừng thay đổi và phát
triển hơn. Sau một thời gian dài không trực tiếp tiếp xúc với môi trường ở Việt Nam thì
cũng giống như bạn chưa từng được đặt chân lên một đất nước mới.

Do đó việc không thể thích nghi ngay được với văn hóa quê nhà là điều bình thường, cảm
giác này cũng chẳng khác mấy so với cảm giác bị «sốc văn hóa» ở nước ngoài.
4) Sv hãy trình bày an nam tứ đại khí là những món đồ vật nào
An Nam tứ đại khí, là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo và là bốn công trình nghệ thuật
bằng đồng của văn hóa thời lý trần bao gồm:
-Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh)
.Chùa quỳnh lâm có 2 pho tượng lớn được đúc vào 2 thời kì khác nhau .1 pho thời lý
Nguyễn Minh Không cho đúc,pho thứ 2 ở thời trần do thiên sư Pháp Loa tạo dựng .Pho
tượng được liệt kê trong tứ đại khí đươc cho là đúc vào thời Lý

-Tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội)


Tháp Bảo Thiên có tên đầy đủ là Đại tháng tư Thiên Bảo Tháp được xây dựng vào năm
Đinh Dậu (1057)đời Lê Thánh Tông .Tháp nằm trong viên tự chùa Sùng Khánh phường
Bảo Thiên
-Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột)vào 2/1080
đời Lý Nhân Tông .Để đúc quả chuông này vua Lý Nhân Tông đã sử dụng đến 12.000
cân đồng

-Vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định).
Chùa Phổ Minh được dựng vào năm 1262 .Đây là khu tách biệt với xóm làng để không
vướng bụi trần .Vạc Phổ Minh được đúc vào cùng thời gian xây dựng chùa Phổ Minh vua
đời Trần Thánh Tông .Chiếc vàng lớn được khắc bài minh,vạc có độ sâu chừng 4
thước ,rộng mười thước ,nặng hơn 6 ngàn cân

You might also like