You are on page 1of 27

2.

Miêu tả bao quát về Châu bản triều Nguyễn


* Khái niệm Châu bản triều Nguyễn ?

“Châu bản” – 硃 本 (có tài liệu gọi là “Hồng bản” – 紅 本) theo nghĩa
gốc là các văn bản có bút tích phê của nhà vua bằng mực son (“châu” có
nghĩa là màu đỏ son, “bản” chỉ văn bản tài liệu). Châu bản triều Nguyễn
là các văn thư hành chính do các quần thần hoặc các cơ quan trong chính
quyền triều Nguyễn soạn thảo đệ trình nhà vua phê duyệt và để lại dấu
tích bằng mực son trên văn bản. Tuy nhiên ngoài các văn bản có bút tích
ngự phê còn có các bản Thượng dụ hoặc Chiếu chỉ do đích thân nhà vua
ra ý chỉ ban hành và một số quốc thư trao đổi hay hòa ước ký kết với
ngoại quốc.

Một bản tấu của đình thần bàn về việc tiếp xứ bộ nước Xiêm (Thái Lan)

Châu bản triều Nguyễn về việc thưởng phạt binh lính


→ Đây là nguồn sử liệu vô cùng giá trị phản ánh lịch sử của một triều
đại. Những nét son ngự phê trên Châu bản triều Nguyễn không chỉ là
hình thức độc đáo của khối tài liệu mà còn mang nhiều giá trị về mặt sử
liệu.

* Số lượng Châu bản triều Nguyễn

Theo thống kê của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I:


Tổng số Châu bản đến năm 2012 là 773 tập gồm khoảng trên 85.000
văn bản trên 400.000 trang tài liệu. Ngoài ra còn khoảng hơn 3.000 tờ
bị kết dính chưa được xử lý. Số Châu bản đó trải dài suốt gần một thế kỷ
rưỡi trị vì của triều Nguyễn, qua 11 đời vua Nguyễn từ Gia Long đến
Bảo Đại.
Thống kê số tập của kho Châu bản triều Nguyễn
STT Triều đại 1959 1975 1991 2003 2012
Gia Long
1 5 5 5 7 7
(1802-1819)
Minh Mệnh
2 83 81 81 86 86
(1820-1840)
Thiệu Trị
3 51 51 51 53 53
(1841-1847)
Tự Đức
4 352 345 345 382 382
(1848-1883)
Kiến Phúc
5 1 1 1 1 1
(1884)
Hàm Nghi
6 0 0 0 1 1
(1884-1885)
Đồng Khánh
7 4 4 4 26 26
(1886-1888)
Thành Thái
8 74 74 74 98 98
(1889-1907)
Duy Tân
9 35 35 35 51 54
(1907-1916)
Khải Định
10 4 4 4 10 10
(1916-1925)
Bảo Đại
11 2 2 2 20 55
(1926-1945)
Tổng cộng: 611 602 602 735 773
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Trong 143 năm tồn tại (1802-1945) kho tàng Châu bản triều Nguyễn hẳn
rất đồ sộ. Nhưng rất tiếc là qua những biến cố lịch sử, qua chiến tranh và
những tác động của thời gian, khí hậu, khối lượng Châu bản bị mất mát,
hư hỏng khá nhiều. Theo sự ước tính của GS Trần Kinh Hòa, số Châu
bản còn đến nay chiếm khoảng chưa đến 1/5 khối lượng Châu bản triều
Nguyễn.

* Chất liệu của Châu bản triều Nguyễn

- Châu bản triều Nguyễn được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp
và chữ quốc ngữ trên một loại giấy đặc biệt, giấy dó dành cho văn thư
của triều đình. Giấy dó là một loại giấy được làm từ vỏ cây dó, có đặc
tính là bền dai, không nhòe, ít bị mối mọt, không bị giòn gẫy, không bị
axít. Châu bản được viết tay bằng bút lông bởi loại mực đen được mài thủ
công, trong đó bút phê của nhà vua trong văn bản có màu đỏ son và được
soạn thảo bởi các thư lại có khả năng văn chương và chữ viết đẹp.
- Tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, trong số những tài liệu giấy, thì
tài liệu giấy dó có tuổi thọ cao nhất. Qua các Châu bản có thể nghiên cứu
về nghề làm giấy loại đặc biệt này về mặt chất liệu cũng như kỹ thuật và
nghệ thuật làm giấy.

Bản gốc CBTN với ngự phê của vua Tự Đức.


Châu bản triều Nguyễn. Ảnh: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

*Tác giả
Châu bản triều Nguyễn gồm văn bản của nhiều tác giả, trước hết là của
các hoàng đế, lục bộ và các nha môn khác của triều đình, thứ đến là của
các chính quyền địa phương.
Châu bản triều Nguyễn

1.Thể loại văn bản được sử dụng trong Châu bản triều Nguyễn

Khá đa dạng, mỗi loại có chức năng sử dụng riêng, được quy định cụ thể
để đáp ứng cho từng loại nội dung công việc cũng như đối tượng ban
hành. Theo thống kê từ Châu bản triều Nguyễn, có hơn 20 loại hình văn
bản.
•Văn bản do vua ban hành gồm: chiếu, chỉ, sắc, dụ, lệ, chế,…;

Chiếu là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, để dùng
vào các mục đích tuyên bố với toàn dân về một chủ trương, một quyết
sách hoặc quan điểm của hoàng đế về một vấn đề quan trọng liên quan
đến trị nước, đến vận mệnh quốc gia.

Chỉ là loại văn bản do hoàng đế ban hành dùng để giải quyết những vấn
đề thường nhật trong hoạt động quản lý; hoặc chuẩn y lời tấu trình của
cấp dưới; hoặc để ban tước, định phẩm hàm cho quan lại.
Dụ là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế dùng
để khuyên bảo, răn dạy thần dân, ra lệnh thi hành hoặc đề ra các quy định
mang tính pháp quy. Dụ có thể là những lời khuyên dạy, chỉ thị bằng
miệng (khẩu dụ) của hoàng đế, nhưng chủ yếu bằng văn bản.

Sắc là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hoàng đế, được sử
dụng vào mục đích như: ra lệnh cho các nha môn và thần dân thực hiện
các nhiệm vụ công tác hoặc công việc cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước; điều chuyển công tác, giao nhiệm vụ, ủy quyền giải quyết công
việc cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; ban phong chức tước và
phong thần, phong thánh cho những người có công lao đối với đất nước
và cho phép dân chúng được thờ cúng; phong tặng tên thụy cho quan lại;
phong phẩm hàm cho bố mẹ các quan.
•Văn bản do Hội đồng đình thần ban hành: công đồng truyền, công
đồng sai, công đồng di, công đồng phó, công đồng khâm chỉ khiến

Công đồng truyền là văn bản do Hội đồng các đình thần đưa ra dùng để
truyền đạt các mệnh lệnh hành chính yêu cầu các nha môn, quan chức
thực hiện.

Công đồng sai là văn bản do Hội đồng các đình thần đưa ra dùng để sai
phái, hoặc yêu cầu các quan hoặc nha môn phải thực hiện một nhiệm vụ
nào đó.

Công đồng phó là văn bản do Hội đồng các đình thần đưa ra dùng để
chứng nhận chức vụ hoặc nhiệm vụ được giao, dùng cấp cho quan chức
đi công cán để nơi đến công tác biết mà đón tiếp giúp đỡ. Văn bản này có
chức năng như một quyết định giao nhiệm vụ công tác.
•Văn bản do triều thần, quan lại ở trung ương và địa phương ban
hành: tấu, khải, bẩm, tự trình, phiếu nghĩ,…

Tấu là hình thức văn bản mà các nha môn và thần dân sử dụng để tâu bày
lên vua các vấn đề, sự việc có liên quan, nêu kiến nghị để vua xem xét,
phê duyệt. Loại văn bản này được sử dụng khá phổ biến dưới các triều
đại. Trong Châu bản triều Nguyễn được lưu giữ đến nay, tấu chiếm khối
lượng khá lớn

Khải là văn bản của các nha môn hoặc thần dân trình lên thái tử để báo
cáo tình hình hoặc kiến nghị, đề nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của
thái tử. Khải có chức năng như tấu, nhưng khác tấu ở đối tượng nhận văn
bản. Khải chỉ sử dụng trong trường hợp dâng trình lên thái tử, còn tấu thì
dùng khi báo cáo lên nhà vua.
Bẩm là loại văn bản do quan lại ở trung ương và địa phương dùng để
thông báo, báo cáo với cơ quan hoặc chức quan là cấp trên về một vấn đề
gì đó.

2.Châu bản - Đa dạng chữ viết

- Trong giai đoạn đầu triều (nửa đầu thế kỷ XIX) dưới quyền trị vì của
các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Châu bản được viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Bản tấu của Viện cơ mật năm Hồng Đức thứ 12 (1859)
- Giai đoạn cuối triều Nguyễn (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), Châu
bản viết chủ yếu bằng tiếng Pháp hoặc chữ quốc ngữ (chữ Việt).
2.Các hình thức ngự phê của Châu bản triều Nguyễn

Ngự phê trên Châu bản là “bộ sưu tập thư pháp thảo thư của các
Hoàng đế nhà Nguyễn” với những nét chữ thảo khoáng đạt, đạt đến tính
thẩm mỹ cao trong lối thể hiện thư pháp của người xưa.
Châu bản được các Hoàng đế triều Nguyễn phê duyệt trực tiếp trên văn
bản bằng mực son đỏ. Bút phê của các Hoàng đế thể hiện ý chí, quyền lực
của nhà vua đối với mọi vấn đề của đất nước.
►Ngự phê của các hoàng đế trên Châu bản triều Nguyễn có 6 hình thức
gồm: châu điểm, châu phê, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải.
- Châu điểm là một nét son được nhà vua phết lên đầu văn bản hoặc một
vấn đề thể hiện quan điểm đồng ý hoàn toàn.

- Châu phê là một câu hoặc một đoạn văn được nhà vua phê để bày tỏ
tâm tư, tình cảm, thái độ, quan điểm hoặc ý chỉ của mình. Những châu
phê trong Châu bản triều Nguyễn có khi ngắn gọn, súc tích, có khi lại dẫn
điển, nhiều hàm ý dài đến cả trang. Vì vậy, lời châu phê không nhất thiết
viết ở một vị trí nào, mà khi thì viết ở đầu, khi phê ở cuối, lúc lại chen
vào giữa các dòng trên văn bản.

-
Châu khuyên là vòng son được nhà vua khuyên lên nội dung, tên người
hoặc vấn đề được lựa chọn, chấp thuận.

- Châu mạt là nét son ngắn được nhà vua phết lên trên từng chữ hoặc bên
cạnh từng chữ thể hiện quan điểm không chấp thuận hoặc chấp thuận.

- Châu sổ là nét son sổ dài được nhà vua gạch trực tiếp lên những chữ,
những dòng, những câu không được chấp thuận hoặc cần sửa chữa.
- Châu cải là những chữ, câu, đoạn được nhà vua phê bên cạnh những
chữ đã sổ bỏ nhằm sửa lại hoặc thể hiện quan điểm của nhà vua

3.Ấn chương - tính xác thực của châu bản triều Nguyễn

Ấn chương là loại hình con dấu và hình dấu dùng để đóng trên văn bản,
thể hiện sự tín xác, tính hợp pháp của văn bản được ban hành.
Theo Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, có 140 hình dấu khác nhau in trên 90
phiên bản tài liệu lưu trữ Châu bản triều Nguyễn.

►Trên Châu bản triều Nguyễn, ấn chương gồm những loại như:

Kim Bảo Tỷ là ấn của nhà vua, đúc bằng vàng, bạc dùng vào nghĩa quốc
gia trọng đại.
Các Kim Bảo Tỷ này chủ yếu được đúc dưới đời Gia Long như:

Quốc gia tín bảo dùng để đóng trên văn kiện triệu tập tướng lĩnh,
phát động tướng sĩ nhập ngũ

Ngự tiền chi bảo dùng đóng trên các chỉ dụ, chương sớ, sổ sách, tất cả
mọi việc thường làm

Văn lý mật sát

Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành


- Minh Mạng lên ngôi, song song với công việc cải cách hành chính là
việc chế tác và hoàn thiện các loại Bảo Tỷ, ấn triện, điển hình là những
Kim ngọc Bảo Tỷ: Hoàng đế tôn thân chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Minh
Mệnh thần hàn, Hoàng đế chỉ tỷ, Hành tại chi tỷ.
- Đến đời Thiệu Trị và Tự Đức có làm thêm một số Bảo Tỷ nữa như Đại
Nam hoàng đế chi tỷ, Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo và đặc biệt là Ngọc
Tỷ Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được coi là ấn truyền
quốc của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, những Kim ngọc Bảo Tỷ được chế tác
đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức không thấy dấu ấn trên Châu
bản. Sau này có hai Kim Bảo đúc vào đời Đồng Khánh được đóng trên
Châu bản là Ngự tiền chi bảo và Văn lý mật sát. Nhưng 2 kim bảo này
thực chất đúc từ thời Gia Long, đến thời Đồng Khánh chế tác lại do bị
thất lạc.

Ngọc Tỷ Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ

Ngoài các Kim Bảo Tỷ của hoàng đế, trong Châu bản còn lưu dấu của
Phủ Tôn nhân như Tôn nhân phủ ấn và dấu của các hoàng thân như:
Khâm phái lưu kinh hoàng tử đồ ký, Hoàng thái tử thủ tín, Kiến An công
ấn, Diên Khánh công ấn, Từ Sơn công ấn, Thường Tín công ấn...Đây là
những dấu thuộc hoàng tộc triều Nguyễn, dấu Tôn nhân phủ ấn ban cho
Phủ Tôn nhân, còn lại là ấn riêng của các vị hoàng thân công.
Hoàng thái tử thủ tín Khâm phái lưu kinh hoàng tử đồ ký

Kiềm Ấn (kiềm hay dấu kiềm) là loại ấn rất nhỏ, dùng đóng giáo trang và
các vị trí quan trọng trên văn bản của các cơ quan. Đi liền với ấn lớn,
kiềm ấn được gọi là bộ ấn kiềm

Quan phòng là ấn chức vụ của quan chức, tướng lĩnh, thường gọi là quan
phòng chức vụ. Quan phòng cũng được dùng trong một số cơ quan nhỏ.
Hình bộ thượng thư quan phòng, Binh bộ hành ấn, Hình bộ hành ấn,…

Chương và Tín chương là ấn dùng ở chính quyền địa phương cấp


Doanh, Trấn, Đạo, Huyện và một số chức kiêm nhiệm từ đầu triều vua
Gia Long (1802-1820) đến hết triều vua Minh Mạng (1820-1840)

Bắc Thành tổng trấn chi ấn


Đồ ký là ấn dùng cho các quan nhỏ phụ trách Phủ, ngành giáo dục cấp
Phủ, Huyện; hay trưởng các Ty, Sở và sĩ quan đứng đầu Vệ, Cơ, Thuyền
của quân đội
Loan giá vệ đồ kí

Kiềm ký là ấn dùng ở cấp chỉ huy những đơn vị nhỏ có tính chất riêng
biệt như: cửa thành, cửa khẩu, cửa biển, đồn trạm

Thanh Hải kiềm ký

Tín ký là ấn riêng của tất cả các quan viên văn, võ, từ Đại thần, Vương
công đến hàng Bát, Cửu phẩm…

Ký là loại ấn nhỏ của người chưa có phẩm hàm hoặc phẩm hàm thuộc
hàng thấp nhất như: Thư lại, nhập lưu Thư lại…

Bút tích ngự phê của các vị vua triều Nguyễn↓


Bút tích của vua Gia Long, vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn trên châu bản
hiện còn không nhiều. Tuy nhiên, qua các nét bút của vua, có thể thấy, dù
với quá nửa cuộc đời bôn ba chinh chiến nhưng chữ của ông vẫn thể hiện
sự hàm dưỡng cao. Trong ảnh là bút phê của vua trên văn bản của Thái Y
viện, cơ quan chữa bệnh cho vua và hoàng gia.

Bút tích phê duyệt của vua Minh Mạng, vị vua thứ 2 triều Nguyễn trên
Châu bản thể hiện sự năng động, quyết đoán của vua trong việc củng cố
chế độ quân chủ tập quyền. Lời phê của vua trên những bản tấu của địa
phương báo cáo tình hình thu hoạch mùa màng và giảm thuế cho dân còn
thể hiện sự quan tâm của ông đối với nền nông nghiệp của nước nhà cũng
như đời sống nhân dân lao động. Qua bút tích hiện còn, có thể thấy chữ
của ông có căn cốt, cân xứng, kỹ thuật bài bản, uyển chuyển. Trong ảnh
là châu phê của nhà vua về việc chẩn cấp cho dân phu tu bổ đường và nạo
vét sông.
Là người siêng năng việc nước, mọi công việc nội trị và ngoại giao, vua
Thiệu Trị đều noi theo đời trước, mong giữ gìn những thành quả đạt
được. Lời phê của Hoàng đế Thiệu Trị trên Châu bản rất dung hòa, nhẹ
nhàng. Ở góc độ thư pháp, ông chú trọng việc nhấn nhá ở đầu các nét và
sử dụng liên bút nhiều. Trong ảnh là châu phê của vua về việc đúc tiền và
châu phê về việc vua đi ngự giá ra Bắc, đoạn từ Hà Tĩnh qua Nghệ An
bằng thuyền.

Tự Đức là người đặc biệt yêu thích thơ văn, vì thế trên rất nhiều văn bản,
lời phê của vua còn dài hơn tấu trình của quan. Qua nội dung lời phê của
Tự Đức có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội, chính trị, ngoại
giao của Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ 19. Đây là thời kỳ đánh dấu
sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam.
Trong ảnh là lời châu phê thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với giáo
dục, đào tạo, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Châu bản có niên đại hoàng đế Kiến Phúc bảo quản tại Trung tâm Lưu
trữ quốc gia I chỉ có duy nhất 1 tập.
Trên thực tế, triều Đồng Khánh không có thực quyền nên nội dung lời
phê của hoàng đế chủ yếu về chi tiêu trong hoàng cung, chi lương và
thăng bổ quan lại.

Hoàng đế Thành Thái quan tâm, tập trung ngự phê chủ yếu trên các lĩnh
vực như: văn hoá, giáo dục, thăng bổ quan lại, binh biền, đặc biệt là giáo
dục. Nội dung ngự phê của ông thể hiện sự quan tâm đến sĩ số học sinh ở
trường Quốc Tử Giám, nội quy của trường Tôn học, thăng bổ quan viên
hay tình hình thí sinh ở trường thi các tỉnh.
Ngự phê của hoàng đế Duy Tân trên Châu bản tập trung ở các hình thức
châu điểm, châu phê, châu khuyên với nội dung chủ yếu ở các lĩnh vực
như văn hoá, giáo dục, thăng bổ quan lại... Qua lời phê, chúng ta nhận
thấy ông đặc biệt quan tâm đến việc học hành, thi cử ở trường thi các tỉnh
và khắc in sách chính sử.

Vua Khải Định là người thích cuộc sống xa hoa, chuộng sự yên ổn
hưởng thụ. Trong thời gian ông tại vị, mọi quyền hành đều do người Pháp
nắm, ông chẳng có chút quyền hạn nào. Bởi vậy, nội dung châu phê của
vua Khải Định trên châu bản chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn
kịch, thăng bổ và thưởng phạt quan lại. Trong ảnh là lời phê của vua liên
quan đến việc cầu đản; việc nhận lễ mừng, dâng biểu khánh chúc...
Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, được sang Pháp du học từ
nhỏ. Nét đặc sắc trong bút phê của vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn -
Hoàng đế Bảo Đại là ông phê bằng cả chữ Pháp, chữ Hán và chữ Quốc
ngữ. Nội dung bút phê của vua Bảo Đại trên châu bản, chỉ là những việc
có liên quan đến tế lễ, ban phát sắc bằng huy chương cho quan lại, còn
mọi công việc cai trị khác do người Pháp quyết định. Trong ảnh là lời
châu phê của vua về việc dự trù ngân sách cho Nam triều và bổ dụng một
viên quan lại.

4.Nội dung của Châu bản triều Nguyễn

Châu bản là khối văn thư hành chính của triều đình nhà Nguyễn nên phản
ánh bao quát gần như toàn bộ lịch sử, đời sống kinh tế, xã hội, con người
ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 trên các lĩnh vực
chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an
ninh, quốc phòng... Cụ thể như:

– Chính sách về kinh tế: quản lý ruộng đất, đồn điền, doanh điền, khai
hoang, lấn biển; các chính sách thuế; các chính sách thúc đẩy sản xuất
hàng hóa; xây dựng đường xá, cầu cống, đề điều, trị thủy…

– Chính sách về văn hóa giáo dục: cải cách chế độ thi cử, xây dựng
Quốc Tử giám, Quốc Sử quán, mở thêm nhiều trường dạy nghề, tổ chức
biên soạn các bộ sách lịch sử, điển chế mang tính chính thống quốc gia…

– Các hoạt động quân sự và an ninh xã hội: các cuộc xung đột giữa
quân đội triều đình với quân đội Pháp, các cuộc đàn áp quân nổi dậy
chống chính quyền của triều đình, các cuộc khởi nghĩa ủng hộ phong trào
Cần Vương, xung đột tại các vùng biên giới…

– Các hoạt động về tổ chức chính quyền: tổ chức bộ máy chính quyền ở
trung ương, tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương, chế độ lương
bổng, quan ngạch, thưởng phạt, thăng giáng…

– Chính sách về ngoại giao: phái sứ bộ, trao đổi thư từ thăm hỏi với các
nước, hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh xã hội tại các vùng biên giới,
trợ giúp cứu nạn tàu thuyền qua lại trên hải phận của Việt Nam…

– Các vấn đề của vua và hoàng tộc: tình trạng sức khỏe, các bài thuốc
bổ và chữa bệnh cho nhà vua; việc sinh tử của vua và những người trong
hoàng tộc; việc tấn phong, cưới gả của các hoàng tử, hoàng tôn, công
chúa; các việc sảy ra trong hậu cung…
►Đặc biệt về quốc phòng: Châu bản triều Nguyễn là một cơ sở lịch
sử quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng sa, Trường Sa
là của Việt Nam.

- Hiện nay chỉ duy nhất triều Nguyễn có các Châu bản khẳng định chủ
quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Ngoài Việt Nam, không một nước
nào có Châu bản về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo này, kể cả Trung
Quốc.
- Trong hơn 700 Châu bản được lưu giữ thì có khoảng 19 tờ Châu bản thể
hiện rất cụ thể về việc triều Nguyễn thực thi chủ quyền trên hai quần đảo
này. Nội dung các tờ châu bản phản ánh quá trình xác lập và thực thi chủ
quyền của triều đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
- Đây là những bằng chứng sinh động cho thấy các vua triều Nguyễn luôn
quan tâm đến vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo
này thông qua việc liên tục cử người ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa để khảo sát, cắm mốc, đo vẽ bản đồ.

Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa ngày 13
tháng 7 năm Đinh Dậu niên hiệu Minh Mạng thứ 18 (ngày 13/8/1837)
Thống kê và tóm lược nội dung các tờ Châu bản về HS-TS
Số Chú
Thời điểm Xuất xứ Bảo quản Nội dung chủ yếu
TT thích
Thuyền buôn Pháp qua
27-6-MM11 Thủ    ngự TTLT1 T43-
1 HS bị mắc cạn. Cho
(1830) Đà Nẵng tâu 58
thuyền cứu hộ
27-6-MM11 Thủ    ngự Đà TT LT1 Thuyền buôn Pháp qua
2 HS bị mắc cạn. Cho
(1830) Nẵng tâu T43-61 thuyền cứu hộ

27-6-MM11 Thủ    ngự Đà TT LT1 Thuyền buôn Pháp qua


3 HS bị mắc cạn. Cho
(1830) Nẵng tâu T43-59 thuyền cứu hộ
Thuyền buôn Pháp qua
27-6-MM11 Thủ    ngự TT LT1
4 HS bị mắc cạn. Cho
(1830) Đà Nẵng tâu T43-60
thuyền cứu hộ

TT LT1 Khảo sát HS về, được Còn     2


22-11-MM14 khen thưởng. Phái viên
5 Nội các tâu T49-293,
(1833) khai thừa 1 người, miễn nội dung
294 tội khác

Bố  chính,    Thuê ba thuyền, chọn Tìm thấy


15-4-MM15 UB    Biên
6 Án sát Quảng dân phu, thủy thủ  cùng
(1834) giới QG ở Lý Sơn
Ngãi   tâu đi khảo sát HS
Còn     2
13-7-MM16 TT LT1 Đi HS trở về quá hạn, xét nội dung
7 Nội các tâu
(1835) T54-94 thưởng phạt
khác
13-7-MM16 Nội các TT LT1 Đi HS trở về quá hạn,
8
(1835) truyền dụ T54-92 truyền dụ thưởng phạt
Bộ
12-2-MM17 Bộ Công phúc UB    Biên Thuyền đi  HS cắm cọc 
9 Ngoại
(1836) trình giới QG gỗ làm mốc giới
giao
Quảng Ngãi xin chi tiền Còn     3
11-7-MM18 TT Ltnn1
10 Bộ Hộ tâu gạo thuê cho dân phu đi nội dung
(1837) T57-210
HS khác
13-7-MM18 TT Ltnn1 Đi HS trở về quá hạn, xét
11 Bộ Công tâu
(1837) T57-244 thưởng phạt
13-7-MM18 Nội các TT LT1 Đi HS trở về quá hạn,
12
(1837) truyền dụ T57-245 truyền dụ thưởng phạt
Thời hạn khảo sát HS, đi
2-4      nhuận- và về. Bình Định, Quảng
TT LT1
13 Bộ Công tâu Ngãi chuẩn bị chọn
MM19 (1838) T68-21
người đi HS. Gió chưa
thuận
6-4nhuận- TT LT1 Quảng Ngãi tâu 4 thuyền
14 Bộ Công tâu
MM19 (1838) T68-40 đã ra khơi
21-6-MM19 TT LT1 Kết quả kháo sát HS : 25
15 Bộ Công tâu đảo, 4 bản đồ, nhật ký,
(1838) T68-215 thu sản vật
Bố chính Miễn thuế năm cho 2
19-7-MM19 TTLT1 Q64-
16 Quảng  Ngãi thuyền lớn thuê đi khảo
(1838) 146/147
tâu sát HS
Xin phúc tâu năm nay có
26-1-TT7 TT Ltnn1
17 Bộ Công tâu đi HS không?
(1847) T41-42
Châu phê: Đình
Xin dừng khảo sát HS,
28-12-TT7 TT Ltnn1
18 Bộ Công tâu năm sau phúc
(1847) T51-235
trình lại. Châu phê: Đình
Xin thưởng cho Louis Do ông
Fontain là Chánh đội Phan
15-12-BĐ13 Ngự tiền Văn Bộ Ngoại
19 lính Khố xanh bị  nhiệm Thuận
(3-2-1939) phòng tâu giao
bệnh ở HS và chết ở
Huế An tặng

Nguồn: Phan Huy Lê, tổng hợp các nguồn tư liệu

13-7-MM18 (1837)
“Đi HS trở về quá hạn, xét thưởng phạt”
19-7-MM19 (1838)
“Miễn thuế năm cho 2 thuyền lớn thuê đi khảo sát HS”

19-7-MM19 (1838)
“Kết quả kháo sát HS : 25 đảo, 4 bản đồ, nhật ký, thu sản vật”

You might also like