You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
---o0o---

TÊN ĐỀ TÀI
TÂM LÝ CỦA DU KHÁCH HÀN QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thúy Nguyệt

Sinh viên thực hiện: Nhóm 4

Lớp: Du lịch K12

TÂM LÝ DU LỊCH
NĂM 2023
MỤC LỤC

Thành viên nhóm


1. Vị trí địa lí và địa lý
2. Dân số
3. Cơ sở hình thành, phát triển tính cách:
4. Đặc trưng tính cách điển hình của người Hàn Quốc
5. Thói quen giao tiếp, ứng xử của người Hàn Quốc
6. Văn hóa nơi làm việc và văn hóa công động của người Hàn
Quốc
7. Nhu cầu đi du lịch nước ngoài và Việt Nam của du khách
Hàn Quốc
8. Những điểm và hoạt động du lịch ưa thích của du khách
Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Thành viên nhóm

STT Họ và tên MSSV Chức vụ

1 Vi Thị Thu Bay 2156180096 Thành viên

2 Phạm Thị Hồng Hải 2156180131 Thư ký

3 Nguyễn Thị Huệ 2156180146 Thành viên

4 Nguyễn Lan Hương 2156180153 Thành viên

5 Phùng Mai Hương 2156180154 Thành viên

6 Dương Khánh Ly 2156180165 Thành viên

7 Hoàng Bích Nương 2156180171 Thành viên

8 Lê Hoàng Thanh Vy 2156180088 Nhóm trưởng

9 Nguyễn Quốc Đại 2156180122 Thành viên

10 Nguyễn Thị Ngọc Trân 2156180218 Thành viên

11 Danh Vĩnh Thái 2156180099 Thành viên


1. Vị trí địa lí và địa lý
Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên Đại
Hàn. Nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên từ vĩ độ 38 trở xuống. Phía Bắc
giáp với Bắc Triều Tiên. Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản. Phía Tây là
Hoàng Hải. Lãnh thổ trải rộng 100.032 km vuông.
Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ, Hàn Quốc là một trong 10 quốc gia
có nhiều đảo nhất. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ hai
trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng.

⇨ Vị trí địa lý thuận lợi, giao lưu với các nước Đông Á với nhau, giao thoa nhiều
nền văn hóa.
Địa hình: Địa hình núi chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ, bán đảo nổi bật với nhiều ngọn
núi và dòng sông. Vì vậy người Hàn thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu
đẹp đẽ.
Ngọn núi Baekdusan ở bán đảo là ngọn núi cao nhất với độ cao 2.744m. Baekdusan
là ngọn núi đã ngừng hoạt động nơi một hồ nham thạch rộng đã được hình thành với
cái tên Cheonji. Ngọn núi này được coi là một biểu tượng của người Hàn.
Trên đảo Jeju của Hàn Quốc và dọc theo một dải hẹp ở phía nam, độ ẩm và lượng
mưa cao tạo nên những rừng thường xanh nhiệt đới.
Các sông chính: Hàn Quốc có số lượng sông suối tương đối lớn, đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong lối sống của người dân và quá trình công nghiệp đất nước. Hangang,
Nakdonggang là hai đường thủy chủ yếu ở nam bán đảo, sông Hangang chảy qua
Seoul là con đường sinh mệnh cho dân cư đông đúc ở khu vực trung tâm.
Khí hậu: Hàn Quốc có khí hậu ôn đới, bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và thu khá ngắn,
mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là các miền
núi. Mùa thu là mùa tất cả người Hàn yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp đến khác
thương, màu sắc đa dạng. Mùa thu là mùa gặt hái, cũng là mùa của những lễ hội dân
gian.

2. Dân số
Con người Dân số: 51.353.930 (Năm 2023).
Tất cả người Hàn Quốc đều nói chung một ngôn ngữ, đây được coi là nhân tố quyết
định trong việc tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ.Với những đặc tính riêng về thể chất,
người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư
đến bán đảo Triều Tiên. Cũng giống như Việt Nam, họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi Nho
giáo của Trung Quốc về sự tôn trọng và đạo đức, đề cao cuộc sống gia đình, hiếu
nghĩa với tổ tiên, cha mẹ.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc dẫn đến mật độ
dân số dày đặc năm 2023 là 531km/người đứng thứ 25 trên thế giới (nguồn: World
Population Review). Hiện nay có xu hướng giảm do tỉ lệ gia tăng dân số giảm 0.66%
tổng số dân số thế giới. Dù vậy, mức sống người dân ở nước cao, với GDP 1,811
nghìn tỷ USD năm 2021 (nguồn: Worldbank.org).
Kéo theo đó nền kinh tế phát triển, người dân Hàn Quốc chú trọng phát triển nền giáo
dục cao. Mức sống con người cao, áp lực trong công việc, nhiều người Hàn Quốc có
xu hướng đi du lịch.

3. Cơ sở hình thành, phát triển tính cách:


Là dân tộc duy nhất sử dụng chung một ngôn ngữ, với những nét văn hóa đồng
nhất, ít bị phân hóa văn hóa theo lãnh thổ nên người Hàn Quốc có tính cách rất đoàn
kết và coi trọng lối sống cộng đồng. Vào thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của bán đảo
lần đầu tiên đã được thống nhất dưới thời vương quốc Silla (57 TCN – 935 SCN). Sự
đồng nhất như vậy đã làm cho người Hàn hầu như không bị vướng vào những vấn đề
dân tộc và duy trì được tình đoàn kết vững chắc.
Cũng chính vì cùng chung tiếng nói và dân tộc, người Hàn cũng là những người cực
kỳ yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cao và sẵn sàng hi sinh. Đất nước Hàn Quốc cũng
có rất nhiều bảo tàng, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh
du lịch để người dân có thể tìm hiểu văn hóa dân tộc.
Họ cũng khá thích tụ tập. Ví dụ, họ thích gặp gỡ bạn bè và họ hàng để ăn uống, và
thích tổ chức các cuộc tụ họp như vậy ở nhà. Do trọng tình đoàn kết nên người Hàn
Quốc rất coi trọng khái niệm sinh hoạt tập thể: Họ cho rằng người sinh hoạt tập
thể tốt nhất chính là người giỏi hòa đồng với xã hội và thành công.
Người Hàn Quốc rất coi trọng tình cảm, thậm chí hay bị tình cảm chi phối trong xử
lý các mối quan hệ cũng như công việc. Với nền tảng tư tưởng rộng lượng, nhân
đạo, người Hàn luôn nồng hậu, hòa hiệp và mến khách. Là những người thân thiện
và dễ gần, họ luôn đối xử chu đáo và quan tâm đến những người xung quanh. Tính
cách coi trọng tình cảm của người Hàn cũng chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa
phương Đông sâu sắc:
Do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước phương Tây (tính khép kín
trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh tế - xã hội chủ yếu
mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ
phong kiến...), nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường phức
tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không
phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất
giữa trời, đất và con người.
Trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về “tam tài”
(Trời - Đất - Người), lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” (Trời với Người là một)
luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao.
Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao cái tình và
“duy tình” hơn “duy lý”.
Do ảnh hưởng của nền văn hoá Nho giáo trước đây, Người Hàn Quốc rất kính trọng
người già, tôn thờ tổ tiên, và nghe lời cha mẹ. Những ý tưởng này đặc biệt được thể hiện
rõ trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giáo viên và học sinh, ông chủ và người làm
công, thủ trưởng và nhân viên. Những người trẻ tuổi phải biết tôn trọng và nghe lời người
lớn tuổi hơn. Đó là lý do tại sao ở Hàn Quốc, xe buýt và tàu điện ngầm luôn có những ghế
riêng dành cho người già. Khi một người lớn tuổi đứng cạnh, người trẻ hơn sẽ đứng dậy
nhường chỗ của mình.
Đối với người Hàn, gia đình có ý nghĩa đặc biệt và là giá trị không thể thay thế trong
tâm thức của họ. Các thành viên trong gia đình sống cùng trong một nhà, hoặc gần đó.
Trong gia đình, một người đàn ông có vai trò lớn nhất, dẫn dắt và mọi người đều phải
tôn trọng ý kiến. Do chịu ảnh hưởng của Nho giáo, người con trai cả đảm nhận trách
nhiệm trụ cột trong gia đình, quan niệm “trọng nam khinh nữ” cũng là quan niệm phổ
biến ở Hàn Quốc.
Để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ
Hàn Quốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến quan hệ gia đình nhằm
đảm bảo sự công bằng giữa con trai và con gái về quyền thừa kế.
Người Hàn Quốc vô cùng coi trọng giáo dục: Đa phần các bậc cha mẹ sẵn sàng hi sinh
mọi thứ để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con cái. Hàn Quốc có tỷ lệ biết đọc biết viết
cao cũng như tỷ lệ phần trăm những người học đại học lớn. Đó là ảnh hưởng sâu sắc từ
tư tưởng Nho giáo, đề cao việc hiếu học lên hàng đầu. Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã
luôn đề cao người có học vấn. Chi phí cho giáo dục Hàn Quốc cao gấp nhiều lần trên thế
giới. Đa phần người Hàn khi đi du lịch cũng có xu hướng thích học hỏi tìm hiểu về bản sắc
văn hóa hơn là đơn thuần chỉ là vui chơi.
Người Hàn Quốc sống rất lạc quan. Tính cách sống hưởng thụ do xã hội Hàn ngày
nay hiện đại và đời sống chất lượng cao hơn xưa rất nhiều, người dân Hàn sống phóng
khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. Do vậy, họ cũng thích đi du ngoạn và tận
hưởng cuộc sống.
Họ siêng năng và trung thực trong công việc: Người Hàn Quốc thường là đến công ty
sớm nhất và cũng về công ty sớm nhất, họ ưu tiên mọi thứ cho công việc, họ ghét sự lười
biếng và đi muộn về sớm, luôn yêu cầu sự đúng giờ và trao đổi thông tin rõ ràng. Cơ sở
hình thành tính cách này phải kể đến việc đất nước họ từ một quốc gia nghèo đói trên
thế giới sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) đi lên thành một quốc gia có nền
kinh tế hiện đại và phát triển vượt bậc như bây giờ: trong một áp lực cao để phát triển
đến ngày hôm nay, người dân đã hình thành nên tính cách cần cù, siêng năng, tích
cực làm việc để phát triển và bảo vệ được đất nước mình.
Tính khiêm tốn luôn được người Hàn rất coi trọng. Họ đề cao những người chăm chỉ,
giỏi giang nhưng biết khiêm nhường và cầu thị. Vậy nên ta sẽ rất ít thấy những ngư
ời Hàn Quốc khoe mẽ về năng lực hay công việc của họ dù đó là những người thành
công trong cuộc sống và có những dấu ấn nhất định. Đây cũng là do ảnh hưởng của
nền văn hóa phương Đông lâu đời, luôn có thói quen “khiêm tốn” và không nên
để cái tôi mình quá cao.
Người Hàn Quốc có tính cách nóng nảy, hay vội vàng. Dường như câu nói cửa
miệng của người Hàn Quốc là “Nhanh lên! Nhanh lên!”.
1 ví dụ ta thường gặp ở trong cuộc sống của người 653 Hàn Quốc: trên đường phố, xe
ô tô nối đuôi nhau chạy như thác nước. Chiếc xe nào ở phía trước chạy chậm lại một
tý liền bị người đi sau la ó quát đi nhanh lên! Hay một hiện tượng khác là vài ngày
7/5/1990 một đoàn tàu điện ngầm đi từ Seoul đến Tungdaemun chậm mất 10 phút, khi
đoàn tàu đến nơi, bị hành khách đứng chờ ở Tungdaemun tức quá, đập vỡ mất 15 ô
cửa kính.
Có nhiều học giả đã thử giải thích tính nóng vội này của người Hàn Quốc. Người thì
cho rằng người Hàn Quốc sống ở bán đảo, bốn bề sóng biển, nên họ thường nói to,
cử chỉ mạnh bạo, làm việc dứt khoát, tranh thủ thời gian. Người thì cho rằng tâm
hồn người Hàn Quốc trong sáng, tính tình ngay thẳng nên gặp những chuyện bất
bình họ thường tỏ ra khó chịu, nóng nảy, nhìn không thuận mắt, nghe không thuận
tai. Gần đây có người cho rằng tính nóng vội của người Hàn Quốc có liên quan đến
lịch sử không ổn định lâu dài của Hàn Quốc. Chiến tranh liên miên, luôn luôn xảy
ra chuyện tranh giành quyền lực. Tình hình đó một mặt tạo nên khả năng giỏi thích
ứng cho người Hàn Quốc, mặt khác cũng tạo nên tính nóng vội làm việc gì cũng
muốn cho nhanh kẻo tình hình thay đổi thì mọi kế hoạch, ước mơ… đều đổ xuống
sông xuống biển.
Người Hàn Quốc là những người cực kỳ coi trọng hình thức, có thiên kiến và thành
kiến rất mạnh. Ấn tượng từ lần gặp đầu tiên là vô cùng quan trọng, họ sẽ dựa vào đó
định hình một người là tốt hay xấu. Cũng chính vì vậy đại đa số thanh niên Hàn
Quốc ngày nay rất thích đi thẩm mỹ để đẹp hơn nữa vì họ cho rằng cái đẹp rất
quan trọng để thành công trong mọi việc, nhất là trong ấn tượng của người khác về
mình.
Họ thường có tính bảo thủ thoái hóa: nghĩa là thiếu mềm dẻo trong suy nghĩ, cứng
nhắc và họ ngại thay đổi dù là tốt hay xấu. Rất không dễ để khuyên một người Hàn
Quốc thay đổi. Trong tiếng Hàn, có một từ ngữ rất phổ biến nói về tính cách bảo thủ
của người Hàn Quốc đó là “chủ nghĩa cực đoan”. Đó là do đặc tính tính cách của
người Hàn là có âm và dương, nghĩa là hay thay đổi, nhưng để cân bằng điều đó
thì lại cần ý tưởng cố định (bảo thủ) để cân bằng.
Tính cách của họ cũng rất coi trọng tiểu tiết và các lễ nghi. Nho giáo là nguyên
nhân của sự tôn trọng phép tắc lễ nghĩa thái quá trong xã hội Hàn. Người Hàn ý
thức rằng chỉ có như thế thì trật tự xã hội mới được duy trì.
=> Đặc trưng tính cách người Hàn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo
và nền văn hóa phương Đông, phần nhỏ chịu ảnh hưởng bởi phương Tây và xu
hướng thời đại mới. Cho đến hiện tại, một số quan niệm lỗi thời cũng dần được
thay đổi tích cực hơn như quan niệm “trọng nam khinh nữ” cũng dần giảm xuống. Có
thể nói rằng, tính cách người Hàn Quốc mang đậm tính chất truyền thống lẫn
hiện đại.

4. Đặc trưng tính cách điển hình của người Hàn Quốc
Lối sống trọng tình:
Xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước - nguồn gốc của những đặc trưng âm tính.
Cũng giống như người Việt Nam. Người Hàn Quốc có lối sống trọng tình trọng nghĩa.
Nguyên tắc truyền thống của người Hàn Quốc là lấy gia đình làm trung tâm, gia đình
đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn.
Trước kia, anh em trai thường sống trong cùng một nhà sau khi họ đã lập gia đình, và
có khi cả những người cháu cũng vậy. Gia đình có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với
họ. Họ coi trọng gia đình và dòng họ hơn bất cứ một dân tộc nào khác trên thế giới.
Mọi thành viên trong một gia đình đều có sự gắn bó mật thiết với nhau, bởi mỗi hành
động của một người đều có tác động, dù nhỏ hay lớn đến các thành viên khác trong
gia đình. Do đó, sự hòa thuận, hạnh phúc trong một gia đình quan trọng hơn nhiều lợi
ích của từng cá nhân.
Bên cạnh đó, lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc. Những lễ
nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay tại nhà vào ngày
giỗ của họ trong khoảng khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng. Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những lễ
nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chuseok (lễ hội
tình thân), ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã được chọn trước. Vào những
ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái. Việc cúng bái này quan trọng đến mức
mà các thành viên trong gia đình sống xa nhà phải đi một quãng đường dài để về tham

gia. Và các thành viên trong gia tộc thường tranh thủ những buổi tụ họp như thế này
để tổ chức cuộc gặp gỡ hàng năm.

Khả năng linh cảm cao:


Nguyên nhân chính tạo nên được khả năng linh cảm cao của người Hàn Quốc là do họ
xuất thân từ nền nông nghiệp lúa nước - nguồn gốc của những đặc trưng âm tính.
Người Hàn Quốc có niềm tin cao vào linh cảm của họ, những gì mà họ cảm nhận
được và có thể quyết định dựa trên những linh cảm đó.
Tính trọng thể diện:
Có lẽ do đặc điểm nguồn gốc dân tộc thuần nhất nên người Hàn Quốc rất coi trọng tự
tôn cá nhân. Con người Hàn Quốc tự trọng cao, coi nặng danh dự cá nhân, gia đình,
dòng họ. Ví dụ điển hình, một bộ phận Hàn Quốc hay chạy theo mốt của thế giới,
không chỉ ở lĩnh vực thời trang mà ngay cả trong việc sử dụng ngôn ngữ, họ hay chơi
chữ và lạm dụng từ nước ngoài quá mức để chứng minh mình sành điệu và thời trang.
Phát triển từ tự tôn cá nhân, người Hàn Quốc có lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Điều ấy
được thể hiện rõ nét qua lòng yêu nước của người Hàn Quốc. Thanh niên Hàn Quốc
có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm cao với Nhà nước. Người Hàn Quốc khi đi đến đâu
cũng luôn tích cực quảng bá văn hóa nước mình cho bạn bè thế giới, đặc biệt là qua
trào lưu văn hóa Hàn Quốc Hallyu. Nền công nghiệp giải trí phát triển đã góp một
phần không nhỏ giúp quảng bá hình ảnh đất nước tới mọi nơi trên thế giới. Tình yêu
nước của họ còn thể hiện qua rất nhiều với tình yêu các di sản văn hóa, di tích lịch sử.
Lòng tự tôn dân tộc này đã tạo nên một sức mạnh tinh thần lớn lao cho người Hàn
Quốc. Tuy nhiên, lòng tự tôn dân tộc thái quá còn dẫn đến hậu quả là sự bài trừ văn
hóa nước ngoài một cách cực đoan. Có phần nào đó giống người Trung Quốc và Nhật
Bản. Một thực tế nữa có thể dễ dàng nhận thấy đó là người Hàn Quốc chỉ dùng sản
phẩm của nước mình dù đi đến bất kì đâu, giống như khi đến Việt Nam thì họ sẽ chỉ
dùng điện thoại Samsung, nhà cung cấp mạng S-fone... Hàng hóa của Hàn Quốc được
quảng bá rộng rãi ở thị trường nước ngoài nhưng hàng hóa bên ngoài lại rất khó để có
thể xâm nhập được vào thị trường Hàn Quốc.

Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ti


Nền văn hoá Hàn Quốc, gia đình là nhân tố chi phối tổ chức xã hội, một thứ "chủ
nghĩa"-chủ nghĩa gia đình. Chủ nghĩa gia đình (Familism) là một đặc trưng văn hoá,
một tính cách dân tộc với năm đặc điểm:
+ Gia đình, cùng với quốc gia, là những hình thái xã hội cơ bản, có vai trò quan trọng
đặc biệt (từ nhà lên nước).
+ Cá nhân không thể độc lập tách rời khỏi gia đình.
+ Quan hệ giữa các thành viên gia đình được sắp xếp theo trật tự trên dưới rất rõ ràng,
chặt chẽ, và nghiêm túc.
+ Gia đình có một truyền thống mà tất cả các thành viên gia đình qua các thế hệ đều
quan tâm gìn giữ.
+ Cách tổ chức này không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà còn được nhân rộng
ra toàn xã hội.
Điều này được giải thích rằng Hàn Quốc không tạo nên những cánh đồng lớn đòi hỏi
tính cộng đồng cao, đồng thời nó buộc phải sống phân tán, không cho phép ở tập trung
được theo ý mình, khiến cho vai trò của gia đình buộc phải lớn hơn làng xã. Đây
chính là lý do tại sao Hàn Quốc có chủ nghĩa gia đình. Quan hệ chủ yếu trong gia đình
là quan hệ tôn ti trên dưới theo thứ bậc và tuổi tác. Bởi vậy, một khi gia đình là đơn vị
được coi trọng nhất trong xã hội Hàn Quốc thì tính tôn ti gia đình mở rộng ra thành
tính tôn ti xã hội. Ý thức coi trọng tôn ti của người Hàn mạnh đến mức họ rất thích
xưng hô theo chức vụ, địa vị, kể cả những chức vụ rất thấp (giáo sư Kim, giám đốc
Lee, đội trưởng Park, tổ trưởng Han...). Trong làng xã thì mọi người bình đẳng với
nhau, cho nên chỉ có thể nhờ vả nhau chứ không sai bảo nhau được như trong gia
đình. Ưu điểm của chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti là tạo nên một xã hội gắn bó
chặt chẽ và có trật tự. Chủ nghĩa gia đình cùng tính tôn ti kết hợp với sự tuân thủ
nghiêm ngặt ý thức hệ Nho giáo là nguyên nhân của sự tôn trọng phép tắc lễ nghĩa
thái quá trong xã hội Hàn. Người Hàn ý thức rằng chỉ có như thế thì trật tự xã hội mới
được duy trì. Đây chính là nguyên tắc "chính danh" trong tổ chức xã hội mà Khổng tử
đã từng ca ngợi.

Tính nuốt “hận”


Môi trường sống khắc nghiệt ở Hàn Quốc đã tạo nên những khó khăn và nỗi khổ
chồng chất. Chất nông nghiệp lúa nước thì khiến cho người Hàn chấp nhận và cam
chịu những nỗi khổ ấy như là số phận. Còn chất Siberia mạnh mẽ chảy âm ỉ trong
huyết quản thì lại không cho phép bỏ qua. Thành ra những nỗi niềm không thể thổ lộ
với người khác, không muốn cho người khác biết... đã chồng chất trong lòng và trở
thành "hận". Hận là một nét đặc trưng tình cảm rất đặc thù của dân tộc Hàn. Với tính
hướng nội, đặc điểm phổ biến của văn hoá Hàn là tình trạng ôm hận, nuốt hận vào
trong. Do ôm hận, cho nên người Hàn rất khó có thể tha thứ được cho người Nhật
những gì mà họ đã gây ra cho người Hàn trong cuộc chiến tranh (1592-1597) và trong
35 năm đô hộ (1910 -1945).
Tính nuốt hận có ưu điểm là tạo cho người Hàn một sức chịu đựng phi thường, giúp
họ có ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua
nổi. Trong tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, do mang hận nên người Hàn luôn
có ý thức không muốn chịu thua người Nhật trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong tổ chức
xã hội, họ luôn đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa độc tài, với những hiện
tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong sinh hoạt đô thị và quản lý đô thị. Nhờ vậy, chỉ
trong vòng mấy chục năm, người Hàn đã xây dựng được không chỉ những đô thị
ngang tầm thế giới mà quan trọng hơn là còn xây dựng được một nếp sống đô thị kỷ
cương, ngăn nắp, gọn gàng, lịch sự.

Tính nước đôi vừa âm tính vừa dương tính


Đến Hàn Quốc, người nước ngoài thường rất ngạc nhiên và có ấn tượng mạnh khi
nhận thấy ở người Hàn một tính cách nước đôi đầy mâu thuẫn với những biểu hiện
tượng phản rõ rệt: hiền lành và mạnh mẽ, cộng đồng và cá nhân, bè phái và thống
nhất, nhường nhịn và cạnh tranh, hoang phí và tằn tiện, điềm tĩnh và nóng nảy, tĩnh
lặng và năng động, lười nhác và cần cù, lề mề và khẩn trương... Nguồn gốc tính nước
đôi của người Hàn phong phú và phức tạp hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu từng đề
cập đến bốn nguyên nhân là vị trí bán đảo, địa hình núi đá và đồng bằng, khí hậu hai
mùa mưa và khô, lịch sử bị xâm lược và bị đè nén. Trên thực tế, còn có một nguyên
nhân thứ năm, và đây mới là nguyên nhân quan trọng nhất, nguyên nhân chủ yếu. Đó
là mâu thuẫn giữa một bên là chất du mục Siberia và địa hình núi đá với bên kia là nền
kinh tế nông nghiệp lúa nước. Kinh tế nông nghiệp lúa nước tạo nên một tính cách
thiên về âm tính, trong khi đó thì chất du mục Siberia và địa hình núi đá lại tạo nên
một tính cách thiên về dương tính. Chính mâu thuẫn này là cội nguồn của tính nước
đôi vừa âm tính vừa dương tính trong tính cách của người Hàn. Ví dụ điển hình, về
cặp “nhường nhịn và cạnh tranh”: Trong công ty ở Hàn, sự nhường nhịn chỉ phổ biến
trong quan hệ trên - dưới, mà chủ yếu là người dưới nhường người trên. Trong quan
hệ ngang bằng thì phổ biến là sự cạnh tranh
Lối làm việc cần cù và khẩn trương:
Trong các nền văn hoá nông nghiệp người nông dân rất cần cù khi vào vụ, nhưng lại
tỏ ra lười nhác lúc nông nhàn. Người Hàn cũng vậy, cũng không thoát khỏi quy luật
này. Nhưng nay, người Hàn đã thay đổi rất nhiều. Trải qua quá trình công nghiệp hóa
từ nông dân trở thành công nhân, người Hàn không còn chậm rãi, ung dung, và nhàn
nhã như trước. Những người nước ngoài thường mô tả những công nhân Hàn là những
con người cần cù, tự nguyện cống hiến, trung thành và đáng tin cậy. Tinh thần lao
động cần cù, chăm chỉ của người công nhân Hàn vào bậc nhất thế giới. Từ khi tiến
hành công nghiệp hoá, dấn thân vào nền kinh tế tốc độ, người Hàn lúc nào cũng cảm
thấy thiếu thời gian, cho nên thường có tác phong làm việc rất khẩn trương. Dù làm
việc gì, họ lúc nào cũng gấp gấp, nhanh nhanh. Ở Hàn Quốc, đập vào mắt là lúc nào

người Hàn cũng luôn vội vã, tất bật. Cuối cùng, họ cũng đã giải phóng được khỏi sự
trì trệ hàng bao thế kỷ, dường như giờ đây họ đang vội vã để bù lại thời gian đã mất.
Sở dĩ người Hàn cần mẫn và khẩn trương như vậy vì họ coi công việc là trung tâm,
còn mọi thứ khác chỉ là thứ yếu. Người Hàn tính lương không theo thời gian làm việc
mà là tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành. Công việc đối với người Hàn là
cái gì đó không bao giờ ngừng nghỉ.
5. Thói quen giao tiếp, ứng xử của người Hàn Quốc
Mỗi người trong xã hội Hàn Quốc luôn đặt tập thể lên trên hết – từ việc gọi món ăn,
thức uống cùng bạn bè cho đến việc tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng
cùng người khác

Beom Lee, giáo sư chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Columbia, đã từng chia
sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: “Người Hàn Quốc thường dùng từ “uri” để nhắc đến
một thứ gì đó thuộc sở hữu chung của một nhóm người hay thậm chí là của cả cộng
đồng, hoặc đó là thứ mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có. Điều này đến từ văn
hóa mang tính cộng đồng cao của Hàn Quốc”. Trên tất cả, tinh thần tập thể ấy xuất
phát từ lịch sử lâu đời tiếp xúc với ảnh hưởng của Khổng giáo từ Trung Quốc.

Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc và nghi thức dành cho việc
cúi đầu chào hỏi của người Hàn hình thành một cách tự nhiên. Cúi đầu chào cũng
được người Hàn Quốc thực hiện khi trao đổi danh thiếp trong công việc và cuộc sống
thường ngày. Lúc đó ta sẽ dùng hai tay để trao danh thiếp và nhận lại bằng hai tay
danh thiếp của người khác.

Tùy vào từng trường hợp và tình huống giao tiếp, người Hàn Quốc cũng thường
xuyên bắt tay nhau trong lúc cúi chào. Có thể dùng hai tay để nắm tay đối phương thể
hiện sự yêu quý, cũng có thể là bắt tay nhẹ. Phụ nữ không chủ động bắt tay đàn ông
trước, và một số trường hợp đàn ông bắt tay trước trong mối quan hệ chưa đủ thân
thiết sẽ bị hiểu nhầm là quấy rối, xâm hại.

Người Hàn có thói quen xưng hô bằng họ, việc sử dụng đúng danh từ ngôn xưng ở
Hàn Quốc rất quan trọng.Chỉ khi bạn và đối phương có mối quan hệ thân thiết, được
đối phương cho phép thì bạn mới được xưng hô bằng tên của họ.

Văn hóa trên bàn ăn :

- Người Hàn Quốc rất coi trọng người lớn tuổi trong bàn ăn. Vì thế khi ngồi vào bàn
ăn cho tới kết thúc bữa ăn, đừng vội cầm đũa hay rời bàn ăn trước mà hãy để ý khi
mọi người xung quanh, đặc biệt là người lớn tuổi trong nhà cầm đũa xong rồi mới
được ăn, trừ khi bạn là người lớn tuổi nhất hoặc những người đi ăn cùng bạn đều là
bạn bè ngang hàng.

- Ngồi giữ tư thế ngay ngắn trước mặt người lớn khi đang nói chuyện hoặc ăn uống
chính là phép lịch sự tối thiểu với các vị lớn tuổi.

- Chỉ lấy đồ ăn trong tầm với

“Cảm ơn” và “xin lỗi” và 2 câu nói cửa miệng rất quen thuộc của người Hàn Quốc.
Họ luôn luôn nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ dù rất nhỏ nhặt từ người khác, và
không quên nói lời xin lỗi khi họ cảm thấy mình đã làm phiền hoặc làm ảnh hưởng
đến người khác dù có thể lỗi đó không phải xuất phát từ họ.

Văn hóa chia sẻ rất thịnh hành tại Hàn Quốc. Ví dụ, giữa một nhóm, một tập thể sẽ
luôn có sự sẻ chia thức ăn hoặc nước uống, dù ít hay nhiều. Điều này thể hiện tình
cảm của bạn đối với mọi người trong xã hội. Nếu bạn không chia sẻ, bạn sẽ được mặc
định là người tham lam.
6. Văn hóa nơi làm việc và văn hóa công cộng của người Hàn Quốc
Văn hóa hằng ngày ở nơi công cộng:
- Những con phố không tiếng còi: Khi đi lại trên đường phố Hàn Quốc, các bạn gần
như không hề nghe thấy tiếng còi xe inh ỏi. Đây là nét văn hóa giao thông công cộng
Hàn Quốc đầu tiên khiến bạn cảm thấy thích thú. Người Hàn Quốc rất ít khi bấm còi
trong lúc tham gia giao thông, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc cần cảnh báo cho
các phương tiện xung quanh.
- Vị trí ưu tiên trên tàu điện ngầm hay xe buýt: Khi đi tàu điện ngầm, lúc nào
cũng có ghế dành riêng cho người lớn tuổi.
- Luôn xếp hàng theo thứ tự khi lên xuống tàu điện ngầm, xe buýt hay thậm chí
cả taxi. Hãy nhường những người xuống ra trước rồi mới lên xe.
- Nên để điện thoại ở chế độ rung khi tham gia các phương tiện giao thông công
cộng.Nếu có điện thoại, nên nói chuyện khẽ khi ở nơi công cộng.
– Nên sử dụng tai nghe khi xem phim hay nghe nhạc trong lúc đi lại bằng các
phương tiện công cộng để tránh làm phiền tới những người xung quanh.
– Không nói chuyện, trao đổi to hay cười đùa với nhau khi ở trên phương tiện
công cộng.
– Tuân thủ các luật lệ giao thông tại Hàn Quốc.

7. Nhu cầu đi du lịch nước ngoài và Việt Nam của du khách Hàn Quốc
Với một đất nước có nền công nghiệp phát triển và mức sống cao thì nhu cầu đi du
lịch là điều gần như tất yếu với đối tượng khách là người Hàn Quốc, nhu cầu đi du
lịch bên ngoài, thực hiện các tour du lịch xuyên quốc gia của du khách Hàn diễn ra
tương đối lớn.

Bởi vì họ đến từ một nước công nghiệp phát triển, do đó nhu cầu và khả năng chi
trả cho các dịch vụ của các du khách người Hàn Quốc sẽ cao. Đây sẽ là một cơ
hội phát triển về du lịch nếu các du khách Hàn Quốc chọn Việt Nam làm điểm đến.

Đi du lịch nước ngoài và đi du lịch Việt Nam được khách Hàn Quốc cân nhắc và lựa
chọn. Nếu đặt 2 yếu tố này lên bàn cân so sánh, chúng ta có thể có được những kết
quả như sau:

Tiêu chí so sánh Nhu cầu chung khi đi du lịch nước Nhu cầu khi đi du lịch tại Việt
ngoài của người Hàn Quốc Nam
Điều kiện tự Khí hậu phù hợp, cảnh quan đa Không gian du lịch mới mẻ,
nhiên dạng,… khí hậu đa dạng, du lịch biển
phát triển, đa dạng địa hình,…
An ninh – xã hội Trật tự xã hội ổn định, không có ổn định về mặt chính trị, hòa
bạo loạn hay khủng bố,.. bình, mặt an toàn về tính
mạnh và sức khỏe được đáp
ứng
Điều kiện lưu Sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn, thoải Hệ thống các cơ sở cư trú
trú mái được xếp hạng sao đa dạng
Điều kiện di Giao thông thuận lợi, có thể di Hệ thống cơ sở hạ tầng - vật
chuyển chuyển sang nước khác thuận lợi chất kỹ thuật ngày càng được
đảm bảo, việc giao thương
qua lại giữa các nước trở nên
dễ dàng hơn.

Về cụ thể, bên cạnh việc đáp ứng những yếu tố chung trên, Việt Nam còn đáp ứng
nhiều yếu tố khác của du khách Hàn, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tương đối
phổ biến khi lựa chọn đi du lịch nước ngoài của du khách Hàn:

Cái chung:

Về điều kiện tự nhiên: nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc đa dạng: nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng,… thì ở Việt Nam những nhu cầu đó gần như
có thể đáp ứng đầy đủ. Việt Nam có sự đa dạng dạng về địa hình cũng như cảnh
quan, việc khai thác du lịch trở nên phổ biến. Đặc biệt, theo các bài nghiên cứu gần
nhất cho thấy, du lịch biển rất được ưa thích ở du khách Hàn mà du lịch biển ở
Việt Nam rất phát triển với nhiều bãi biển đẹp như Nha Trang, Phú Quốc, Đồ Sơn,
Vịnh Hạ Long,….

Về điều kiện chính trị - an ninh xã hội: Đây là một điểm cộng cho Việt Nam khi lựa
chọn du lịch ở du khách hàn. Việt Nam là một đất nước được coi là an toàn bậc
nhất đối với các nước trong khu vực và ở nhiều khu vực khác khi có nền chính trị
hòa bình, ổn định, việc bạo loạn, khủng bố như ở các nước phát triển, ở phương Tây
dường như là điều không xảy ra. Vì vậy, sự hòa bình, ổn định ở đây đã tạo nên một
cảm giác an toàn đối với du khách Hàn nói riêng và khách quốc tế nói chung khi họ
đến du lịch tại nước ta.

Về điều kiện lưu trú: Ở nước ta có hệ thống khách sạn được xếp hạng sao theo
tiêu chuẩn quốc tế ngày càng nhiều và đa dạng, có thể đáp ứng các nhu cầu lưu
trú khác nhau của du khách. Vì đã được đánh giá và xếp hạng sao theo chuẩn quốc
tế nên vấn đề về vệ sinh, sự thoải mái ở từng phòng, từng địa điểm lưu trú có thể
đáp ứng yêu cầu của khách du lịch. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng được đào tạo
đầy đủ về nghiệp vụ và có phần nào đó ngoại ngữ nên việc phục vụ và trao đổi có thể
diễn ra một cách dễ dàng hơn, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong phạm vi có
thể.

Điều kiện di chuyển: vấn đề trong đi lại là một vấn đề thiết yếu không chỉ trong đối
tượng khách Hàn mà còn các đối tượng khách khác. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng
kỹ thuật ngày càng được đổi mới ở nước ta. Do đó, khách du lịch có thể lựa chọn
nhiều phương tiện khác nhau khi di chuyển như ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy,…
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm ở vị trí địa vô cùng quan trọng, thuận tiện để di
chuyển đến các khu vực khác. Đi du lịch ở Việt Nam, du khách Hàn có thể thuận
tiện đi du lịch ở các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia,…

Điều kiện về văn hóa - xã hội: với nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa
truyền thống ở du khách Hàn thì một đất nước có nền văn hóa lâu đời như Việt
Nam là một điểm đến không thể bỏ qua. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở
Việt Nam đa dạng màu sắc gắn với 54 dân tộc là một sức hút khó cưỡng đối với du
khách Hàn. Nó kích thích sự tìm tòi, khám phá trải nghiệm ở khách Hàn nói riêng và
khách quốc tế nói chung. Nhiều lễ hội được tổ chức thường niên trong năm, các trò
chơi dân gian độc đáo và cơ hội được tham gia hòa mình vào trải nghiệm cũng thu hút
nhiều sự quan tâm trong du khách Hàn. Vì có nhiều sự đặc sắc trong văn hòa mà trong
1 thời gian ngắn không thể trải nghiệm hết nên du khách hàn có thể tới Việt Nam
trong các dịp khác, kích thích ngành du lịch phát triển.
Các làng nghề truyền trống cũng đưa tới những trải nghiệm thú vị với khách Hàn.
Nhiều sản phẩm truyền thống được yêu thích như gốm sứ, vải dệt,… đặc biệt là áo dài
truyền thống Việt Nam.

Ẩm thực: Ẩm thực là một yếu tố không thể không nhắc đến khi du lịch Việt Nam.
Các món ăn truyền thống, gắn liền với từng vùng miền tạo nên nét đặc sắc trong
khách du lịch. Nhiều món ăn Việt Nam đã trở nên nổi tiếng và vươn tầm thế giới
như Phở Hà Nội, Bánh Mì, các món bún,…

Một yếu tố quan trọng mà không thể không nhắc đến thúc đẩy nhu cầu đến Việt Nam
của du khách Hàn đó chính là con người Việt Nam. Con người Việt Nam thân thiện,
hòa đồng, hiếu khách,… tạo nên cảm giác vui vẻ, thoải mái đối với khách du lịch khi
tiếp xúc giao tiếp hay yêu cầu giúp đỡ.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác độc đáo ở Việt Nam như sự đa dạng trong các mặt
hàng buôn bán lưu niệm, các dịch vụ bổ sung cũng như chăm sóc sức khỏe được đáp
ứng đầy đủ,…

Bên cạnh đó, một số điều cần được cải thiện để phát triển du lịch và thu hút được
nhiều khách du lịch hơn nữa đó là tình trạng ùn tắc giao thông, “chặt chém” khách
du lịch khi họ mua đồ, cảnh quan môi trường bị ô nhiễm, mất vệ sinh, đội ngũ nhân
viên phục vụ du lịch chưa được đào tạo chuyên nghiệp còn đông, sự đa dạng trong các
loại hình giải trí,…

8. Những điểm và hoạt động du lịch ưa thích của du khách Hàn Quốc tại
Việt Nam.
Theo như những phân tích phía trước, Hàn Quốc hiện nay là một quốc gia rất phát
triển với nhịp sống bận rộn, chất lượng cuộc sống cao. Chính vì vậy, đối với du khách
Hàn sẽ có những yêu cầu khá cao đối với điểm đến du lịch. Nhóm khách này có xu
hướng lựa chọn các quốc gia đảm bảo được an toàn, có những cảnh quan đặc biệt,
hiếm, thiên nhiên kỳ vĩ,... Đi kèm với đó là họ thích được sử dụng các dịch vụ chất
lượng cao, chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc tế. Không chỉ vậy, một xu hướng thường
thấy tại nhóm du khách này chính là họ có xu hướng tìm hiểu về văn hóa các nước
khác, thích những nước có một nền văn hóa riêng biệt. Chính vì thế, những điểm
đến hiện nay, mà khách Hàn Quốc ghé thăm chủ yếu là tham quan các địa danh
lịch sử, bảo tàng hoặc các phòng triển lãm nghệ thuật, ngoài ra còn có hoạt động
gắn với gia đình và trẻ em. Đây được cho là hoạt động đứng đầu của du khách Hàn
Quốc đến Việt Nam (theo thống kê của Tổng cục Du lịch). Tuy nhiên, hiện nay có
một xu hướng mới về những điểm đến ưa thích của khách Hàn Quốc, chính là du lịch
tại các bãi biển, các khu resort nổi tiếng tại nước ta. Chẳng hạn như: họ thích đến
những khu Resort tại Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang nơi có phong cảnh tuyệt vời
và là nơi hội tụ của hàng loạt các thương hiệu nghỉ dưỡng quốc tế. Kết hợp với đó là
các hoạt động tham quan tìm hiểu lịch sử văn hóa con người tại Hà Nội, Hội An,
Thừa thiên Huế,...

Cụ thể như là: tại Đà Nẵng, nổi tiếng với những khung cảnh tuyệt đẹp tại bãi biển Mỹ
Khê, cùng với đó là nơi chứa nhiều quầy thức ăn đường phố, quán cà phê, nhà
hàng,..cùng với 1 loạt các khu nghỉ dưỡng sang trọng và chỗ ở thân thiện với gia đình.
Hay tại Phú Quốc, khách Hàn Quốc thích được cảm giác đến những cánh rừng nhiệt
đới, thử ăn các loại hải sản tươi ngon và loại nước mắm nổi tiếng trứ danh. Đến với
Hà Nội, ngàn năm văn hiến, đến với Hội An và Thừa thiên Huế nơi chứa đựng vô vàn
những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam ta là những nơi rất thu hút khách Hàn
Quốc. Gắn với các hoạt động thăm thú chính là việc thưởng thức ẩm thực, các
món ăn 3 miền vô cùng đặc sắc của nước ta.

Nhiều năm qua, số lượng du khách Hàn Quốc đến nước ta tăng cao. Theo báo cáo
Tình hình kinh tế xã hội tháng 1/2023 của Tổng cục Thống kê, hàn Quốc đang dần
vượt mặt Trung Quốc và trở thành nước có số lượng khách đến Việt Nam du lịch cao
nhất. Đồng thời với đó, Tổng cục du lịch cũng đã có những hoạt động nhằm nhắm tới
khách Hàn quốc đặc biệt là khách MICE và khách nghỉ dưỡng.
Sở dĩ khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng cao là do đã có mặt
những yếu tố cơ sở hỗ trợ. Chẳng hạn, ngành du lịch Việt Nam luôn ưu tiên các hoạt
động xúc tiến, quảng bá hình ảnh đến với Hàn Quốc. Mối quan hệ song phương không
ngừng được cải thiện tốt hơn. Đồng thời, tại Việt Nam cũng đang là nơi mà các nhà
đầu tư Hàn Quốc nhắm đến để thiết lập hoạt động như hiện tại SAMSUNG và LG,...

Chính vì vậy, các hoạt động nhằm thu hút việc xúc tiến du lịch đến với đối tượng
khách Hàn Quốc là vô cùng cần thiết. Trong đó có các hoạt động được đề xuất như
là: Một là, tiến hành các hoạt động nhằm tôn tạo và tiếp tục phát huy, bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tại các điểm du lịch mang tính chất lịch
sử, văn hóa.

Hai là, tổ chức các diễn đàn, các hoạt động giao lưu quốc tế với Hàn Quốc, hợp
tác, hỗ trợ trong hoạt động du lịch tại Hàn Quốc và Việt Nam. Theo đó, hoạt động này
sẽ thu hút một lượng lớn những người quan tâm, sẽ là các nhà đầu tư, những người có
đam mê tìm hiểu về du lịch Hàn Quốc, Việt Nam. Và đây sẽ là cơ hội, để nước ta có
thể quảng bá hình ảnh đất nước một cách mạnh mẽ nhất đến với đối tượng du khách
tiềm năng này.

Ba là, trên cơ sở việc tổ chức các diễn đàn, giao lưu quốc tế, ta sẽ xúc tiến hơn nữa
trong các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là về hàng không. Cụ thể như là thực
hiện việc xúc tiến thêm chuyến bay kết nối thương mại giữa 02 nước, liên kết với các
hãng hàng không trong nước giảm giá vé trong thời gian trong và sau các diễn đàn
giao lưu. Tăng cường công tác truyền thông về hoạt động xúc tiến mới này. Kết nối
các chuyến bay quốc tế về trực tiếp với Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng,..

Bốn là, thay đổi tư duy trong hoạt động mới, đặc biệt là về mảng Lữ hành và cải
tiến nguồn nhân lực. Đặc biệt trong vấn đề về giao tiếp với du khách. Thiết kế các
chương trình tour phù hợp để đảm bảo sự quay trở lại và có thể giới thiệu thêm với
bạn bè của họ. Điều này sẽ tạo nên sự phát triển bền vững cho hoạt động du lịch của
nước ta sau này.

Trong một bài phát biểu, Ông Lee Chang Kun - Đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn
Quốc đã chỉ ra những việc cần làm để thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam:
“Thời gian gần đây, Chính phủ 2 nước đã có chương trình hợp tác như đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng với quy mô 175 triệu USD hay chương trình tập huấn cho cán bộ
đường sắt Việt Nam,… Bên cạnh đó cũng có các hoạt động giao lưu liên quan đến
giáo dục và sinh viên 2 nước. Đặc biệt, người Hàn Quốc rất quan tâm những quảng
cáo tại SMS hay Internet vì thế nên tiếp thị quảng bá thông qua hình thức này sẽ rất
hiệu quả. Ngoài ra, văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc đã có các văn
kiện ký kết với các hội đồng du lịch các quận tại TP. Seoul. Cùng với đó, chúng tôi
đang hình thành mạng lưới hợp tác phát triển du lịch đa dạng để khai thác nguồn
khách du lịch tại Hàn Quốc.
Tài liệu tham khảo
Worldbank. Truy cập tại https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?
locations=KR
World Population Review. Truy cập tại https://worldpopulationreview.com/country-
rankings/countries-by-density
National Geographic. Truy cập tại
https://kids.nationalgeographic.com/geography/countries/article/south-korea
Country Reports. Truy cập tại
https://www.countryreports.org/country/koreasouth/geography.htm
Tâm lý và tính cách của người Hàn Quốc. Truy cập tại:
https://luyenthitienghan.com/details/tam-ly-va-tinh-cach-cua-nguoi-han-quoc.html?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR0_wuI
bEURcKSrMB7TFfBoj9fqt_z3s_ApEhBAcya2-BdYcCC7z_4GRE1M

Tính cách đặc trưng của người Hàn Quốc. Truy cập tại: https://hanita.edu.vn/tinh-
cach-dac-trung-cua-nguoi-han-quoc?fbclid=IwAR1-W0DgCJcwi-a-
tWbrbSJKwrq9kN1WNcSpjIaIftIzPnp77WJM-eJuN_E

(06/06/2021) - Tìm hiểu con người Hàn Quốc. Truy cập tại:
https://hansarangvn.com/tim-hieu-con-nguoi-han-quoc/?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwA
R1a4FH7uTuSZMxDPYt1u8FeG-ta-BKPLa2xvxk_MvUrexDb8wM1uO4Drbk

PGS.TS Phạm Công Nhất - (02/03/2014) - Sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây và
những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay. Truy cập
tại:https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/26098/su-khac-biet-trong-
van-hoa-dong---tay-va-nhung-suy-nghi-doi-voi-viec-phat-trien-van-hoa-viet-nam-hien-
nay.aspx
Trần Ngọc Thêm - (2004) - Vai trò tính cách dân tộc trong quá trình đô thị hóa ở Hàn
Quốc Truy cập tại :
http://lib.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/8134/1/000000CVv249S062004053.pdf

Bùi Thị Hoài Thu - (03/2011) - Bước đàu tìm hiểu tính cách con người Hàn Quốc. Truy cập
tại:https://tailieumienphi.vn/doc/buoc-dau-tim-hieu-dac-diem-tinh-cach-con-nguoi-han-quoc-
fcjfuq.html

New Ocean - Duy Nguyễn St. - (8/11/2016) - Học hỏi văn hóa giao thông công cộng
của người Hàn Quốc. http://batgt.camau.gov.vn/hoc-hoi-van-hoa-giao-thong-cong-
cong-cua-nguoi-han-quoc.537

Câu chuyện văn hóa - (10/2020) - Văn hóa công sở của người Hàn Quốc. Truy cập
tại:https://koreainourstories.wixsite.com/koreainourstories/post/v%C4%83n-h
%C3%B3a-c%C3%B4ng-s%E1%BB%9F-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB
%9Di-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c?fbclid=IwAR1ac9nnGuUK3kPBy-
6YnDPb6RgimgrUJf_aD84EWdwtE5Wb4C_v_Y0OQDM

Lê Na - (2022) - Thu hút du khách từ Hàn Quốc: còn nhiều việc phải làm. Truy cập
tại: https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=22&macmp=22&mabb=246098

Thanh Giang -(2019) - Người Hàn Quốc ưa thích nhiều điểm du lịch nổi tiếng tại Việt
Nam.Truy cập tại: https://vietnamtourism.gov.vn/post/29275:

Thu Huyền - (2019) - Thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam. Truy cập tại:
https://vccinews.vn/news/25985/thu-hut-khach-du-lich-han-quoc-sang-viet-nam.html
BẢNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC
THÀNH VIÊN

Mssv Thành viên Điểm số


2156180088 Hoàng Bích Nương
2156180096 Vi Thị Thu Bay
2156180099 Danh Vĩnh Thái
2156180122 Nguyễn Quốc Đại
2156180131 Phạm Thị Hồng Hải
2156180146 Lê Hoàng Thanh Vy
2156180153 Phùng Mai Hương
2156180154 Nguyễn Lan Hương
2156180165 Nguyễn Thị Huệ
2156180171 Dương Khánh Ly
2156180218 Nguyễn Thị Ngọc Trân

You might also like