You are on page 1of 3

* Tết nguyên đán:

-Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm Lịch hay đơn giản là Tết Việt Nam là
lễ hội ý nghĩa nhất trên đất nước hình chữ S. Do tính theo âm lịch, Tết thường
diễn ra vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai, tức là muộn hơn Tết Dương
lịch. Ngày Tết tại Việt Nam là dịp tuyệt vời nhất để du khách nước ngoài dành
trọn gói kỳ nghỉ tại Việt Nam để tận hưởng không khí lễ hội và khám phá một
trong những lễ hội lâu đời nhất thế giới. Tết 2022 là ngày 1/2/2022.
- Nguồn gốc:
+Theo lịch sử Trung Quốc thì sự kiện này có nguồn gốc từ đời Tam Hoàng Ngũ
Đế. Mỗi một thời kỳ đều có sự thay đổi. Vào thời Tam Vương, Tết được chọn
tháng Giêng là dịp đầu năm. Nhà Thương lại lấy tháng chạp, trong khi đó nhà
Chu lại chọn tháng 11. Dựa trên quan niệm về ngày giờ, vua chúa thời xưa đã
đặt ra ngày Tết khác nhau.
+Tại đời nhà Đông Chu, ngày Tết được chọn vào tháng Dần. Đời nhà Tần lại
chọn tháng Hợi. Tới nhà Hán thì chọn tháng Giêng. Qua rất nhiều thời đại,
tháng Giêng đã được chọn là dịp đầu năm và từ đó không có sự thay đổi nào về
ngày Tết nữa. Tới thời Đông Phương Sóc, ngày Tết được tính từ ngày mùng 1 –
mùng 8 tháng Giêng. Ngày nay, cũng giống như Trung Quốc, nước ta cũng tổ
chức Tết Nguyên Đán và đây là dịp mà người dân được nghỉ lễ chính thức.
-một số phong tục: Gói bánh chưng, Bày mâm ngũ quả,đón Giao thừa, Đi chùa,
hái lộc cầu may,…
- ý nghĩa:
+ Quan trọng nhất chính là tiết đầu năm, khởi đầu cho chu kỳ canh tác. Đây cũng chính là Tiết
Nguyên Đán. Nguyên là Khởi Đầu, Đán là Trọn vẹn. Như vậy, có thể hiểu ý nghĩa của Tết
Nguyên Đán chính là một khởi đầu trọn vẹn.

+Tết Nguyên Đán cũng chính là Tết cổ truyền, Tết ta, Tết âm. Đây là dịp quan trọng để người
dân Việt nhớ về nguồn cội, tổ tiên. Là dịp để gia đình đoàn viên con cháu sum vầy, đoàn tụ.
*tết trung thu:
-Tết Trung Thu, theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là
ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong
đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là
đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng,
bánh dẻo.
-nguồn gốc: +bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết
chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng
Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội
trong cổ tích Việt Nam. Người Trung Hoa đã ăn mừng thu hoạch vào
ngày trăng tròn mùa thu kể từ thời Thương.
- ý nghĩa: +Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ
bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn
thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng
Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả
khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể
hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình
lại càng khăng khít thêm.
 * Tết Nguyên Tiêu:
-Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng, tiếng Trung Quốc là 元 宵)) là
ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại
Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn
ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng
giêng Âm lịch
- nguồn gốc : Câu chuyện bắt đầu từ việc các cung nữ mỗi khi xuân đến lại nhớ
nhà nhưng cung vua lại canh gác nghiêm ngặt nên không thể ra được. Lúc
này, Đông Phương Sóc - viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã cảm động trước tấm
lòng của cung nữ và giúp cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi
khiến nhiều người dân lo sợ, sau đó đưa ra hiến kế với nhà vua rằng vào ngày
rằm tháng giêng này vua cùng người nhà nên lánh nạn ngoài cung trong ngày
đó sẽ cho sẽ cho người treo đèn lồng đầy sân giả cảnh lửa cháy để lừa Hỏa thần.
Hán Vũ Đế đã đồng ý với kế sách này của Đông Phương Sóc và thế là từ đó vào
ngày rằm tháng giêng hằng năm cả nước đều treo đèn lồng và các cung nữ
đều có thể gặp mặt người thân của mình.
-ý nghĩa: Tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên”
nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là
Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ
Nguyên (Rằm tháng mười). Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người
Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu nói rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm
tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.
Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện
lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên câu mong
năm mới an lành và nhiều tài lộc. Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán
mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau nhưng ít hay nhiều thì
đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.

You might also like