You are on page 1of 8

2.1.1.

3/ Mâm ngũ quả- Bàn thờ tổ tiên:


Việc bày trí cho mâm ngũ quả và dọn dẹp cho bàn thờ tổ tiên là một trong những việc
làm không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người miền Tây Nam Bộ.
Bên cạnh những món ăn đặc trưng của con người vùng sông nước tại đây như bánh Tét,
củ kiệu,… thì mâm ngũ quả cũng được xem là một phần của truyền thống. Mâm ngũ quả
bao gồm năm loại quả khác nhau, tượng trưng cho những gì mà người bày trí mong
muốn, tùy từng vùng miền sẽ có cách bày trí khác nhau. Người miền Tây Nam Bộ, đặc
trưng sẽ là ‘ Cầu sung vừa đủ sài’ tương ứng với năm loại quả: mãng cầu, quả sung, quả
dừa, quả đu đủ và quả xoài. Từng loại quả mà gia chủ trưng bày đều mang một ý nghĩa
riêng biệt:
Mãng cầu: với ước muốn cầu được ước thấy, đây là loại quả tiên quyết trong mâm ngũ
quả của người miền Tây Nam Bộ.
Sung: tượng trưng cho sự sung mãn về nhiều thứ trong cuộc sống như tiền tài và sức khỏe
Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, gia chủ đặt đu đủ vào mâm ngũ quả với ước mong
thịnh vượng, no đủ về kinh tế hay thậm chí về tình cảm.
Xoài: người dân miền Tây Nam Bộ thường phát âm là ' trái xài' thay vì quả xoài, trùng
với chữ 'xài( sử dụng)' bởi vậy quả xoài hiện diện trên mâm ngũ quả cầu mong có được
cuộc sống sung túc, không thiếu thốn
Dừa: giống như từ xoài, người dân vùng sông nước tại đây, phát âm của quả dừa trùng
với âm 'vừa' do đó gia chủ cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn về nhiều
mặt.
Khác với các vùng miền khác, mâm ngũ quả của người dân ở đây không cầu kỳ hoa lệ mà
cũng giống như chính bản thân họ vậy, bình dị và dân dã! Chỉ cần ‘ vừa đủ sài’ chứ
không ham muốn cao xa phải đầy ấp.Tuy nhiên, tại đây người ta cũng kiêng kị trưng bày
các loại quả có tên trùng với các ý nghĩa không tốt như: trái chuối ( chúi nhũi,làm cho cả
năm gặp vận không may, khó làm ăn), trái quýt ( như câu quýt làm cam chịu, hứng chịu
nhiều tai ương không may xảy đến) hay trái sầu riêng ( sầu não, mang tới những cảnh
buồn không đáng có cho cả năm).
(Hình ảnh về mâm ngũ quả của người miền Tây Nam Bộ, được trích từ báo điện tử VTV
News đời sống)
Mâm ngũ quả sẽ được chưng tại bàn thờ của tổ tiên tại gia đình, hoặc tại một số gia đình
không thờ cúng tổ tiên, họ sẽ chưng mâm ngũ quả tại các bàn thờ ông thần Tài, ông Thổ
Địa hay bàn thờ Phật. Về ý nghĩa, ngũ nằm trong cụm từ ‘ngũ hành’ của thuyết ngũ hành-
theo như quan niệm của người phương Đông, năm yếu tố để tạo nên vũ trụ, tạo nên sự
sống trong hệ Mặt Trời. Do vậy, mâm ngũ quả của người dân được trưng bày với ước
nguyện cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở, dồi dào về sức khỏe, an yên về cuộc sống và
thịnh vượng trong sự nghiệp.
Nói về bàn thờ tổ tiên, đây là nơi mà các bậc cha ông cư ngụ trong gia đình, nơi theo dõi
con cháu từ trên cao nên để bày tỏ sự tôn kính và lòng thành đối với các bậc tiền nhân.
Bàn thờ tổ tiên sẽ được đạt tại vị trí trung tâm, nơi cao và khuất gió cũng như là nơi sạch
sẽ của ngôi nhà. Đặt ở đây là để tránh khói bụi, các loại côn trùng làm mất đi vẻ uy
nghiêm vốn có nơi các bậc bề trên ngự vị.
Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết cũng đặc biệt quan trọng, công việc này thể hiện
tình yêu thương, lòng kính trọng của con cháu đối với ông bà. Tại nhiều nơi, người đã
khuất và người còn sống tuy âm dương cách biệt, nhưng bằng một cách nào đó vẫn có
mối quan hệ, vẫn cảm nhận được sự hiện diện từ đối phương. Không gian thờ tự là một
chốn linh thiêng và nghiêm trang trong gia đình, là chiếc gương soi rọi các công ơn của
bề trước, là chiếc hòm lưu giữ các kỉ niệm khó phai giữa các thế hệ, thông qua đó việc
lau dọn sạch sẽ , chăm chút cẩn thận cho bàn thờ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn
kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự vuốt ve, bảo vệ cái uy nghiêm ở
mỗi người. Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự
chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn
dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.
Vào mỗi dịp Tết đến xuân sang, con cháu sẽ trưng thêm mâm ngũ quả và các loại hoa đặc
trưng của ngày Tết trên bàn thờ tổ tiên cùng với vài vật dụng cần thiết khác.

( Hình ảnh bàn thờ tổ tiên trích từ báo Tuổi trẻ)


2.2/ Tết Nguyên đán:
Hằng năm mỗi khi Tết đến, dù đang làm gì và ở đâu, thì bất cứ người nào đều mong được
đoàn tụ với người thân và gia đình trong ba ngày Tết, được thể hiện lòng thành kính với
các bậc bề trên, được vui ca nô đùa với những đứa trẻ như thuở còn thơ. Tết Nguyên Đán
dường như đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với nhiều người, là nơi để trở về
với chốn yêu thương, nơi để đoàn tụ và là nơi để sẻ chia.
Tết Nguyên Đán là nơi mọi người có thể cùng sum họp, ngồi lại với nhau để tâm sự, vui
đùa. Là dịp để con cháu báu hiếu với cha mẹ, ông bà, những người đã có công ơn sinh
thành dưỡng dục khổ cực, là những ngày vô lo khỏi những muộn phiền công việc
Tết cũng là ngày gia đình có thể đoàn tụ với cả những người đã khuất. Từ bữa cơm tối
đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mờ các bậc tiền bối và tổ tiên và
những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu
2.2.1/ Xông đất đầu năm:
- Giong như các vùng đất khác trên khắp đất nước Việt Nam, người miền Tây Nam Bộ
cũng có phong tục ‘xông đất’ vào ngày đầu năm mới.
- Tục xông đất (hay còn gọi là tục xông nhà hay đạp đất) được biết đến như là một trong
các phong tục lâu đời từ xưa nay, không ai rõ nguồn gốc xuất phát từ đâu. Phong tục này
xuất hiện để thực hiện được mong muốn một năm bình an và may mắn. Theo người xưa,
gia chủ sẽ chọn một người (hoặc nhiều người) hợp với tuổi của mình, thường là các tuổi
tam hợp, đặc biệt tránh tuổi tứ hành xung, để đến viếng thăm, chúc tết vào ngày mồng
một Tết âm lich hoặc sau khi giao thừa. Người ‘xông đất’ được gia chủ xem xét và rất
tinh ý trong việc chọn người đến nhà để ‘ mở vận may’, sự thành đạt, đức hậu hay thậm
chí là tên của họ.Ở miền Tây Nam Bộ, phong tục này rất quan trọng bởi vì nhiều người
tin rằng điều này sẽ mang đến tài lộc, công danh và phú quý cho gia chủ trong suốt một
năm, nếu chọn sai người hoặc không phù hơp với gia chủ thì sẽ đem đến vận xui, sự thụt
lùi trong kinh tế, sức khỏe, tình cảm cũng như nhiều khía cạnh khác.
- Để nói về việc chọn người ‘xông đất’ nhà Nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng
vĩ đã có những lời chia sẻ với báo Lao Động: “Chủ nhà rất kén người ‘xông đất’. Những
người 'xông đất' mà được người ta chờ đón nhất đó chính là trẻ em. Bởi vì trẻ em chưa
chịu trách nhiệm về tử vi, về số mạng, trẻ em đem đến sự vui vẻ, may mắn cho gia chủ.
Các đồng tử còn hồn nhiên vô tư bao giờ cũng vui vẻ nên người ta rất muốn đón trẻ em
đến. Ngoài trẻ em ra, có người kĩ tính họ xem tuổi của người đến năm nay xem có hợp
với gia chủ hay không, có làm ăn phát đạt hay không, có đem đến may mắn hay không và
mời những người hợp tuổi đến ‘xông đất’ cho mình”.
- Phong tục ‘xông đất’ ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ hầu như đều giống nhau. Người đến
xông đất sẽ diện những bộ trang phục bắt mắt, màu sắc tươi sáng, đặc biệt là các màu đỏ,
hồng, vàng, vig theo họ màu vàng tượng trưng cho sự phú quý giáu sang, màu hồng mang
đến sự ấm áp, nồng nàn và nhiệt huyết cho cả năm, và màu đỏ đại diện cho sự may mắn, .
Khi đến, những ‘người xông đất’ thường tay sẽ cầm bao lì xì để mừng thọ những người
lớn tuổi trong gia đình là lì xì cho trẻ con. Sau đó, gia chủ sẽ tiếp đãi họ thịnh xoạng cũng
như chúc Tết, trò chuyện cùng nhau về các dự định của bản thân trong năm sắp tới.
( Hình ảnh về hoạt động xông đất ngày Tết được trích nguồn trang báo Mới)
2.2.2. Chúc Tết- Lì xì:
-Không chỉ riêng miền Tây Nam Bộ mà còn trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam, người
Việt luôn gìn giữ , thực hiện được đạo lý ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ và ‘Uống nước nhớ
nguồn’. Được thể hiện rõ nhất ở là ở phong tục ‘Chúc Tết’ , phong tục này đã quá quen
thuộc đối với các người con đất Việt thông qua câu thành ngữ ‘ Mồng một Tết cha, mồng
hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy’.

(Hình ảnh gia đình xung họp chúc Tết ngày đầu năm được trích từ báo 24H)
-Sáng ngày đầu tiên của năm mới- mồng một Tết, các cặp vợ chồng cùng con cái, anh chị
em ruột thịt sẽ về nhà họ nội để chúc thọ cho cha mẹ, thắp hương cúng bái tổ tiên, những
người đi trước để bày tổ lòng hiếu thuận và thành kính. Năm mới Tết đến, mỗi người đều
hạnh phúc, rộn ràng đón thêm một tuổi mới, để lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ này thì
mọi người sẽ chuyền nhau những câu chúc Tết đến người mình yêu thương. Ông bà sẽ là
những người nhận được câu chúc đầu tiên đến từ con cháu, chúc cho ông bà sống lâu
tram tuổi, sức khỏe dồi dào để hưởng an yên cùng con cháu. Để đáp lại, trẻ con sẽ nhận
được nhận những tờ giấy hồng hay còn gọi nhận được lì xì từ ông bà, người bề trên.
-Mùng hai-Tết nhà mẹ, cũng giống với mùng một Tết nhưng lần này cả gia đình sẽ cùng
nhau quay quần tại nhà ngoại. Mọi việc diễn ra tuần tự như nhà nội, con cháu đến mừng
thọ, gửi những lời chúc đến ông bà ngoại, sau đó đến các họ hàng, bà con thân thích ,
cùng nhau trò chuyện về những việc đã diễn ra trong năm cũ và những dự kiến, mong
ước muốn được thực hiện trong năm mới.
-Qua hai ngày đầu của Tết Nguyên Đán có thể thấy rõ người dân miền Tây Nam Bộ rất
coi trọng chữ hiếu, dành hai ngày quan trọng của năm để thể hiện long kính trọng công
ơn sinh thành và dưỡng dục đến cha mẹ và các đấng bề trên.
-Mồng ba Tết thầy, với câu ‘Không thầy đố mày làm nên’ thể hiện vai trò, công ơn giáo
dục đáng quý của những người làm nghề giáo. Vì vậy, mồng ba Tết mỗi năm các học trò
sẽ dành thời gian đến để tri ân người có công ơn dạy dỗ, truyền thụ kiến thức. Đây cũng
là dịp thầy và trò chia sẻ, tâm sự về những điều xảy ra trong cuộc sống, ôn lại các kỷ
niệm xưa cũng như bạn bè có được cơ hội để tề tựu, gặp lại nhau sau bao năm xa cách.
-Để nói đến câu chúc Tết thì ắt hẳn không thể thiếu đến các phong bao lì xì. Những người
đến nhà không trực tiếp đưa tiền mừng tuổi cho nhau mà sẽ được xếp gọn gàng, ngăn nắp
hoặc cuộn tròn trong những phong bao lì xì đỏ thắm (màu sắc được xem là may mắn như
đã nói ở mục 2.2.1). Việc làm này cũng thể hiện sự tế nhị và cách cư xử, thể hiện vô cùng
ý tứ trong văn hóa giao tiếp.Lì xì là một trong những phong tục đặc trưng nhất của ngày
Tết, đặc biệt được trẻ em, người còn trẻ tuổi rất yêu thích bởi vì sẽ nhận được nhiều lộc
xuân, lộc may mắn đến từ những người bề trên với những lời chúc tốt đẹp chẳng hạn như
mau ăn chóng lớn, học hành tấn tới, ngày càng thông minh….
Việc nhận được lì xì vào ngày đầu năm mới đem đến niềm vui, sự hạnh phúc cho nhiều
người được nhận, mang đến niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, qua đó lan tỏa
năng lượng tích cực đến những người xung quanh. Việc để tiền trong một phong thư
cũng cho thấy sự tinh tế, không cầu kì hơn thua mà dẫn đến các vấn đề không đáng có
trong ngày lễ lớn của dân tộc.
( Hỉnh ảnh các bao lì xì được sử dụng vào ngày Tết, ảnh của tác giả)

2.2.3. Đi chùa:
-Sau một năm cũ đầy bộn bề lo lắng qua đi, người dân miền Tây Nam Bộ tin rằng năm
mới sẽ là khởi đầu cho những điều tươi sáng và tràn đầy hy vọng hơn. Vốn gắn liền với
miền sông nước, người dân ở đây rất tin tưởng vào sự tồn tại của thần linh. Do đó, mỗi
dịp đầu năm mới, mọi người thường đi đến các ngôi chùa để cầu an yên, sức khỏe cho gia
đình và bản thân.
-Đi chùa là một nét đẹp văn hóa không chỉ của người miền Tây Nam Bộ, mà còn của toàn
dân tộc Việt Nam nói chung. Tại đây, họ không chỉ đến để cầu nguyện cho năm mới mà
còn để hòa mình vào chốn cửa Phật linh thiêng, quên đi các phiền muộn, lo tóng đã trải
qua trong năm cũ. Các ngôi chùa sẽ được trang hoàng lộng lẫy với nhiều loại cây, hoa
đặc trưng ngày Tết để chào đón người tới lễ Phật. Hoạt động này đông nhất sau đêm ba
mươi và sáng ngày mồng một Tết, sau giờ phút chuyển giao năm mới,nhiều người dành
thời gian để đến lễ chùa với mong ước cho cuộc sống diễn ra bình dị, nhận được tài lộc
phú quý. Như một thông lệ, khi hoàn thành xong việc nhà, cúng bái cho tổ tiên thì sẽ đến
nơi cửa Phật để khấn cầu nhiều nguyện vọng khác.

(Một vài hình ảnh về hoạt động viếng chùa vào ngày Tết Nguyên Đán được trích nguồn
từ Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam)
Tuy nhiên đến một nơi linh thiêng, nhiều người cũng biết được các phép tắc riêng trước
khi đến đây. Một trong số đó là việc ăn diện trang phục lich sự, phù hợp với nơi của
Phật, tránh những trang phục nhạy cảm. Một vài hành động cũng không nên làm là tránh
chụp ảnh, chạm vào tượng Phật cũng như không được trộm cắp.

You might also like