You are on page 1of 9

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7


Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ
CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA
Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi
là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một
nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon
Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán…
nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện
đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh
thành dành cho con cái từ xưa đến nay.
 
Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma
bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết
nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có
gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc,
bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên
người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có
thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon.
Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ
được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành
cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở
làng xa đến ăn uống chung vui. 

Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến,
một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật
cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre
rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng
thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc
ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy
rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh,
ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu.
Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...
 
Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông
thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương
nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng. Sau khi đã chuẩn bị xong, người
con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên
rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có
dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm
nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh
thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa.
(nguồn
https://kontum

Câu 1:Hai câu văn: “Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu
cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn
vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận
của con cháu.”sử dụng phép liên kết nào? ( NB)

A. Phép lặp, phép nối


B. Phép thế, phép lặp
C. Phép thế, phép nối
D. Phép nối, phép đồng nghĩa.
Câu 2: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cảm ơn họ đã ban cho sự
giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...” là gì? ( NB)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho nội dung bất ngờ;
D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Câu 3: Bài viết trên thuộc kiểu văn bản: (NB)- Tìm- thay

A. Văn bản đa phương thức C. Văn bản thông thường


B. Văn bản tường trình D. Văn bản thông tin.
Câu 4: Vì sao em lựa chọn kiểu văn bản ở câu 3? (TH)

A. Vì văn bản cung cấp thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
B. Vì văn bản kể lại theo trình tự lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
C. Vì văn bản tái hiện lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
D. Vì văn bản đưa ra ý kiến về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
Câu 5: Văn bản trên được triển khai theo cách nào?( TH)
A. Theo trình tự thời gian C. Theo trình tự ngược thời gian
B. Theo tùy hứng D. Kết hợp ngược trình tự.
Câu 6: Dòng nào nêu đúng, đầy đủ những thông tin cơ bản của văn bản trên?
( NB)
A. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, ý nghĩa
B. Thời gian, chuẩn bị vật cúng, cách thức tổ chức, ý nghĩa
C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa
D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức
Câu 7: Theo em đạo lý được nhắc đến trong câu văn đầu văn bản: Điều này đã
thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của
bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.? ( TH)- coi lại.
A. Tôn sư trọng đạo C. Tương thân tương ái
B. Uống nước nhớ nguồn D. Yêu thương giống nòi
Câu 8 : Theo em câu ca dao nào sau đây phù hợp với nội dung mà văn bản đề
cập? ( TH)
A. Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Trả lời câu hỏi :


Câu 9: ( 1,0 điểm) Văn bản đã nhắc nhở chúng ta: Công ơn sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ và đạo làm con. Em có đồng ý với lời nhắc nhở đó không? Vì sao?
( VD)

Câu 10: ( 1,0 điểm) Liên hệ thực tế trong gia đình và địa phương em, có những lễ,
hội nào thể hiện đạo lí về lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Hãy chia sẻ với mọi
người được biết và nêu cảm xúc của em khi tham gia các lễ, hội đó. ( VD)
TRẢ LỜI
Câu 9:
HS nêu được quan điểm cá nhân nhưng phải bám sát vào văn bản, giải thích theo
hướng tích cực, nhân văn:
ĐH: Đồng ý vì:
- Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng to lớn.
- Đạo làm con là phải biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đó là biểu hiện
của đạo lí uống nước nhớ nguồn; là nét đẹp trong văn hóa ứng xứ của người Việt,
- Nếu thiếu đi đạo lí đó, con người sẽ trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, ảnh
hưởng đến sự phát triển của gia đình, xã hội…
CÂU 10 :
( HS nêu ít nhất 2 ý là cho điểm tối đa, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
HS có thể kể tên các lễ, hội như: lễ cúng giỗ, lễ hội tưởng nhớ một ai đó đã có
công khai mở hoặc xây dựng làng, tổ chức sinh nhật, lễ mừng thọ,...
Tâm trạng: Vui, xúc động, tự hào.
( HS có thể diễn đạt tâm trạng khác nhau, GV tôn trọng ý kiến nhưng phải đảm bảo
yêu cầu)

MÔN: Ngữ văn LỚP 7


Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Lựa chọn đáp án đúng rồi ghi kết quả vào bài làm.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
ĐÓN TẾT
Để chuẩn bị đón lễ Tết này, người Việt Nam cũng như người Trung Quốc phải
chuẩn bị rất nhiều thứ. Những người phụ nữ thì lo chuẩn bị thực phẩm cho những
mâm cỗ cúng quan trọng ngày Tết, người đàn ông trong gia đình thì cùng các
thành viên khác dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.
Vào dịp Tết, người Việt Nam thường mua quất, đào, những cây tượng trưng cho
ngày tết để bày trong phòng khách, hoặc chơi hoa hải đường - những loài hoa đặc
trưng của mùa xuân. Còn người Trung Quốc lại chơi hoa thuỷ tiên (tượng trưng
cho tài lộc), hoa hướng dương (tượng trưng cho một năm mới tốt lành), cây kim
quất (tượng trưng cho tài lộc), hoa mơ (tượng trưng cho may mắn), [...]
Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết.
Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết ấm cúng và thiêng liêng, với cả hai dân tộc,
đó là bữa cơm sum họp, là bữa cơm mà con cháu đi làm ăn xa cũng cố gắng về
quây quần chung vui. 
Với nhân sinh quan, bản sắc văn hoá và môi trường sống của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc khác nhau, bữa cơm tất niên tuy có chung một ý nghĩa nhưng các món ăn
lại rất riêng, thấm đậm nhân sinh quan và phản ánh rõ nét cuộc sống của người
dân hai nước.
Mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng. Bánh
chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong
ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc
con cái. Món ăn cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
Đồng thời, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và
thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Ngoài ra còn có thịt gà, thịt lợn, măng,
miến, giò chả, bóng bì, thịt bò kho gừng, cá kho, thịt đông, … đều là những món ăn
mang đặc trưng của hương vị quê hương, của một đất nước lấy nông nghiệp là
chính.
Mâm cỗ Tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến
Xuân sang. Bởi nó không chỉ thể hiện nét đẹp về “Công” trong “tứ đức” của
người phụ nữ trong gia đình, mà mỗi món ăn đều là sự gửi gắm những mong ước
cho một năm mới tốt lành hơn, và đặc biệt ăm ắp trong đó là bản sắc văn hoá của
người Việt.
(Trích Ấm áp Tết Việt, Báo Nhân dân)
Câu 1: Văn bản Đón Tết thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản miêu tả. B.Văn bản tự sự.
C.Văn bản thuyết minh. D.Văn bản biểu cảm.
Câu 2: Văn bản Đón Tết cung cấp thông tin về điều gì?
A. Những công việc mà người Việt làm để chuẩn bị cho ngày tết.
B. Những công việc mà người Việt làm trong ngày mồng một tết.
C. Những công việc mà người Việt làm trong dịp tết.
D. Những công việc mà người Việt làm khi tết đã qua.
Câu 3: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mâm cỗ tết của người Việt?
A. Món ăn trong mâm cỗ mang đặc trưng của một đất nước nông nghiệp.
B. Mâm cỗ thể hiện sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam.
C. Mâm cỗ thể hiện mong ước cho một năm mới tốt lành của người Việt Nam.
D. Món ăn trong mâm cỗ của người Việt giống với món ăn của người Trung
Hoa.
Câu 4: Trong văn bản trên, người viết đã triển khai ý theo trình tự nào sau đây?
A. Người Việt mua sắm quần áo mới; sửa soạn mâm cỗ Tết.
B. Người Việt mua sắm cây, hoa Tết; sửa soạn mâm cỗ Tết.
C. Người Việt sửa soạn mâm cỗ Tết; sum vầy đón giao thừa.
D. Người Việt mua sắm quần áo mới; gói và nấu bánh chưng.
Câu 5: Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh Người dân đi mua đào chuẩn bị đón
tết là gì?
A. Giúp người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
B. Giúp người đọc cảm nhận được sự rộn ràng của những ngày trong Tết.
C. Giúp người đọc thấy được sự nhộn nhịp khi người Việt Nam mua hoa chuẩn
bị đón Tết.
D. Giúp người đọc hình dung được các hoạt động mà người Việt Nam làm khi
xuân về.
Câu 6: Trong các từ sau từ nào KHÔNG phải là từ Hán - Việt?
A. Thực phẩm. B. Đàn ông C. Thiêng liêng. D. Dân tộc.
Câu 7: Nghĩa của yếu tố Hán – Việt nhân trong cụm từ nhân sinh quan đồng nghĩa
với yếu tố nhân trong từ nào sau đây?
A. Nhân bánh. B. Nguyên nhân. C. Phép nhân. D. Nhân dân.
Câu 8: Từ in đậm trong đoạn văn cuối của văn bản thực hiện phép liên kết nào?
A. Phép nối. B. Phép thế. C. Phép lặp D. Phép nối, phép thế
Câu 9: Từ việc đọc văn bản “ Đón Tết” em cảm nhận được điều gì về ngày Tết
Việt Nam?
Câu 10: Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 9 :(1,0 điểm)
HS nêu được một trong các ý sau:
- Ngày Tết Việt tươi đẹp, có ý nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc.
- Tết là nét đẹp văn hóa cổ truyền của Việt Nam
Câu 10:(1,0 điểm) HS nêu được bài học cho bản thân (HS có thể nêu những bài
học sau)
- Trân trọng nét đẹp văn hoá dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy…
- Tích cực tham gia vào việc dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng đón tết…
ĐỀ 10
I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LỄ HỘI THANH TRÀ
Ai từng đến vùng đất phù sa bãi bồi bên đông sống Hương, hẳn không quên được cá
mặt song hành và cổ kính cùng với con người hòa nhã nơi đây; Thủy Biều, vùng đất
của xứ hoa thơm quả ngọt.

[...] Để đưa đặc sản thanh trà của vùng đất phù sa này bay cao hơn và được nhiều
người trong và ngoài nước biết đến, Thủy Biều đã không ngừng nỗ lực xây dựng
thương hiệu trái cây ngon. Một trong những hoạt động ấn tượng nhất là hàng năm
Thủy Biều thường tổ chức “Ngày hội thanh trà" để quảng bá, giới thiệu trái cây đặc
sản này đến với người tiêu dùng, địa phương này đã thành công trong việc đăng ký
nhãn hiệu độc quyền "Thanh trà Huế" trên thị trường trong nước; tổ chức các tour du
lịch cộng đồng thăm vườn thanh trà Huế... [...]
Trời đã vào thu, mùa của những quả thành trà ngọt lịm, sai quả xum xuê, người
dân lại bắt đầu thu hoạch, bắt đầu mùa lễ hội thanh trà mang đậm dấu ấn của chính
vùng đất đặc sản này. Năm nay, Lễ hội Thanh trà diễn ra từ ngày 30 - 31/08/2014 chủ
đề "Ngày hội tôn vinh đặc sản Huế". Lễ hội diễn ra trong không gian rộng lớn ở vùng
đất phù sa, tuy không được mùa như mọi năm, nhưng lễ hội năm nay vẫn thu hút
nhiều người trồng thanh trà tham gia giới thiệu sản phẩm và du khách đến tham quan,
thưởng thức hương vị loại trái cây đã được công nhận thương hiệu đặc sản trái cây
Huế và tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam. Một không gian với hơn 20 gian
hàng thanh trà, được tuyển chọn với những quả thơm ngon, đẹp mắt từ những vườn có
tiếng nhất trong toàn phường Thủy Biều. Bên cạnh đó, còn có 40 gian hàng các loại
nông sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực được sản xuất bởi chính bàn tay của
người dân trong vùng. Những luống rau sạch, những ngôi nhà tranh, ao cả thân thiện
và chân quê, tất cả đều được tái hiện tại lễ hội, tạo nên một không gian gần gũi, ấm áp
và thanh bình bên cạnh phiên chợ ẩm thực với đặc sản thanh trà chế biến theo nhiều
món khác nhau mang đậm chất Thủy Biều.
“Lễ hội Thanh Trà Thủy Biều" cũng là nơi tôn vịnh 11 “đặc sản Thừa Thiên Huế
đạt kỷ lục châu Á, kỷ lục Việt Nam" với những chương trình hấp dẫn như: trình diễn,
giới thiệu, khám phá và thu hoạch trái cây "thanh trà"; gian hàng mua bán thanh trà;
không gian trưng bày, quảng bả quá trình phát triển của thanh trà; thi tìm hiểu, chế
biến món ăn liên quan đến thanh trà; đêm hội tôn vinh đặc sản Thừa Thiên Huế đạt kỷ
lục châu Á, kỷ lục Việt nam; Hội thảo xúc tiến du lịch “Thanh Trà Huế - Tiềm năng
và cơ hội". Ngoài ra, năm nay có hội thi Chim của Liên hiệp các Câu lạc bộ trên toàn
tỉnh với trên 400 lồng chim chào mào hội tụ về với "Lễ hội Thanh Trà". Đặc biệt, địa
phương đã chính thức cho khai trương tour du lịch cộng đồng mang tên “Hương thanh
trà" đã được thử nghiệm trong hai năm qua.
Người xưa có câu: “ Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có
nguồn” . Nhằm thể hiện lòng biết ơn các phúc thần, các bậc tiên hiền khai canh khai
khẩn, những người có công với quê hương, “ Lễ cáo giang sơn” được diễn ra trong
khuôn khổ lễ hội. Bên cạnh đó, “ Lễ cung tiến thanh trà” tại hai đình làng bằng những
quả thanh trà đẹp nhất , ngon nhất được từng gia đình có trồng thanh trà dâng cúng.
Sau đó, những quả thanh trà nàyđược trưng bày tại sân khấu chính của lễ hội. Cuối
cùng, chúng sẽ được đấu giá và chuyển số tiền bán được về cho các làng để hương
khói.
[….] Đây thực sự là lễ hội của nhân dân, không chỉ thu hút đông đảo người dân tham
gia vào các hoạt động của lễ hội, mà quan trọng hơn là phát huy sức sáng tạo của
người dân đóng góp các nội dung cụ thể cho lễ hội, làm cho lễ hội bắt nguồn từ cuộc
sống, bắt nguồn từ nhân dân trở lại phục vụ nhân dân.
(Phương Anh, Tạp chí Sông Hương online, http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. (0.5 điểm) Bài Lễ hội Thanh Trà thuộc kiểu văn bản thông tin nào
A. văn bản thông tin giới thiệu quy tắc, luật lệ của một trò chơi
B. văn bản thông tin giới thiệu một hoạt động, lễ hội
C. văn bản thông tin khoa học
D. văn bản thông tin giới thiệu một sự kiện lịch sử
Câu 2. (0.5 điểm) Đặc điểm nào của văn bản thông tin không có ở ba Lễ hội Thành Trà ?
A. sapo B. hình ảnh C.sơ đồ, biểu bảng D. nội dung thông tin khách
quan, chính xác Câu 3: (0.5 điểm) Phó từ trong câu: “ Ai từng đến vùng đất phù sa bãi
bồi bên dòng sông Hương, hẳn không quên được cải mát mẻ, trong lành và cổ kính cùng
với con người hòa nhã nơi đây, Thủy Điều, vùng đất của xứ hoa thơm quả ngọt" là:
A từng, không B. đến, với C.từng, của D. không, thơm
Câu 4. (0.5 điểm) Tác dụng chính của phần sapo được đưa vào văn bản Lễ hội thanh trà

A. để trang trí, làm cho văn bản đẹp hơn
B. định hướng cách đọc văn bản
C. giúp người đọc dễ hình dung cách triển khai thông tin
D. giới thiệu khái quát về địa điểm tổ chức lễ hội
Câu 5. (0.5 điểm) Thông tin ở phần gạch chân được triển khai theo cách nào?
A. trật tự thời gian B. quan hệ nguyên nhân - kết quả D. phân loại đối tượng
C. mức độ quan trọng.
Câu 6: (0.5 điểm) Đoạn văn: "Đây thực sự là lễ hội của nhân dân, không chỉ thu hút đông
đảo người dân tham gia vào các hoạt động của lễ hội, mà quan trọng hơn là phát huy sức
sáng tạo của người dân đóng góp các nội dung cụ thể cho lễ hội, làm cho lễ hội bắt nguồn
từ cuộc sống, bắt nguồn từ nhân dân trở lại phục vụ nhân dân" cung cấp thông tin gì?
A. thời gian diễn ra lễ hội Thanh Trà C. mục đích tổ chức lễ hội Thanh Trà
B.địa điểm diễn ra lễ hội Thanh Trà D.ý nghĩa việc tổ chức lễ hội Thanh Trà
Câu 7: (0.5 điểm) Nối các thông tin ở cột A và cột B cho phù hợp:
hội Thanh Trà

Yếu tố Hán Việt được in đậm Nghĩa của yếu tố Hán Việt
1.cổ kính a.lễ hội đúng mực, không cầu kì
2.hoà nhã b.phổ biến, rộng rãi
3.quảng bá c.lâu đời, xưa cũ
4.cộng đồng d. cùng nhau, chung
Cổ kính- lâu đời, xưa cũ
Hoà nhã – lễ hội đúng mực
Quảng bá – phổ biến, rộng rãi
Cộng đồng – cùng nhau

Câu 8: (0.5 điểm) Lựa chọn Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống trước nhận xét sau cho
phủ hợp: Dấu chấm lửng trong câu: "Một trong những hoạt động ấn tượng nhất là
hàng năm Thủy Biều thường tổ chức "Ngày hội thanh trà" để quảng bá, giới thiệu trái
cây đặc sản này đến với người tiêu dùng, địa phương này đã thành công trong việc
đăng ký nhãn hiệu độc quyền "Thanh trà Huế" trên thị trường trong nước; tổ chức các
tour du lịch cộng đồng thăm vườn thanh trà Huế..." được dùng để thể hiện sự ngập
ngừng, ngắt quãng trong lời nói.
- Dấu chấm lửng – sai
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. (1.0 điểm) Theo em, việc sử dụng hình ảnh minh hoạ ở văn bản Lễ hội Thanh
Trà có tác dụng gì?
Câu 10. (1.0 điểm) Từ văn bản đã đọc và trải nghiệm của bản thân, em có suy nghĩ thế
nào về giá trị của các lễ hội truyền thống?

You might also like