You are on page 1of 4

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt có tục lệ lau dọn bàn thờ, rút
chân hương, sửa sang lại bàn thờ để chuẩn bị cúng lễ Tết. Tuy nhiên, trước
khi thực hiện công việc này, gia chủ thường phải phải thắp hương và khấn xin
phép tổ tiên.

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi
đồ thờ cúng và trước khi làm việc này thì cần phải thắp hương và cúng khấn xin
phép gia tiên nhà mình.

Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương
ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô
các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … , con xin phép được bao xái lại bàn thờ
gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh,
các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp
thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành lau dọn bát nhang và ban thờ.

Tìm hiểu ý nghĩa bát hương (bát nhang)

Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm
linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ
tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén
hương vừa đốt vào.

Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng.
Thông thường có 3 cấp bậc:

Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất
mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Thờ gia tiên: Họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc
bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và
ban thờ khác.
Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng
như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc
biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ
tiên và Trời - Phật - Thánh - Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ
cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp
không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng
và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt,
công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng
cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự
giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu
dưỡng hiện thân.Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trơh, thúc đẩy thêm
và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều
việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá
hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng
cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần,
Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?

Nguyên tắc đặt bát hương (nhang) trên bàn thờ

Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát
nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự
thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức.
Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh,
tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia
riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3
bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ.

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính
giữa và gia tiên bên phải, trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát
kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là
không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số
người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát
hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...). Mặt khác cũng
không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào
thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm
thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và
Tiên tổ!

You might also like