You are on page 1of 22

LỄ

• Lễ phép
• Lễ nghi
1. LỄ PHÉP
Dạ, vâng, xin lỗi, xin phép, cảm ơn, chào hỏi.
Con người dùng tư duy và thói thường nên thường bị đại khái, chủ quan nên bị
bỏ qua lễ phép, trở nên suồng sã và bị sai phép như:
+ Vợ chồng không gọi anh em mà lại gọi là bố mẹ -> Các Thần sẽ
ghi lại.
+ Nói trống không, xưng hô không có vai vế...
2. LỄ NGHI
Đi chùa, đi đình, đi đến, ở nhà thì lễ ai?
Sắm lễ, sắp lễ, hành lễ như thế nào?
Cách thực hiện chuẩn mực tất cả các khóa lễ
+ Lễ ở đâu? -» Lễ ngoài trời khác lễ trong nhà
+ Lễ giờ nào? -> Phải chuẩn mực giờ vào lễ
+ Quy trình làm lễ thế nào?
KÍNH LỄ AI?
• Cha Thiên, Mẹ Địa, Phật, Tiên, Thánh, Thần, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền
Thánh Tăng, các Thánh, các Chúa, các Quan, các bậc Tiền Bối, các bậc Vua
Hiên...
• Gia tiên tiến tổ, ông bà, bố mẹ đã mất
+ Với Trời Phật: Các Ngài độ cho tất cả chúng sinh ở không gian, Chùa, Đến,
Đình, Miếu mạo. Các Ngài không ngự ở đây mà các Ngài lai giáng để khi chúng
sinh cầu mà chuẩn thì các Ngài chứng cho, không phải các Ngài ngồi ở đấy.
+ Lễ ở Chùa: Là lễ Tam Bảo
+ Lễ ở Đến: Là lễ các Mẫu, các Thánh, các Chúa
+ Lễ ở Đình: Là lễ Thành Hoàng làng và các Quan quân.
+ Lễ ở nhà là lễ Gia tiên tiến tổ; ông bà, bố mẹ đã mất.
SẮP LỄ KHI TA ĐI VÀO CHÙA, ĐẾN, ĐÌNH
Lễ các Ngài là đến để cúng dường và tỏ lòng thành kính, tỏ lòng biết ơn thì ta
dâng lễ thanh bông, hoa quả, nến.
Luôn luôn đi đến đâu cũng có đĩa 3 phần gạo, 1 phân muối.
Khi ta đến lễ ở các nơi, là để ta tỏ lòng thành kính, tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ
khi ta có nhân duyên đến đấy, không phải đến để cầu xin. Vì tất cả phần của
mình đều phụ thuộc vào Phúc Đức, không thể cầu được.
SẮM LỄ VÀ SẮP LỄ
Còn ở nhà dùng khăn mới (thường là khăn trắng), hoặc khăn sạch gấp thành 8
mặt, giặt khăn bằng nước lọc và bao sái. Sau đó dùng rượu gừng để thanh tịnh,
tẩy uế ban thờ. Thời gian bao sái là sau khi ngủ dậy, đánh răng rửa mặt. Sau đó
uống ngụm nước, thay quần áo chỉnh tề và khấn “Xin gia tiên cho con bao sái
ban thờ”. Bao sái ít nhất 1 lần/ ngày.
+ Chọn quả: Tuỳ điều kiện thực tế mà chọn quả, nếu không có điều kiện có thể
lễ một quả cũng được nhưng quả phải tươi, đẹp và to. Không chọn các loại quả
như ớt, măng cụt, dứa, ổi, xoài, chuối tiêu...
+ Chọn hoa: Không chọn hoa cúc để cắm ban thờ vì vong rất thích hoa cúc nên
khi về sẽ ở lâu. Ở lâu thường hay trêu chọc con cháu nên hạn chế dùng hoa cúc
và không dùng cũng được.
Hoa cần tươi, đẹp. Chọn các loại hoa như hoa hồng, hoa ly, hoa huệ, hoa lan,
hoa dơn để kính lễ.
+ Cách rửa quả, sắp quá, cắm hoa. Nếu ngũ quả nên mua mẫu: trắng (lê, na),
vàng (cam), xanh (dưa), đỏ (thanh long), đen (nho).
Muốn Sắp Lễ Chuẩn, Ta Cần Hiểu Được Ý Nghĩa Của Các Lễ
+ Tại sao ta cũng lễ vào ngày Rằm, mùng 1?
- Để ta tế lễ Phật Trời. Ta dâng lên thanh bông hoa quả, xôi chè với ý nghĩa:
• Thanh bông hoa quả để thể hiện cỏ cây tươi tốt của trần gian.
Mình hái lên của ngon vật lạ để cung tiến Cha Mẹ. Cỏ cây, hoa
lá là của các Ngài nuôi dưỡng, thì người con hái những hoa
quả đó dâng lễ để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo kính lên Cha Mẹ
và các Ngài. Ta ở đâu, ta vẫn nhớ về Gốc.
• Xôi chè là thể hiện sự ấm no, no ấm của các con ở dưới trấn gian để Cha Mẹ
an lòng.
TRƯỚC KHI SẮP LỄ, TA CẦN:
+ Bao sái ban thờ:
Nếu đến nơi đi lễ thì cần xét thực tế nơi đến có được bao sái không?
Nếu mà gia đình nào không có được các lễ vật trên, mà chỉ có chén nước thẻ
hương thôi mà vẫn nhớ ơn Cha Mẹ và các Ngài thì các Ngài vẫn phố độ và
chứng tâm. Nên mới có câu “Giàu thì con có một bó, khó thì con có một nén" là
như vậy.
+ Các ngày Lễ, Giỗ
Là ta giỗ cho gia tiên, ông bà, bố mẹ đã mất. Các ngày lễ, giỏ thể hiện con cháu
quy tụ, quây quần, hạnh phúc để gia tiên thấy vui vẻ, hoan hỉ, thấy con cháu vẫn
nhớ đến gia tiên.
Ta kính lễ gia tiên một mâm cơm chay là để con cháu kính lẽ lên gia tiên bằng
sự vui vẻ, hạnh phúc để gia tiên hoan hỉ và cấu nguyện gia tiên để gia tiên che
chở, dạy dỗ cho con cháu.
+ Còn những ngày thường có Kinh lễ sáng tối
Tu tập: Khi người trấn tu tập cầu nguyện sáng tối, gia tiên về vịn vai con cháu,
cùng con cháu kính lễ Trời Phật, tu tâm tu đức. Con cháu tỏ lòng thảo hiến, hiểu
đạo cùng gia tiên kính lễ Trời Phật để cùng tu tâm, tích đức.
Để cầu nguyện cho gia tiên được siêu thoát. Con cháu thì được khoẻ mạnh, bình
an.
Sáng cầu nguyện để được các Ngài che chở. Tối thì tạ ơn các Ngài.
• Những ngày thường sắp lễ chỉ cần có đĩa gạo muối để các Ngài phổ độ ban
ngọc thực cho gia tiên. Hoa quả, nén hương, chén nước là dâng Cha Mẹ và các
Ngài tuỳ điều kiện thực tế của từng gia đình.
+ Các ngày Lễ Tết
Thể hiện hương vị Tết cổ truyền của dân tộc, đánh dấu sự hết một năm. Hương
vị ngày Tết gồm có:
• Bánh mứt ta dâng lên kính lễ các Ngài.
• Bánh chưng: Bóc bánh chưng là thể hiện sự gắn kết Trời Đất, giữa Thiên - Địa
- Nhân. Nên bánh chưng rất dẻo và quyện thể hiện sự gắn kết.
- Các Ngài không ăn, mà khi ta dâng lễ là ta thể hiện tâm của mình, kính các
Ngài với hương vị ngày Tết trong 3 ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3.
• Còn chiếu 30 cúng mâm cơm chay là để thính mời gia tiên về vui những ngày
Tết quây quần với con cháu và thỉnh Ông Công, Ông Táo về cai quản cho gia
đình một năm mới.
• Mùng 3 tạ gia tiên là mâm cơm chay để con cháu quây quần tiễn gia tiên đi.
Lúc đó ta có đi đâu cũng đã tròn hiếu để không lỗi đạo
HÀNH LỄ
+ Nếu gia đình đồng thuận thì ta hành lễ trong nhà. Ăn mặc chỉnh tế, đầu tóc,
xiêm y quần áo chuẩn mực.
+ Nếu gia đình không thuận thì chắp tay lễ ở ngoài trời cũng như vậy.
BỘ TÌNH
+ Cách hành lễ của mình phải trang nghiêm, thanh tịnh, đưa tâm, chú tâm, trụ
tâm và chú ý:
Việc gì xảy ra cũng không được rời
• Không uống nước trong khi lễ, nên uống nước trước khi lẻ
• Khi lễ tâm trí phải sảng khoái, tinh thần thoải mái
• Khi lễ không được ngủ gật
• Khi lẽ phải nhất tâm và thành kính.
CẦN BIẾT 36 KHóa LỄ:
• Bộ lễ giữ cốt mệnh và chân mệnh
• Bộ lễ tu tập tại gia
• Bộ lễ bốc bát hương
• Bộ lễ xây và sửa nhà cửa
• Bộ lẽ về đám hỷ làm lễ lập gia đình cho con cái
• Bộ lẽ về đám hiếu
• Bộ lễ đọc sám hóa giải hoạn nạn
• Bộ lễ tết cổ truyền
 8 BỘ LỄ LÀ TỔNG 36 KHÓA LỄ
GHI CHÚ: TẤT CẢ CÁC BỘ KHÓA LỄ NÀY SẼ ĐƯỢC HỌC SÂU TRONG
BỘ THƯ SÁCH
Trí tuệ chỉ cho ta biết tâm linh là sự kết nối Thiên - Địa - Nhân. Nhưng nếu
Nhân không có Trí tuệ thì không biết đến Thiên – Địa, thì ta như một điện thoại
bị mất sóng, không tấu lên được thì không thể kết nối được tần sóng với Cha
Mẹ và các Ngài, thì các khóa lễ ta làm không thể linh ứng được.
Khi sống đúng khuôn Trí tuệ thì con người mới tâm đồng tâm Chư Phật → Lúc
nào cũng có năng lượng sạch - Phát được sóng thì mới kết nối được.
NGHĨA
NGHĨA là hành xử của mình thể hiện sự Trân Trọng và Biết Ơn.
+ Biết ơn người khác thì hành xử của mình trân trọng họ khiến người ta trân
trọng lại mình. Hành xử của mình không trân trọng họ mà lại gây phiền cho họ
thì không gọi là biết ơn.
+ Để trân trọng trong hành xử thì phải phân được mối quan hệ và thấu triệt từng
mối quan hệ đó.
Thấu triệt:
• Tính cách
• Thói quen, sở thích
• Nguyên tắc
 Thì mới hành xử đúng
+ Bình thường đối xử với mọi người bình đẳng như nhau. Còn sự trân trọng thể
hiện riêng với từng quan hệ trong từng thời điểm riêng với quan hệ đó.
+ Biết ơn người khác là phải có tâm Từ bi với người khác:
• Yêu thương
•Quan tâm
•Giúp đỡ
•Bảo vệ
•Giữ gìn
 Cho người khác
Nên để trân trọng và biết ơn người khác thì phải có cả Trí tuệ và Từ bi. Trân
trọng các mối quan hệ, ta cần phải phân ra để hành xử chuẩn mực, để 2 bên
cùng trân trọng thì mới thể hiện biết ơn người khác, mới đạt được NGHĨA trong
biết ơn đó.
BIẾT GỐC VÀ BÁM GỐC
Gốc Trí tuệ
• Gốc Môi trường
• Gốc các tấm gương
•Gốc thời điểm ta đang làm việc với ai hay tổ chức nào?
•Gốc của các vấn đề
I. GỐC TRÍ TUỆ
Trí tuệ có 11 phần:
+ 5 mảng
+ Quy luật
+ Biết gốc và bám gốc
+ Nguyên tắc
+ Hiếu – Lễ - Nghĩa
+ Ý pháp và Tâm từ bi
+ Hành
+ Xoay chuyển cuộc sống Trí tuệ
+ Kế thừa cho thế hệ tương lai
+ Luyện, sửa
+ Tu là tu những gì?
Gốc Trí tuệ có 11 phần. Khi hành xử hoặc gặp cảnh thì phải bám vào từng phần
của Trí tuệ do cảnh thực tế đó để ta bám vào gốc Trí tuệ.
II. GỐC MÔI TRƯỜNG
Môi trường:
•Môi trường mở: môi trường xã hội
•Môi trường cố định
+ Gia đình
+ Công việc
+ Môi trường thường xuyên đến
Bám gốc môi trường là:
+ Bám đích ta đến môi trường đó để làm gì?
+ Tôn trọng môi trường đó và tất cả những người trong môi trường đó
+ Bất kì môi trường nào cũng cần Thấu Triệt: Luật; Quy định Văn hóa; Nguyên
tắc; Chiến lược; Tư tưởng, tinh thần.
Thấu triệt chính là con người mình chậm lại để quan sát trước khi ta hành xử.
Nếu không thấu triệt mà hành xử thì để lại hệ quả và khi có cảnh đến thì không
biết đối nhân xử thế nên mắc phải ân oán.
Gốc của môi trường mở (môi trường xã hội)
+ Cần làm đúng Văn hóa - Quy định – Nguyên tắc
+ Tôn trọng người dẫn dắt của môi trường và trọng tất cả mọi người ở đó
• Đến những nơi ta đến như các tỉnh khác, chùa, đình, quán cà phê, bến tàu, bến
xe, nhà ga, công viên, phố xá ... cần phải thấu triệt, phải biết quy định, nguyên
tắc, văn hóa của nơi mình đến.
Có nhiều người đi ra đường, ra phố. Khi mình đi dọc phố thì có quy định đi trên
phố. Khi ta đi vào quán cà phê trên phố thì quy định cũng khác; nhưng quy
định, văn hóa trong quán cà phê ở phố cũng khác với quán cà phê ở sân bay.
Nhưng mình không hiểu được quy định, văn hóa của họ mà cứ vào ngồi cả
ngày, không uống gì thì họ chỉ muốn mời mình đi.
• Mình đến vùng nước khác thì mình phải biết được Văn hóa - Quy Định -
Nguyên Tắc của họ nếu không thì rất dễ mắc ân oán. Trong khi mình cần triệt
để mọi nhân duyên trong kiếp này
Vĩ như: Ở bên Singapore mà ta ăn không hết, cứ gọi đồ nhiều ra thì tiền phạt
nhiều hơn tiền ăn.
Môi trường cơ quan làm việc:
+ Cần trọng Văn hóa - Quy định - Nguyên tắc của cơ quan
+ Trọng lãnh đạo và tất cả những người trong cơ quan đó, họ là những người tạo
ra môi trường đó.
→ Đích của anh đi làm tại cơ quan là để kiếm tiền, nếu anh lại đi lôi kéo nhân
viên cơ quan đó đi làm việc khác thì anh đã lỗi đạo sẽ không đạt được gì cả.
Chúng ta thường không biết gốc tại sao ta làm nhiều mà vẫn khổ nhưng chỉ vì
không thấu triệt trí tuệ nên luôn để lại hệ quả mà không biết
(ÂN OÁN NHIỀU ĐỜI TỰA BIỂN SÂU)
Môi trường gia đình:
+ Cần trọng Văn hóa - Quy định - Nguyên tắc của gia đình
Ví như: Ở nhà mình phải cần biết văn hóa: cách sống, cách sinh hoạt của nhà
mình từ gia đình nhỏ đến gia đình lớn như thế nào
+ Trọng tất cả các thành viên trong gia đình gồm ông bà, bố mẹ, anh chị em, vợ
chồng, con cái, họ đều là người tạo ra môi trường gia đình.
Gốc của môi trường thường xuyên đến:
+ Ta cần trọng Văn hóa - Quy định – Nguyên tắc của môi trường đó
+ Ta cần trọng tất cả những người trong môi trường.
NÊN ĐI ĐẾN ĐÂU TA CŨNG CẦN ĐỂ Ý, QUAN SÁT THẤU TRIỆT MÔI
TRƯỜNG ĐÓ ĐỂ HÀNH XỬ CHUẨN MỰC ĐÚNG VỚI TRÍ TUỆ ĐỂ
KHÔNG ĐỂ LẠI HỆ QUẢ.
III. GỐC CÁC TẤM GƯƠNG
CÁC NGÀI NHƯ: Đức Phật, Bác Hồ, Đức Ông, Chúa Giê Su...
TẤM GƯƠNG CÁC NGÀI
+ Các dấu ấn các Ngài để lại
+ Đức hạnh của các Ngài
+ Các Ngài sống rất thực tế
+ Các Ngài báo hiếu như thế nào
+ Các Ngài xả thân cho sứ mệnh như thế nào
- Các vị Phật để lại dấu ấn rất lớn
Ngài Thích Ca: Xuống trần để lại 5000 tạng Kinh - 5000 tạng Luận – 5000 tạng
Luật cho người đi tu trong chùa để giải thoát khỏi lục đạo.
- Các vị Bồ Tát thường để lại đức hạnh rất lớn
Ví như: Bác Hồ - Nhân Thiên Đại Đức Bồ Tát Hồ Chí Minh là một tấm gương
đức hạnh rất lớn.
- Các vị anh hùng dân tộc:
+ Ngài Thánh Gióng: Ngài hạ thế để cứu nước ta, đánh tan giặc Ân xâm lược
nhưng chỉ vì lúc về Trời, Ngài có lỗi đạo Hiếu một chút thôi, nên Ngài phải về
số 2 trong Tứ Bất Tử Việt Nam.
+ Ngài Sơn Tinh: Ngài không cần đến ngai vàng của trần gian. Ngài nói rằng:
“Ta xuống đây, ta hóa hiện thành Sơn Thần để ta cứu nhân độ thế, xong rồi ta
về"
→ Ngài không cần bất cứ gì của trần gian, xong rồi là về với Trời Phật. Tấm
gương của Ngài là để ta soi vào và bỏ đi tham ái của trần gian, bỏ sở hữu của
mình đi, còn nếu ta tiếp tục nhúng tay thì ta sẽ còn ở lại trần gian tiếp. Cũng như
Ngài mà ở lại trần gian thì không còn là Sơn Thần nữa, không về với các Ngài
để về chính ngôi của mình được.
- Tấm gương các Ngài sống rất thực tế như:
Câu chuyện 1
Khi Đức Phật và đại chúng đi du hóa một thời gian trở về tịnh xá, vì tịnh xá để
lâu nên trong nhà vệ sinh có rất nhiều côn trùng.
Đức Phật mới sai Ngài A Nan đi dọn dẹp nhà vệ sinh, nhưng khi Ngài A Nan
vào trong nhà vệ sinh thấy nhiều côn trùng quá, nên Ngài không dám dọn vì sợ
làm chúng chết.
Ngài mới bạch Phật: "Trong nhà vệ sinh rất nhiều côn trùng, con không dám
giết", nhưng Phật nói “Ta bảo ông dọn nhà vệ sinh chứ đâu bảo ông sát sinh".
Ngài A Nan hiểu ý Phật nên Ngài vào làm bình thường.
→ Ý nghĩa ở đây là:
+ Nhà Vệ Sinh bẩn thì cần phải dọn mới ở được nếu không sẽ sinh bệnh tật cho
cả đại chúng.
+ Các con trùng đó cũng cần được hóa kiếp thì chúng mới được đầu thai sang
kiếp khác.
→ Ta không được khởi tâm sát sinh mà phát tâm bỏ để Niệm Phật và hồi hướng
cho những chúng sinh đó được chuyển kiếp
Câu chuyện 2
Khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, Ngài A Nan mới hỏi:
“Sau khi Thế Tôn nhập Niết bàn chúng con làm sao hàng phục kẻ dữ?”
Đức Phật bảo rằng “Không hàng phục được kẻ dữ thì ta hãy làm lơ, tránh họ đi,
không giao thiệp, không bàn luận”.
→ Ý nghĩa: Đức Phật có đầy đủ Phúc đức để hóa độ cho người ác. Nhưng khi ta
gặp người ác mà ta chưa đủ phúc đức để hóa độ cho họ thì phải tránh họ đi.
Không sẽ nguy hiểm đến bản thân.
TẤM GƯƠNG CỦA CÁC NGÀI LÀ ĐỂ TA SOI VÀO, CÒN KHI HÀNH
THÌ BÁM VÀO TRÍ TUỆ.
IV. GỐC THỜI ĐIỂM TA ĐANG LÀM VIỆC VỚI AI HAY TỔ
CHỨC NÀO?
- KHI LÀM VIỆC VỚI CÁ NHÂN CON NGƯỜI:
Chúng ta rất hay vấp Gốc thời điểm này, vì lâu nay ta sống hay đại khái và chủ
quan, đơn giản... nên khi làm việc với ai ta không hay bàn bạc, thảo luận, trao
đổi với họ. Hoặc khi làm việc với một người nhưng lại không dám đối diện với
sự việc mà lại trao đổi với người khác để dò thông tin
Ta cần nhớ là khi làm việc với bất kì một ai, mình càng dò thông tin thì càng
không đạt được, mà ta cần phải:
+ Thấu triệt họ: Tính cách; Thói quen, sở thích; Nguyên tắc
+ Tôn trọng họ
+ Phối hợp với họ
+ Thường xuyên trao đổi với họ
Lâu nay ta hay nhắm họ là người có khả năng, giúp cho mình đạt được việc đó,
nhưng cần nhớ là không ai có khả năng hết, mà đó là nhân duyên mình gặp họ
mà thôi.
Có những người ta thấy họ rất kém, nhưng mình vẫn trọng họ, mình nói chuyện
với họ một cách rất vô tư, nhưng mình rất cầu, lúc đó các Ngài thấy mình cầu,
mình trọng và giữ được Đạo Nghĩa nên các Ngài mở cho mình thì mình lại có ý
tưởng rất hay.
Nên bất kì một người nào cũng chỉ là sứ giả và là nhân duyên mà thôi, họ không
mang lại gì cho mình hết, mà Trời Phật sẽ ban cho mình, mình cứ hành xử và
đối nhân xử thế chuẩn mực, tròn đạo với họ, đúng Trí tuệ thì có Phúc Đức; khi
có Phúc thì Trời sẽ ban, còn có Đức là để giữ Phúc đó.
Còn khi mình làm mà mắc tư duy, coi thường người ta, dò xét người ta thì
không bao giờ có được Phúc Đức thì không đạt được. Nên ta không được phân
biệt ta đang làm việc với ai? Họ giỏi hay kém mà quan trọng mình có luyện
chuẩn Trí tuệ không?
→ Phải biết được thời điểm đó ta đang làm việc với mấy người thì cần bám bấy
nhiêu người:
+ Nếu công việc đó làm việc với 1 người thì bám 1 người
+ Nếu công việc đó làm việc với 2 người thì bám 2 người
+ Nếu công việc đó làm việc với 3 người thì bám 3 người
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC NÀO ĐÓ THÌ TA CẦN BÁM VÀO:
+ Thấu Triệt
Văn hóa; Quy định; Nguyên tắc; Quy trình Công việc
+ Người nào mà thường hay làm việc với mình thì người đó là Gốc
V. GỐC CÁC VẤN ĐỀ
+ Con người: Cốt Phật, cốt Tiên; Tư lương
+ Bản thân: Phúc đức; Căn cơ, cốt mệnh
+ Gia đình: Điểm tựa
(Còn những người trong gia đình là nợ đồng lẫn với nhau)
+ Công việc: Phương tiện
+ Xã hội: là Nợ đồng lần
+ Đất nước: là điểm tựa (nên ta cần báo ơn)
+ Tài chính: Là phúc đức
+ Bất ổn :Nhầm; Không biết điểm tựa; Không biết gốc của các vấn đề; Không
biết thời thế; Làm ngược nguyên lý
+ Khổ đau: Tham ái; Tham sở hữu
+ Giải thoát: gốc là Ta là con Trời, con Phật
XÃ HỘI HIỆN NAY THƯỜNG BỊ MẮC 5 THỨ
* Bất ổn gia đình, con cái
* Vấn đề về Sức khỏe
* Danh lợi
* Nghiệp
* Giải thoát
TRÍ TUỆ CHO TA BIẾT GỐC CỦA 5 VẤN ĐỂ ĐỂ TA ĐƯA PHÁP GIẢI
VÀO:
Gốc của bất ổn gia đình, con cái là do nợ đồng lần nhiều kiếp không trả được
→ Để giải bất ổn gia đình, con cái cần:
+ Sửa đổi tính cách, hành xử của mình
+ Tròn chức năng
+ Trả nợ bằng công và của
+ Chuẩn mực về Hiếu - Lễ - Nghĩa
Khi ta xoay chuyển cuộc sống trí tuệ, mà người nhà mình chưa xoay chuyển
được còn phụ thuộc vào
+ Căn cơ cót mệnh của họ
+ Duyên nợ của mình với họ
+ Phúc đức của bản thân mình
+ Nhân duyên, phúc phần của họ
Phúc đức của mình kém nên mình chưa được phần về hạnh phúc gia đình, còn
họ có phúc hơn mình nên được sống trong gia đình có người trí tuệ - nhưng
mình không hiểu được điều đó lại tưởng là Trí tuệ không hiệu quả, không làm
nữa thì lại tiếp tục bất ổn.
Vấn đề sức khỏe là do:Thân bệnh; Tám bệnh; Nghiệp bệnh
Khi hiểu được gốc của các vấn để thì ta mới thoát được tâm và đưa pháp vào
giải được:
Ví dụ: Bệnh dịch là phải chữa cả: Thân bệnh; Tâm bệnh; Nghiệp bệnh
Có nơi chỉ tập trung chữa mỗi thân bệnh là dùng bác sĩ, bệnh viện; có nơi thì chỉ
tập trung vào chữa nghiệp bệnh là cầu nguyện mà không có thực tế, không uống
thuốc, không chữa trị nên không thành công.
Vấn đề về sức khỏe thì dùng 10 liệu pháp y thuật
Khi bản thân mình bị bệnh hoặc người nhà mình bị bệnh thì ta phải rà soát:
- Thân bệnh: Cần lắng nghe cơ thể để biết mình có bị bệnh gì không?
- Mắc thân bệnh thì cần đến bác sỹ, bệnh viện
Tâm bệnh: Tâm mình lâu nay thế nào? Thì cần phải chữa từ tâm.
“Muốn cho thân khoẻ mạnh thì phải tập cho tâm lành trước đã” "Tâm loạn thì
uống thần dược cũng không khỏi”
Nghiệp bệnh:
Ta cần rà soát lại:
+ Rà soát gia tiên, tiên tổ mình tiến kiếp có làm việc gì tạo nghiệp không?
+ Bản thân mình từ trước đến nay có làm gì sai không?
Trong gia đình, bản thân mình không bị bệnh đó mà bố mẹ, anh chị em lại bị
bệnh nặng như thế thì đó là do:
+ Tiên kiếp họ bị bệnh nặng mà chưa trả được hết nghiệp thân nên kiếp này đầu
thai lại phải trả nghiệp thân này
+ Nghiệp của họ tích lại từ nhiều kiếp, đến kiếp này ta mới gặp họ nên không
biết được nghiệp của họ
- Bị nghiệp bệnh thì cần phải giải nghiệp và trả nợ, tạo phúc cho họ.
Gốc danh lợi là
Phúc đức
Căn cơ, cốt mệnh
Về danh lợi, trước đây không biết về Phúc Đức của mình nên ta cứ chạy theo
người khác, bàn một dự án mất cả một buổi. Rồi chạy theo làm một thời gian,
làm cái này không thành công thì chạy làm cái khác để bù lại, nhưng vẫn không
đạt, chỉ tham chứ không biết Gốc là Phúc đức.
Nhưng khi hiểu được gốc của các vấn đề là phúc đức thì ta tránh chạy theo
người khác lôi kéo, tránh bị mất thời gian.
- Để đạt danh lợi thì cần:
+ Làm những việc cống hiến vô danh, vô lợi để có phúc
+ Luyện đạo để có đức
Góc của nghiệp là Thân, Tâm, Khẩu, Ý
Nghiệp thì cần giải nghiệp
+ Dừng nghiệp
+ Hóa nghiệp
+ Đón nghiệp
+ Chuyển nghiệp
Muốn giải thoát cần phải thoát từng thứ một:
+ Thoát tâm
+ Thoát nghiệp
+ Thoát nợ
+ Thoát ân oán
+ Thoát thù hận
+ Thoát tham ái
+ Thoát sở hữu
Có nhiều người rất muốn Tu để giải thoát nhưng lại mắc 1 bên văn đi tạo phúc,
trả nợ quá khứ, còn 1 bên sống hiện tại vẫn nợ tiếp thì không bao giờ giải thoát
được.
 Muốn giải thoát: Phải bám vào trí tuệ để thoát từng thứ một
+ Muốn thoát tâm: phải hiểu ý pháp nhân quả (mọi thứ đều do ta tạo ra)
+ Muốn thoát ân oán: Cần tạo phúc, trả nợ cho người trần và vong linh và
không được làm mất nhân duyên của họ mà phải tùy duyên...
KHI TA BIẾT ĐƯỢC GỐC RỒI THÌ CẦN ỨNG DỤNG PHÁP VÀ DÀNH
CÔNG PHU ĐỂ GIẢI
NGUYÊN TẮC
Nguyên tắc là cái khóa để chúng ta không đi chệch hành lang của con đường trí
tuệ, giúp ta không rơi vào hố sâu của cạm bảy và cám dỗ.
5 nguyên tắc của trí tuệ
+ Đúng luật Luật nhà thiên, Luật nhân quả, Luật pháp, Luật tự nhiên,Luật lương
tâm.
+ Chuẩn mực
+ Rõ ràng
+ Tinh tế, uyển chuyển
+ Có trước, có sau
I. ĐÚNG LUẬT
Luật là hành lang, đã đúng luật thì không rằng, thì, là, mà. Làm bất cứ việc gì
cũng luôn quy chiếu đảm bảo đúng các luật:
+ Luật nhà thiên
+ Luật nhân quả
+ Luật pháp
Luật tự nhiên: Luật vận hành là trong luật tự nhiên. Luật vận hành là không thân
không sơ, tự nhiên cứ thế vận hành trong không gian và thời gian. Nếu ta không
biết thì bất cứ hành động, lời nói, tâm ý khởi lên luật vận hành đều ghi vào, nên
phải có ý thức có luật tự nhiên đang bên cạnh mình, có thần 2 vai ghi vào.
Luật lương tâm: Ta hay mắc vào luật này rất nhiều do ta hay làm bằng thân sơ,
bằng áp đặt, bằng quan điểm, đến lúc làm xong thì ta thường mắc là không biết
mình làm đã đúng chưa, tại sao lúc đó cảm xúc của mình như thế, nên cần kiểm
soát cảm xúc và làm luôn đúng luật.
- Đã là đúng luật thì ta không thể mặc cả, không rằng, thì, mà, là...
II. CHUẨN MỰC
+ Đã chuẩn mực thì phải là chuẩn 100%. Chuẩn là phải tự mình nghe được, thấy
được, nhìn được và sờ được. Nghe đâu biết đấy, nghe đâu nói đấy. Ta không
nghe là không nên nói vì sẽ vô tình mắc vào luật vận hành.
+ Tất cả đều phải chuẩn mực, từ lời nói, từ hành động đều phải chuẩn mực.
→ Trong cuộc sống, ai chuẩn mực thì mới được người khác tin tưởng.
III. RÕ RÀNG
+ Trong nguyên tắc là phải rõ ràng, không mập mờ.
+ Ai làm gì, việc gì ta đều phải hỏi họ có chắc chắn không và đã hiểu được tư
tưởng tinh thần của việc đó chưa? Và đã hiểu được ý đang nói chưa?
Ta cũng phải nói rõ làm được hay không, cái này làm được thì được
bao nhiêu % để họ không oán hận mình. Chỉ cần một chút oán hận
là để lại ân oán.
+ Làm việc phải kiểm tra, xác nhận. Cần thay đổi ngay thói quen tin tưởng, ỷ lại
người khác, kể cả là người thân của mình.
Mọi thứ phải trông chờ vào chính mình.
→ Ai rõ ràng thì để lại ấn tượng.
IV. CÓ TRƯỚC CÓ SAU
+ Cuộc sống phải có trước có sau.
Mình nhớ những bước đi ban đầu, chập chững hoặc những khi mình khó khăn,
cơ hàn thì ai đã giúp đỡ mình. Mình có được như ngày hôm nay là từ đâu? Mình
đã cảm ơn, trả ơn hết chưa?
+ Lúc làm việc phải báo cáo trước sau sự tiến triển của công việc tránh họ chờ
đợi và sinh tâm với mình.
→ Ai sống và làm việc có trước có sau thì sẽ được ghi nhận.
V. TINH TẾ VÀ UYỂN CHUYỂN
Tinh tế nhận ra, để uyển chuyển theo: Thời điểm; Căn cơ; Thực tế; Hoàn cảnh
 không cứng nhắc
Đích của chúng ta không thay đổi. Nhưng trong cuộc sống vẫn có chướng cản,
vẫn có nghiệp. Nên cuộc sống vẫn cần tinh tế, uyển chuyển. Khi chướng đến thì
ta phải tinh tế để uyển chuyển. Tinh tế trong thời điểm và hết thời điểm đó thì ta
quay lại để bám đích.
+ Người trí tuệ phải luôn luôn sử dụng pháp Ba la mật vì thời này là thời phá
pháp.
Ta luôn chú ý, khi ta làm việc xấu thì tà ủng hộ. Khi ta làm việc tốt, chuẩn theo
trí tuệ thì tà phá rất nhiều. Nên ta phải vượt qua thử thách rất lớn.
+ Trong cuộc sống mỗi người có duyên nghiệp khác nhau.
Nên nếu không tinh tế thì: Dễ chấp nhau; Không bám được đích.
Ý PHÁP MỞ RỘNG
Ý PHÁP MỞ RỘNG: là để nhận diện ra các vấn để nhanh và đa chiều hơn để
hành động trực chỉ:
1. Nguyên nhân bất ổn
2.7 phương pháp hóa giải bất ổn
3. Cõi ta bà
4. Mệnh và sứ mệnh
5. Bốn dạng tâm
6. Gốc Phật
7. Đời - Đạo - Lợi tư
8. Đích của Hành sứ mệnh
I. NGUYÊN NHÂN BẤT ỔN
1. NHẨM
- Nhầm tưởng tư duy, kinh nghiệm, thói quen, tri thức, trí thức, kiến thức là trí
tuệ
+ Kiến thức: Là học ở trường lớp + Là chuyên môn, chuyên ngành
+ Tri thức là những hiểu biết do con người cóp nhặt kinh nghiệm, thói thường
trong cuộc sống, trong xã hội nhưng không có bản quy chiếu, mỗi người cóp
một cách khác nhau nên sinh ra quan điểm khác nhau, tư duy khác nhau, cuộc
đời khác nhau.
+ Trí thức là những người có tầm hiểu biết sâu và rộng về một hay một số lĩnh
vực nào đó.
→ Tất cả đều không phải là Trí tuệ
- Nhẩm khả năng: Chữ TÔI càng cao
Khi con người đạt được một số thành công thì tưởng mình giỏi, sinh ra kiêu
mạn, nhưng không biết gốc là Phúc đức. Còn thực ra con người không ai có khả
năng gì cả.
- Nhẩm đích là Chức vụ, địa vị, tiền bạc... Lao tâm khổ tứ làm rất nhiều việc,
mà không biết Đích đáng nhất là trở về với Gốc.
2. KHÔNG BIẾT ĐIỂM TỰA
Chưa tròn được đạo
Chưa tròn chữ hiếu
3. KHÔNG BIẾT GỐC NÊN
Không biết báo ơn
Không làm đúng mệnh
4. KHÔNG BIẾT ĐẾN THỜI THẾ
Nên không biết thế nào là hoạ
Không biết thế nào là phúc
Hoạ phúc khôn lường. Có những người đang kiếm rất nhiều tiền. Tưởng là phúc
nhưng hóa ra là hoạ. Có người đang làm, gia tiên không cho làm nữa, mà cho đi
học trí tuệ, lại thấy mình tự nhiên lại không có việc làm, nên tưởng mình khổ,
không ngờ rằng mình đang có phúc rất lớn.
5. LÀM NGƯỢC NGUYÊN LÝ DO THIẾU TRÍ TUỆ
+ Không có nguyên tắc
+ Không có kiểm soát
+ Sống thiếu trọng
+ Sống luộm thuộm
+ Sống che đậy bản thân
+ Sống bao biện bản thân
+ Sống thiếu trách nhiệm
+ Sống quá nhu nhược
+ Sống hành xử kém
6. BẤT ỔN HIẾU - LỄ - NGHĨA
"Muốn cho con cháu vượng tài Tổ tiên không kính lấy ai phù trì
Cho con gái và con rẻ về ở chung và ngủ chung trong gia đình nhà mình
+ Con bị lỗi đạo Hiếu không thờ tự gia tiên nhà chồng
+ Gia tiên nhà bố mẹ đẻ không thích vì khi vợ chồng ngủ chung làm ô uế gia
đình nhà bố mẹ đẻ vì theo con gái, con rể là khách
“Trăm cái phúc nhà vợ không bằng một cái nợ nhà chồng"
Khi lập gia đình phải an cư lập nghiệp nhưng mọi người hay mắc 2 thứ
+ Khi ở chung với bố mẹ thì không chung tay với bố mẹ để thờ tự gia tiên và
không báo hiếu tròn tứ thân, phụ mẫu và 8 dòng họ hai bên
+ Khi ra ngoài ở riêng thì không thờ tự gia tiên đầy đủ.
Lên nhà mới:
+ Lên nhà mới không đúng mùa
+ Hướng bàn thờ: không lấy đúng hướng Đông Nam hoặc không lấy đúng
hướng nhìn ra cửa chính của nhà
+ Bàn thờ nhìn vào hoặc tựa lưng vào những nơi bị phạm: nhà vệ sinh, phòng
ngủ, phòng bếp, phòng tắm, sân phơi quần áo...
+ Bốc bát hương
• Gia chủ không tự bốc mà nhờ người khác bốc
• Khi bốc thì thỉnh không đầy đủ cửu huyền thất tổ
+ Làm thủ tục vào nhà mới chưa chuẩn
- Bố mẹ cho đất xây nhà trên cùng mảnh đất
+ Chủ quan không thờ tự mà nghĩ là bố mẹ thờ tự là đủ rồi
+ Trong cùng một mảnh đất mà xây nhà ở cao hơn nhà thờ gia tiên mà không có
pháp để trấn.
+ Nhà lâu nay đang thờ gia tiên, mà không thờ nữa, đưa lên nhà con để thờ; nhà
đó sử dụng vào việc khác: nhà kho hoặc nuôi các con vật... thì đều bị lỗi
- Bất ổn về phần mộ gia tiên là do đâu?
Lâu nay mọi người mới chỉ đi tảo mộ và tết đến thì ra mộ mời ra gia tiên về ăn
tết chứ đó chưa phải là tạ mộ.
Thường là khi nhà bất ổn đi xem thấy, thấy bảo động mộ thì mới đi tạ mộ, còn
hàng năm không đi tạ mộ gia tiên nên bất ổn.
BẤT ỔN HIẾU - LỄ - NGHĨA CÒN RỘNG HƠN NỮA, ĐÂY MỚI CHỈ LÀ
MỘT SỐ BẤT ỔN
II. 7 PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI BẤT ỔN
1. KHÔNG ĐỐI ĐẦU, KHÔNG ĐỐI NGHỊCH, KHÔNG ĐỐI KHÁNG
+ Tại sao không đối đầu, không đối nghịch, không đối kháng?
Vì gốc của xã hội là nợ đóng lán
• Vì gốc giữa các thành viên trong gia đình là nợ đồng lần với nhau
• Vì thời này là thời mạt, ai có phúc thì được hưởng, ai có nghiệp thì phải trả, ai
có nợ cũng phải trả.
 Nếu tranh luận, đối đầu dễ mắc vào ân oán, hệ quả không tốt.
+ Trong cuộc sống khi chưa va chạm, ta không nhận ra ai có ân với ta, ai có oán
với ta. Nhưng Trí tuệ là con mắt thứ 3 tầm nhìn xuyên suốt. Có nghĩa là ta biết
trước để hóa giải và thoát tâm.
Nên ta cần làm gì cũng bám vào Nguyên lý và Đạo trung:
Khi ta: Nói trung trực ; Sống trung trực : Làm trung trực
 Người mà có oán họ sẽ phản đối và không thích việc mình làm. Người có ơn
thì sẽ ủng hộ mình rất tốt.
Khi phát hiện ra ta tránh đối đầu, đối nghịch, đối kháng với họ. Đặc biệt khi
thấy mắt họ long lanh, đỏ lên (Oan gia bắt đầu vào). Nên trong cuộc sống mọi
người về nhất, mình về nhì thôi, không hơn thua, không về đặc biệt.
2. SỬ DỤNG TRÍ TUỆ
+ Bám vào nguyên lý
+ Bám vào Đạo
+ Bám vào nguyên tắc
+ Pháp
+ Có những việc phải xin điểm tựa
3. TẠO PHÚC, TRẢ NỢ CHUẨN
* TẠO PHÚC
- Tạo phúc cho ai?
+ Tạo phúc cho gia tiên vì có phúc thì gia tiên mới siêu thoát được
+ Tạo phúc cho người còn sống (người thân, người nhà mình). Người nhà có
phúc thì mới không ốm đau, họ mới tinh tấn thì

You might also like