You are on page 1of 17

MỞ ĐẦU

Phong tục tập quán có thể nói là một cụm từ rất đỗi quen thuộc đối với mỗi
người chúng ta và mỗi khi nhắc đến lại khiến chúng ta có nhiều liên tưởng khác
nhau. Phong tục tập quán là những thói quen, nền nếp, những quy ước, quy tắc
giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với cộng đồng xã hội.
Tất cả những phong tục, tập quán này có từ lâu đời hoặc được lặp đi lặp lại mà
trở thành thói quen, nền nếp phổ biến trong cộng đồng xã hội. Mỗi quốc gia, dân
tộc thường có những phong phục tập quán khác nhau và đặc trưng riêng của họ.
Phong tục tập quán tạo nên những nét khác biệt, độc đáo giữa các nền văn hóa
của các dân tộc, quốc gia khác nhau.

Thái Lan cũng mang trong mình những nét phong tục tập quán độc đáo, riêng
biệt, phản ánh một cách sâu sắc những nét văn hóa của dân tộc. Phong tục tập
của Thái Lan vô cùng đa dạng, độc đáo và có phạm vi rộng lớn trong các lĩnh
vực và nhiều hoạt động sống của con người. Từ những phong tục về trang phục,
lối sống, cách ăn uống, đi lại; cho đến các quy tắc ứng xử, các hoạt động hằng
ngày như làm nhà, đi chùa,…

Nổi bật trong vô số đó là phong tục, tập quán cưới hỏi của người Thái Lan.
Không chỉ có những nghi lễ vô cùng độc đáo, riêng biệt và những ý nghĩa sâu
sắc, phong tục tập quán về việc cưới hỏi của người Thái Lan còn đặc biệt ở sự
khác nhau giữa các vùng miền. Làm nổi bật lên những nét văn hóa đặc sắc, riêng
biệt của mỗi vùng miền trong việc cưới hỏi và góp phần làm đa dạng, rực rỡ hơn
nền văn hóa của mỗi khu vực nói riêng và Thái Lan nói chung.

Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những
phong tục tập quán cưới hỏi truyền thống của Thái Lan, cũng như đặc điểm và
những nét riêng biệt trong tập tục cưới hỏi của bốn miền tại Thái Lan. Từ đó để
có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán cưới hỏi tại Thái Lan.

1
NỘI DUNG
I. Định nghĩa
- “Phong tục” là những thói quen, nền nếp lâu đời đã được lan truyền rộng
rãi, phổ biến trên phạm vi toàn xã hội hay trong một cộng đồng, một
nhóm xã hội nào đó.
- “Tập quán” là những quy ước, quy tắc giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân
với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội hoặc giữa các cộng đồng xã
hội với nhau trong các hoạt động sống hằng ngày. Những tập quán này
được lặp đi lặp lại nhiều lần trên một phạm vi rộng lớn, dần dần trở thành
thói quen và nền nếp của cộng đồng, xã hội.
 Cả phong tục và tập quán đều có một quá trình để hình thành, tồn tại và
phát triển lâu dài. Phong tục tập quán thể hiện những khía cạnh trong hoạt
động giao tiếp, sinh hoạt của một cộng đồng người, một xã hội nào đó.
Phong tục tập quán có sự ăn sâu trong tư tưởng của nhân dân và là một
trong những nhân tố tạo nên sự chuẩn mực trong các quy tắc ứng xử, giao
tiếp, hành động của một cá nhân và cả một cộng đồng.

II. Phong tục tập quán cưới hỏi về của người Thái Lan
1. Đôi nét về phong tục tập quán cưới hỏi truyền thống của người Thái
Lan

Cưới hỏi vốn là một truyền thống quan trọng của người Thái bởi đây là sự
khởi đầu của cuộc sống gia đình cho những người sẽ sống và gắn bó với nhau.

Theo truyền thống của người Thái Lan ngày xưa, họ tin rằng khi kết hôn,
người đàn ông sẽ phải đến ở tại nhà gái. Còn người phụ nữ sẽ rất hiếm khi đến ở
tại nhà người đàn ông. Nhà gái sẽ cắt 1 mảnh đất để con gái và con rể dựng nhà,
sinh sống ở cạnh mình. Nếu như gia đình đó có cô con gái thứ hai, hoặc nhiều
hơn nữa và vẫn còn đất, họ sẽ tiếp tục làm như vậy; hoặc nếu không còn đất để
cho con gái và con rể thì họ có thể ra ở riêng. Nguyên nhân dẫn đến có phong
tục như vậy, bởi trước kia đa số người dân Thái Lan làm nông nghiệp nên họ
cần dựa vào sức lao động của nam giới. Bên cạnh đó, vào thời kì สุโขทัย và
อยุธยา, những người đàn ông thường phải đi làm công ích như xây đền, chùa,…
hoặc tham gia chiến tranh từ 4-6 tháng. Chính vì vậy, người phụ nữ sẽ không về
nhà chồng mà ở lại nhà mẹ đẻ để được mọi người giúp đỡ trong cuộc sống hằng
ngày khi chồng đi vắng.

2
Theo phong tục tập quán của người Thái Lan, từ lứa tuổi vị thành niên (18
tuổi) là gia đình đã bắt đầu tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái của mình.
Những thanh niên không chịu đi tu để báo đáp công sinh thành của cha mẹ, trau
dồi bản thân thành người tốt thì sẽ rất khó để lấy vợ. Còn đối với người con gái
ở độ tuổi này nếu không biết thêu thùa may vá sẽ rất khó lấy được chồng.

Lễ hỏi của người Thái Lan được gọi là “lễ bỏ trầu”. Khi nhà trai đến nhà gái
làm lễ hỏi thì sẽ đem theo trầu cau được đặt trong một chiếc bát bằng bạc. Kèm
theo đó là một chiếc nhẫn hay một chiếc dây chuyền để làm tin. Hai bên sẽ ngồi
ăn trầu, uống nước, nói chuyện để bàn về vấn đề của hồi môn và chọn ngày làm
lễ cưới.

Lễ cưới sẽ được tổ chức sau lễ hỏi một thời gian. Vào buổi sáng ngày làm lễ
cưới, gia đình sẽ mời các vị sư đến tụng kinh và ngồi tại nơi trang trọng nhất. Ở
một phía sẽ là những vị bô lão và ba mẹ trong gia đình ngồi thành một hàng; còn
cô dâu chú rể sẽ ngồi ở giữa hướng mặt về các nhà sư. Trước mặt cô dâu chú rể
sẽ có một bát bạc đựng trầu cau và một bát bạc đựng nước phép cùng một vỏ ốc
biển để múc nước phép. Sau khi tụng kinh, tưới nước phép, các vị sư sẽ dùng
cơm và ra về.

Đến chiều thì bạn bè và khách khứa mới đến tham dự lễ cưới. Chú rể và cô
dâu sẽ ngồi sẵn trước một cái bàn phủ khăn thêu, trên có hai cái gối và phía dưới
là hai bát bạc hứng nước. Sau khi được người của chính quyền địa phương công
nhận họ đã trở thành vợ chồng, được một vị khách quý quẩn chỉ quanh đầu, cô
dâu và chú rể sẽ được mọi người lần lượt tưới nước vào tay. Sau đó, đôi vợ
chồng sẽ cùng nhau đáp lễ cảm ơn mọi người và nói lên những điều hứa hẹn.
Các nghi thức khi đã được hoàn thành hết, mọi người sẽ bắt đầu ăn uống và
tham gia múa hát cùng cô dâu, chú rể. Sáng hôm sau cô dâu cùng chú rể sẽ đi
dâng cơm cho các vị sư khất thực vào buổi sáng.

Đây là những nghi thức của một đám cưới truyền thống. Tuy nhiên đối với
các gia đình khá giả, giàu có sẽ thường được tổ chức cầu kỳ, tốn kém hơn. Họ sẽ
tổ chức một đám rước linh đình từ nhà trai đến nhà gái trước khi tổ chức lễ cưới,
với rất nhiều lễ vật và các nghi thức cầu kì theo phong tục tập quán của từng nơi.

Tại Thái Lan, phong tục tập quán về việc cưới hỏi có sự khác nhau giữa 4
miền là miền Bắc, miền Đông Bắc, miền Trung và miền Nam:

- Đám cưới tại miền Bắc: được gọi là “ กินแขก”hay “เอาผัวเอาเมีย” (cưới
hỏi).

3
- Đám cưới tại vùng Đông Bắc – อิสาน: được gọi là “กินดอง” (dùng bữa –
trong đám cưới) hay “เอาผัวเอาเมีย” (lấy vợ lấy chồng).
- Đám cưới tại miền Trung: được gọi là “กินสามถ้วย” (ăn ba chén).
- Đám cưới tại miền Nam: được gọi là กินเหนียว hay งานเมีย (lấy vợ) hay
ไหว้เมียซึ่ง (theo ngôn ngữ địa phương).
Mặc dù tục lệ cưới hỏi ở mỗi vùng là khác nhau theo nghi lễ, tín ngưỡng của
từng vùng, thế nhưng ý nghĩa cuối cùng của tục lễ cưới hỏi chính là tạo ra những
sự thịnh vượng cho các cặp đôi.

Loại hình của lễ cưới được chia thành 2 loại:

- วิวาหมงคล : Có nghĩa là lễ cưới tại nhà của người phụ nữ và người đàn
ông sẽ đến ở tại nhà của người phụ nữ.
- อาวาหมงคล: Có nghĩa là lễ cưới tại nhà của người đàn ông và người phụ
nữ sẽ đến ở tại nhà của người đàn ông.

2. Phong tục tập quán cưới hỏi tại bốn miền của Thái Lan
a. Miền Bắc
- Được gọi là “กินแขก” - ăn cỗ hay “แบบล้านนา” – truyền thống Lana. Khi
người con trai và người con gái yêu nhau, nếu trưởng lão thấy họ có thể
chung sống như một đôi vợ chồng thì lễ cưới sẽ được sắp xếp sau đó. Lễ
cưới truyền thống sẽ được tổ chức tại nhà của người phụ nữ do truyền
thống Lana và việc người đàn ông sẽ đến sống tại nhà vợ là phổ biến.
Theo truyền thống, người con trai và người con gái không được phá lệ
trước ngày cưới, tức là đụng chạm nhau hoặc quan hệ tình dục trước ngày
cưới để làm lễ trừ tà, tức là đến cắm hoa và thắp nến với ông bà đã khuất
để xin xá tội, tỏ lòng thành kính.
- Hầu hết các lễ cưới ở miền Bắc tổ chức theo truyền thống Lana, tức là
mời những người mà họ kính trọng, những người họ hàng, làng xóm thân
thiết tham gia bữa ăn vào ngày tổ chức lễ cưới.
- Việc chuẩn bị cho đám cưới sẽ có sự khác nhau giữa nhà gái và nhà trai:
 Về phía gia đình nhà gái sẽ chuẩn bị về nhà cửa; chuẩn bị giường, gối,
màn và phòng tân hôn. Thâm chí, các cô gái khi xưa sẽ phải dệt vải để
làm nệm, dệt ga giường, chăn, gối. Họ cũng sẽ phải trang trí với nhiều
loại hoa khác nhau bởi cha mẹ sẽ mời khách đến tham dự trước đó ít nhất

4
1 tuần. Bên nhà gái cũng sẽ có trách nhiệm chuẩn bị thức ăn để tiếp
khách, việc này sẽ được một nhóm những người phụ nữ nội trợ và quản
gia sẽ giúp nhau làm việc này.
 Đối với gia đình nhà trai sẽ phải chuẩn bị cuộc diễu hành “ ขันหมาก ” đến
nhà người con gái và chuẩn bị những lễ vật trước ngày diễn ra lễ cưới:
+ Trầu cau: trong khay trầu sẽ gồm 8 quả trầu nguyên và 4 quả trầu liền
nhau.
+ Một bát của hồi môn khác để vàng hoặc tiền sính lễ tùy theo sự thỏa
thuận của hai bên gia đình.
+ Một bát lá bạc, lá vàng, một bao gạo, hạt đậu, hạt vừng.
+ Một khay đựng các món tráng miệng, được sắp xếp theo cặp, chẳng hạn
như: ขนมต้มแดง, ขนมต้มขาว, ทองหยิบ, ทองหยอด,…
+ Mâm trái cây cũng được xếp theo từng cặp.
+ Về sính lễ cưới còn có những thứ sau: một chiếc rương vải mới, một
thanh kiếm, một túi đựng đồ (túi Kanan),…
- Hôn lễ sẽ được cử hành theo trình tự sau:
+ Sự đồng thuận từ 2 bên gia đình và sắp xếp lễ cưới cho chàng trai, cô
gái.
+ Vào buổi sáng diễn ra lễ cưới, nhà gái sẽ đi ăn hỏi tại nhà trai với mâm
hoa, hương và nến để mời trưởng bối nhà trai dẫn họ hàng và chú rể diễu
hành sang nhà gái đúng giờ lành. Cuộc diễu hành được bắt đầu từ nhà chú
rể với âm nhạc truyền thống mang sự vui vẻ, phía trước là một bát hoa.
Chàng rể sẽ phải đeo gươm và mọi người sẽ đi bộ trong cuộc diễu hành “ขั
นหมาก ”. Bên nhà gái sẽ cử người đại diện để chặn của nhà trai, với dây
chuyền hoặc dây thắt lưng bạc, vàng; lối đi vào sẽ có trẻ em. Đồng thời sẽ
chuẩn bị một mâm lễ vật gồm một bát cơm độn, bông hoa, miếng trầu
được khắc và xếp thành chữ để đưa cho nhà trai khi họ đến. Họ hàng nhà
gái sẽ múc nước rửa chân cho chú rể hoặc giải vờ lau chân cho chú rể với
ý nghĩa chúc phúc cho chú rể luôn tốt lành, trong sạch.
Sau đó, họ hàng nhà gái sẽ mời trưởng bối nhà trai vào lễ đường và dắt
tay chú rể ngồi cạnh cô dâu, cô gái sẽ ngồi bên trái và chàng trai sẽ ngồi
bên phải. Chú rể sẽ lấy nhẫn hoặc dây chuyền đeo cho cô dâu. Sau đó sẽ
mời sư ông อาจารย์ sẽ làm lễ nguyền để trói tay cho cô dâu và chú rể với
những lời chúc phúc. Cô dâu, chú rể sẽ đội một vòng hoa và đeo một cặp
kiết tường của sự thịnh vượng, sau buổi lễ sẽ được các vị khách buộc dây
để chúc phúc.

5
+ Lễ dẫn đầu “พิธีจูงเข้าหอ ”, chú rể và cô dâu sẽ được dẫn vào phòng bởi
một người vài người trưởng thành có cuộc sống hạnh phúc, đông con
cháu, làm ăn phát đạt. Khi dắt tay nhau vào phòng ngủ, cô dâu và chú rể
ngồi trên giường hoặc trên chiếc đệm trang trí, đôi bên quay mặt về phía
người lớn tuổi để được hướng dẫn việc nội trợ, yêu thương, trân trọng,
duy trì và hy sinh cho nhau.
+ Báo hiếu cha mẹ - “ การไหว้พ่อแม่ ”: Sau khi chàng trai và cô gái ở với
nhau được 3-7 ngày, họ sẽ lại mặt thăm bố mẹ chồng và gia đình nhà
chồng. Đồng thời họ sẽ chuẩn bị đồ ăn, đồ dùng, lương khô và mâm hoa,
nến để đảnh lễ, thể hiện sự kính trọng với những thành viên trong gia đình
chàng trai và xin những lời khuyên.
+ Lễ công đức – “พิธีทำบุญสืบชะตา”: Hai vợ chồng sẽ cùng nhau làm công
đức bằng cách cúng dường thức ăn cho các nhà sư. Tục lệ phổ biến là sau
khi đảnh lễ cha mẹ xong, họ sẽ mời chư tăng đến tụng kinh và khất thực.

b. Vùng Đông Bắc

Việc cưới hỏi tại vùng Đông Bắc đã trở thành một nét văn hóa và được kế
thừa lâu đời. Theo tiếng Isan, lễ cưới được gọi là “ การกินดอง ” – có nghĩa là bữa
tiệc mừng sự đoàn viên như một nhà. Cũng chính vì vậy mà những nghi lễ từ
việc cầu hôn, đính hôn và kết hôn sẽ mang đậm đặc điểm của người Isan cổ đại,
sẽ phải bao gồm những yêu cầu như “ba nhà, bốn nước”. Nếu như người đàn
ông không có tiền để đính hôn cùng với người phụ nữ thì họ sẽ phải ở rể.

Đám cưới tại vùng Đông Bắc sẽ được diễn ra theo một trình tự như sau:

- Việc hỏi vợ: Việc hỏi vợ được gọi là “การโอม”.


Vào thời cổ đại, nó sẽ được thực hiện bằng cách tổ chức một buổi ăn trầu
với 1000 miếng trầu và 3 baht tiền. Một người đàn ông sẽ mang trầu và 3
baht sang hỏi bố mẹ cô gái, nếu bố mẹ cô gái đồng ý, họ sẽ nhận 3 baht
đó, nếu không đồng ý thì trả lại 3 baht.
Ngày nay, sau khi chàng trai và cô gái đã phải lòng nhau và đồng ý sống
với nhau như một cặp vợ chồng, chàng trai sẽ cùng với người thân lớn
tuổi đến hỏi vợ tại nhà cô gái.
- Lễ Khan Mak – “ขันหมาก ”: Khi đã nhận được sự đồng ý của nhà gái, hai
bên sẽ thỏa thuận về hồi môn và lựa chọn ngày tổ chức lễ cưới. Sau khi đã
ấn định ngày cưới, chú rể và họ hàng sẽ diễu hành Khan Mak ( ขันหมาก )

6
đến làm lễ cưới tại nhà cô dâu. Cuộc diễu hành này giống như một hình
thức để thông báo cho mọi người biết rằng chàng trai và cô gái sắp hôn,
đồng thời mời mọi người tới tham dự chúc mừng.
+ Cuộc diễu hành Khan Mak (พิธีแห่ขันหมาก): Cuộc diễu hành sẽ được bắt
đầu với đoàn người gồm những người lớn tuổi, người thân, người giữ của
hồi môn, chú rể và phía sau là các thiếu nữ bưng trầu cau, rượu. Đoàn
rước sẽ đi trong những điệu nhạc dân tộc, với các nhạc cụ dân tộc,…
+ Lễ đón Khan Mak (พิธีรับขันหมาก ): Khi đoàn diễu hành Khan Mak đến
nhà cô dâu, một người phụ nữ trưởng thành sẽ ra tiếp đó. Trước khi vào
trong nhà, họ hàng của cô dâu sẽ rửa chân cho chú rể và những người giữ
của hồi môn trên một hòn đá mài được phủ bằng lá chuối, sau đó giúp họ
lau chân. Điều này thể hiện sự kính trọng trước khi họ được gặp cô dâu.
Chú rể sẽ đi tìm cửa vàng, cửa bạc từ bên nhà gái với sẽ cho phép con
đường được dọn sách với một số tiền hợp lý.
+ Lễ đếm của hồi môn ( พิธีนับสินสอด): Sau khi chú rể đã đi qua cửa bạc và
cửa vàng, đó là thời điểm tốt lành. Chú rể sẽ đưa của hồi môn cho người
lớn tuổi trong gia đình cô dâu. Cô dâu sẽ phải đếm của hồi môn và rắc
thóc, hạt, hạt vừng lên của hồi môn; cầu nguyện cho số tiền này sẽ phát
triển như những hạt giống này. Sau đó, họ mở cơi trầu và chia rượu cho
nhau.

- Lễ Su Kwan (พิธีสู่ขวัญ): Chú rể và phù rể ngồi bên phải, cô dâu và phù


dâu ngồi bên trái. Sau đó là chú rể và cô dâu khoanh tay cầm Phakhwan (
พาขวัญ). Sau khi làm lễ xong xong, người làm lễ sẽ đút trứng cho chú rể
và cô dâu mỗi người ăn một nửa. Sau đó, họ dùng bông buộc vào cổ tay
đôi tân hôn và chúc phúc cho họ.
- Xin người lớn tuổi sự khoan dung và dạy bảo: Là việc tặng các vật phẩm
để cảm ơn họ hàng lớn tuổi của cả hai bên. Trước đây là tặng xà rông,
quần áo phụ nữ cho người thân là phụ nữ lớn tuổi và tặng một xà rông và
áo sơ mi nam dành cho người đàn ông lớn tuổi trong nhà. Sau khi nhận
được tặng phẩm cảm ơn, sẽ có một bài giảng được trao cho các cặp vợ
chồng mới cưới. Sau đólà kết thúc của buổi lễ.

7
- Đặt giường và chuyển đến phòng tân hôn: Bắt đầu từ việc có một cặp vợ
chồng là họ hàng khá giả vẫn yêu thương nhau như ngày đầu sẽ tặng
giường cho đôi vợ chồng mới cưới. Rồi từ từ dẫn cô dâu chú rể vào phòng
tân hôn, đó là sự thề nguyện sống bên nhau bền lâu.Thế là kết thúc lễ cưới
theo truyền thống của vùng Đông Bắc Bộ.

c. Miền Trung
Đám cưới tại miền Trung vào thời cổ đại có truyền thống “Ăn ba chén” ( กิน
สามถ้วย), bởi vì người đến dự đám cưới thường ở xa nơi tổ chức đám cưới và họ
phải đi lại khó khăn, mệt mỏi. Vì vậy, họ cần được phục vụ đồ ăn tươi mát và họ
thường sử dụng ba món tráng miệng ngọt mát với nước cốt dừa là xôi nước cốt
dừa, cơm cháy nước cốt dừa và Lod Chong nước cốt dừa ( ลอดช่องน้ำกะทิ ). Theo
phong tục truyền thống của người miền Trung, họ thường làm công đức trước lễ
cưới hai ngày hoặc sẽ làm cùng với ngày cưới để cầu mong sự thịnh vượng cho
đôi vợ chồng sắp cưới.
Lễ cưới tại miền Trung ngày nay vẫn mang nhiều nét văn hóa và phong tục,
tập quán của đám cưới truyền thống. Lễ cưới sẽ được bắt đầu bằng việc một đôi
trai gái quyết định về sống chung và sẵn sàng bước vào một lễ cưới chính thức.
Đồng thời phải có sự thoải thuận của hai bên gia đình về của hồi môn và ấn định
ngày cưới tốt lành cho khởi đầu tốt đẹp, thịnh vượng của cuộc sống hôn nhân.
Lễ ăn hỏi và lễ cưới của người miền Trung sẽ được tổ chức theo trình tự sau:
- Lễ Tăng (พิธีสงฆ์ ): là lễ đầu tiên của hôn lễ, để tạo những điều lành cho
đám cưới của cô dâu và chú rể.
- Lễ Khan Mak (พิธีขันหมาก): Theo phong tục truyền thống, lễ Khan Mak sẽ
bao gồm lập dàn Khan Mak, diễu hành Khan Mak và rước Khan Mak.
Thế nhưng hiện nay việc tổ chức lễ đính hôn và lễ cưới trong cùng một
ngày phổ biến hơn. Đoàn rước Khun Mak thường sẽ có một đoàn trống
dài đi phía trước để tạo không khí náo nhiệt, vui nhộn. Lúc này, cô dâu
cũng cần chuẩn bị sẵn sàng trầu cau ở nhà. Chú rể sẽ đến khu vực tổ chức

8
lễ rước Khan Mak và chờ giờ lành để rước cô dâu tại nhà gái. Sau đó,
đoàn rước sẽ phải đi qua hàng rào nghi lễ gồm ba cổng là cổng Rái Cá ( ปร
ะตูนาก ), cổng Bạc và cổng Vàng. Nhà trai sẽ chuẩn bị phong bì đựng tiền
để đổi với việc qua các cửa.
- Lễ của hồi môn và đếm của hồi môn (พิธีสู่ขอและพิธีนับสินสอด ): Bước tiếp
theo sau nghi lễ Khan Mak là sắp xếp các vật phẩm từ đám rước Khan
Mak. Các vị trưởng lão sẽ bắt đầu đàm phán các yêu cầu. Khi đồng ý gả
con gái, người lớn tuổi của gia đình cô dâu sẽ mở mâm lễ vật và bước vào
lễ đếm của hồi môn. Sau khi của hồi môn đã được tính, người lớn của 2
bên gia đình sẽ rải đậu, vừng, thóc, gạo, hoa, lá bạc, lá vàng đựng trong
mâm trầu lên sính lễ và tiến hành nghi lễ trao nhẫn đính hôn. Sau khi nghi
thức đeo nhẫn đính hôn hoàn tất thì bước vào nghi thức rót nước thánh và
chúc phúc.
- Lễ rót nước thánh và ban phép lành ( พิธีหลั่งนํ้าพระพุทธมนต์และประสาทพร):
Cô dâu chú rể sẽ ngồi trên ghế để thực hiện nghi thức rót nước và cô dâu
luôn phải ngồi bên trái chú rể. Chủ trì buổi lễ sẽ đặt vòng hoa đội đôi tốt
lành trên đầu cô dâu chú rể với việc xức dầu trên trán. Sau đó, chủ trì buổi
lễ sẽ dội nước thánh và chúc phúc cho cô dâu chú rể. Tiếp theo là cha mẹ,
những vị trưởng lão, người thân, bằng hữu và các vị khách khác sẽ rót
nước theo thứ tự thâm niên. Tiếp đó là nghi thức rót nước lên Đức Phật và
ban phép lành, lễ đảnh lễ.
- Nghi thức vái lạy người lớn tuổi ( พิธีไหว้ผู้ใหญ่ ): Nghi thức này để tỏ lòng
tôn kính đối với những người lớn tuổi. Cặp vợ chồng mới cưới cúi đầu rồi
chuyền khay hương, nến cho người lớn tuổi. Người đó sẽ tỏ lòng thành
kính và buộc sợi dây thánh vào cổ tay của đôi vợ chồng. Cùng với việc
chúc phúc và đặt một phong bì tiền hoặc những vật có giá trị khác lên
mâm như sự góp sức để đôi vợ chồng xây dựng gia đình.
- Lễ cưới (พิธี มงคลสมรส ): Sau các nghi lễ sẽ có một bữa tiệc cho khách
tham dự và chung vui. Có thể có âm nhạc để vui vẻ và hân hoan nếu có

9
một bữa tiệc vào buổi tối. Cô dâu thường thay từ trang phục truyền thống
của Thái Lan sang trang phục dạ hội dài, còn được gọi là "váy cô dâu".
- Nghi thức dẫn vào phòng (พิธีส่งตัวเข้าหอ): Đó là một nghi thức quan trọng
vào cuối ngày. Những người lớn tuổi sẽ đưa cô dâu được chở đến phòng
tân hôn. Chú rể sẽ đến và đợi trong phòng trước. Một phần quan trọng của
buổi lễ này là cặp bố mẹ của cô dâu và chú rể sẽ có mặt trong buổi lễ. Cô
dâu phải cúi chào bố mẹ và họ hàng lớn tuổi để cầu nguyện. Khi cô dâu
bước vào phòng, mẹ cô dâu phải đưa cô dâu đến gặp chú rể. Sẵn sàng nói
chuyện với con rể để anh ấy chăm sóc con gái mình sau này.

d. Miền Nam
Đám cưới tại miền Nam Thái Lan có sự đặc biệt hơn vì phần lớn người dân ở
đây theo đạo Hồi. Chính vì vậy mà ở đây sẽ có một hình thức lễ cưới khác bên
cạnh lễ cưới theo truyền thống Phật Giáo, đó chính là lễ cưới theo truyền thống
Hồi Giáo.
- Trước hết là lễ cưới theo truyền thống Phật Giáo: Có nhiều tên gọi khác
nhau như กินเหนียว hay
งานเมีย (lấy vợ) hay ไหว้เมียซึ่ง. Thế nhưng hiện nay
mọi người thường sử dụng cụm từ kết hôn (แต่งงาน), thể hiện việc coi hôn
nhân là thước đo của sự trưởng thành. Theo truyền thống, chú rể sẽ phải
chuẩn bị rất nhiều lễ cưới và những lễ vật để thờ cúng tổ tiên của hai bên
gia đình. Việc cưới hỏi sẽ được tiến hành theo một trình tự như sau:
+ Khi một chàng trai muốn xây dựng gia đình với một cô gái, một người
phụ nữ lớn tuổi đáng kính từ gia đình chàng trai sẽ xem ngày tốt và mang
một khay đựng cau, trầu được phủ khăn xếp thành đỉnh nón đẹp mắt tới
nhà của cô gái. Họ sẽ đón tiếp nhau theo những phong tục truyền thống và
bắt đầu trò chuyện. Nếu gia đình bên nữ không phản đối thì họ sẽ tổ chức
lễ ăn hỏi theo những phong tục tập quán truyền thống.
+ Người miền Nam thường gọi việc đón dâu là “xin vợ” ( ขอเมีย), gồm hai
nghi lễ song song là dạm hỏi và dạm ngõ ( การสู่ขอและการหมั้น ). Sau màn

10
xin vợ và đính hôn, người con trai sẽ đến nhà của người con gái, có thể ở
vài tháng cho đến vài năm như một sự yêu cầu từ nhà gái.
+ Định ngày cưới (กำหนดวันแต่งงาน): khi yêu cầu đã được thông qua thành
công, bước tiếp theo là định ngày cưới. Được gọi là “ngày kén vợ” (ไหว้เมีย)
hay ngày lễ (วันไหว้), hai bên phải tìm ngày lành tháng tốt và chuẩn bị các
việc khác cho sẵn sàng.
+ Chuẩn bị hôn lễ: Sau khi ngày tổ chức lễ cưới đã được ấn định, cả cô
dâu và chú rể đều chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho hôn lễ: cơm, tiền, thức
ăn cho những người đến tham dự và địa điểm tổ chức lễ cưới. Một yếu tố
rất quan trọng trong buổi lễ mà người phụ nữ phải chuẩn bị là căn phòng
sẽ được sử dụng cho buổi lễ.
+ Lễ cưới: Nhà trai chuẩn bị lễ rước Khan Mak đến nhà gái làm lễ cưới và
không khác mấy so với miền trung.
- Tục lệ cưới hỏi truyền thống của người Thái theo đạo Hồi: được gọi là
Nikah (นิกะ), có nghĩa là Lễ kết hôn theo 5 quy tắc và quy định trong kinh
Koran (อัลกุรอาน) của đạo Hồi. Hôn lễ cũng sẽ được tiến hành như sau:
+ Việc cầu hôn giữa chàng trai và cô gái, sau khi có sự đồng thuận, họ sẽ
chọn một ngày thích hợp để tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên, do đạo Hồi không
tin vào định mệnh nên sẽ không có việc xem ngày giờ tốt để kết hôn, mà
ngày tổ chức lễ cưới sẽ được lựa chọn dựa vào sự thuận tiện của hai bên
gia đình.
+ Sau khi chú rể nói lời cầu hôn và kinh Koran được đọc lên, cha mẹ cô
dâu sẽ tuyên bố để chấp nhận cuộc hôn nhân này.
+ Sau những nghi lễ của đám cưới là tiệc cưới để mọi người tham dự.
Tuy nhiên thì cùng với thời gian, đã có rất nhiều những phong tục cưới
hỏi truyền thống của Thái Lan có sự ảnh hưởng đến tục lệ cưới hỏi theo
truyền thống của đạo Hồi. Chẳng hạn như lễ rước cây mía và cây chuối
dẫn đầu đoàn rước, hay việc trong đám cưới có bánh kẹo như tập tục
truyền thống của người Thái Lan.

11
 Trên đây là phong tục tập quán về việc cưới hỏi tại bốn vùng miền của
người Thái Lan. Ta có thể thấy được những nét phong tục tương đồng
như việc đi lại giữa hai gia đình trước khi tổ chức lễ cưới, lễ diễu hành từ
nhà chú rể đến nhà cô dâu,… Đồng thời cũng có những nét khác biệt của
mỗi vùng, thể hiện những truyền thống tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt
của những thế hệ đi trước. Từ đó để làm nổi bật lên những nét đẹp, những
nét văn hóa rất riêng của mỗi vùng miền. Chính điều đó đã góp phần làm
phong phú và rực rỡ hơn văn hóa của dân tộc, của đất nước Thái Lan.

3. Liên hệ phong tục tập quán cưới hỏi của Thái Lan với Việt Nam
Khi tìm hiểu về phong tục tập quán cưới hỏi của người Thái Lan, chúng ta có
thể thấy được những nét tương đồng với phong tục tập quán cưới hỏi của người
Việt Nam.
Trước hết, người Việt Nam của chúng ta có “Lễ chạm ngõ”, cũng có rất nhiều
nét tương đồng với phong tục “Lễ bỏ trầu” của Thái Lan, để hai bên gia đình
gặp mặt và nói chuyện. Tại Việt Nam cũng chỉ cần có cau trầu hoặc hoa quả mà
không cần đem theo lễ vật cầu kì. Đây là buổi gặp mặt thân thiết giữa hai bên
gia đình nhà trai và nhà gái, vừa để hai bên tìm hiểu nhau trước khi tổ chức lễ ăn
hỏi và lễ cưới, vừa để hai bên cùng bàn bạc cho các lễ nghi của đám cưới. Tuy
đơn giản nhưng đây lại là
Nếu theo phong tục của người Thái Lan có lễ diễu hành Khan Mak để mang
lễ vật sang nhà cô dâu thì trong phong tục, tập quán của người Việt Nam cũng
có “Lễ ăn hỏi”. Lễ ăn hỏi cũng được tổ chức tại nhà gái, nhà trai sẽ mang những
lễ vật như khay trầu cau, bánh xu xê, trái cây,…và nhẫn hoặc dây chuyền, vòng
đính hôn. Đây mới là nghi lễ đính hôn được tổ chức theo phong tục tập quán
truyền thống của người Việt Nam, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả
giữa hai họ và xác định quan hệ hôn nhân.
Sau đó, lễ cưới tại Việt Nam thường được tổ chức tại nhà cô dâu và nhà chú
rể riêng biệt, khác với phong tục của Thái Lan là tổ chức tại nhà của cô dâu hoặc

12
một địa điểm chung nào đó. Cũng vì vậy mà theo phong tục, tập quán của người
Việt Nam sẽ có lễ đón dâu, nhà trai cũng mang theo lễ vật đến nhà cô dâu, sau
khi lễ bái tổ tiên, người lớn hai bên sẽ nói chuyện và cho phép chú rể đón cô dâu
về nhà. Còn tại Thái Lan, lễ cưới sẽ được tổ chức chung và không có lễ đón dâu
như của người Việt Nam.
Nếu như sau lễ cưới, cô dâu và chú rể tại Thái Lan sẽ thường đi dâng cơm
cho các nhà sư vào buổi sáng hôm sau, hoặc nhiều nơi là sự lại mặt gia đình bên
nhà chồng. Thì tại Việt Nam, sẽ có buổi lại mặt gia đình nhà vợ 1-3 ngày sau khi
thành hôn để cô dâu chú rể làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu.
Chúng ta cũng có thể thấy những điểm khác biệt rõ nét giữa phong tục tập
quán trong việc cưới hỏi của Thái Lan và Việt Nam như là các nhà sư có một vai
trò rất quan trọng trong lễ cưới của người Thái. Họ sẽ được mời đến lễ cưới để
đọc kinh, nói những điều tốt lành và tưới nước phép cho đôi vợ chồng, với
những mong muốn tốt đẹp sẽ đến với cô dâu, chú rể. Bênh cạnh đó là những
cuộc diễu hành Khan Mak, với một đoàn người bưng lễ vật đi cùng chú rể từ
nhà trai đến nhà gái trong sự nhộn nhịp, náo nhiệt của âm nhạc, các nhạc cụ cổ
truyền. Chú rể và cô dâu theo phong tục của Thái Lan sẽ luôn được thực hiện
các nghi lễ để gắn kết như đội vòng hoa đôi, đeo dây tại cổ tay,…để thể hiện sự
gắn kết bền chặt giữa hai vợ chồng.
 Đây là những nét tương đồng và khác biệt giữa phong tục tập quán cưới
hỏi của người Thái Lan và người Việt Nam. Mỗi quốc gia đều có những
phong tục tập quán với sự riêng biệt và đậm đà bản sắc văn hóa của dân
tộc.

13
KẾT LUẬN
Phong tục tập quán của người Thái Lan là vô cùng đa dạng và phong phú. Đặc
biệt, phong tục tâp quán về việc cưới hỏi của người Thái Lan chứa đựng nhiều
rất nhiều điều thú vị và sâu sắc. Nó mang đậm các giá trị truyền thống tốt đẹp,
những nét văn hóa đa dạng và riêng biệt giữa các vùng miền của đất nước Thái
Lan. Từ đó càng giúp ta cảm nhận được những nét đặc trưng trong văn hóa của
con người và đất nước Thái Lan. Mong rằng, qua bài tiểu luận này, sẽ mang đến
những kiến thức và làm phong phú hơn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta.
Hiểu về những nét văn hóa của một dân tộc sẽ làm cho chính chúng ta trân trọng
và tự hào về các phong tục tập quán của con người nói chung, cũng như của
chính dân tộc ta nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Nguyễn Thị Thùy Châu, Bài giảng học phần Nhập môn nghiên cứu
Thái Lan (2018), Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Trà Giang, Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã
hội hiện nay (2/2019), Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng
Bình.
3. Mai Thu, Ý nghĩa lễ ăn hỏi và các thủ tục của người Việt (26/09/2017),
Tạp chí điện tử Người đưa tin.
4. ขนบธรรมเนียมประเพณีที่เกี่ยวกับ “ความรักความสัมพันธ์” : การแต่งงานแบบไทย,
Intangible Cultural Heritage สงวนไว้ซึ่งสิทธิทั้งหมด, Link bài viết:
https://ich-culture-go-th.translate.goog/index.php/th/acticleich/951-----m-
s?_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=th&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc .
5. ประเพณีล้านนา: ประเพณีกินแขกแต่งงาน, เว็บไซต์และฐานข้อมูลประเพณีล้านนา
โดย สำนักหอสมุด มหาวิทยาลัยเชียงใหม่ มหาวิทยาลัยเชียงใหม่, Link bài viết:
https://lannainfo-library-cmu-ac-th.translate.goog/lannatradition/wedding-

14
presentceremony.php?
_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=th&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc.
6. Nguyễn Tương Lai, Văn hóa Thái Lan (2016), Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.

15

You might also like