You are on page 1of 3

NHỮNG PHONG TỤC1 TRONG NGÀY LỄ TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT

I. Đặt vấn đề
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt
đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành,
may mắn, thành công. Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi
thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Trải qua bao biến động của lịch sử nhưng những phong tục
ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác.
II. Giải quyết vấn đề
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền của người Á Đông trong đó có người Việt. Các phong tục
trong những ngày Tết vẫn được lưu giữ và truyền lại cho đến bây giờ. Nhưng không phải ai cũng
được trải qẩ hoặc nhớ hết các phong tục đó. Sau khi tìm hiểu kĩ hơn, chúng tôi liệt kê được những
phong tục phổ biến nhất sau đây:
1. Dọn nhà
Để đón một ngày lễ quan trọng như Tết thì dọn nhà là việc mà hầu hết mọi gia đình đều làm.
Phong tục dọn nhà trước Tết là bước đầu cho lễ đón năm mới. Vào những ngày giáp Tết người
Việt Nam thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ những thứ đồ cũ không dùng đến
trong năm cũ, sắm sửa những cái mới với ý nghĩa mong một năm mới tất cả những điều không tốt
của năm cũ đều được xóa bỏ, đón chào những cái mới, cái may mắn trong một năm sắp đến.
Chúng ta có thể thấy rằng việc sửa soạn, trang trí nhà cửa là một phong tục quan trọng phổ
biến nhất bởi vì đó là dấu hiệu cho thấy một năm mới sắp đến, sự giao thoa giữa năm cũ và năm
mới. Dù cho ít hay nhiều thì nhà nhà vẫn cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón một cái Tết êm vui,
tươi mới.
2. Cúng ông Công, ông Táo
Chỉ dọn dẹp thôi là chưa thể đón Tết liền được. Bởi người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn luôn
là người tin vào tâm linh, tin vào việc “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên việc đón các ngày
lễ quan trọng cũng không thể thiếu ác phong tục cúng bái, tín ngưỡng. Điển hình nhất không thể
không nhắc đến là phong tục cúng ông Công, ông Táo.
Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp 2 là ngày ông Công,
ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày
này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để
tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba
con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy
có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.
Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho
sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh
phúc hơn. Sau nghi lễ tế ông Công ông Táo về trời cá chép được mang đi phóng sinh, cũng có gia
đình không dùng cá chép thật, họ sử dụng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ áo.
3. Gói bánh Chưng, bánh Tét

1
là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử. Ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận,
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2
Tháng 12 âm lịch
Để mà nói đến các phong tục phổ biến trong ngày Tết của người Việt thì chắc chắn sẽ có
hoạt động gói bánh Chưng, bánh Tét. Đây là một nét phong tục xưa nay của tổ tiên chúng ta được
truyền lại đến ngày nay.
Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt,
hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên
nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.
Ở miền Nam thì có bánh tét, bánh có hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy
hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính
của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt.
Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong
nét đẹp văn hóa những ngày Tết, gia đình nào cũng phải gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ
cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân hay ăn vào dịp Tết. Lúc gói bánh chưng chính là lúc nhớ về
nguồn cội của mình, mọi người có thêm thời gian quây quần bên nhau, kể chuyện về một năm cũ
đã qua và hy vọng về một năm mới vuông vức tràn đầy, những chiếc bánh bánh tét càng tròn,
bánh chưng càng vuông thì năm mới càng đầy đủ, sung túc, thành công.
Và phong tục gói bánh này không chỉ ở trong nước mà còn được lan truyền rộng rãi trên
khắp Quốc tế bởi những du khách đến đây được trải nghiệm hay chính người Việt chúng ta giới
thiệu với cộng đồng Quốc tế qua nhiều hình thức khác nhau.
4. Chúc Tết và lì xì đầu năm
Và phong tục cuối cùng được nhắc đến ở đây là chúc Tết và lì xì đầu năm. Đây chính là nét
văn hóa phong tục chính được nhiều người mong đợi vào các dịp lễ Tết.
Nét văn hóa này có từ thời xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền thống mà còn là một nét đẹp
văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng 3 đầu năm mọi người trong gia đình thường
cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại, mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.
Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn,
bình an sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ
nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng
được đạt được nhiều may mắn, thành công.
Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó ở ý nghĩa và nét văn hóa ấy, nó
tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho lẫn người nhận.
III. Kết luận
Những đề tài về phong tục Tết là nhiều vô kể. Không chỉ dừng lại ở các phong tục trên mà
còn nhiều phong tục trong ngày Tết khác như xông đất đầu năm, đi lễ chùa, cúng bái và thăm mộ
tổ tiên,… Như vậy có thể thấy trong các ngày lễ Tết không thiếu những hoạt động phong tục để
chúng ta tham gia trải nghiệm. Đó không đơn thuần là những phong tục thường có mà đã ngấm
sâu vào trong nhận thức của con người Việt Nam trong ngày lễ Tết Nguyên Đán. Và khi Tết đến,
người dân lại tiếp tục thực hiện các phong tục ấy để như truyền lại và bảo vệ nét phong tục vốn có
của cái Tết xưa nay. Trong khi trải qua bao nhiêu lễ Tết, thì chúng ta cố gắng giữ gìn, phát huy,
truyền bá những nét phong tục ấy, thôi thúc việc tìm hiểu, nghiên cứu của thế hệ sau về những
phong tục truyền thống của đất nước mình.

Tài liệu tham khảo


1. Sách Khảo luận về Tết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.
3
Tháng 1 âm lịch
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh
3. https://hanu.edu.vn/a/94079/Nhung-phong-tuc-trong-ngay-Tet-co-truyen#:~:text=V
%C3%A0o%20nh%E1%BB%AFng%20ng%C3%A0y%20gi%C3%A1p%20T%E1%BA%BFt,trong
%20m%E1%BB%99t%20n%C4%83m%20s%E1%BA%AFp%20%C4%91%E1%BA%BFn.
4. https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-phong-tuc-tap-quan-khong-the-thieu-trong-
ngay-tet-nguyen-dan-cua-nguoi-viet-172230110103858154.htm
5. https://www.youtube.com/?authuser

You might also like