You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----o0o----

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

TÊN ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG


CỦA TẾT XƯA ĐANG BỊ MAI MỘT

GVHD: T.S Phạm Văn Luân

SVTH: NHÓM 6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA TẾT XƯA


ĐANG BỊ MAI MỘT
Sinh viên thực hiện: nhóm 3
Mức độ
Họ tên MSSV Nhiệm vụ hoàn
thành
Tổng hợp,
Chế Thị Huỳnh Hân 2040210562 100%
làm word
2.2 Thực
Nguyễn Thị Huệ 2040213539 100%
Giảng viên trạng
hướng dẫn: 2.4 Giải
Bùi Nguyễn Cẩm Tiền 2040213618 100%
T.S Phạm pháp
Văn Luân
Phạm Trần Trí Toàn 2040210551 Kết luận 100%

Phạm Đỗ Yến Nhi 2040213578 Mở đầu 100%


2.1 Khái
Trần Thị Thu Hà 2040213528 100%
niệm
2.3 Hậu
Trần Thị Quyền Lam 2040210379 100%
quả
Làm
Nguyễn Thái Phương Nhi 2040210166 100%
powerponit

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024


MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng
nghìn đời nay, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết từ ngày xưa đã tiềm
tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn
mùa. Tết còn là cơ hội để mọi người Việt tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn, gặp gỡ bà con
họ hàng, thắt chặt mối quan hệ thân tình trong gia đình, bạn bè. Ngoài ra nó còn là dịp để
mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí với các hoạt động lễ hội, du xuân vui vẻ và hấp
dẫn.

như, trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều biết rằng Tết chính là một trong những truyền
thống đặc biệt và quan trọng nhất của đất nước Việt Nam từ xưa đến nay.

Tết luôn mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo ấn tượng, là một di
sản quý báu mà không phải quốc gia nào cũng có được. Tết đối với người Việt Nam
không

chỉ là những lễ hội chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, mà còn là

thời điểm để những người con xa quê được vui họp sum vầy bên gia đình.

2. Lý do chọn đề tài

Dường như không khí Tết ngày nay không còn giống hương vị Tết trong quá khứ.
Trong tiếng pháo, một năm đi qua, một năm mới đến, gió xuân cùng những hạt mưa nhẹ
lất phất, nhà nhà chuẩn bị đào mai. Thật là một không khí Tết yên bình và hân hoan.
Trong phong tục đón Tết cổ truyền của người Việt xưa, Tết được bắt đầu khi các gia đình
làm lễ tiễn ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp). Tết đã len lỏi vào từng gia đình, làng quê.
Từ xưa đến nay, Tết cổ truyền luôn là lễ hội lớn nhất trong năm. Mỗi ngày Tết là một ý
nghĩa, quan niệm mà ông cha ta ngày xưa đã gửi gắm cho thần linh, đất trời,... để cầu
mong mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm, con cháu trong nhà được mạnh khỏe hạnh phúc
an yên.
Bao nhiêu người quay cuồng với công việc cũng ngày đêm trăn trở, mong ngóng
được trở về quê sum họp cùng gia đình trong dịp năm mới. Vì vậy, Tết có ý nghĩa vô cùng
lớn đối với người Việt và ảnh hưởng đến tâm hồn của mỗi con người Việt. Tuy nhiên,
phong tục đón Tết ngày nay dường như đang thay đổi quá nhiều. Đâu là lý do khiến
hương vị phai dần theo năm tháng.

Vậy tại sao nhiều người cảm thấy Tết hiện nay không còn vui như Tết xưa? Giá trị
truyền thống của Tết xưa đang mất dần đi qua từng năm? Đây cũng là vấn đề mà nhóm
chúng mình đề cập đến trong đề tài “Nhiều người nhận định các giá trị truyền thống của
Tết xưa đang bị mai một” vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

3. Đối tượng và phạm vi đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Người Việt Nam, sự biến đổi giá trị, phong tục truyền thống
của Tết Nguyên Đán

Tết xưa: khái niệm, đặc điểm, giá trị truyền thống (tinh thần đoàn viên, sum vầy,
hiếu thảo,...)

Tình trạng mai một: biểu hiện (lối sống hiện đại, du nhập văn hóa ngoại lai,...),
nguyên nhân (quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa,...)

Bài tiểu luận cung cấp cho người đọc khái niệm tổng quan về ngày Tết Việt Nam
xưa và nay, đưa đến cái nhìn bao quát về văn hóa Lễ Tết ở Việt Nam chúng ta trong bối
cảnh hiện đại.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhóm đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu như phân tích tài liệu, so sánh, phương pháp tổng hợp để hỗ trợ quá trình làm
bài.

Tài liệu: Sách báo, tạp chí về văn hóa Tết Việt Nam.Nghiên cứu, báo cáo về sự thay
đổi trong văn hóa Tết.Bài viết trên mạng xã hội, blog cá nhân về Tết xưa và nay.

Quan sát: Quan sát trực tiếp các hoạt động ngày Tết ở khu vực nghiên cứu. Phân tích
hình ảnh, video về Tết xưa và nay trên mạng xã hội.
5. Ý nghĩa đề tài

Đề tài "Nhiều người nhận định các giá trị truyền thống của Tết xưa đang bị mai một"
mang ý nghĩa to lớn, giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát
huy giá trị Tết cổ truyền. Đây là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình và cộng
đồng nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TẾT NGUYÊN ĐÁN

1.1 Tết Nguyên Đán là gì ?

Tết, khởi đầu của một năm, một tháng, một mùa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp
mới. Tết cũng là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Việt trong năm và ai cũng
dành những điều tốt đẹp nhất cho Tết.

Trong sử sách, ở mỗi thời, các nhà nghiên cứu đều phân tích và cho thấy những yếu
tố gì dẫn đến việc hình thành nên cái Tết như ngày nay.

GS.TS, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết trong tạp chí Indochine số 75 và 75
ngày 12/12/1942, được MaiHaBooks dịch và in lại trong cuốn "Tết Việt Nam xưa" rằng,
Tết theo lịch âm ở châu Á là một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong
năm.

Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày
trăng mới. Và năm mới bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện sau khi mặt trời ló rạng khỏi chí
tuyến nam, dấu hiệu cuối cùng trong ba dấu hiệu mùa đông.

Tết, vì thế mà theo sự diễn biến của cả mặt trăng và mặt trời. Tết mở ra mùa xuân và
luôn rơi vào khoảng từ 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai.

Tết này gọi là "tiết Nguyên đán", "thời kỳ rạng đông bắt đầu". Ngày này là ngày bắt
đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo
trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó.

Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền) là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa
nhất của người dân Việt Nam, diễn ra vào ngày 1/1 âm lịch. Đây cũng chính là thời khắc
chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Nếu đọc đúng phiên âm, dịp lễ này phải gọi là “Tiết Nguyên Đán”. Bởi nguyên
nghĩa của chữ “Tết” là “Tiết”, còn theo phiên âm chữ Hán - Việt thì “Nguyên” có nghĩa là
sự khởi đầu, “Đán” là buổi sáng sớm.
Với người dân Việt Nam, Tết được coi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu vào
những dịp cuối năm. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, cùng
nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Không chỉ vậy, Tết cổ truyền còn thể
hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nền văn minh nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa, nhằm
gắn kết tinh thần dân tộc, giữa gia đình và xóm làng, con người với thiên nhiên.

Tết Nguyên Đán được tính vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, do quy luật 3 năm
nhuận một tháng nên sẽ muộn hơn Tết Dương lịch khoảng 1 đến 2 tháng. Thời gian diễn
ra Tết Nguyên Đán thường rơi vào ngày 21/1 đến 19/2 dương lịch.

Tại Việt Nam, dịp lễ này thường kéo dài từ 23 tháng chạp đến ngày 7 tháng giêng.
Người dân sẽ bắt đầu sắm sửa Tết trong khoảng 7 ngày cuối năm cũ, nghỉ ngơi “chơi” Tết
trong 7 ngày đầu năm mới. Theo truyền thống xa xưa, khoảng thời gian này cũng là lúc
nông dân nhàn rỗi, chưa bước vào vụ mùa mới nên họ sẽ rất háo hức, phấn khởi, bù đắp
lại những ngày tháng vất vả trong năm.

Một số phong tục tiêu biểu trong ngày Tết Cổ truyền:

 Đưa Ông Táo về trời: Trước khi đón Tết Nguyên đán, mọi nhà sẽ thực hiện lễ
cúng đưa Ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Căn bếp được dọn dẹp sạch
sẽ và gia chủ sẽ bày mâm cỗ gồm nhang đèn, hoa tươi, trái cây, đồ mặn,… Đây
là Tết Ông Công Ông Táo với ý nghĩa tiễn ông về trời, báo cáo những việc đã
xảy ra trong năm vừa qua.
 Thăm mộ tổ tiên: Phong tục tảo mộ diễn ra vào những ngày cuối năm, dịp cận
Tết. Vào ngày đã ấn định, con cháu sẽ tụ họp cùng nhau lau dọn, trang hoàng
khu mộ của ông bà, tổ tiên.
 Gói bánh chưng, bánh tét: Vào dịp Tết xưa, mỗi nhà đều rôm rả quây quần gói
bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà, tổ tiên và ăn trong mấy ngày Tết. Ngoài
sân hay gian bếp mỗi nhà sau đó sẽ đỏ lửa với nồi bánh to nghi ngút khói.
 Bày mâm ngũ quả: Bàn thờ của mỗi gia đình ngày Tết luôn được trang hoàng
và bày mâm ngũ quả để dâng cúng ông bà và gửi gắm những mong cầu, ước
nguyện.
 Chơi hoa ngày Tết: Sắc hoa tươi thắm tượng trưng cho sự may mắn và nhiều ý
nghĩa tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán. Do đó, không gian và khuôn viên của
mỗi nhà thường được trang trí Tết với các loài hoa đặc trưng của mỗi vùng
miền, như: hoa đào, cây quất (miền Bắc); mai vàng, vạn thọ, cúc mâm xôi
(miền Trung và miền Nam).
 Cúng giao thừa: Vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, các gia đình
bày biện mâm cỗ tươm tất, làm lễ cúng và đọc văn khấn giao thừa. Lễ cúng
dâng lên đấng bề trên, chư vị gia tiên vật phẩm và cầu mong những điều tốt đẹp
sẽ đến với gia đình trong năm mới.
 Chúc Tết: Vào những ngày Tết Nguyên đán, các gia đình nhỏ sẽ đến nhà cha
mẹ, ông bà để chúc Tết và cùng dùng cơm tân niên. Anh chị em, bạn bè, láng
giềng cũng đến nhà nhau gửi lời chúc năm mới và được mời thưởng trà, ăn kẹo
mứt.
 Đi lễ đầu năm: Các gia đình thường dành dịp đầu năm để cùng nhau đi lễ đền,
chùa nhằm bày tỏ lòng thành và cầu mong sức khỏe, bình an, hạnh phúc. Buổi
hành hương, lễ Phật, viếng cảnh chùa còn giúp mọi người cảm nhận được sự
thanh tịnh, thảnh thơi trong dịp lễ Tết.

1.2 Ý nghĩa của Tết Nguyên đán trong văn hóa Việt Nam

Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng
mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù
bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành
công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản,
an vui.
Ngày xưa mỗi khi giáp Tết, con cháu làm ăn xa xôi, cách trở phương trời đến mấy
cũng gắng thu xếp về sum họp cùng gia đình. Bởi dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ,
anh em, họ hàng ruột thịt. Để chờ đến giao thừa, mỗi người thắp một nén nhang trước bàn
thờ gia tiên, nhờ người xưa phù độ hộ trì. Nói chung, không khí đêm giao thừa trong lòng
người Việt chúng ta là thiêng liêng lắm. Người sống và người đã khuất trong thời khắc ấy
hình như có một cuộc gặp gỡ trong cõi vô hình, điều này khó có ai giải thích nổi.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết: "Ngày này là lúc khởi đầu của một năm,
tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng
linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp
theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo
bùa quý báu".

Chính vì thế, "người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm;
người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí, người ta đốt vàng mã để xua đuổi
hiểm họa binh đao; người ta giặt quần áo để tránh mọi tật bệnh và sự khốn khó…

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh viết trên tạp chí Indochine số 177 (ngày 20/1/1944 - "Tết
Việt Nam xưa") về ngày Tết: "Bất chấp những lệnh cấm của chính quyền, người An Nam
vẫn tổ chức các lễ hội theo âm lịch và đặc biệt là ngày đầu năm mới - một ngày lễ lớn đầy
chất thơ và mang tính truyền thống.

Trong ba ngày lễ ấy, mọi người được thoải mái vui cười, bỏ qua những lo lắng phiền
muộn, những mối hận thù cá nhân. Ba ngày tĩnh tâm để gợi nhớ tổ tiên, để cho các linh
hồn hộ mệnh của họ trở về giữa những người đang sống.

Mọi người chỉ xem các chương trình vui nhộn và nghĩ đến những điều hạnh phúc, ăn
no uống say, thưởng thức những món ngon trong không khí trang trọng, khoác lên mình
những bộ quần áo đẹp nhất, nói những điều đẹp đẽ nhất, trao nhau những điều ước và
những lời chúc tụng tốt đẹp.

Đó là một sự nghỉ ngơi, một hiệp định đình chiến, chấm dứt mọi tranh đấu và ganh
đua, một giấc mơ hạnh phúc lớn lao…"
Tết, là sự khởi đầu. Trở về với Tết, cũng là trở về với sự khởi đầu. Đó là ý nghĩa lớn
nhất của Tết, mà mỗi lần xuân về, người Việt lại cùng nhau hướng tới.

Trong các công sở, người ta cất triện vào hòm khóa và sự giải quyết việc công được
ngừng ngay từ hôm 25 tháng Chạp, chỉ tiếp tục lại một cách long trọng vào ngày 25 tháng
Giêng âm lịch năm mới".

1.3 Tình trạng hiện tại của các giá trị truyền thống Tết Nguyên đán

Tết cổ truyền là phong tục, tập quán của dân tộc các nước Phương Đông. Việt Nam
là một trong những quốc gia có Tết cổ truyền dân tộc với nhiều phong tục, tập quán
phong phú, hấp dẫn, tốt đẹp. Để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp Tết cổ
truyền dân tộc, hiện nay nhiều cá nhân, cơ quan, đơn vị, gia đình đã tổ chức các hoạt động
văn hoá sôi nổi, đa dạng hình thức, như: gói bánh chưng, bánh tét, thịt kho rượu, chưng
mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; con cháu tập trung quây quần bên ông bà, cha mẹ
và người thân gia đình; tổ chức đi thăm hỏi, chúc nhau những lời tốt đẹp, cầu mong vạn
sự bình an, năm mới gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Tặng quà Tết: Từ tình cảm đến mưu cầu lợi ích

Tặng quà Tết vốn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thể hiện
tình cảm, sự quý trọng, tri ân giữa người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Món quà thường
là những vật dụng đơn giản, mang ý nghĩa tinh thần, thể hiện sự quan tâm và mong muốn
mang đến niềm vui cho người nhận.

Tuy nhiên, ngày nay, việc tặng quà Tết đang dần biến tướng, trở thành phương tiện
để mưu cầu lợi ích cá nhân, hối lộ, "chạy" dự án. Giá trị của quà được quan trọng hóa, dẫn
đến việc so sánh, tặng quà xa xỉ, đắt tiền. Nhiều người không còn quan tâm đến ý nghĩa
tinh thần của việc tặng quà mà chỉ chú trọng vào giá trị vật chất.

Mừng tuổi: Nét đẹp truyền thống hay gánh nặng Tết?

Mừng tuổi vốn là một phong tục truyền thống trong ngày Tết, thể hiện lời chúc tốt
đẹp cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Ban đầu, người lớn mừng tuổi trẻ em với
mong muốn các bé mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học tập giỏi giang. Người già được mừng
tuổi để cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn. Số tiền trong bao lì xì thường chỉ mang
tính tượng trưng, thể hiện sự quan tâm và lời chúc tốt đẹp.

Tuy nhiên, ngày nay, tục mừng tuổi đang dần biến tướng. Nhiều người quan tâm đến
"chất lượng" bên trong của bao lì xì hơn là ý nghĩa tinh thần. Mừng tuổi theo kiểu "trả
nợ", nặng tính hình thức, trở thành gánh nặng cho người có thu nhập thấp. Trẻ em đòi hỏi
lì xì nhiều, coi đây là "thu nhập" dịp Tết, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của phong tục
này.

Cuộc vui ngày Tết

Tết cổ truyền là một trong những dịp quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Đây
là thời gian để mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả, quây quần bên gia đình
và bạn bè, và cùng nhau chào đón một năm mới với nhiều niềm vui và hy vọng. Cuộc vui
ngày Tết là một phần không thể thiếu của Tết cổ truyền. Nó bao gồm nhiều hoạt động vui
chơi giải trí khác nhau, tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương

Tuy nhiên, Tết cổ truyền vốn là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc
vất vả, quây quần bên gia đình và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí truyền thống.
Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người lại biến Tết thành "cơn ác mộng" với việc ăn Tết lê thê,
sa đà vào ăn uống, nhậu nhẹt và tham gia lễ hội quá nhiều. Ăn uống quá nhiều, đặc biệt là
các món ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, tim mạch,
gan...Lãng phí thời gian và tiền bạc là việc sa đà vào ăn uống, nhậu nhẹt, tham gia lễ hội
quá nhiều khiến nhiều người lãng phí thời gian và tiền bạc. Việc chi tiêu quá nhiều cho ăn
uống, mua sắm, mừng tuổi... trong dịp Tết tạo áp lực kinh tế cho nhiều gia đình.

Lễ hội: Nét đẹp văn hóa hay gánh nặng tâm linh?

Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Ban
đầu, lễ hội được tổ chức nhằm mục đích gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện lòng
biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên, ngày
nay, nhiều lễ hội đang dần biến tướng, đánh mất đi giá trị vốn có.

Biến tướng của lễ hội hiện nay:


 Vung tiền sắm lễ: Nhiều người đổ tiền mua sắm lễ vật đắt tiền, thậm chí vay mượn
để dâng lễ, thể hiện sự mê tín dị đoan, lãng phí tiền bạc.

 Tranh cướp lộc: Một số lễ hội diễn ra cảnh tượng tranh cướp lộc một cách hỗn
loạn, thiếu văn minh, thậm chí gây thương tích cho người tham gia.

 Giá trị nhân văn bị mai một: Lễ hội trở nên thương mại hóa, chú trọng vào hoạt
động kinh doanh dịch vụ hơn là gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.

Sắm sửa Tết: Vui hay lo?

Sắm sửa Tết là một hoạt động truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền
của người Việt Nam. Mục đích ban đầu của việc sắm sửa là để chuẩn bị cho một cái Tết
đầm ấm, sung túc, đồng thời sắm sửa những vật dụng cần thiết cho ngày Tết. Tuy nhiên,
ngày nay, việc sắm sửa Tết đang dần biến tướng theo hướng tiêu cực, gây ra nhiều lo lắng
cho nhiều gia đình.

Biến tướng của việc sắm sửa Tết hiện nay:

 Vung tay quá trán: Nhiều người có tâm lý mua sắm quá nhiều thứ không cần thiết,
dẫn đến lãng phí tiền bạc và thực phẩm.
 Mua thừa còn hơn thiếu: Do lo lắng thiếu thốn trong những ngày Tết, nhiều người
mua sắm với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng dư thừa sau Tết.
 Việc chi tiêu quá mức: cho sắm sửa Tết tạo áp lực kinh tế lớn cho nhiều gia đình,
đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp.
CHƯƠNG 2. THỰC CỦA SỰ MAI MỘT CỦA CÁC GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG TẾT NGUYÊN ĐÁN

2.1 Những yếu tố gây ra sự mai một của các giá trị truyền thống Tết Nguyên
đán

2.2 Hậu quả của việc mai một giá trị truyền thống

2.2.1 Mất mát văn hóa và bản sắc dân tộc

Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam,
mang nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần và gắn liền với bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, việc tổ chức Tết đang có nhiều thay đổi, dẫn đến một số lo ngại về
việc mất mát văn hóa và bản sắc truyền thống như là : Lễ nghi, phong tục tập quán, tham
gia các trò chơi dân gian, trang trí nhà cửa, âm nhạc hay là lời chúc.

Lễ nghi: Lễ vật cúng Tết ngày nay đơn giản hơn so với trước đây, nhiều gia đình không
còn cúng tất cả các lễ vật truyền thống nữa mà cách thức cúng bái bị rút ngắn lại và không
còn được chú trọng như trước.

Ví dụ: như cúng bài cầu con truyền thống thì người cúng bài thường cầu mong thần linh
ban cho con cái, mong con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, ngày nay người cúng bài có thể cầu
mong những điều cụ thể hơn như sớm được sinh con, sinh con trai hoặc con gái, con
thông minh, học giỏi,..

Thăm hỏi, chúc Tết:

 Việc thăm hỏi, chúc Tết trực tiếp ngày càng ít đi, thay vào đó người ta thường
chúc Tết qua điện thoại, tin nhắn hay mạng xã hội chú tâm vào mạng xã hội quá
nhiều.
 Các nghi thức chào hỏi, chúc Tết truyền thống cũng không còn được thực hiện
như trước như khoanh tay, cuối chào, xà chào mà chỉ gật đầu cuối đầu khi chào
hỏi tiếp xúc.
Thăm hỏi chúc tết

Phong tục tập quán:

 Hái lộc đầu năm: Hái lộc đầu năm là một phong tục truyền thống được cho là sẽ
mang lại may mắn trong năm mới, nhưng nhiều người hiện nay không còn hái
lộc đầu năm hoặc chỉ hái lộc tượng trưng vậy thôi.
 Thưởng thức các món ăn truyền thống:Một số món ăn truyền thống ngày Tết
không còn được nấu phổ biến mà nhiều người thích ăn các món ăn hiện đại hơn.

Ví dụ : thịt kho tàu, bánh chưng, xôi gấc, nem rán, dưa hành hay là chè là các món truyền
thống nhưng mà thay vào đó các món ăn hiện đại như kim chi(Hàn Quốc), lẫu, gà nướng,
salad, bánh kem theo phong cách Tây.

 Tham gia các trò chơi dân gian: các trò chơi dân gian ngày Tết ngày càng ít
được chơi như bịt mắt bắt dê, banh đủa, ô vuông, sáng loan. Nhiều người thích
chơi các trò chơi hiện đại hơn như loto, đánh bài, đá gà... và hiện nay có một số
người sử dụng mạng xã hội châm chú vào điện thoại thay vào đó sẽ không tham
gia các cái trò chơi dân gian hay hiện đại nữa.

Trang trí nhà cửa:

 Cây cảnh chưng nhà ngày Tết: Ngày xưa, nhà nhà chỉ cần cành đào, cành mai
đính thêm vài quả bóng bay. Hay chậu quất nhỏ để chưng trước cửa là đã tràn
ngập hình ảnh Tết rồi. Ngày nay, có nhiều cây cảnh nhập khẩu, nhiều loại độc đáo
như đào bonsai, bưởi thỏi vàng. Rồi còn được trang trí thêm đèn led màu mè.
chưng cây cảnh ngày Tết xưa và nay

 Câu đối: Câu đối ngày càng ít được sử dụng để trang trí nhà cửa thơ văn ca mà
thay vào đó nhiều người hiện nay sử dụng các loại tranh ảnh khác để thay thế
chúng.

 Giỏ quà biếu ngày Tết: Ngày xưa, giỏ quà Tết khá đơn giản và mộc mạc, ít mứt,
ít hoa quả với chai rượu nếp là vừa đủ. Còn ngày nay, ra tiệm ra hàng là đủ các
loại đóng gói sẵn, sang trọng và đẹp mắt. Nào là rượu ngoại, bánh kẹo ngoại luôn,
trái cây in khắc chữ hình độc đáo.

Giỏ quà tết xưa và nay

Lời chúc:

 Lời chúc Tết truyền thống: Lời chúc Tết truyền thống thường thể hiện mong
muốn về một năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý ,
ngày nay nhiều người sử dụng các lời chúc Tết đơn giản và ngắn gọn hơn.
 Phong bao lì xì: Phong bao lì xì là một nét đẹp văn hóa trong dịp Tết, phong bao lì
xì thường được trao cho trẻ em với mong muốn mang lại may mắn và tài lộc
nhưng ngày nay, phong bao lì xì cũng được trao cho người lớn tuổi và bạn bè nữa.

Lời chúc, phong bao lì xì

Chúng ta thấy mất mát văn hóa và bản sắc dân tộc truyền thống về việc Tết là một vấn đề
đáng lo ngại. Cần có những nỗ lực để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
trong dịp Tết

2.2.2. Mối quan hệ gia đình và cộng đồng

Mối quan hệ gia đình:

 Giảm thời gian sum họp: Do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình không có nhiều
thời gian dành cho nhau trong dịp Tết một số người trẻ tuổi chọn đi du lịch hoặc
tụ tập bạn bè thay vì về quê ăn Tết.
 Giảm giao tiếp trực tiếp: Việc sử dụng mạng xã hội khiến cho giao tiếp trực
tiếp giữa các thành viên trong gia đình giảm đi không trò chuyện quan tâm nhau
nhiều.
 Mất đi các hoạt động truyền thống: Như là gói bánh chưng, nấu bánh tét, đi
thăm hỏi họ hàng hay cách thức chào hỏi, vv.. đang dần càng ngày càng mai một
đi

Mối quan hệ cộng đồng


 Giảm sự gắn kết: Do sự phát triển của xã hội, nhiều người chuyển đến sống ở
thành phố, xa quê hương. Việc giao tiếp trực tiếp giữa người với người cũng giảm
đi do sử dụng mạng xã hội.
 Mất đi các hoạt động cộng đồng: Một số hoạt động cộng đồng truyền thống
trong dịp Tết như: hát hò, múa lân, đi xem hội,... đang dần mai một.

Ví dụ về sự mai một của mối quan hệ gia đình và cộng đồng trong dịp Tết thì thay vì tự
gói bánh chưng, nhiều gia đình chọn mua bánh chưng, bánh tét sẵn. Một số người trẻ tuổi
thì chúc Tết họ hàng qua mạng xã hội thay vì đến nhà trực tiếp và các hoạt động vui chơi
giải trí truyền thống như hát hò, múa lân, đi xem hội,... không còn được tổ chức nhiều như
trước.

Do đó, mỗi cá nhân cần dành thời gian cho gia đình, tham gia các hoạt động cộng
đồng trong dịp Tết, cần có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong việc tổ chức các
hoạt động vui chơi giải trí truyền thống và tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về
tầm quan trọng của việc giữ gìn các giá trị truyền thống trong dịp Tết hơn.

2.2.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tinh thần đoàn kết

Sức khỏe tinh thần:

 Thiếu đi sự sum họp gia đình như: Con cái đi làm xa, ông bà mất đi, vợ chồng
ly hôn,... khiến cho nhiều người không có người thân bên cạnh trong dịp Tết.
 Giảm giao tiếp trực tiếp: Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến cho mọi
người ít gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với nhau hơn, dẫn đến cảm giác cô đơn, đặc
biệt là người già và trẻ em.
 Mất đi các hoạt động truyền thống: Việc không được gói bánh chưng, nấu bánh
tét, đi thăm hỏi họ hàng, chúc Tết,... khiến cho nhiều người cảm thấy mất đi niềm
vui và không khí Tết.

Ví dụ như có nhiều ba mẹ con cái đi làm xa, lo chú tâm vào công việc và gia đình nhỏ
riêng của họ thì không thể về quê hương mình ăn tết, khiến cho ba mẹ của mình hay
nhiều gia đình như vậy nhìn thấy các cái hình ảnh, nhà cạnh bên hay xóm làng xum họp
đoàn viên khiến họ buồn và ganh tị có nhiều suy nghĩ cũng như so sánh gí đình mình với
người khác.

Tinh thần đoàn kết:

 Giảm sự gắn kết: Thiếu đi sự tương tác trực tiếp, ít gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp
khiến cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng ít quan tâm đến nhau hơn và
hiện tại mọi người đang có xu hướng tập trung vào bản thân và gia đình nhỏ của
mình hơn, ít quan tâm đến cộng đồng hơn
 Tăng sự ích kỷ: Cạnh tranh nhau về vật chất, so sánh nhà cửa, xe cộ, quần áo,...
khiến cho một số người có xu hướng khoe khoang, ganh đua, và ít quan tâm đến
việc giúp đỡ người khác. Mọi người hiện nay chỉ quan tâm đến việc lo cho bản
thân và gia đình, ít quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng.
 Mất đi tinh thần tương trợ: Giảm các hoạt động thiện nguyện ít tham gia các
hoạt động thiện nguyện khiến cho tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng
đồng bị mai một. Mọi người trở nên thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn có thể ít
quan tâm đến những người gặp khó khăn trong dịp Tết

Do đó, giữ gìn mối quan hệ gia đình và cộng đồng trong dịp Tết là điều quan trọng để bảo
vệ sức khỏe tinh thần và tinh thần đoàn kết. Mỗi cá nhân cần chung tay góp sức để giữ gìn
những giá trị truyền thống quý báu này.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

3.1 Chương trình giáo dục trong trường học

Để đối mặt với thách thức của sự mất mát dần dần của các giá trị truyền thống trong
xã hội hiện đại, chương trình giáo dục trong trường học cần thúc đẩy một cách tích cực
việc tái thiết và tôn trọng các nét đặc trưng của văn hóa và truyền thống dân tộc. Một cách
tiếp cận hiệu quả là tích hợp các nội dung văn hóa và lịch sử vào chương trình học, từ các
khóa học ngắn ngày cho đến các bài giảng và thảo luận sâu rộng trong các môn học chính
như lịch sử, văn hóa, và đạo đức. Thông qua việc này, học sinh có cơ hội không chỉ hiểu
biết về nguồn gốc và ý nghĩa của các nghi lễ truyền thống mà còn phát triển khả năng suy
luận và nhận thức về vai trò của chúng trong việc củng cố sự đoàn kết và nhận thức văn
hóa.

Bên cạnh việc tích hợp vào chương trình học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa như
lễ hội truyền thống, thăm quan di tích lịch sử và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc kích thích sự tò mò và tinh thần khám phá của học sinh. Qua những trải nghiệm
thực tế, họ có thể thấu hiểu sâu hơn về những giá trị và ý nghĩa ẩn sau các truyền thống
dân tộc và cảm nhận được sự quan trọng của việc duy trì và phát triển chúng trong xã hội
đa dạng ngày nay.

Ngoài ra, việc tạo ra cơ hội giao lưu và chia sẻ thông tin về văn hóa và truyền thống
giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh cũng là một phần quan trọng của chương trình giáo
dục. Các buổi gặp gỡ, hội thảo và hoạt động cộng đồng không chỉ giúp tăng cường sự
hiểu biết mà còn tạo ra một không gian để trải nghiệm và chia sẻ những niềm vui và ý
nghĩa của việc duy trì và phát triển các giá trị truyền thống.

Tóm lại, chương trình giáo dục trong trường học có vai trò quan trọng trong việc giữ
gìn và phát triển các giá trị truyền thống của xã hội. Bằng cách tích hợp nội dung, tổ chức
hoạt động, và tạo ra cơ hội giao lưu, chương trình giáo dục có thể tạo ra một môi trường
nuôi dưỡng và phát triển nhận thức văn hóa cho thế hệ trẻ, giữ cho những giá trị truyền
thống luôn sống động và phát triển trong lòng cộng đồng.
Chương trình ngoại khóa “ Chào xuân 2024 - Happy Lunar New Year” tại trường
THCS Hợp Giang

3.2 Tổ chức các sự kiện và lễ hội cộng đồng

Tổ chức các sự kiện và lễ hội cộng đồng là một cách hiệu quả để giữ gìn và phát
triển các giá trị truyền thống trong xã hội. Các sự kiện như vậy không chỉ tạo ra cơ hội
cho mọi người để kết nối và giao lưu mà còn giúp tôn vinh và tăng cường ý thức về văn
hóa và truyền thống dân tộc. Đây là một phần quan trọng của chương trình giáo dục trong
trường học và cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng đa dạng và
phát triển.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và lưu truyền những phong tục tốt
đẹp là việc làm cần thiết. Việc tổ chức các lễ hội ngày Tết giúp du khách có cơ hội trải
nghiệm, hoài niệm về những ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó khơi dậy niềm tự
hào, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc
gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha.

Thông qua việc tổ chức các sự kiện và lễ hội cộng đồng, mọi người có thể tham gia
vào các hoạt động truyền thống như múa lân, múa rồng, hoặc các trò chơi dân gian, tạo ra
không khí vui tươi và sôi động. Điều này không chỉ giúp kích thích sự hứng thú và niềm
đam mê của người tham gia mà còn góp phần vào việc truyền đạt và bảo tồn những giá trị
văn hóa đặc biệt của cộng đồng.

Ngoài ra, các sự kiện và lễ hội cộng đồng cũng là một cơ hội để các thế hệ kế tiếp
hiểu biết và thấu hiểu sâu hơn về các truyền thống và nghi lễ của tổ tiên. Thông qua việc
tham gia và trải nghiệm, họ có thể phát triển lòng tự hào về nguồn gốc văn hóa của mình
và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển các giá trị truyền thống.

Cuối cùng, tổ chức các sự kiện và lễ hội cộng đồng cũng tạo ra một không gian để
giao lưu và học hỏi từ nhau. Mọi người có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, kinh nghiệm
và kiến thức về văn hóa và truyền thống của mình, tạo ra một môi trường hòa nhập và đa
dạng.

Tóm lại, tổ chức các sự kiện và lễ hội cộng đồng là một phần quan trọng của việc
giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống trong xã hội. Chúng tạo ra cơ hội cho mọi
người kết nối, tôn vinh văn hóa và truyền thống, và xây dựng một cộng đồng đa dạng và
phát triển.
Lễ hội chùa Hương năm 2023

Lễ hội Khai ấn đền Trần năm 2024


3.3 Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động truyền thống trong gia đình

Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt tiến hành nhiều nghi lễ thờ cúng thần linh, tổ
tiên. Họ có niềm tin rằng, việc thờ cúng này sẽ mang lại cho mỗi cá nhân cũng như gia
đình sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên trong năm mới.

Trước Tết là cúng Táo quân. Táo quân hay còn gọi là ông Táo, là vị thần cai quản
việc bếp núc, trông coi mọi công việc trong gia đình. Theo quan niệm của người Việt, bên
cạnh việc “làm lễ tiễn” ông Táo, cúng Táo quân còn có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhở con
người phải sống lương thiện, chăm lo cho gia đình, để Táo quân có thể “báo cáo tốt” với
Ngọc Hoàng.

Cúng Tất niên có ý nghĩa đoàn viên rất lớn đối với người Việt, được tổ chức vào
ngày cuối cùng của năm âm lịch, tức là ngày 30 Tết. Các thành viên trong gia đình sum
vầy, đoàn tụ sau một năm làm việc giờ được trở về nhà, quây quần bên nhau, cùng thưởng
thức những món ăn ngon truyền thống. Cúng Tất niên thể hiện giá trị tinh thần cao đẹp
của dân tộc. Nó không chỉ là một nghi lễ mà còn là dịp để người Việt thể hiện tình yêu
thương, gắn bó với gia đình, cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn.

Cúng Giao thừa cũng là một nghi lễ quan trọng đối với người Việt, thường được tiến
hành vào 12 giờ đêm - thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, với ý nghĩa đón
năm mới, chào năm cũ, cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn.

Những ngày tiếp theo, để thể hiện sự coi trọng cầu mong may mắn, tốt lành ngay từ
đầu năm, người Việt đều tổ chức cúng mùng 1, cúng ông bà, cúng tổ tiên, cúng thần tài,...
Theo quan niệm của người Việt, ngày mùng 1 Tết là ngày khởi đầu của một chu kỳ hành
động mới của đất trời, vạn vật. Vì vậy, lễ cúng mùng 1 Tết để chào đón năm mới, cầu
mong cho một năm mới an lành, may mắn, vạn sự như ý.

Bên cạnh việc thực hành các nghi lễ, người Việt thường rất chú trọng đến việc dọn
dẹp, trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để đón Tết.
Ngoài ra, gia chủ cũng thường xuyên mua sắm, trang trí nhà cửa bằng các vật dụng,
đồ trang trí truyền thông như: câu đối, tranh Tết, hoa tươi, cây cảnh,... Việc trang trí nhà
cửa mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng, tràn đầy niềm vui.

3.4 Sử dụng công nghệ để tạo ra các trải nghiệm mới cho Tết Nguyên Đán

Công nghệ số mang lại nhiều tiện ích và đã trở thành một phần không thể thiếu trong
cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là trong dịp Tết đến, xuân về.

Du xuân qua thương mại điện tử: “Đi chợ” trên các trang thương mại điện tử là xu
hướng mua sắm dịp Tết Nguyên đán được nhiều người lựa chọn thời gian gần đây. Thay
vì đi chợ truyền thống, nhiều người tiêu dùng chọn sắm Tết trực tuyến để tiết kiệm thời
gian, công sức và có thể lựa chọn sản phẩm đa dạng hơn. Bên cạnh đó, vào dịp Tết, các
trang thương mại điện tử thường có chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn.

Ứng dụng công nghệ làm thiệp chúc Tết: Với sự phát triển của công nghệ số và
nhu cầu đổi mới sáng tạo của con người, những món quà Tết với hình thức là các sản
phẩm, dịch vụ công nghệ dần ra đời. Thiệp chúc Tết cũng là một trong những cách trao
gửi yêu thương nhân ngày đầu năm mới.

Ví dụ, trong năm 2023, Zalo đã phát động phong trào tạo thiệp bằng công nghệ AI: “Trí
tuệ nhân tạo làm thơ, thay lời tâm sự ước mơ lòng mình”. Công cụ đã tạo ra nhiều lựa
chọn về đối tượng, mục đích, màu sắc để phù hợp với yêu cầu nội dung và hình thức của
người gửi. Thông qua đó, mọi người đều có thể trao gửi những tấm thiệp trực tuyến đến
người thân, bạn bè, dù đang ở bất kỳ đâu.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc giữ gìn và trân quý
những giá trị tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền chính là góp phần phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, làm cho mọi người Việt Nam càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó
mật thiết với gia đình, với cộng đồng, sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại
và cả với tương lai.

Và mỗi khi những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc được lan tỏa trong tâm
hồn của mỗi người Việt Nam, thì nó sẽ trở thành nguồn lực nội sinh to lớn, góp phần thúc
đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là rất cần thiết và trách
nhiệm không của riêng ai. Điều đó, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam dù đang sinh sống ở
trong nước cũng như nước ngoài đều phải cùng nhau bảo tồn và phát huy những nét đẹp
truyền thống văn hóa của Tết Việt bằng cách trân trọng, thực hành và trao truyền lại cho
các thế hệ.

Đồng thời cũng cần phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục trong dịp Tết Nguyên
đán, để cho các giá trị văn hóa tốt đẹp của ngày tết ngày càng hoàn thiện, góp phần hình
thành những thế hệ người Việt Nam vừa hiện đại, vừa không xa rời bản sắc văn hóa dân
tộc.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nguon-goc-y-nghia-tet-nguyen-dan-cua-nguoi-
viet-119230121183831146.htm

You might also like