You are on page 1of 2

_THUYẾT TRÌNH SONG NGỮ_

Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến !
Năm 2023 đầy gian nan và thử thách sắp khép lại để chào đón năm
Giáp Thìn 2024 với những niềm tin và hy vọng đối với thầy và trò chúng
em. Và có lẽ trong không khí ấm áp của tiết trời sắp vào xuân, ai cũng
háo hức chào đón năm mới. Và trong không khí hân hoan ấy, hôm nay
trường ta tổ chức ngày Hội trải nghiệm với chủ đề: “Xuân gắn kết – Tết
yêu thương” thật ý nghĩa.
Chắc hẳn trong những ngày này với mọi người, ai cũng chuẩn bị cho
một cái Tết thật trọn vẹn và ấm áp. Để không làm mất đi nét truyền
thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta, hôm nay, ngày 24 tháng Chạp
năm Quý Mão, tập thể chúng em cùng hòa nhịp với “Xuân gắn kết – Tết
yêu thương” của trường THCS Nguyễn Trãi với một số loại bánh rất
quen thuộc trong ngày tết cổ truyền đó là bánh chưng và bánh tét.
Sở dĩ có loại bánh này là do tương truyền rằng bánh chưng có từ đời
Hùng Vương thứ 6, được xuất hiện trong sự tích: “Bánh chưng bánh
giầy” kể từ đó bánh chưng được sử dung làm món ăn cổ truyền trong
ngày Tết của dân tộc ta. Chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết thể
hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, đem lại cuộc sống ấm
no cho người dân. Ngoài ra, bánh chưng còn được trưng bày trên bàn thờ
cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên cùng những
người đã khuất. Bánh tét cũng là một loại bánh rất phổ biến trong ngày
Tết. Bánh tét có lớp bên trong mềm và dẻo được bao bọc bởi nhiều lớp
lá chuối, nhìn rất giống hình ảnh người mẹ đang ôm lấy con của mình,
bởi thế mà bánh tét mang ý nghĩa sum vầy, mang đậm giá trị tình thân.
Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì trưởi cũng là một món ăn đặc sản
không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người dân các tỉnh miền Trung.
Tuy nguyên liệu đơn giản nhưng lại tạo ra thành phẩm là một món ăn
nổi tiếng, đặc biệt là tỉnh Bình Định. Từ xưa, trưởi là món ăn xuất phát
từ cung đình vốn chỉ dành cho vua chúa vương giả. Người xưa quan
niệm rằng ăn trưởi trong ngày Tết sẽ tạo bầu không khí ấm cúng, sum
vầy trong gia đình, tình cảm khăng khít, gia đình hòa thuận.
Còn một món ăn cũng hấp dẫn không kém và cũng rất phổ biến trong
những ngày Tết đó là bánh da. Loại bánh này có nguồn gốc từ Quảng
Ngãi, được làm từ bột nếp và các nguyên liệu trái cây. Làm bánh phải
trải qua nhiều công đoạn, tuy hơi khó làm nhưng khi làm xong, ta được
thành quả là những chiếc bánh da dẻo và rất thơm, đậm đà hương vị quê
hương.
Nói đến ngày Tết, chắc hẳn chúng ta không thể nào không nhắc đến
câu đối đỏ trong nhân giang. Cũng chính vì thế mà người xưa có câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Câu đối có nguồn gốc từ Trung Quốc,
đây là cây cầu kết nối giữa tâm hồn của con người yêu văn thơ, thể hiện
tình cảm của người viết. Câu đối cũng chính là lời chúc mà người viết
dành tặng cho người xin chữ, làm cho đời sống con người trở nên thi vị
hơn.
Hoạt động trải nghiệm: “ Xuân gắn kết – Tết yêu thương” thật ý nghĩa,
bởi chúng em không chỉ hiểu thêm về các phong tục trong ngày Tết cổ
truyền của dân tộc ta mà chúng em còn được học tập, rèn luyện những kĩ
năng mềm cần có ở mỗi người. Tuy những chiếc bánh, những gói trưởi
còn vụng về nhưng đó là tấm lòng chân thật của chúng em gửi tặng đến
các thầy cô giáo và các bạn. Trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024,
chúng em xin kính chúc quý thầy cô giáo một năm mới thật hạnh phúc,
trăm điều như ý – vạn điều thành công.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn !

You might also like