You are on page 1of 2

Bên ngoài xanh lá dong xanh

Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu


Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.
(Sưu tầm)
Cứ vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, các mẹ các bà đều tấp nập chuẩn bị sắm sửa trang trí nhà
cửa, món này, đồ kia để có một cái Tết trọn vẹn. Mà nếu đã nhắc đến một cái Tết trọn vẹn thì
không thể không nhắc đến chiếc bánh chưng – món bánh đặc trưng vào ngày Tết, là một nét
độc đáo ở nền văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
Về nguồn gốc của loại bánh này, người ta vẫn hay kể cho nhau sự tích “Bánh chưng, bánh
giày”. Truyện kể rằng, vào đời Vua Hùng Vương thứ XI, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà
vua nung nấu ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vì muốn tìm được người kế vị
xứng đáng nhất, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon
lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Nghe thấy thế, các hoàng
tử liền đua nhau tìm kiếm những của ngon, vật lạ dâng lên cho cha, với hi vọng có thể làm hài
lòng được ngài. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Lang Liêu (còn gọi
là Tiết Liêu) có tính tình hiền hậu, hiếu thảo với cha mẹ lại không biết làm thế nào. Vì mẹ thì
mất sớm, nhà lại thiếu thốn đủ điều, và nhà thì chỉ có lúa và gạo. Một hôm, Lang Liêu nằm
mơ, thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là
thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để
tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ
sinh thành.”Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần chỉ dặn, chọn gạo
nếp thật tốt, thịt heo mỡ béo nhưng không ngậy. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem sơn hào
hải vị đến trình bày. Riêng Lang Liêu là có hai loại độc lạ trên cỗ. Vua hỏi thì ông tâu về
chuyện có Thần báo mộng. Vua nếm thử, thấy vị bánh hấp dẫn, ý nghĩa cũng sâu sắc, bèn
truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, thì bánh chưng và bánh giày đã gắn liền với mỗi
ngày Tết Nguyên Đán.
Nhiều người nghĩ bánh chưng dễ làm, thực chất bánh chưng cũng đòi hỏi kĩ năng và sự tỉ mỉ
không kém nhiều món ăn cao cấp. Nguyên liệu của bánh chưng chủ yếu bao gồm gạo nếp, thịt
lợn, đậu xanh, và các loại gia vị đi kèm. Gạo nếp phải là hạt to, tròn, dẻo, đảm bảo được chất
lượng khi nấu ra sẽ thơm hơn các loại gạo bình thường khác(thường sẽ là nếp cái hoa vàng
hay nếp nương). Về phần đậu xanh, luôn được chọn kĩ lưỡng nhất vì đậu rất dễ bị mốc, không
bị nát khi chế biến. Cuối cùng là thịt heo, phải là phần được cắt giữa nạc và mỡ để tạo ra được
hương vị béo béo của thịt, nhưng không dễ ngán. Ngoài ra cũng quan trọng không kém, đó là
về lá gói. Lá gói thường được chọn loại lá dong, bản to, có màu xanh mướt và đặc biệt là
không bị sâu hay xén tỉa, rách nát. Có lá gói thì phải có lạt buộc đi kèm, người ta thường lạt
giang được làm từ ống cây giang để buộc ngoài. Tuy nhiên, ngày nay thì thường là dây nilon
nhiều màu, dễ mua, dễ tìm. Thế là xong khâu chuẩn bị.
Đến khâu gói bánh, đây là khâu đòi hỏi sự tập trung và kĩ càng nhất. Người ta vẫn hay ngân
nga câu “đỗ trong gạo, gạo trong lá” khi gói để nhớ vị trí của mỗi món, để thành phẩm được
đẹp, cân đối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong khi chưng, bánh mới ngon. Lạt phải
buộc thật chặt, chắc. Gói lỏng tay, nước vào, bánh ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh
cũng không ngon.
Nếu gói bánh khó thì công đoạn luộc bánh cũng đòi hỏi kĩ thuật cao. Thông thường thì luộc
bánh trong một nồi to, đổ đầy nước và sử dụng củi để luộc trong khoảng từ 8 - 12 tiếng. Thời
gian luộc bánh lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và đạt được độ dẻo. Khi nồi bánh
sôi cũng là lúc mùi bánh chưng tỏa ra nghi ngút. Những người nấu bánh vẫn hay nói vui rằng:
“Chỉ khi nghe mùi bánh chưng, thì khi đó mới là lúc không khí Tết được trọn vẹn.”.
Tùy theo khí hậu, phong tục của từng miền, từng vùng, tùy theo khẩu vị có thể thêm thắt,
gia giảm thành phần của bánh(nhân đậu xanh thay bằng nhân đậu đen, đậu đỏ, nhân chuối).
Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm lừng mùi gạo nếp, lá dong. Bánh là sự hòa quyện của vị bùi
bùi của đậu xanh, và với vị béo, thơm ngon của miếng thịt mềm mại từ da cho đến nạc đã
được ninh nhừ. Tất cả tạo nên một hương vị từ quê nhà, nhưng đột phá và riêng biệt. Bánh
chưng thường được ăn kèm với cải muối và dưa muối,… Hay ông bà vẫn thường hay nhâm
nhi bánh chưng với vài tách trà đậm.
Cách bảo quản bánh chưng khá đơn giản. Vì bánh có những thành phần lâu oi thiu nên chỉ
cần đảm bảo bánh được để ở môi trường khô ráo, tránh ruồi bọ hay kiến. Ở miền nam, nhiều
vùng nấu bánh không để thịt heo vào, cũng nhầm bảo quản được lâu hơn.
Xuất thân là một món giản dị đến từ nên văn minh lúa nước. Bánh chưng, giống như Lang
Liêu đã nói, nó tượng trưng cho Đất, còn bánh dày tượng trưng cho Trời. Cả hai loại bánh này
luôn đi chung với nhau. Cho dù tách ra với bánh Giày, thì bánh chưng vẫn là một loại thức ăn
trang trọng, cao quý để dâng cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”, biết
công lao dưỡng dục của cha mẹ. Nó cũng là một lời cảm ơn đến đất trời, nền văn minh lúc
nước, đã cho con người một nền tài nguyễn dồi dào, một loại gạo đầy chất dinh dưỡng. Bánh
chưng cũng được chọn làm quà biếu, là món quà ngụ ý sự chân thành, tròn đầy nhất. Bánh
chưng cũng xuất hiện trong bức tranh của sự sum vầy, tụ hợp mỗi đầu năm của người người,
nhà nhà. Chính bánh cũng là sợi dây tinh thần, kết nối các thành viên trong gđ lại với nhau.
Cho đến nay thì bánh chưng đã “thấm” vào trong tạp quán ngày Tết của Việt Nam, cho nên cứ
vào mỗi dịp Tết Việt(thường vào 29 hay 30 Tết) và giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm
lịch) người ta đều áo ạt đi chưng bánh.
Bánh chưng – một nét đẹp văn hóa tuyệt vời mãi không phai. Cho dù xã hội có phát triển
đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi
dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Với những ý nghĩa quan trọng và đặc
trưng của mình, chiếc bánh chưng mãi mãi là một món ăn không thể thiếu được của mỗi gia
đình mỗi khi tết đến xuân về.

You might also like