You are on page 1of 1

1.Đó là phong tục gì ? Nguồn gốc từ đâu ?

Theo đó, hái lộc đầu năm là việc hái cành lá sau đó
mang về nhà để cầu mong cho những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến, xua đi
những điều không may mắn trong năm cũ. Những cây được chọn để hái lộc
đầu năm thường là những loại cây quanh năm tươi tốt với ý nghĩa tượng
trưng là mang chồi lộc, mang sự sinh sôi nảy nở, may mắn, bình an và thịnh
vượng về nhà như cành đa nhỏ, cành si … Chính vì thế mà tục hái lộc cũng
dần trở thành một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người
Việt vẫn còn được lưu truyền và thực hiện cho tới ngày nay.
2.Trong ngày tết , phong tục đó thế nào ?Nghe phải, Vua lệnh truyền cho các Lạc
Hầu, Lạc Tướng và các con về nhà nghỉ. Rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm Lễ
tế Trời – Đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cầu trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa,
muôn dân no ấm. Chờ lúc sang canh Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu
xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện đằng Đông, Vua và các con chia cho mỗi
người một cành lộc và dạy rằng:
“Non ở nhà, già đi ấp
Chẵn lên non, còn lẻ xuống biển”
Các con hãy mang cành lộc này đi trấn giữ các phương răn dạy dân làm ăn trên
đường đi nếu gặp điều gì không may, các con hãy mang cành lộc còn đượm
sương sớm này mà vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà sẽ bỏ chạy không hại được các
con. Y lệnh Vua, các con quỳ lạy cha mẹ nhận cành lộc chia nhau đi trấn giữ các
miền, Vua cả mừng truyền cho dân làng mở hội để tiễn các con lên đường.
3.Ý nghĩa Phong tục hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa của người Việt.
Phong tục này mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để có
một năm phát tài, phát lộc và bình an. Bên cạnh đó là ước mong cho một năm
mới với nhiều tốt đẹp sẽ tới, xua tan những điều không may trong năm cũ.

You might also like