You are on page 1of 1

HOC24 # $ %

Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM

Chào bạn, bạn nhập bài muốn hỏi vào đây

Athena
11 tháng 8 2021 lúc 21:12 !
Bài 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10
câu theo lập luận quy nạp bàn về lòng
hiếu thảo.
"
Lớp 7 Ngữ văn
7 0
Câu hỏi của OLM

nhập  
Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăngGửi

Phạm Hoàng Khánh Chi


11 tháng 8 2021 lúc 21:13

Tham khảo ạ !!
Hiếu thảo là một trong những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng
hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu
sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông
bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện
bằng những tình cảm, hành động cụ thể
trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự
lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu
thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng
học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh
thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông
bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu
thảo, biết yêu thương, trân trọng những
người thân trong gia đình thì không chỉ tạo
ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp
phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy!
Đấng sinh thành là những người đã đưa
chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo
bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu
thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách
nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người
con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần
ý thức được điều này, sống và làm việc có
trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề
trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công
ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh
đó, cần lên án, phê phán những hành động
bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập
người thân của một bộ phận người trong xã
hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa
đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được
truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta
cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền
thống đạo lý đó.

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
11 tháng 8 2021 lúc 21:13

Tham khảo !
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là
đạo đức của con người. Người con hiếu thảo
luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ
của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ
mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng
nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng
khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng
nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và
rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở
thành những công dân tốt, đem lại niềm vui,
niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có
rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được
khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện
trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có
những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ,
ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ
đau lòng. Đó là những người đáng bị phê
phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm
con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh
thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha
mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như
trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu
với dân”.

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

Tung Duong
11 tháng 8 2021 lúc 21:14

Tham khảo ạ:
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một
truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây
cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp
cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa
là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của
mình. Đó còn là hành động yêu thương
chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi
già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua
đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là
trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho
giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm
mà còn biểu hiện trong những hành động cụ
thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo
chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết
vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha
mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi
già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc
phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay
thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta
ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha
mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy
ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có
tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính
vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người
đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn
mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ
hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn
đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao
đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của
ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với
các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện
sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh
đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu
mến, trân trọng và thành công trong cuộc
sống và môi trường tràn ngập yêu thương,
sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá
trị của một người con không thể hiện ở sự
giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm
lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối
sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao
quý của nền văn hóa Việt Nam.

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

Phạm Hoàng Khánh Linh


11 tháng 8 2021 lúc 21:15

tham khảo nha!


Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một
truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây
cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp
cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa
là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của
mình. Đó còn là hành động yêu thương
chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi
già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua
đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và
là trung tâm trong hệ thống đạo đức của
nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình
cảm mà còn biểu hiện trong những hành
động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng
hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha
mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui
lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan
ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì
hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha
mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ
cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải
hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những
người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người,
mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có
nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng
ta cần phải biết ơn những người đã sinh
thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực
của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu
luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời
còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp,
biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông
bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các
bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự
bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh
đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu
mến, trân trọng và thành công trong cuộc
sống và môi trường tràn ngập yêu thương,
sự kính trọng đối với các bậc sinh thành.
Giá trị của một người con không thể hiện ở
sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm
lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối
sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp
cao quý của nền văn hóa Việt Nam.

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

Lê Hoàng Minh +™( ✎﹏TΣΔ...


11 tháng 8 2021 lúc 21:19

“Công cha như núi Thái Sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn
sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ
hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống
con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể
thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang
một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.
Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng
hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình
cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha
mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm
chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là
nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là
thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức
của con người. Mỗi chúng ta được sinh
thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều
là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ.
Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những
công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn
vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn
sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu
thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết
chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi
cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống
với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình
ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan
trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa
thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã
hội.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay
vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu,
vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi
những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm
sóc, dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này
còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi
khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính
cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi
có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì
theo tập tục thì những người con phải mang
cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình…
những con người và những hành động này
đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt
đẹp của con người mà ai ai cũng nên có.
Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc
khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có
một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng
nhận được sự đền đáp trọn vẹn.

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

Phạm Quỳnh Trang


11 tháng 8 2021 lúc 21:32

Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng


liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng
người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng
tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ
của mình vẫn đang hướng về mình, đang
chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm
mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi.
Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau
đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho
phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều
son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ
thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ,  nàng thấy
“xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha
mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức
người con gái yêu. Đó còn là nỗi  xót thương
da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể
“quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân
khi già yếu. Lần nào nhớ về cha
mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và
luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành,
phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho
thấy 1 tấm lòng hiếu thảo, giàu đức hi sinh.
Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi
nhớ  cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm
lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng
thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim
Trọng và về cha mẹ
- thành phần biệt lập: Kim Trọng (thành phần
phụ chú)
- phép liên kết thế: Kiều- nàng

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

Cαʟɪѕα Rσαηα
11 tháng 8 2021 lúc 22:01

Bạn tham khảo nhé :


Dân tộc Việt Nam ta có vô vàn truyền thống
tốt đẹp được kế thừa và phát triển cho đến
tận ngày nay. Một trong số đó nổi bật nhất
chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo chính là
tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình, đó là
cách hiểu trong triết học Nho giáo. Hiểu đơn
giản hơn thế, hiếu thảo được thể hiện trong
hành động, lời nói với cha mẹ, tổ tiên. Việc
phụng dưỡng, chăm sóc họ khi còn sống,
thờ phụng họ khi qua đời, luôn mang lại
niềm vui cho họ, ấy chính là hiếu thảo. Vậy vì
sao ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ
tiên? Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho
ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết
yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người.
Không chỉ vậy, họ còn dạy ta nên người, luôn
dành cho ta những thứ tốt nhất để ta lớn lên
thật vẹn toàn, không thua kém ai. Cha mẹ,
người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía
sau cổ vũ, động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta
trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên
nhất luôn dang tay chào đón chúng ta.
Người sống hiếu thảo sẽ luôn được mọi
người tôn trọng, yêu mến và coi đó là tấm
gương cho các thế hệ sau này và người khác
noi theo học tập. Những câu chuyện về con
người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha
đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại
nhưng vẫn luôn hiếu kính họ, vẫn luôn bảo vệ
cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường
nhịn em trai mình; hay như Chử Đồng Tử lấy
chiếc khố duy nhất táng cha; những cô cậu
bé còn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa làm
chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình…
Vô vàn những câu chuyện làm chúng ta cảm
động đang xảy ra xung quanh ta hàng ngày.
Ấy vậy nhưng vẫn có những con người sống
thờ ơ, vô cảm, bội bạc. Họ không quan tâm
đến cha mẹ của mình, mặc kệ họ tự sinh tự
diệt, ích kỷ chỉ vì riêng bản thân. Những con
người ấy đáng bị lên án và trừng phạt. Hiếu
thảo là một đức tính mỗi người cần phải có,
không chỉ đơn giản là để ta sống cho trọn
vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta
bước vào đời.

 
Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai
 đã xóa

CÁC CÂU HỎI TƯƠNG TỰ

Lê Hà Phương
8 tháng 7 2021 lúc 14:40 !
Cho luận điểm “Nghe ca Huế là một thú
tao nhã”.
       Em hãy triển khai luận điểm trên
thành một đoạn văn nghị luận khoảng 10
câu theo cách lập luận qui nạp, trong
đoạn có sử dụng thích hợp một câu bị
động và một phép liệt kê
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0

Ngo khanh huyen


25 tháng 1 2018 lúc 18:24 !
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu
cảm nhận của em về văn bản " Tinh thần
yêu nước của nhân dân ta " . Sau đó chỉ rõ
cách thức lập luận trong đoạn văn ( quy
nạp , diễn dịch , tổng - phân - hợp ) 
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0
Câu hỏi của OLM

Trần Nguyễn Đức Minh


29 tháng 4 2020 lúc 19:16 !
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10-12 câu
bàn về tinh thần đoàn kết của nhân dân
ta.
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0
Câu hỏi của OLM

Nguyên Phương Linh


2 tháng 3 2021 lúc 13:10 !
Bài 1 viết 1 doạn văn nghị luận (từ 10 câu trở
lên) về lòng yêu nước có sử dụng mô hình liên
kết "từ.....đến...."Bài 2 viết 1 đoạn văn nghị luận
từ 10 câu trở lên chứng minh truyền thống yêu
nước của dân ta trong lịch sử dân tộc.Bài
3 người ta nói tụ...
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0

Nguyễn Phương Anh


21 tháng 12 2021 lúc 20:12
!

Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn khoảng


2/3 trang giấy kiểm tra về nghị luận về
lòng vị tha.
 
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0

Su su
1 tháng 5 lúc 8:03 !
1: viết bài văn nghị luận bàn về câu tục
ngữ " đi một ngày đàn , học một sàng
khôn 2: viết bài văn nghị luận bàn về một
trong hiện tượng sâu: Bạo lực học đường,
vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá...
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0

Ngọk Ank Nguyễn


24 tháng 8 2021 lúc 12:19 !
2. Lí lẽ, dẫn chứng trong bài nghị luận kết hợp
hai phép lập luận trên cần đảm bảo yêu cầu gì?
4. Trình bày dàn bài chung của một bài văn lập
luận giải thích kết hợp chứng minh. 5. Hiểu về
cách làm bài nghị luận kết hợp phép lập luận
giải thích và chứng minh như trên giúp ích cho
bạn như thế nào trong cuộc sống, trong cách
làm bài văn nghị luận. 7. Chuẩn bị thảo luận
chủ đề: Lòng biết ơn. Hãy thiết lập dự án 50.
Viết ra 50 người mà con cần thể hiện lòng biết
ơn theo các mức độ (thân – sơ). Lưu ý...
Đọc tiếp
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0
Câu hỏi của OLM

Nguyễn Minh hiếu


14 tháng 12 2021 lúc 16:41
!

Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận văn học


khoảng 8 câu về bài "Tĩnh dạ tứ"
Giúp mình với
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0

Nguyễn Minh hiếu


14 tháng 12 2021 lúc 16:57
!

Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận văn học


khoảng 8 câu về bài "Hồi hương ngẫu thư"
Giúp mình với
Xem chi tiết
"
Lớp 7 Ngữ văn
1 0

Khoá học trên OLM (olm.vn)

Toán lớp 7

Ngữ văn lớp 7

Tiếng Anh lớp 7

You might also like