You are on page 1of 3

ĐỀ:SUY NGHĨ CỦA EM VỀ CÂU TỤC NGỮ:”ĂN QUẢ NHỨO KẺ TRỒNG CÂY”

Nhân dân ta luôn đề cao những phẩm chất truyền thống tốt dẹp của con ngừoi.Một trong những bài
học mà ông cha ta đã dạy bảo và nhắc nhở con cháu đó là lòng biết ơn.Truyền thống đạo đức đó được
thể hiện tinh tế và sâu sắc qua câu tục ngữ:”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đúng vậy! Câu tục ngữ này là lời giáo huấn vô cùng sâu sắc về đạo lí, lí tưởng sống cao đẹp của dân
tộc Việt Nam ta.Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của nó.Xét nghĩa đen, ”Qủa” là sản phẩm của
cây, là kết tinh của hoa, là thành quả của những tháng năm miệt mài, kiên nhẫn, cực nhọc.”Kẻ trồng cây”
là người đã bỏ công chăm bón, ươm trồng để tạo ra các hoa thơm, quả ngọt ấy.Còn về nghĩa bóng,
“quả” ngụ ý cho thành tựu, cho kết tinh của công sức lao động cần mẫn.”Kẻ trồng cây” chỉ người mang
đến những thành quả đó cho chúng ta hưởng thụ.Vậy, câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã dạy
một bài học, mở ra lí tưởng cao đẹp:Khi đã nhận ơn ai thì không được phép quên.Ngừoi biết vậy là
ngừoi thành tâm thăm viếng nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ, là người tặng những món quà xứng
đáng cho ân nhân của bản thân, là người cất lời cảm ơn chân thành với người đã giúp đỡ mình.

Vậy, tại sao “ăn quả” lại phải “nhớ kẻ trồng cây”?Đầu tiên, đó là vì những thành quả, vật chất chúng
ta đang hưởng thụ không phải dễ dàng, không phải tự nhiên xuất hiện.Để có một cuộc sống, một xã hội
hạnh phúc, tự do, độc lập, hòa bình hiện tại, những người đi trước như các vị vua Hùng, Bác Hồ kính yêu
cùng các vị anh hùng dân tộc khác đã phải trải qua bốn nghìn năm đấu tranh, chịu đựng và hy sinh, dồn
mọi mồ hôi, nước mắt, thậm chỉ cả xương máu để giành chủ quyền, để xây dựng, kiến thiết một Việt
Nam phát triển như hôm nay.Hơn nữa, đã bao giờ ta tự hỏi:”Tại sao mình được có mặt trên đời này?”
Từ khi sinh ra, suốt những ngày thơ ấu, cha mẹ là những người trực tiếp dưỡng nuôi, chăm chút cho
chúng ta một cách tận tình, chân thành, mà không mưu cầu bất kì sự đền đáp nào.Họ là những người
luôn yêu thương, bên cạnh để chia sẻ, thấu cảm cho từng niềm vui nỗi buồn, luôn bao dung, vị tha rồi
chắp cánh ước mơ cho chúng ta vững bước trên những con đường sau này.Lớn lên một chút, giáo viên
lại đảm đương việc dạy dỗ, là người cha người mẹ thứ hai của chúng ta.Những gì họ truyền đạt, dạy bảo
không chỉ là nguồn kiến thức hữu ích mà còn cả các bài học, buổi giảng về đạo lí làm người, về cách sống
đúng, sống đẹp để rồi từ đó mang đến những hành trang giúp mỗi người trong chúng ta thực hiện hoài
bão của riêng mình.Bên cạnh đó, xuyên xuốt cuộc hành trình ấy, chúng ta lại càng không thể bỏ qua
công ơn của những bậc “lương y” hiền hậu, tận tâm, những người kỹ sư nhiệt huyết hay các cô lao công,
chú công nhân tận tụy, chăm chỉ dù mệt nhoài,...Họ là những người tiểu biểu cho thành phần lặng lẽ
đóng góp, tạo nên những thành quả, sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, tinh túy nhất như thuốc, lương thực,
thức phẩm,... để chúng ta hưởng thụ.
Tiếp đến, biết ơn còn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi gia
đình, ta có thể dễ dàng bắt gặp chiếc bàn thơ để cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thế hệ đi trước hay mỗi
năm ta đều nghe câu ca dao:”Dù ai đi ngược về xuôi-Nhờ ngày giỗ tổ mùng mười thnág ba”. Thêm vào
đó, nhà nước đã làm những việc tưởng nhớ công ơn như cho xây những đền, miếu các vị anh hùng dân
tộc, đặt tên đường đi, trường học theo tên họ,...Ngoài ra, ta cũng dành những ngày để tri ân cho những
người có công xây dựng dất nước và các tầng lớp, thành phần góp vào việc có ích trong xã hội như ngày
giỗ tổ Hùng Vương, ngày thương binh liệt sĩ hai mưởi bảy tháng bảy, ngày nhà giáo Việt Nam hai mươi
thnág mừoi một, ngày thầy thuốc Việt Nam hai mưoi bảy tháng hai,...Thế mới thấy, chúng ta cần phải
biết ơn những người đã mang đến cho ta cuộc sống hiện tại vì từ ngàn xưa đến nay, ông cha ta đã luôn
coi trọng lòng biết ơn, đó là phong tục, là truyền thống cao quý, tốt đẹp của dân tộc.

Bên cạnh đó, biết ơn còn giúp chúng ta hướng đến lối sống cao đẹp, là biểu hiện của một tâm hồn
thanh cao.Nó khơi nguồn cho nhiều phẩm chât đạo đức cao quí khác của con người như lạc quan, hiếu
thảo, giản dị, đoàn kết, yêu nước...Có thể nói, đó là chìa khóa dẫn đến sự hoàn thiện trong nhân cách
con người, giúp chúng ta sống trong sạch, bình yên, vững vàn.Không chỉ giúp mỗi cá nhân phát triển mà
biết ơn còn mang tính nhân văn, tính cộng đồng cao.Người biết ơn sẽ được mọi người xung quanh tin
tưởng, quí mến.Từ đó gắn kết mối quan hệ giữa người với người, tạo nên môt cuộc sống nghĩa tình.Nhờ
vậy, xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.Qủa thật, lòng biết ơn là một tinh thần, đạo lí sống cao đẹp
cần được giữ gìn và phát huy.Có như vậy, cuộc sống mới có thể vẹn toàn, tươi đẹp và phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế, xã hội cũng tồn tại không ít những kẻ vô ơn bạc nghĩa đi trái với đạo đức,
truyền thống dân tộc.Đó là những kẻ chối bỏ, thậm chí đạp đổ, phản bội những gì ân tình ân nghĩa trong
quá khứ hay không cố gắng phấn đấu để đền đáp công ơn như:Con không vâng lời cha mẹ, học trò
không nỗi lực thi cử phụ lòng giáo viên,...Như đã nói ở trên, lòng biết ơn gắn liền với nhiều đức tính
khác.Khi đánh mất đi nó, đạo đức của người ta sẽ kém dần.Liệu rằng xã hội sẽ vận hành như thế nào nếu
“ăn cháo đá bát” trở nên ngày càng phổ biến?Thật vậy, đó là một “căn bệnh” nguy ngại và cần được lên
án, nhìn nhận đúng đắn.

Tóm lại, câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã mang đến cho chúng ta bài học chính xác, không
bao giờ lỗi thời về một phẩm cách đạo đức cao đẹp:Lòng biết ơn.Nó bắt rễ từ mọi khía cạnh trong đời
sống xã hội, là truyền thống của dân tộc ta, liên quan nhiều đức tính cao đẹp khác và thắt bền mối quan
hệ đẹp đẽ giữa người với người.Qua câu tục ngữ em đã nhận ra tầm quan trọng của lòng biết ơn trong
cuộc sống, trân trọng thêm những công ơn của người xung quanh đối với bản thân dù là vặt vãnh, nhỏ
bé hay ý nghĩa, lớn lao.Đồng thời em hứa sẽ vâng lời cha mẹ, thầy cô, phấn đấu học tập nhằm gặt hái
được những thành quả trong tương lai để làm tròn bổn phận em học trò đang ngồi trên ghế nhà trường
cũng như một người con hiếu thảo.

You might also like