You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 - MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2021 – 2022


I. Những nội dung cần ôn tập:
1. Phần đọc - hiểu:
- Xác định phương thức biểu đạt.
- Câu đặc biệt hoặc câu rút gọn hoặc thành phần trạng ngữ trong đoạn trích/ văn
bản trích.
- Nêu tác dụng của câu đặc biệt hoặc câu rút gọn hoặc thành phần trạng ngữ
trong đoạn trích/ văn bản.
- Hiểu được nội dung của đoạn trích/văn bản.
2. Phần tập làm văn: Văn nghị luận chứng minh:
Chứng minh tính đúng đắn của một câu tục ngữ về con người và xã hội hoặc một
vấn đề gần gũi trong đời sống xã hội.
II. Một số đề gợi ý phần Tập làm văn:
1. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm
nên”.
2. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
3. Nhân dân ta thường nói: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hãy chứng minh
tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
4. Chứng minh tính chân lí trong câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
5. Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của
con người

Đề 1:hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Không thầy
đó mày làm nên”

Bài làm
Tục ngữ là “túi khôn” của nhân gian thể hiện trí tuệ,sự hiểu biết của con người lao
động xưa được đúc rút qua nhiều thế hệ.Trong đó một trong những bài học đáng
quý mà ông cha ta truyền lại cho chúng ta là”không thầy đố mày làm nên”câu tục
ngư đó khảng định,đề cao vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc
nhở con cháu phải biết ơn, cũng như phải biết kính trọng thầy đã dạy mình
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”là như thế nào.Xét
theo nghĩa đen câu tục ngữ nói muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối
với người thầy của mình.Tuy nhiên ,nếu chỉ dừng lại ở nghĩa tả thức như vậy thì
câu tục ngữ đó chưa thực sự sâu sắc,tiêu biểu. Nhờ việc sử dụng phép nghệ thuật
nói quá, lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ được hiện lên một cách tinh tế. Câu tục
ngữ là nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
“Thầy” là người làm nghề dạy học trong nhà trường nhưng cũng có thể hiểu “thầy”
là người có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng truyền đạt cho
người ít kinh nghiệm hơn. Vậy nên, không “thầy”, không được dạy dỗ, hướng dẫn,
gợi ý, không được học thì con người không thể làm thành công bất kì công việc gì
hoặc thành công thì gặp không ít gian nan, vất vả. Do đó, chúng ta thấy rằng nhân
dân ta luôn đề cao việc học. Trước khi “làm nên” bất kì công việc gì, dù lớn hay
nhỏ, con người phải không ngừng học tập ở thầy để có kiến thức, có kinh nghiệm,
thành thạo về thao tác, kĩ năng. Việc học không giới hạn ở chữ nghĩa, sách vở mà
còn mở rộng trên những lĩnh vực khác nhau để có sự hiểu biết toàn diện. Chính vì
vậy, phải biết quý trọng công lao của người thầy và của những người không quản
ngại nhọc nhằn, khó khăn để bảo ban, chỉ dạy cho chúng ta.Hay muốn nấu một
món ăn ngon, muốn trồng lúa tốt, muốn vườn cây được bội thu, muốn biết nghề
may vá, muốn hát đúng nhịp điệu, muốn lái tàu, lái xe, cũng cần các thầy có kinh
nghiệm, có chuyên môn chỉ dạy. Tuy nhiên, lời dạy của câu tục ngữ trên vần có
phần chưa thỏa đáng. Câu tục ngữ quá xem trọng vai trò của người thầy, tuyệt đối
hóa vai trò, ảnh hưởng, tác dụng của người thầy mà chẳng đề cập đến vai trò của
người học. Mặc dù người thầy là nhân tố trung tâm trong giáo dục, của mọi ngành
nghề nhưng không có nghĩa là “không thầy đố mày làm nên”. Thật vậy, vai trò của
người học không kém phần quan trọng. Dù người thầy có giỏi đến đâu, tận tình đến
đâu đi nữa mà người học không tích cực, chủ động, chẳng chịu mày mò, kiên trì
nghiên cứu, tự học thêm thì cũng không “làm nên”. Thực tế, có rất nhiều người
học, được thầy truyền đạt “một” nhưng lại “biết mười”, trở thành những nhà phát
minh, sáng chế đại tài hoặc trở thành những con người nổi tiếng. Tấm gương tự
học của nhà bác học vĩ đại Niu-tơn rất đáng để chúng ta khâm phục, học hỏi.
Ở Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi cũng là tấm gương sáng về tinh thần tự học.
Cổ nhân có nói: “Người không học cũng như ngọc không mài”, vậy nên việc học
sẽ giúp con người có kiến thức và hiểu biết để đứng vững vàng trước cuộc đời.
Muốn được như vậy chúng ta không chỉ học ở thầy mà phải tự học, học ở bạn bè
và những người xung quanh. Chúng ta phải tích cực học theo phương châm “Học!
Học nữa! Học mãi” (Lê-nin), để góp phần làm chủ tương lai của chính mình.
Chúng ta có được như ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt, dạy dỗ, sự nỗ lực
hết mình của thầy cô. Thầy truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao
quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim
cương sắc bén, những viên ngọc đã được gọt giũa, có thể toả sáng trong đường đời.
Câu tục ngữ ngầm nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng, biết ơn người thầy ở mọi
lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta.
Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn
có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó
chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện
lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy.
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang giá trị trường tồn cùng thời gian
và trong bất kì hoàn cảnh nào thì ý nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận và
khẳng định. Câu tục ngữ mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa
trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta. Câu tục ngữ chính là sự đúc
kết từ kinh nghiệm của ông cha ta, nhắc nhở con người hãy hiểu được vai trò giá trị
của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc
lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể
hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lý làm người “uống
nước nhớ nguồn” và xứng đáng là con rồng cháu tiên.

Đề 2:Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay
luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Bài làm
Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn
hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu,
được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri
thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy
của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu
và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong
đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con
cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã
dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt
lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và
chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và
thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt,
cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt
phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài
học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn
những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống
nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về
tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết
ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn
cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước
từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho
chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan
trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là
trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền
thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc
nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng
cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người.
Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và
phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường
ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền
Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp
mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ
biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:
"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."


Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng
lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua
hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn
sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của
dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và
phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với
đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu
đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng
đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù
khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước,
nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động
tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm.
Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất
nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc
lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để
tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những
thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là
ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra,
khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp
nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom,
tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ
vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện
thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh
hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi
người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng.
Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được
thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác
phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy
Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài
ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh
hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan
trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những
những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một
trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và
liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con
cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu
sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền
thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.

Đề 3
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa
răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ
“Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới
đó.

Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục
ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ
muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì
việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu
sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách
rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ cho luôn sạch sẽ, thơm tho. Đây là lối sống đẹp
đẽ. Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có
sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong
sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật
chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì “tiền”, vì “danh lợi” mà đánh mất đi
nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của
mỗi con người.

Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có
nhiều kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn
là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể
bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trong thực tế, có nhiều gia đình
nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm
phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù
đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.

Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị
Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm
lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn chính là việc nhiều người vì thiếu thốn vật
chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược với lương tâm và nhân cách
của bản thân mình. Khi đã có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ dẫn đến những hành động
tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và cả xã hội.

Bài học về nhân cách luôn là một trong những bài học muôn đời cho bất kỳ một
thế hệ nào. Ai trong chúng ta cũng đều có cái gọi là lòng tự trọng hay nhân phẩm,
đó là một trong những giá trị trân quý mà mỗi người đều phải giữ gìn. Nhân phẩm
thể hiện một con người có đạo đức hay không, có được xã hội thừa nhận hay
không. Một kẻ xấu xa luôn làm những điều trái với pháp luật chắc chắn sẽ không
bao giờ được người xung quanh kính nể hay tôn trọng, một người có đạo đức tốt,
hành động đúng đắn sẽ luôn được tôn trọng và chào đón trong bất kỳ hoàn cảnh
nào. Nhân cách luôn là lăng kính để người khác soi chiếu và đánh giá chính bản
thân ta. Xã hội này luôn tồn tại những hoàn cảnh khó khăn, cơ cực, thiếu thốn và
con người có nhiều cách để đấu tranh cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp
hơn. Sự đấu tranh ấy có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực là khi họ bất chấp
tất cả, bán rẻ nhân phẩm, để thực hiện những hành động xấu xa, có hại cho xã hội ,
trái với pháp luật. Còn tích cực là khi họ lấy chính hoàn cảnh của mình để làm
động lực, đấu tranh, hướng về những điều thiện, tốt đẹp, tìm kiếm cơ hội để cải
thiện cuộc sống mà không trái với lương tâm, xã hội. Và đó chính là những con
người có nhân phẩm, đạo đức, lòng tự trọng.

Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn
với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân
có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây
dựng đất nước. Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận
bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo
bệnh thành tích.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta
đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ
dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn.

Đề 4
Trong bất kì hoàn cảnh nào, đoàn kết là một sức mạnh vô cùng to lớn đối với mỗi
quốc gia. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu:

“Một cây làm chẳng nên non


Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được tạo thành
bởi rất nhiều cây cối. Cũng giống như con người, cần phải có sự đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau mới tạo ra thành công.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết. Từ trong quá khứ, nhân dân ta đã
đoàn kết một lòng để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Từ khởi nghĩa hai bà
Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền
đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống
của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng
quân Nguyên - Mông và cả trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ. Trong cuộc sống thường ngày, khi chưa có sự hỗ trợ của máy móc, nhân
dân ta cũng biết đoàn kết trong lao động, để có được năng suất lao động cao hơn…

Đến ngày hôm nay, tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Đại dịch Covid-19 đã
khiến cho nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh. Nhưng
toàn thể nhân dân Việt Nam đã đồng lòng để chống lại dịch bệnh. Những biện
pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch của
nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của
người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ.
Điều đó khiến cho chúng ta cảm thấy tự hào, biết ơn khi được là một người con
Việt Nam. Có đôi khi, tinh thần đoàn kết cũng rất đơn giản như trong một lớp học,
các học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau xây dựng để đưa lớp học của
mình trở thành một tập thể giỏi.

Như vậy, đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần ý
thức được điều đó để có thể phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đề 5
Hiện nay, bảo vệ môi trường là một vấn đề vô cùng cấp thiết và nóng hổi được tất
cả mọi người quan tâm, xem trọng. Để kêu gọi mọi người cùng đồng lòng bảo vệ
môi trường, các chuyên gia đã khẳng định “Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo
vệ cuộc sống của con người”.

Chúng ta đều đang sinh sống, đang học tập và làm việc chung trong một hệ sinh
thái lớn nhất là trái đất. Đó là nơi chúng ta được sinh ra, là quê hương gắn liền với
bao kí ức ngọc ngà. Vậy mà giờ đây trái đất đang chết dần chết mòn bởi tác hại của
ô nhiễm môi trường, nhiều khu vực đã lên đến mức báo động về ô nhiễm môi
trường, bệnh dịch ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi ảnh hưởng từ ô nhiễm môi
trường mà nguyên nhân chính gây lên lại là con người.

Thử tưởng tượng một ngày không còn đất đai, nước, không khí và tài nguyên thì
chúng ta sẽ sống ra sao? Thật khó mà nghĩ được đúng không? Bởi vì môi trường
thiên nhiên quá quan trọng nhưng cũng quá bao dung, luôn sẵn sàng cho đi. Khiến
một bộ phận người dân cho rằng đó là thứ mãi mãi có và không bao giờ cạn kiệt.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, không phải như thế. Hiện nay, nguồn tài
nguyên từ môi trường đang ngày càng cạn kiệt và hiếm hoi. Cùng với đó, là sự ô
nhiễm nặng nề của đất, của nước, của không khí khiến cuộc sống trở nên khó khăn
và nguy hiểm. Đó là diện tích sinh hoạt bị thu hẹp lại, các loại dịch bệnh ngày càng
nhiều và độc hại, khó chữa trị, cùng nhiều loại bệnh ung thư mới đáng sợ hơn. Tiếp
đó, là hàng loạt các thiên tai diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng mạnh mẽ,
khiến người dân phải lao đao. Hơn cả như vậy, tài nguyên bị thu hẹp còn khiến cho
kinh tế bị ảnh hưởng, công việc ngày càng khó khăn, vật giá theo đó leo thang
khiến người dân khốn khó. Tất cả những điều đó đều là hệ lụy của việc môi trường
thiên nhiên không được coi trọng, bị tàn phá và khai thác quá mức.

Môi trường sống rất quan trọng với con người nhưng hiện nay nó đang bị tổn hại
nặng nề bởi sự thờ ơ, vô tâm của một số cá nhân, tổ chức. Tất cả nguyên nhân đều
bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm nhằm thu về lợi nhuận cho mình, các công ty xả
thẳng nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, nước thải
sinh hoạt, rác thải được đổ thẳng ra sông, biển mà không được thu gom. Hơn thế
nữa việc đô thị hóa cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng môi trường. Khói
bụi từ phương tiện giao thông, khí thải đầy độc hại được thải ra qua ống khói của
những nhà máy, cây cối- thứ được coi là lá phổi xanh của trái đất cũng dần bị chặt
phá để lấy đất quy hoạch, cây bị chặt làm nguyên liệu xây dựng, sản xuất giấy,...
Cứ thế, cứ thế môi trường sống của chúng ta đang xuống cấp đến mức báo động.
Khói bụi từ phương tiện giao thông, khí thải từ các nhà máy công nghiệp khiến
cho bầu không khí trở nên ô nhiễm, nước thải, rác thải chưa qua xử lí làm ô nhiễm
nguồn nước, việc không xử lí rác thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân hóa học
Như chúng ta biết thì kinh tế cũng là một phần rất quan trọng với cuộc sống của
con người. Với tiền, con người có thể làm được hầu hết mọi thứ, tiền có thể kéo dài
sự sống, nhờ tiền, ta có thể chữa bệnh, đi khám bệnh để phòng ngừa bệnh tật. Tiền
cũng cho ta một cuộc sống ổn định hơn, cung cấp cho con em chúng ta một nền
giáo dục tốt hơn. Thật vậy thì vai trò của tiền trong xã hội ngày nay là khá quan
trọng, mà tiền lại bắt nguồn từ lao động, sản xuất ra sản phẩm để tiêu thụ, bày bán.
Nếu ô nhiễm môi trường khiến nhiều người bệnh tật, thiếu công nhân lao động để
sản xuất hàng hóa hoặc sản xuất ra nhiều nhưng người tiêu dùng thì khan hiếm bởi
họ cũng đang bị hành hạ bởi bệnh tật thì hàng hóa của chúng ta sản xuất ra sẽ ra
sao? Việc buôn bán ế ẩm liệu có mang lại cho chúng ta lợi nhuận hay từ từ rơi vào
bờ vực phá sản. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và
kéo theo đó cũng là một loạt các vấn đề nan giải đối với nền kinh tế xã hội. Bệnh
tật sẽ khiến kinh tế suy giảm, không lao động được cũng khiến tiền bạc của chúng
ta vơi cạn nhanh chóng, hạnh phúc gia đình cũng tan vỡ, nợ xấu, bạo lực gia đình,
vô gia cư cùng với những tệ nạn xã hội cũng cứ thế tăng theo. Ô nhiễm môi trường
cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước khi nông sản, thủy sản chết hàng
loạt, vay ngân hàng không thể trả, ô nhiễm cảnh quan khiến nguồn lợi nhuận thu về
từ du lịch ít đi và làm xấu đi hình ảnh của đất nước với khách quốc tế.
Hơn thế, chúng ta cũng mất chi phí để thu dọn tàn cuộc từ chính những thờ ơ của
mình, hàng tỉ đồng đổ ra để cải thiện môi trường xây dựng lại cảnh quan thiên
nhiên. Nói cho cùng thì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến
sức khỏe, tính mạng và kinh tế của chúng ta mà nguyên nhân chính lại là chúng ta,
là ý thức chưa tốt, làm việc mà bất chấp hậu quả và chưa bảo vệ môi trường chung
vì nghĩ nó không ảnh hưởng trực tiếp lên bản thân mình.Việc tự tích lũy cho mình
tri thức về môi trường và các cách bảo vệ môi trường, cần tuyên truyền và giáo dục
cho mọi người cũng như đưa việc bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy
để giáo dục cho các em nhỏ tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay
từ khi còn nhỏ. Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa với việc
bảo vệ môi trường, coi nó như chính sinh mạng và sức khỏe của chúng ta để cải
thiện môi trường từng ngày. Trồng thật nhiều cây xanh, quét dọn, thu gom rác thải
và tổ chức thật nhiều buổi lao động tình nguyện nhằm bảo vệ môi trường cũng rất
có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường.
Môi trường sống đối với mỗi chúng ta thật sự rất quan trọng, nó tác động rất lớn
đến sự tồn vong của toàn bộ nhân loại, vì thế mỗi cá nhân phải đặt việc bảo vệ môi
trường lên hàng đầu. Gương mẫu, nghiêm khắc với chính bản thân mình trong việc
bảo vệ môi trường. Đừng để mỗi người một chút, một chút vô tâm mà cả xã hội
phải gánh chịu hậu quả đau đớn không lường trước được. Là một học sinh đang
ngồi trong ghế nhà trường em thấy bản thân mình tự cần phải gương mẫu trong

You might also like