You are on page 1of 3

Môn học: SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY

*Tôi xin cam đoan bài viết dưới đây là hoàn toàn nguyên bản từ người viết.

Thực hành 1: Là một người thầy, LỜI của Anh/chị là những gì?

Trong suốt quãng thời gian hoạt động dưới tư cách một người thầy, tôi đã không ít lần
gặp phải những vấn đề khiến bản thân phải chán nản, mệt mỏi. Nhưng may mắn thay,
tôi lại nhận ra trở thành một người thầy thật vĩ đại biết bao, thật đáng kính nhường
nào. Tôi luôn mong muốn gửi gắm những lời chân thành cho chính bản thân để chính
tôi có thể trở thành một người thầy trọn vẹn hơn. Từ tận đáy lòng, tôi luôn tự nhủ bản
thân phải là một người thầy tài giỏi, năng lực cao đủ để tôi có thể truyền dạy cho trò
của mình. Bởi lẽ, đó là nhiệm vụ chính mà bất kỳ người thầy nào cũng phải hoàn
thành tốt để xứng đáng với chữ “thầy”. Nhưng hiển nhiên không chỉ có vậy, dạy chữ
chưa đủ để trò có thể thành “người”. Vì thế, chữ “đức” cũng quan trọng không kém.
Nhưng để có thể dạy trò trọn vẹn chữ “đức”, tôi cũng tự nhận thức được bản thân phải
hiểu và sống với đúng chữ “đức” đó. Người xưa từng có câu “Thượng bất chính, hạ tất
loạn”, vì thế, để thành một người thầy tốt, người thầy đó cần phải sống xứng đáng với
chữ “thầy”. Bản thân người thầy phải là gương mẫu của phẩm cách và đạo đức vì chỉ
có như thế, người thầy mới trở nên toàn vẹn hơn để rèn giũa trò của mình. Là người
thầy, tôi luôn nhắn nhủ bản thân luôn mang chữ “tâm” lên đầu. Chữ “tâm” của sự tận
tụy, yêu nghề, sống hết mình với con đường mình đã chọn. Cũng vì lý do đó, người
thầy cũng dùng chữ “tâm” mà dạy dỗ học trò. Tôi cũng nhận thức được rằng một
người thầy cũng cần có một tâm trí rộng mở, không chỉ để họ tiếp thu thêm kiến thức
của thời đại mà còn nhìn ra rộng hơn. Chính bản thân người thầy cũng phải là một bản
thể sáng tạo và phát triển thì họ mới có thể dạy nên những người học trò trí tuệ và đạo
đức. Người thầy như tôi còn phải tự hiểu được đâu là điều hay lẽ đúng, đâu là nhân
sinh quan đúng đắn, đâu mới là chân lý. Chỉ khi như thế, người thầy mới có đủ tư cách
và năng lực để đào tạo nên những người trò toàn diện, hiểu ý nghĩa cuộc đời. Một khi
suy nghĩ của người thầy lệch lạc sẽ khiến cho người trò học theo mà sống một cách vô
nghĩa, lệch khỏi nhân đạo. Với danh nghĩa một người thầy, trong tương quan cuộc
sống thường ngày, tôi luôn tự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Với chính bản
thân, tôi luôn hằng ngày giữ trái tim tốt đẹp, sống vì mọi người, không khiến bản thân
rơi vào những thú vui vô bổ, không sa vào những cám dỗ của những tệ nạn, luôn sống
đúng mực với thầy cô, gia đình, bạn bè. Nhân, hiếu, lễ và nghĩa luôn là những đức
tính mà tôi luôn cố gắng rèn giũa mỗi ngày. Với học trò, tôi luôn học cách lắng nghe
từng ý kiến dù là đúng hay sai, phân giải cho học trò đâu là lẽ trái, đâu là lẽ phải. Hiển
nhiên, cuộc sống thay đổi nên thế hệ trẻ có nhiều điều không theo phong tục như
những thế hệ trước, chính vì thế, tôi luôn dặn dò bản thân luôn tôn trọng từng cá thể
học sinh, sinh viên cho dù họ thuộc bất kỳ dân tộc, sắc tộc, văn hóa, giới tính hay bất
kỳ hội nhóm, quốc gia, tôn giáo, tín ngưỡng nào.

Thực hành 2: Sứ mệnh của Anh/chị trong tư cách người thầy

Mỗi người thầy trong công cuộc giảng dạy luôn mang trong mình một sứ mệnh thiêng
liêng của nghề. Để có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, trước tiên, tôi tự đặt ra cho
bản thân một mục tiêu trong việc giáo dục. Tôi tự hỏi “Tôi sẽ giáo dục trò thành một
người như thế nào?”. Câu hỏi này không dễ để trả lời trọn vẹn, nhưng đối với tôi, tôi
cần giáo dục người trò trở thành một công dân tốt trong xã hội, một người tài giỏi
trong cuộc sống. Để làm được điều đó, tôi phải dạy trò bằng cả sự nhiệt huyết và tình
yêu thương. Đối với tôi, đó là sứ mệnh cao cả của tôi trong việc giáo dục một người
học trò. Khi đặt tình yêu thương của bản thân vào trong từng lời giảng và từng cá nhân
học trò, tôi như có một động lực thúc đẩy cố gắng tận dụng hết khả năng của bản thân
và tri thức của bản thân để truyền đạt và dạy dỗ học trò. Cũng bởi sứ mệnh đó, tôi sẽ
từng ngày phát triển bản thân để thành một mẫu mực toàn diện về đạo đức, năng lực
và phẩm chất. Khi đó, tôi tự cho bản thân cơ hội trở thành tấm gương cho học trò nhìn
theo và học hỏi. Bởi lẽ, khi đứng trên bục giảng, từng hành động, từng lời nói của bản
thân của người thầy sẽ được học trò nhìn thấy một cách chi tiết và rõ ràng. Với họ, tôi
là người để họ nương theo học tập, là hình ảnh soi theo. Khi tôi mang trong mình sứ
mệnh giáo dục bằng tình yêu thương, tôi luôn từng ngày nhắn nhủ bản thân phải phát
triển và hoàn thiện chính mình một cách trọn vẹn. Từ sứ mệnh cao cả đó, tôi nghiêm
khắc đặt ra cho bản thân những mục tiêu phải đạt được vì sự nghiệp giáo dục trò một
cách tâm huyết và tròn vẹn nhất. Một sứ mệnh thiêng liêng khác nữa mà đối với tôi nó
thật khó để hoàn thành. Đó là sứ mệnh “trồng người”. Trồng người không chỉ trồng về
năng lực hay kiến thức mà là trồng và vun vén nhân cách, đạo đức cho học trò. Người
học trò phát triển tư duy và đạo đức sống từng ngày không chỉ qua gia đình, xã hội mà
còn bởi người thầy của họ. Người thầy là người từng ngày vun cho học trò những đạo
đức sống, điều hay lẽ phải, giúp họ nhận thức ra đúng sai trong cuộc sống. Cũng chính
nhờ đó, người học sẽ hiểu ra những quan điểm đúng đắn và tránh xa những điều lệch
lạc, nhờ đó, người học dễ dàng phát triển tư duy đạo đức từng ngày một cách tốt đẹp
hơn.

- Hết -

You might also like