You are on page 1of 8

CHƯƠNG IV VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

I. Tín ngưỡng II. Phong tục


I. TÍN NGƯỠNG

• Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự
bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa
tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín
ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến
tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường
là không mang tính dân gian.

1.1. Tín ngưỡng phồn thực


Nguồn gốc: - Sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (văn hóa gốc nông nghiệp).
- Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật để giải thích hiện thực – triết lí âm dương.
- Những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái nó như thần
thánh.

Biểu hiện:

• - Thờ cơ quan sinh dục nam nữ va (thờ Sinh Thực Khí) (thực: nảy nở, khí: công cụ). Đây là hình
thức đơn giản của tín ngưỡng phồn thực phổ biến ở các nền văn hóa gốc nông nghiệp. Thờ hành vi
giao phối

Ý nghĩa của tục này là ở chỗ: sự hợp thân của nam nữ như một ma thuật kích thích sự sinh sôi nảy
nở của vạn vật.

I.1.2 Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống người Việt cổ:
• - Chày – cối: sinh thực khí nam nữ; việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. •
- Biểu hiện ở trống đồng…
• - Ở các nhà mồ Tây Nguyên (trang trí cơ quan sinh dục nữ thần Tây Nguyên, biểu hiện của
sinh tồn).
1.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
1.2.1 Nguồn gốc
• - Là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người.
• - Đặc biệt là đối với các nền văn hóa gốc nông nghiệp.
1.2.2 Biểu hiện
• - Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến các nữ thần chiếm ưu thế
• - Các nữ thần thường là các bà mẹ
• - Còn có việc thờ động vật và thực vật…
1.2.3 Vai trò của tín ngưỡng
- Tục thờ Mẫu

• - Hệ thống các chùa Tứ Pháp: Pháp Vân (Chùa Bà Dâu), Pháp Vũ (chùa Bà Đậu), Pháp Lôi (chùa Bà
Tướng), Pháp Điện (chùa Bà Dàn)

1.3 Tín ngưỡng sùng bái con người


1.3.1 Nguồn gốc
• - Do quan niệm trong con người có thể xác và linh hồn
• - Người xưa đã thần thánh hóa linh hồn và linh hồn trở thành đầu mối tín ngưỡng.
I.3.2 Biểu hiện

• - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Niềm tin chết là về nơi chín suối, ở nơi chín suối, ông bà có thể đi
về thăm nom phù hộ con cháu.

• - Tục thờ thổ công

• - Tín ngưỡng thờ thần: thần làng (thành Hoàng), Tứ bất tử (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử,
Liễu Hạnh).

II. Phong: gió; tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng được mọi người làm theo

2.1 Phong tục hôn nhân:

• 1. NẠP THÁI: (Nạp là đưa vào, thái là chọn lựa).


• 2. VẤN DANH: (Vấn là hỏi, danh là tên).

- Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật để giải thích hiện thực – triết lí âm dương.

• 3. NẠP CÁT: (Nạp là đưa vào, cát là tốt lành).

• 4. NẠP TRƯNG: (Trưng là chứng cớ, thành, nên)

• 5. THỈNH KỲ: (Thỉnh là hỏi ý kiến; kỳ là kỳ hẹn, tức là ngày giờ tháng năm).
• 6. THÂN NGHINH: (Thân là chính mình, nghinh: rước)

• Tính cộng đồng chi phối đời sống cá nhân, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất.

2.1.1 Phục vụ quyền lợi gia tộc

• Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp.

• Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết
xã hội

- Hôn nhân xác lập quyền lợi (quan hệ) giữa hai gia tộc.

- Đối với gia tộc, hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực
(quan tâm đến năng lực sinh sản của họ).

- Hôn nhân đem lại những tốt đẹp cho gia đình.

- (Con gái phải đảm đang đem lại vật chất cho gia đình nhà chồng;

- Con trai phải thành đạt đem lại vẻ vang (tinh thần) cho gia đình nhà vợ

2.1.2 Đáp ứng quyền lợi của làng xã

- Hôn nhân đáp ứng yêu cầu ổn định của làng xã - chọn vợ chồng cùng làng.

- Tiền cheo là một lệ phí nói lên điều đó.

• - Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì cộng đồng, tập thể:

• Mỵ Châu – Trọng Thủy; Huyền Trân – Chế Mân; Ngọc Hân – Nguyễn Huệ…

2.1.3 Nhu cầu riêng tư được đặt ra sau đó

- Sự phù hợp của đôi trai gái.

- Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

2.2 Phong tục tang ma

2.2.1 Xem tang ma như việc về “bên kia thế giới”

• - Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm.

• - Lễ phục hồn, chiêu hồn.

• - Lễ mộc dục : (tắm gội).

• - Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiếc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp,
một quả trứng,…
- Thiết hồn bạch: Lúc đang hấp hối hoặc vừa qua đời, hơi ấm trên người vẫn còn thì người thân của họ
sẽ dùng một dải lụa trắng đắp ngang lên ngực.

- (Sau đó tấm vải lụa này sẽ được thắt thành một hình người (hình nhân) và được thờ cúng sau đó).

• - Lễ phạn hàm: bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi
đường xa.

• - Lễ khâm liệm nhập quan

• Lễ thiết linh: (Sau khi nhập quan): Lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang (Thiết linh sàng, linh tọa).

• Lễ thành phục: Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng.

• Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện" . Buổi sáng dậy bưng khăn lược vào linh sàng, các con
quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng: "Ngày đã sáng rồi xin rước linh bạch ra linh toạ".

• Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực" (Trồng bó đuốc trước sân): phường bát âm tấu
nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu, trong nhà ngoài sân đèn đuốc sáng trưng

• Đến ngày phát dẫn (đưa đám), làm lễ khiển diện (tiễn biệt), rồi rước linh cữu lên đại dư (xe đòn).

• Có nhà làm lễ cáo thần đạo lộ, xin phép cho đám tang bắt đầu lên đường.

• Cha đưa mẹ đón. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài. Đám tang mẹ, con trai chống
gậy vông (ngày xưa gọi là cây đồng) nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài
Con gái, con dâu luôn luôn đi đằng sau linh cữu cha mẹ, dưới tấm phương du bằng vải trắng dùng để che
nắng.

• Khi nào được hiệu lệnh thì con gái trưởng và con dâu trưởng phải vừa khóc vừa lăn đường cho tăng
thêm phần thảm thiết.

• Tại huyệt chôn, nhiều nhà làm lễ tế thổ thần nơi đây.

• Lễ an táng.

• Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi chôn cất.

• Tuần.

• Làm lễ Chung thất (49 ngày) và Tốt khốc (100 ngày).

• Giỗ đầu (Tiểu tường).

• Mãn tang (Đại tường)

• Sau khi người chết được 3 năm (địa phương khác là 2 năm), gia chủ làm lễ hết tang.

- Xem như việc đưa tiễn, người ta chuẩn bị rất chu đáo - lo áo quan, xây sinh phần…

- Tang ma là việc xót thương - sinh li tử biệt: Tục khóc than, mặc vải thô, trai chống gậy, gái lăn đường…

2.2.2 Phong tục tang lễ của ta thấm nhuần sâu sắc triết lí âm dương – ngũ hành
- Về màu sắc: màu trắng – hành Kim - xấu (hướng Tây) - nơi chôn mồ mả của người Việt. Màu đen: chỉ khi
Chút, Chắt để tang cụ (là tốt cho thấy các cụ sống lâu)

- Về loại số: mọi thứ liên quan đến người chết đều là số chẵn, lạy 2 lạy hoặc 4 lạy

2.3. Phong tục lễ tết và lễ hội

- Ở Việt Nam tết đã nhiều, hội hè cũng lắm.

2.3.1 Các ngày lễ Tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời
vụ

- Lễ Tết gồm 2 phần: Cúng gia tiên (lễ), ăn uống (tết)

- Truyền thống Việt Nam không có tục kỉ niệm sinh nhật. Tết đến, mọi người đều được mừng thêm một tuổi,
không kể trẻ hay già (tính cộng đồng).

- Trong năm, quan trọng nhất là Tết Nguyên đán. Ngoài ra còn có Tết Trung thu, Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên
Tiêu…

• Tết Nguyên Đán (23/12-07/01).

• Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng).

• Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7).

• Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng 10)

• Tết Hàn Thực (3/3).

• Tết Đoan Ngọ (05/5).

• Tết Ngâu (7/7).

• Tết Ông Táo (23/12).

2.3.2 Lễ hội phân bố theo vùng

- Phần lễ: cầu xin thần linh phù hộ (quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đời sống cộng
đồng: cầu mưa thuận gió hòa; kỉ niệm các anh hùng dân tộc; các lễ hội tôn giáo…)

- Phần hội: gồm các trò vui chơi, giải trí hết sức phong phú

• Đền Hùng (Phú Thọ) (10/3)

• Phủ Giày -Đền thờ Liễu Hạnh (Nam Định) (01-10/3)

• Đền thờ Phù Đổng (Hà Nội) (9/4 )

• Đền An Dương Vương (Hà Nội)(06-16/1)

• Đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc)

(14 - 17/3)
• Đền Kiếp Bạc (Hương Đạo Vương) (Hải Dương) (20/8)

• Lễ hội Tây Sơn (Bình Định) (05/1)

• Chùa Hương (Hà Nội)(14/01-18/2)

• Chùa Tây Phương (Hà Nội)

• Thuỷ đình Chùa Thầy (Hà Nội)

(5-7/3)

• Hội đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) (Mẫu Thượng Ngàn) (18-20/9)

• Đền Dạ Trạch (Hưng Yên)(10-12/2)

• Núi Bà Đen (Tây Ninh) (15/01)

• Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Ðốc (21-27/5)

2.3.3 Lễ Tết là lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển cái linh thiêng và cái trần thế

- Lễ Tết thiên về vật chất (ăn Tết), giới hạn trong mỗi gia đình, duy trì quan hệ tôn ti trên dưới giữa các
thành viên trong gia đình.

- Lễ hội thiên về tinh thần (chơi hội), lôi cuốn mọi người tham gia, duy trì quan hệ dân chủ bình đẳng giữa
các thành viên và liên kết lứa đôi thành những gia đình mới.

IV. VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ :

1. Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt: Thái độ đối với giao tiếp : thích giao tiếp, thích  thăm viếng,
hiếu khách nhưng cũng rất rụt rè. Trong quan hệ giao tiếp : lấy tình cảm làm  nguyên tắc ứng xử. Đối
với đối tượng giao tiếp : ưa tìm hiểu, quan  sát, đánh giá.

Về chủ thể giao tiếp : coi trọng danh dự  nên sĩ diện, sợ tin đồn, sợ dư luận… Cách thức giao tiếp : ưa
sự tế nhị, ý tứ và  tôn trọng sự hòa thuận. Nghi thức lời nói : phong phú, thể hiện qua  hệ thống xưng
hô, nguyên tắc xưng hô…

2. Nghệ thuật ngôn từ : 2.1. Ngôn ngữ :  Văn tự : chữ Hán – chữ Nôm – chữ Quốc ngữ.  Đặc điểm cơ
bản :  Tính biểu trưng cao : xu hướng ước lệ, trọng sự cân đối, hài hòa.  Giàu chất biểu cảm : giàu
chất thơ, giàu âm điệu…

2.2. Nghệ thuật ngữ văn : Văn học truyền miệng ( VH dân gian) : là  văn hóa truyền thống, tích tụ
bản sắc văn hóa nông nghiệp, gắn liền với tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, tập quán… Văn học viết ( VH
bác học) : lực lượng sáng  tác là trí thức, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.

V. NGHỆ THUẬT THANH SẮC VÀ HÌNH KHỐI : 1. Nghệ thuật thanh sắc ( NT diễn xướng) : 1.1. Kịch nghệ :
Chèo (ra đời và phát triển khá sớm ở miền Bắc) :  là loại hình sân khấu dân gian, không chuyên
nghiệp. Thơ, nhạc, vũ : theo thể thức nghệ thuât  truyền thống. Kịch bản : lấy từ thần thoại, cổ
tích, truyện  nôm… (Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ…)

Tuồng (phát triển mạnh ở miền Nam từ TK 17) : là loại  hình sân khấu tổng hợp có tính chuyên nghiệp. 
Thơ : thơ Đường, phú, ca dao dân ca. Nhạc, vũ : tiếp thu lễ nhạc, thiền nhạc và vũ thuật dân tộc.  Kịch
bản : lấy từ truyện cổ Trung Quốc ( Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Phụng Nghi Đình… ) Múa rối : là loại
hình sân khấu dân gian gắn liền với  thiên nhiên. Diễn xuất thiên về kỹ xảo để tạo ra những cảnh

You might also like