You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN

BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

TUẦN 6

V.3.TÍN NGƯỠNG
Mục tiêu bài học

• Nắm được khái niệm tín ngưỡng


• Phân biệt tín ngưỡng với tôn giáo
• Hiểu bản chất tín ngưỡng người Việt, sự thống
nhất, biện chứng của tín ngưỡng với mọi mặt
đời sống xã hội VN
• Có khả năng đối sánh tín ngưỡng trong VHVN
với tín ngưỡng của các nền VH lân cận hoặc xa
lạ
Khái niệm Tín ngưỡng
• Từ điển tiếng Việt [Nguyễn Như Ý (chủ biên)] định nghĩa tín ngưỡng là:
“lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo”
• Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín
đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.
• Theo GS Ngô Đức Thịnh : “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con
người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm
tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà
ta có thể sờ mó, quan sát được.
• Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ
chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong
tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng
mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng).
• Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin và cách thức
biểu lộ đức tin của con người đối với những hiện
tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay
huyền thoại có liên quan đến cuộc sống của họ
nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối
tượng siêu hình mà người ta thờ phụng.
Điểm giống nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo

• Đều là niềm tin với những thứ được truyền


lại/ truyền dạy, không thể cảm nhận bằng các
giác quan.
• Đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử
giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã
hội, với cộng đồng.
Phân biệt tín ngưỡng – tôn giáo

TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

Sơ khai Phát triển

Mang tính chất dân gian, gắn với sinh Có tổ chức chặt chẽ, được truyền thụ qua
hoạt dân gian giảng dạy và học tập

(-) Có Giáo chủ, giáo lý, giáo luật, tín đồ, giáo
đường

Một người có thể cùng lúc sinh hoạt Một tín đồ chỉ được theo một tôn giáo
nhiều tín ngưỡng

(-) Có hệ thống kinh điển: kinh, luật, luận đầy


đủ đồ sộ

(-) Có người làm việc và hành đạo suốt đời


Các tín ngưỡng chính
V.3.1.Tín • Thờ sinh thực khí
• Thờ hành vi giao phối
ngưỡng • Trống đồng – biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng
phồn thực phồn thực

V.3.2.Tín
• Tục thờ Mẫu (đạo Mẫu)
ngưỡng • Thờ động vật, thực vật
sùng bái tự
nhiên
V.3.3.Tín • Quan niệm về thể xác và linh hồn
• Tục thờ cúng tổ tiên
ngưỡng • Tục thờ Địa thần,
sùng bái con • Thành hoàng làng
người • Tục thờ Vua tổ, Tứ bất tử
V.3.1. TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

NHU CẦU THIẾT YẾU


của con người thuộc nền
VH nông nghiệp

DUY TRÌ CUỘC SỐNG PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

SẢN XUẤT LÚA GẠO SẢN XUẤT CON NGƯỜI

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC


Phồn = Thực = PHỒN
nhiều nảy nở THỰC

Hình thức thờ:


-Thờ sinh thực khí
-Thờ hành vi giao phối

*Tín ngưỡng phồn thực chính là mặt khác của triết


lý âm dương.
V.3.1.1. THỜ SINH THỰC KHÍ

Sinh = đẻ + thực = nảy nở + khí = công cụ


➔thờ cơ quan sinh dục của con người

-Thờ tượng hình nam


nữ với sinh thực khí
phóng to
-Thờ cột đá, hốc cây
-Thờ cũng nõ nường
-Lễ hội rước sinh thực
khí
Sinh thực khí tại Mỹ Sơn
V.3.I.2 THỜ HÀNH VI GIAO PHỐI

Các hình thức thể hiện


• Tượng, hình ảnh nam
nữ giao phối
• Hình động vật giao phối
• Cách gieo hạt của
người Ê đê
• Điệu múa “tùng gí” ở
Phú Thọ
• Giã gạo hát giao duyên
• Lễ đâm sinh thực khí
• Hội Rã La ở Hà Tây
• …
• Trống đồng là
biểu tượng
toàn diện của
tín ngưỡng
phồn thực
(xem trong
video 1)
Video 1
Xem video Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa
Việt Nam tại địa chỉ đường link dưới đây:

• https://www.youtube.com/watch?v=V4RC8jm
VHYY
V3.2. TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN

Văn hóa nông nghiệp -> gắn bó, phụ thuộc thiên nhiên
-> âm tính-> trọng nữ, trọng tự nhiên

Tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ động vật, thực vật


V3.2.1. Tục thờ Mẫu (đạo Mẫu)

• Tục thờ các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước – những nữ


thần cai quản các hiện tượng tự nhiên mật thiết
nhất với cư dân trồng lúa nước
• Sau khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa chuyển
thành Mẫu Cửu Trùng (hay Cửu Thiên Huyền Nữ)
song song tồn tại với Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà

• Ba bà được thờ chung dưới dạng tín ngưỡng TAM
PHỦ: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu
Thủy
• Thờ các bà Mây –
Mưa – Sấm – Chớp
là các hiện tượng
thiên nhiên quan
trọng trong cuộc
sống của cư dân lúa Tứ Pháp
nước
• Khi Phật Giáo vào
Việt Nam, nhóm nữ
thần trở thành TỨ
PHÁP: Pháp Vân,
Pháp Vũ, Pháp Lôi,
Pháp Điện Tư Pháp Vân tại Tượng Pháp Vũ, tục
chùa Keo, Gia gọi Bà Đậu, ở chùa
Lâm, HN Dâu, Bắc Ninh
• Người Việt còn thờ các
hiện tượng thiên nhiên
không gian và thời gian
như:
- Ngũ hành nương nương
- Ngũ phương chi thần
- Ngũ đạo chi thần
- Thập nhị hành khiển
- Mười hai bà Mụ
Tín ngưỡng
thờ Mẫu
cùng nghi lễ
hát múa chầu
văn – hầu
đồng đã
được phát
triển thành
loại hình
nghệ thuật
mang đậm
bản sắc dân
gian.
Video 2
Xem Tục thờ Mẫu ở Việt Nam - Đạo
Mẫu Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=hYIKT8Cbt9Y

Video 3
Xem thêm Bí ẩn tượng Tứ Pháp
http://www.phatam.com/video/vietpictures/bi-an-
tuong-tu-phap-video_19f53ebdc.html
V3.2.2. Tín ngưỡng thờ động vật, thực vật

• Địa hình sông nước -> sùng bái chim, rắn, cá


sấu, RỒNG

• Đặc thù thực vật và lúa nước -> sùng bái cây
cối: cây lúa, cây cau, cây đa, cây dâu, quả
bầu…
Hình tượng biểu trưng: Tổ tiên người Việt là
giống “Tiên - Rồng”, thuộc họ “Hồng Bàng”
Hình ảnh chim trên Trống đồng
Bộ Tứ linh (từ trái sang phải): long – ly – qui – phượng
Tranh thêu tay: Rồng Phượng (song hỷ)
Tục thờ cây cổ thụ

Lễ cúng Thần lúa


của người Cho Ro
Cây đa cổ thụ được bảo tồn, xây mới miếu thờ giữa lòng
đường Vũ Trọng Phụng, bên cạnh khu chung cư Hapulico.
V3.3. TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI

Quan niệm về hồn và vía

Tín ngưỡng thờ tổ tiên

Tín ngưỡng thờ Thổ công

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng

Tín ngưỡng thờ Vua tổ và Tứ bất tử


V3.3.1. Quan niệm về hồn và vía
Con người = Thể xác + Tinh thần
Thần
thánh
hóa

Linh hồn

Hồn Vía

Tinh, khí, thần Các quan năng


V3.3.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Quan niệm Niềm tin Thờ cúng


về thể xác chết là về
và linh hồn với tổ tiên tổ tiên
V3.3.3. Tục thờ Thổ công
• Thổ Công là một dạng khác của Mẹ Đất, là vị thần
trông coi gia cư, phúc họa cho một gia đình.
• Ở Nam Bộ, Thổ Công được thay bằng ông Địa, nhiều
nơi đồng nhất với Thần Tài.
V3.3.4. Tục thờ Thành Hoàng làng
• Thành Hoàng là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa
của một làng.
• Thành Hoàng có thể là người có công, anh hùng liên quan đến
làng được vua sắc phong, có thể là “tà thần” – những người
xấu chết vào giờ thiêng.
V3.3.5. Tục thờ Vua Tổ và Tứ bất tử

• Tục thờ Vua Tổ - vua Hùng chỉ có duy nhất ở


Việt Nam, vào ngày 10 – 3, gọi là ngày Giỗ tổ.
Tục thờ Tứ Bất Tử
Tản Viên – Thánh Gióng – Chử Đồng Tử - Liễu Hạnh

Chống Chống Khát vọng Khát vọng


thiên tai, giặc làm giàu tự do,
lũ lụt ngoại hạnh
xâm phúc
Vở diễn tái hiện tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa
Video 4
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
https://www.youtube.com/watch?v=yFQMP58emJg

Video 5
Thờ cúng tổ tiên, nét đẹp của người Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=PxHT1a7jLvk

Video 6
Tứ Bất Tử, niềm tin thành kính
https://www.youtube.com/watch?v=0cpHZqwH7h8
Tuần 7. tiết 3

KIỂM TRA GIỮA KÌ

You might also like