You are on page 1of 20

NGHI THỨC CÚNG GIỖ (DÀNH CHO GIA ĐÌNH TỰ LÀM LỄ

- NGƯỜI MẤT LÀ NHÂN DÂN PHẬT TỬ CHƯA PHÁT


NGUYỆN BỒ ĐỀ TU LỤC HÒA)
I. Lời Dẫn
1. Lợi Ích Cho Người Mất
Kính thưa quý vị, Đức Phật dạy khi con người mất đi, rất ít người
được tái sinh trở lại làm người, phần đa số là tái sinh làm hương linh,
ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục. Đức Phật lại dạy cho mọi người khi có
người thân mất, người nhà quyến thuộc nên tụng kinh cho người mất
nghe, nếu người mất đó từ trước đã có chút tâm tính hiền thiện thì có
thể họ được giác ngộ, trong khi nghe kinh mà được giải thoát. Và nếu
người mất đó từ trước tâm tính hiền thiện hoặc không hiền thiện nếu
người thân nên cúng lễ, làm các việc thiện, cúng dường Tam Bảo, hồi
hướng phúc báu đó, đến cho người mất thì người mất cũng sẽ được lợi
ích. Người mất nương nhờ vào sự tụng kinh, cúng lễ, phúc báu mà
thân quyến hồi hướng, sẽ được hưởng các điều tốt đẹp, tương ưng với
phúc hồi hướng đó.
Nên sau khi gia đình có người thân mất, nếu quý vị thông qua việc lễ
cúng, đúng theo nghi thức Phật giáo này, thì quý vị sẽ giúp cho người
thân, được bớt khổ hoặc hết khổ, tùy thuộc vào công đức phước báu
hồi hướng của quý vị.
2. Lợi Ích Cho Gia Đình
a. Lợi ích tu tập cho gia đình
– Gia đình thực hành tu tâm hiếu, nghĩa: Làm các việc đúng lời Phật
dạy, cúng dường Tam Bảo hồi hướng phúc, lợi ích cho người mất.
– Gia đình thực hành tu tâm từ bi: Hiến cúng vật thực trong khóa lễ
cúng thí thực, đến cho chúng sinh trong cõi hương linh có oán kết.
Cứu mạng chúng sinh.

1
– Gia đình thực hành công đức giác ngộ cho mình và tăng duyên giác
ngộ cho người mất, cho chúng sinh, qua việc lễ bái, tụng kinh, khai
thị.
b. Lợi ích nhân quả phước báu cho gia đình
– Tăng trưởng tâm biết ơn, hiếu nghĩa, nhiều kiếp về sau, được cha mẹ
chăm lo, mọi người giúp đỡ. Hiện tại hồi hướng công đức cho con
cháu, để được ngoan hiền, ơn nghĩa.
– Cúng thí thực: Sinh ra công đức, được người giúp đỡ, lúc cơ nhỡ
khó khăn, được phước phần về đồ ăn uống.
– Lễ phóng sinh: Sinh ra công đức, tiêu trừ các ác nạn về sức khỏe,
bệnh tật, tai nạn, thọ mạng được kéo dài.
– Làm khóa lễ cúng, đúng theo lời Phật dạy: Sinh ra các công đức
phước báu thiện lành, khiến hiện tại gia đình tăng duyên hạnh phúc và
lợi ích cho các kiếp sau.
– Lễ cúng này, tạo duyên cho cả người đã mất và gia đình được tu tập,
được phúc báu hiện tại kiếp này và đời đời kiếp kiếp sinh về nơi đâu
nhân duyên này khiến sẽ gặp lại nhau, hội tụ với nhau, luôn mang đến
điều tốt lành cho nhau.
3. Lưu Ý
– Biết rõ chỉ có tạo phúc cúng dường Tam Bảo, cúng dường tới Tăng
đoàn phạm hạnh, từ năng lực tu tập của Tăng đoàn, thì mới sinh ra
phúc báu và hồi hướng phúc báu đó đến cho người mất, thì mới đem
đến lợi ích cho người mất và gia đình.
– Biết rõ việc làm lễ của mình, không thể so sánh với đạo tràng, với
chư Tăng. Đạo tràng, có năng lực từ việc tu tập, thực hành pháp lục
hòa. Chư Tăng, có năng lực từ việc thực hành các pháp giải thoát.
II. Đối Tượng Làm Chủ Lễ
Nghi thức dành cho hai đối tượng:
- Nhân dân (chưa quy y Tam Bảo) và Phật tử chưa phát nguyện Bồ Đề
tu Lục Hòa (đã quy y Tam Bảo, nhưng chưa phát nguyện Bồ Đề tu

2
Lục Hòa).
- Phật tử đã phát nguyện Bồ Đề tu Lục Hòa (Phật tử trong các đạo
tràng thuộc Câu lạc bộ Cúc Vàng, đã bạch xong phát nguyện tu Lục
Hòa 49 ngày).
Lưu ý: Chủ sám là đối tượng nào, thì thực hành nghi thức dành cho
đối tượng đó.
III. Hướng Dẫn Sắm Lễ
– Trước bát hương thờ Phật: Một bát cơm, một cốc nước. (Nếu gia
đình chưa có bàn thờ Phật, chưa có bát hương thần linh, thì không
sắm lễ cúng Phật, không sắm lễ cúng Thần Linh, nhưng vẫn đọc phần
cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã
sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư
Thiên, chư Thần Linh và các hương linh).
– Trước bát hương thờ Thần Linh (chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ
Công, Thần đất…): Một bát cơm, một cốc nước. Ban thờ thần linh ở
chỗ khác, xa với bàn thờ người mất, thì lễ vẫn đặt trước bát hương
Thần Linh và ngồi cúng tại khóa lễ người mất.
– Ban thờ vong: Quả, một mâm cơm (chay hoặc tam tịnh nhục)
Lưu ý: Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh cũng có thể cúng tam
tịnh nhục (không tự mình giết, không xui người giết, không nhìn thấy
chúng đó bị giết). Đức Phật và chư Thánh khi còn tại thế vẫn sử dụng
vật thực tam tịnh nhục.
IV. Pháp Khí
Tùy duyên có/không dùng pháp khí: Chuông, mõ, khánh.
Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy
sớ.
V. Các Phần Tâm Linh Phát Sinh Và Cách Hóa Giải
– Trong quá trình gia đình làm công việc này, nếu có các sự việc: Gia
đình bất hòa khác thường, các nạn, giấc mơ khác thường, các sự bất
thường khác… thì bạch thỉnh các hương linh tác động tạo thành sự

3
việc, hiện tượng (kể tên hiện tượng, sự việc)…, các hương linh có liên
quan qua điềm báo bằng các sự việc, hiện tượng đó.
– Bạch thỉnh vào trong các khóa tu và phát nguyện cầu siêu cho các
hương linh đã thỉnh đó.
Lưu ý:
– Không làm các việc trấn yểm
VI. Hướng Dẫn Cho Phật Tử Ở Xa Muốn Cúng Dường Tam Bảo
Về Chùa Ba Vàng
Thể theo nguyện vọng của Phật tử ở xa muốn cúng dường về chùa
thông qua tài khoản. Chùa Ba Vàng xin thông báo số tài khoản duy
nhất dành để cúng dường cầu an cầu siêu sau đây:
Link: https://chuabavang.com/thong-bao-so-tai-khoan-cua-chua-ba-
vang-d781.html
VII. Nghi Thức Cúng Lễ
Quý đạo hữu thực hiện 1 trong 2 nghi thức dưới đây:
Nghi Thức Dành Cho Chủ Lễ Là Nhân Dân Phật Tử Chưa Phát
Nguyện Bồ Đề Tu Lục Hòa
2. Nguyện Hương
(Quỳ. Tùy duyên đọc phần dùng hương đốt hoặc hương tâm)
+ Trường hợp dùng hương nén, hương trầm…: [1]
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
+ Trường hợp dùng hương tâm: [2]
Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
(Tiếp. Chung cho các trường hợp)
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành

4
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
3. Bạch Phật
(Quỳ gối, chắp tay)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng
minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính
bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia
hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần
Linh quang giáng đàn tràng ủng hộ cho con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…
(Tùy duyên có/không đọc phần này: Con/chúng con đang tu tập tại
đạo tràng… thuộc Câu lạc bộ Cúc Vàng.)
Con/chúng con tùy hỷ theo sáu Pháp hòa kính của Đức Phật.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… là ngày giỗ… (mẹ, cha,… tên)…
của con/chúng con, bỏ báo thân ngày… tháng… năm… an táng (gửi
tro cốt) tại… gia đình con/chúng con xin tu tập công đức, tụng kinh,
cúng lễ để hồi hướng phước lành cho (mẹ, cha,… tên)…
Con/chúng con kính bạch quý Ngài, nay con/chúng con xin nương oai
lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho hương linh của chư Tăng
chùa Ba Vàng, xin thỉnh mời hương linh (mẹ, bố…, tên)… mất vào
hồi… ngày… tháng… năm… an táng (gửi tro cốt) tại…, các hương
linh gia tiên tiền tổ họ… hợp duyên với gia đình con/chúng con, cùng
các hương linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình, được vân tập về

5
đây, cùng con/chúng con tu tập và thọ hưởng phẩm thực hiến cúng của
gia đình con/chúng con.
Con/chúng con xin nhất tâm thỉnh mời.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 chuông)
(Nếu gia đình có ý định sẽ về chùa, cúng dường Tam Bảo hồi hướng
phúc, cầu siêu cho người mất, thì khấn theo đoạn văn khấn sau.
Văn khấn: Và gia đình con/chúng con xin vào ngày… tháng…
năm… sẽ về chùa (gửi tịnh tài về chùa), để cúng dường Tam Bảo hồi
hướng phúc báu đến cho hương linh (mẹ, bố…, tên)… mất vào hồi…
ngày… tháng… năm… an táng (gửi tro cốt) tại…
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát!)
(Tiếp)
Giờ này con/chúng con xin thỉnh hết thảy chư Thiên, chư Thần Linh;
thỉnh hương linh (mẹ, bố…, tên)…, cùng các hương linh, cùng với
con/chúng con vào khóa lễ tu tập các công đức.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô A Di Đà Phật! (1
chuông. 1 lễ)
4. Lễ Tán Phật
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp
giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp
giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không
khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ)

6
[Nếu thờ Xá Lợi thì lễ thêm: Chí tâm đảnh lễ: Kim Thân Xá Lợi
Chư Phật, Chư Thánh Hiền Tăng. (3 chuông. 1 lễ)]
5. Cúng Thực
a. Văn bạch
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch
chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh, chư Hộ
Pháp, chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám, chư hương linh hoan hỉ,
hôm nay, gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực, tịnh tài
dâng lên cúng dường:
Trường hợp do duyên trên mâm cúng có thịt chúng sinh thì
đọc: Nhân duyên gia đình chưa hiểu Phật Pháp nên có thể sát mạng
chúng sinh để cúng lễ, con/chúng con xin bạch không dâng cúng các
phần thịt do gia đình sát mạng chúng sinh. Con/chúng con xin bạch
cúng các phần vật thực phẩm chế biến từ rau củ quả và vật thực tam
tịnh nhục đúng Pháp.
(Tiếp)
Thượng: Xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng
minh.
Trung: Xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng
chứng minh.
Hạ: Xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây.
Sau: Xin hiến cúng cho hương linh (mẹ, bố…, tên)… mất vào hồi…
ngày… tháng… năm… an táng (gửi tro cốt) tại… cùng các hương
linh mà con/chúng con đã thỉnh mời.
Nguyện cho, hương linh (mẹ, bố…, tên)… cùng các hương linh, được
nương sự bố thí, trong khóa lễ cúng này của gia đình con/chúng con
mà được thọ thực no đủ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông)

7
b. Tụng thần chú cúng thực
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha nga đá phả rô chỉ để ám
tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt
tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3
lần. 3 chuông)
(Nếu gia đình phát nguyện cúng dường Tam Bảo về chùa thì đọc tiếp,
nếu không cúng dường thì không đọc phần in đậm:
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân duyên ngày này,
gia đình con/chúng con xin cúng dường hộ trì Tam Bảo, để hưởng
phúc lành, từ nơi tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng, với tâm
nguyện cho chư Tăng, được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập,
xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và
hoằng Pháp để hồi hướng công đức phúc báu, từ sự cúng dường
của con/chúng con, đến các vị chư Thiên, chư Thần Linh và các
hương linh.
– Con/chúng con phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền
là… để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh.
– Con/chúng con phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền
là… để hồi hướng cho hương linh (mẹ, bố…, tên)… mất vào hồi…
ngày… tháng… năm… an táng (gửi tro cốt) tại…
– Con/chúng con phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền
là… để hồi hướng phúc đến cho các hương linh, có duyên trong
khóa lễ.
Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.)
(Tụng tiếp)
Mong nguyện cho hương linh,
Thọ thực được no đủ,

8
Thần thức được khinh an,
Cùng nghe kinh thính pháp,
Giác ngộ được siêu sinh
Về cảnh giới an lành
Tu hành được giải thoát
Nam mô tiếp dẫn đạo sư đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! (3 lần.
1 chuông)
6. Tụng Kinh
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này con/chúng con xin
phép được tụng Pháp bảo tôn kinh: bài kinh Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại
Bức Tường. Con/chúng con kính thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh,
thỉnh hương linh (mẹ, bố…, tên)… và các hương linh cùng nghe kinh.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(Tất cả ngồi tụng, pháp khí: mõ)
Kệ khai kinh
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

BÀI KINH: CHUYỆN NGẠ QUỶ NGOẠI BỨC TƯỜNG


Bậc Đạo sư kể chuyện này trong khi đang trú tại thành Vương-xá
(Rājagaha).
Chín mươi hai kiếp về trước, có một kinh thành tên là Ka-si-pu-ri
(Kāsipurī). Vua Jay-a-se-na (Jayasena) ngự trị nơi ấy có chánh hậu là
Si-ri-ma (Sīrimā), vương tử Phất Sa (Phussa) chứng đắc Vô Thượng
Chánh Đẳng Giác, tức là đức Cổ Phật thứ mười tám sau đức Phật
Nhiên Đăng (Dīpaṇkāra).

9
Bấy giờ, Đại Vương Jay-a-se-na sinh tâm ngã mạn, suy nghĩ: “Vì
vương tử của ta sinh ra đời làm đức Phật, đã thành tựu đại sự xuất thế,
chỉ riêng ta có Phật, chỉ riêng ta có Pháp, chỉ riêng ta có Tăng chúng”.
Do đó nhà vua luôn luôn hầu cận bên đức Phật và không dành cơ hội
cho kẻ khác.
Ba hoàng đệ của đức Thế Tôn ấy do bà mẹ khác sinh ra, bèn suy nghĩ:
“Quả thật chư Phật ra đời vì lợi ích của quần sinh khắp thế gian này,
chứ không phải vì riêng một ai. Nay phụ vương ta không dành cơ hội
cho người khác. Làm thế nào ta có thể phụng sự đức Thế Tôn và Tăng
chúng?
Nào chúng ta hãy thi hành một chiến thuật”.
Thế là chư vị gây rối tại vùng biên địa. Sau đó, khi nhà vua nghe tin
về vụ rối loạn này, liền phái ba vương tử đi bình định biên thùy. Ba vị
tuân lệnh và khi trở về, nhà vua hài lòng ban chư vị một điều ước,
phán bảo:
- Hãy chọn thứ gì các vương nhi muốn.
Ba vị tâu:
- Chúng thần nhi ước mong hầu cận đức Thế Tôn.
Nhà vua từ chối, phán:
- Hãy chọn thứ khác.
Ba vị tâu:
- Chúng thần nhi không màng thứ gì khác cả.
Nhà vua lại phán:
- Thôi được, các vương nhi có quyền chọn theo ý muốn.
Ba vị đến gần đức Thế Tôn và thưa:
- Bạch Thế Tôn, chúng đệ tử ước mong phụng sự đức Thế Tôn ba
tháng. Xin đức Thế Tôn hoan hỷ an cư ba tháng mưa với chúng đệ tử.
Đức Thế Tôn chấp thuận. Ba vị hoàng tử tự thân hành gửi một thông
điệp đến cho người được chỉ định trông coi tỉnh nọ, bảo: “Trong suốt

10
ba tháng này, chúng ta cần phục vụ đức Thế Tôn, bắt đầu bằng cách
xây một tinh xá, và cung cấp đủ mọi thứ cần thiết”.
Sau đó, chư vị hết lòng cung kính phục vụ đức Thế Tôn cùng Tăng
chúng. Khi các viên quan cai trị tỉnh này đã cúng dường tinh xá xong,
các vị chấp hành việc an cư mùa mưa ấy. Một vị thủ kho hoàng gia,
con trai một gia chủ, là người mộ đạo cùng với vợ đã tìm được niềm
tin, vị ấy trân trọng cúng dường Tăng chúng với đức Phật làm thượng
thủ. Người được chỉ định cai quản tỉnh này theo gương vị kia cùng với
mười một ngàn dân đem các vật đến cúng dường với tất cả lòng thành
kính.
Vào dịp ấy, có một số người bất mãn trong lòng, sau khi ngăn cản
những vật đóng góp, chính họ lại ăn các phẩm vật và nổi lửa đốt trai
đường.
Sau khi ba vương tử cùng đoàn tùy tùng đã cúng dường đức Thế Tôn
và từ giã Ngài xong, ba vị đi thẳng đến phụ vương.
Khi trở về, đức Thế Tôn đắc Niết-bàn vô dư y, ba vương tử và người
cai quản tỉnh ấy, vị thủ kho báu hoàng gia dần dần theo thời gian đều
từ trần và cùng với quần chúng ở đó được tái sanh thiên giới, còn số
người bất mãn trong tâm bị tái sanh địa ngục.
Chín mươi hai kiếp trôi qua như vậy, trong lúc hai hạng người trên cứ
lần lượt tái sanh từ thiên giới này đến thiên giới khác và từ địa ngục
này đến địa ngục khác. Rồi đến hiền kiếp này, vào thời đức Thế Tôn
Ca Diếp (Kassapa), đám người bất mãn trong tâm tái sanh vào loài
ngạ quỷ.
Vào thời ấy, loài người thường cúng dường vì lợi ích của đám quyến
thuộc quá cố của họ và nêu rõ: “Lễ vật này xin dành cho quyến thuộc
của chúng tôi”. Do đó, các vong linh được an lạc. Thế rồi, chính các
vong linh ấy cũng nhận biết điều này, nên sau khi đến gần đức Phật
Ca Diếp, các vị ấy hỏi:

11
- Bạch Thế Tôn, giờ đây làm thế nào chúng con có thể đạt được an lạc
như vầy?
Đức Thế Tôn đáp:
- Hiện nay chư vị chưa có thể đạt được an lạc ấy, nhưng thời gian về
sau, sẽ có một đức Phật ở thế gian tên gọi là Go-ta-ma. Vào thời của
đức Thế Tôn ấy, sẽ có một vị vua tên là Bình-sa (Bimbisāra), trong
chín mươi hai kiếp nữa kể từ đây sẽ là quyến thuộc của chư vị. Vua ấy
sẽ dâng lễ cúng dường đức Phật và sẽ hồi hướng công đức ấy đến chư
vị, sau đó, chư vị sẽ được an lạc.
Thời bấy giờ, khi điều này được phát biểu, thì cũng như thể ta nói với
các vong linh ấy: “Ngày mai chư vị sẽ được an lạc”.
Về sau, khi thời kỳ có đức Phật này đã qua, đức Thế Tôn Go-ta-ma
giáng sanh vào cõi đời, ba vương tử cùng với một ngàn người từ thiên
giới tái sanh vào quốc độ Ma-kiệt-đà (Magadha) trong các gia đình
Bà-la-môn.
Theo thời gian, sau khi từ giã đời thế tục, ba vị trở thành các nhà khổ
hạnh bện tóc, trú tại đỉnh núi Ga-da (Gaya), người trước kia cai quản
tỉnh thành ấy trở thành vua Bình-sa; người thủ khố hoàng gia, con của
vị gia chủ, trở thành đại phú trưởng nghiệp đoàn có tên Tỳ Xá Khư
(Visākhā); vợ vị ấy trở thành con gái của một vị đại phú trưởng nghiệp
đoàn và được đặt tên Dam-ma-din-na (Dhammadinnā), còn đám quần
chúng được tái sanh làm các vị cận thần của vua.
Bấy giờ, đức Thế Tôn Go-ta-ma giáng sanh cõi trần, sau bảy tuần
Giác Ngộ, Ngài đến Ba-la-nại (Bārāṇasī) chuyển Pháp luân. Ngài giáo
hóa ba vị đạo sĩ bện tóc, sau khi Ngài đã khởi đầu giáo hóa năm vị
khổ hạnh và thâu nhận cả ngàn đệ tử. Sau đó Ngài đi đến Vương-xá và
an trú vua Bình-sa vào Sơ quả Dự Lưu cùng với hơn một vạn Bà-la-
môn và cư sĩ ở tại xứ Ương-già (Anga) và Ma-kiệt-đà.
Tuy nhiên các ngạ quỷ ở quanh cung vua suy nghĩ: “Giờ đây nhà vua
sẽ làm lễ cúng tế cho chúng ta được hưởng phước”. Trong lúc nhà vua

12
làm tế lễ, nhà vua suy nghĩ: “Ta không biết bây giờ đức Thế Tôn đang
trú ở đâu?”. Do vậy, nhà vua không hồi hướng công đức đến ai cả. Vì
các ngạ quỷ không nhận được thí vật nào cả, chúng rất thất vọng thốt
tiếng kêu thảm thiết mỗi đêm ở hoàng cung.
Rạng ngày, nhà vua hoảng sợ trình đức Thế Tôn về chuyện đã xảy ra
và hỏi:
- Bạch Thế Tôn, Ngài đã nghe tiếng nào như vậy chưa? Con băn
khoăn không biết việc gì xảy ra với con.
Đức Thế Tôn đáp:
- Thưa Đại vương, xin đừng sợ, không có gì bất thường xảy ra với Đại
vương đâu, mà thịnh vượng sẽ đến với Đại vương thôi. Giờ đây, quả
thật là quyến thuộc của Đại vương đã tái sanh vào loài ngạ quỷ. Trong
suốt một kiếp, chúng đã lang thang khắp nơi và chỉ mong ước điều
này: “Nhà vua sẽ làm lễ cúng dường đức Phật và hồi hướng công đức
ấy cho chúng ta”. Hôm qua, khi Đại vương dâng lễ, Đại vương đã
không hồi hướng công đức. Do đó, chúng mất hết hy vọng và thốt
tiếng kêu la.
Nhà vua hỏi:
- Bạch Thế Tôn, bây giờ làm sao chúng có thể nhận được thí vật?
Đức Phật đáp:
- Thưa Đại vương, quả thật chúng có thể nhận.
Nhà vua nói:
- Bạch Thế Tôn, vậy Thế Tôn hãy nhận lời thỉnh cầu của con vào ngày
mai, con sẽ hồi hướng công đức lễ vật ấy cho chúng.
Đức Thế Tôn nhận lời. Sau đó, nhà vua ra lệnh chuẩn bị lễ cúng
dường hào phóng, và thông báo thời giờ lên đức Thế Tôn, Ngài liền
đến Hoàng cung. Bầy ngạ quỷ cũng đến và suy nghĩ: “Hôm nay chúng
ta sẽ hưởng được món gì đó”, rồi đứng bên ngoài các bức tường và
hàng rào.

13
Sau đó, đức Thế Tôn làm cho mỗi ngạ quỷ đều hiện hình trước nhà
vua. Trong khi vua dâng nước rửa, vua hồi hướng công đức ấy cho
chúng với những lời này: “Mong công đức này dành cho quyến thuộc
ta”. Lập tức xuất hiện các ao sen đầy sen súng cho bọn ngạ quỷ.
Chúng tắm rửa và uống nước ở đó, được giảm nhẹ nỗi thống khổ của
chúng vì bất hạnh, lao nhọc và khát nước, nên da chúng trở nên vàng
ánh.
Nhà vua dâng lễ cúng dường cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng
mềm rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy cho chúng. Trong chốc lát liền
xuất hiện cho chúng các thực phẩm khác, thậm chí cả thực phẩm thiên
giới, khiến chúng hân hoan hưởng thọ.
Nhà vua lại cúng dường y phục và sàng tọa, tinh xá rồi hồi hướng
công đức lễ vật ấy. Sau đó, liền xuất hiện cho chúng các thiên y, thiên
cung, sàng tọa, khăn phủ và đồ trang sức. Đức Thế Tôn quyết định
làm cho tất cả hạnh phúc tuyệt vời này của họ được hiển lộ trước vua;
khi nhìn thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ.
Rồi đức Thế Tôn, sau khi thọ thực xong, và được thỉnh cầu, Ngài kể
chuyện ngạ quỷ ngoài bức tường thay lời tùy hỷ công đức.
1. Bọn chúng đứng kia, ngoài bức tường,
Những nơi trống trải, ngã tư đường,
Chúng đang đứng ở ngoài song cửa,
Khi đã về nhà tại cố hương.
2. Dù tràn trề ẩm thực liên miên
Đủ loại cứng mềm được dọn lên,
Cũng chẳng có ai cần bọn chúng,
Bởi vì nghiệp chúng đã gây nên.
3. Những người lân mẫn, lắm tình thương
Đúng lúc đem cho đám họ hàng,
Các thức cao lương, đồ ẩm thực,
Với lời cầu nguyện: “Để dành phần,

14
Lễ này cho đám người thân thuộc,
Mong các họ hàng được phước ân”.
4. Và các đám này đã đến đây,
Các vong linh của họ hàng này,
Thảy đều tụ tập đồng vui hưởng,
Các thực phẩm đều phong phú thay.
5. Chúng cầu: “Trường thọ các người thân,
Nhờ các vị, ta được hưởng ân,
Lòng quý trọng ta đà biểu lộ,
Người cho chẳng thiếu quả dành phần”.
6. Chốn kia không có cấy cày đâu,
Cũng chẳng hề nuôi súc vật nào,
Buôn bán như đây đều chẳng có,
Cũng không đổi vật lấy vàng trao.
7. Bên kia thế giới các vong linh.
Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh,
Như nước đổ từ trên núi xuống,
Cúng dường nuôi ngạ quỷ thân tình.
8. Giống như tất cả các dòng sông,
Chảy xuống đổ đầy cả đại dương,
Cũng vậy, những gì người bố thí,
Từ đây nuôi sống các vong nhân.
9. Những thân bằng quyến thuộc trong nhà,
Trước đã cho ta, giúp đỡ ta,
Mong mọi người ban phần ngạ quỷ,
Nhớ công họ tạo thuở xưa xa.
10. Bởi vì kêu khóc hoặc sầu bi,
Thương tiếc, than van chẳng ích gì,
Không lợi gì cho người quá cố,
Khi thân nhân giữ thói lề kia.

15
11. Song lễ vật này được cúng dâng
Khéo đem an trú ở chư Tăng,
Quả này hiện tại và sau nữa,
Lợi lạc lâu dài với cổ nhân.
12. Đây là nghĩa vụ của thân nhân
Tôn trọng vong linh, đã cúng dâng,
Tăng chúng được thêm nhiều dõng lực,
Người làm công đức lớn vô ngần.
Khi pháp thoại chấm dứt, tám vạn bốn ngàn người đã đắc Pháp nhãn
do tri kiến sanh khởi từ sự kiện tái sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Tâm
họ đầy xúc động vì được tán thán và họ càng nỗ lực tinh cần. Ngày
hôm sau đức Thế Tôn cũng dạy chư Thiên và loài Người bài kinh
“Ngoài Bức Tường” ấy. Do vậy, suốt bảy ngày đều diễn ra sự đắc
Pháp nhãn như trên.

VĂN KHAI THỊ


(ngồi, một người đọc)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con kính bạch Đức Phật,
con tên là… là (con, cháu, anh, em…)... của hương linh (cha, mẹ,…
tên)… Con xin được nương tựa oai lực của Tam Bảo, đọc lại lời khai
thị cho hương linh nghe.
Hỡi hương linh (cha, mẹ,… tên)…, cùng các hương linh, trong bài
kinh trên, nói về từ thời Đức Phật quá khứ Phất Sa, có nhóm người
không tin kính Tam Bảo, họ đã sinh tâm bất mãn với sự cung kính,
cúng dường Tam Bảo của những người đệ tử Phật. Sau khi làm mọi
cách, ngăn cản người khác đóng góp tài vật, công sức cho việc cúng
dường, thì chính họ lại ăn các phẩm vật và còn làm việc ác nữa là nổi
lửa đốt trai đường, nơi thọ thực của chư Tăng.

16
Do các ác nghiệp, mà nhóm người đó gây nên, sau khi chết họ bị đọa
làm quỷ, chịu đói khát than khóc 92 kiếp, sau đó họ gặp Đức Phật Ca
Diếp và được Đức Phật Ca Diếp chỉ dạy: “Trong chín mươi hai kiếp
nữa kể từ đây, sẽ là quyến thuộc của chư vị, là vua Bình Sa. Vua ấy sẽ
dâng lễ cúng dường đức Phật và sẽ hồi hướng công đức ấy đến chư vị,
sau đó chư vị sẽ được an lạc.”
Vậy là chúng quỷ đó, đã phải chịu 184 kiếp khổ đói kêu gào, sau được
đức vua Bình Sa dâng lễ cúng dường trai Tăng, đến cho Đức Phật
Thích Ca và chư Tăng, hồi hướng phúc cho chúng, nhờ phúc báu đó
mà chúng ngạ quỷ, đã được siêu thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, sinh về cõi
trời, hưởng cuộc sống hạnh phúc.
Người chủ ngân khố, do công đức tin kính Tam Bảo, làm phụ các việc
cúng dường, sau kiếp đó được sinh lên trời hưởng phúc, sau đó sinh
xuống nhân gian, làm vua Bình Xa và là quyến thuộc kiếp xưa, của
nhóm người không tin kính Tam Bảo kia, do nhân duyên huyết thống,
mà lâu xa bao kiếp, nhóm người kia trong cõi ngạ quỷ vẫn được duyên
cứu khổ từ thân quyến huyết thống.
Đây là nhân duyên thù thắng cho những người Phật tử, biết cách cứu
cha mẹ, quyến thuộc hiện kiếp này và các kiếp quá khứ lâu xa về
trước.
Bạch thỉnh hương linh (cha, mẹ,… tên)…, cùng các hương linh, gia
đình mình cũng nương tựa Phật Pháp, mà làm các công đức nơi Tam
Bảo, để hồi hướng phước đến cho hương linh, nguyện mong hương
linh, cũng được nương tựa Tam Bảo, tu tập Phật Pháp để được an
lành. Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!

7. Tiếp Sau Phần Khai Thị Của Bài Kinh


(Ngồi)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô A Di Đà Phật! Xin
thỉnh hương linh (mẹ, bố,… tên)…, nhất tâm phát nguyện theo lời

17
con (em, cháu…) đọc, để tăng trưởng thắng duyên, dù sinh về cảnh
giới nào, cũng được đầy đủ nhân duyên, quy y Tam Bảo, làm vị Hộ
Pháp cho giáo Pháp bất tử của Như Lai, thực hành tâm cao thượng cầu
Vô Thượng Bồ Đề. Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!
Kính lạy Phật Di Đà
Con nay xin phát nguyện
Dù sinh về nơi đâu
Cũng hành trì tu tập
Tích chứa các công đức
Trong tam phước vãng sinh:
“Một là hiếu dưỡng cha mẹ,
Phụng sự sư trưởng,
Từ tâm bất sát,
Tu mười thiện nghiệp.
Hai là nghiêm trì giới cấm.
Ba là phát tâm Bồ Đề,
Tin sâu nhân quả,
Đọc tụng kinh điển,
Tu các công đức,
Hồi hướng vãng sinh tịnh độ”
Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật! (10 lần)
8. Phục Nguyện
(Quỳ, chắp tay)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng
minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Đệ tử con/chúng con xin hồi hướng công đức tu tập trong khóa lễ này,
các công đức gia đình tạo lập trong khóa lễ này, công đức tùy hỷ theo
sáu Pháp hòa kính của Đức Phật, (tùy duyên đọc thêm: cùng công đức
tạo lập được trong ngày hôm nay [1]) về Vô Thượng Bồ Đề và hồi
hướng cho hương linh (cha, mẹ,.. tên)… mất ngày… tháng… năm…

18
an táng (gửi tro cốt) tại… cùng các hương linh đã được thỉnh mời
trong khóa lễ, được tăng phước tăng duyên nương tựa Tam Bảo, tu
hành thoát khổ; hồi hướng cho các chư vị chư Thiên, chư Thần Linh,
được tăng trưởng phúc lành, tăng thêm oai lực, kết duyên pháp lữ tu
hành với con/chúng con, hộ trì cho gia đình con/chúng con được phát
tâm Bồ Đề, thực hành công hạnh Bồ Đề tại Câu lạc bộ Cúc Vàng, cầu
Vô Thượng Bồ Đề.
Con/chúng con cũng lại xin, hồi hướng công đức trong khóa lễ, các
công đức gia đình tạo lập trong khóa lễ này, công đức tùy hỷ theo sáu
Pháp hòa kính của Đức Phật, (tùy duyên đọc thêm: cùng công đức tạo
lập được trong ngày hôm nay [1]) nguyện cho cả gia đình, được tiêu
trừ ách nạn, gia tăng tuổi thọ, công việc hanh thông (đọc việc mong
cầu)…, gia đình hạnh phúc, con cháu thảo hiền, cùng thân bằng quyến
thuộc được thắng duyên nương tựa Tam Bảo, thực hành Phật Pháp,
được hạnh phúc an vui.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
9. Hồi Hướng
(Quỳ; pháp khí: mõ)
Công phu công đức có bao nhiêu
Con xin lấy đó hồi hướng về
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh
Thảy đều thể nhập vô sanh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này
Chan rải mười phương khắp tất cả
Hết thảy chúng con cùng các loài
Đồng được lên ngôi vô thượng giác. (3 chuông)

19
10. Tam Tự Quy
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô
Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ
như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy
không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
11. Bạch Phật Cúng Thí Thực/Phóng Sinh
(Nếu gia đình sắm lễ cúng thí thực, phóng sinh, thì chắp tay bạch
Phật, để ra ngoài cúng thí thực. Nếu cúng thí thực, mà không phóng
sinh, thì không đọc phần xin phóng sinh, và ngược lại)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch
chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ
cho con/chúng con; con/chúng con xin thỉnh hết thảy chư Thiên,
Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỉ ủng hộ cho con/chúng con, gia đình
con/chúng con, có sắm sửa vật thực để cúng thí thực (cùng mua chúng
sinh để cứu mạng cho chúng), con/chúng con xin phép được ra ngoài
tác lễ cúng thí thực (phóng sinh).
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

20

You might also like