You are on page 1of 3

1.

Nhật:
Trong tâm linh người Nhật đã coi tết dương lịch là ngày lễ tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ
ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào
đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu
nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc tết nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm
lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu).
- Đầu tiên là rượu mừng năm mới (otoso) trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ.

- Tiếp đến là món ăn ngày Tết (osechi) sau khi cúng Thần năm mới với những món ăn vô cùng
phong phú được trang trí đẹp mắt
- Ba ngày đầu từ ngày 1 đến ngày 3/1 được coi là 3 ngày đặc biệt, thiêng liêng nhất của tết
dương lịch. Trong 3 ngày này người Nhật có tục ăn chay để tỏ lòng thành kính với thần phật, tổ
tiên, cầu khấn cho một năm mới đại cát đại lợi.
- Đặc biệt vào dịp tết, người Nhật còn tặng nhau những món quà mang ý nghĩa tinh thần, tình
cảm và đạo lí ứng xử
2. Ấn Độ
Ngày tết Dương lịch ở Ấn Độ gọi là  "ngày tết đau khổ" hoặc gọi là  "ngày tết cấm thực". Ngay
ngày đầu tiên của năm mới, mọi người không được tức giận, càng không được phép nổi cáu, cãi
cọ với người khác. Ở một số nơi, ngày tết không những không chúc phúc nhau mà còn ôm nhau
khóc thảm thiết. Họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người
càng thêm ngắn ngủi, tiếng khóc là để bày tỏ sự xót thương, than thở cho bản thân. Có nơi,
người ta sẽ nhịn ăn một ngày một đêm để chào năm mới. Thời gian nhịn ăn được tính từ bình
minh ngày đầu tiên của năm mới cho đến nửa đêm.
3. Cuba
Ở Cuba vào đêm giao thừa, ở cửa sổ mỗi nhà, mọi người đều đổ nước đến 12 giờ đêm để lấy
may mắn. Khi nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên tiếng đầu tiên, mọi người bắt đầu nuốt hạt
nho, hết 12 tiếng chuông thì phải nuốt được 12 hạt nho. Làm được điều đó thì năm mới sẽ được
thịnh vượng, phát tài.

You might also like