You are on page 1of 2

LỄ HỘI OK OM BOK Ở SÓC TRĂNG

Lễ hội Ok-Om-Bok (អកអំបក ុ ), còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ “ Đút


cốm dẹp” ( Trong tiếng Khmer “Ok” nghĩa là đút, “Om Bok” nghĩa là
cốm dẹp) của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ. Ok Om Bok là một lễ
hội lớn trong năm song song với Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ
cúng ông bà Sene Dolta. Lễ hội Ok-Om-Bok đã được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện quốc
gia.

 Nguồn gốc: Dựa vào các mẫu truyện trong kinh điển Phật giáo và Cổ tích
Khmer,lễ hội cúng Trăng ra đời từ một câu chuyện nói về tiền kiếp của đức
Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là vào một đêm rằm Trăng tròn, có một con Thỏ
phát nguyện muốn hiến thể xác của mình cho bất kỳ ai cần đến, để sớm
hóa kiếp khác. Lời nguyền đó ngay lập tức được vị thần Pres-ânh đang ngự
ở trên trời nghe được. Ngài liền hạ giới, biến thành một cụ già, lom khom
đến gần con Thỏ xin được ăn thịt. Thỏ liền đồng ý, bảo thần Pres-ânh hãy đi
lấy củi và nhóm lửa lên, trong khi chờ Thỏ tắm cho sạch sẽ. Khi ngọn lửa đã
cháy to, Thỏ liền nhảy vào đóng lửa tự thiêu mình, biến thành thức ăn cho
cụ già (thần Pres-ânh). Thế nhưng, khi đó ngọn lửa không những không
thiêu chết Thỏ mà còn phải tắt đi. Xúc động trước việc làm thiện tính đó,
thần Pres-ânh bồng lấy Thỏ, bay một mạch lên cung Trăng và dùng phép
màu vẽ hình Thỏ in vào Mặt Trăng mãi mãi về sau này để con người thấy
mà soi gương. Và, cũng từ đó lễ hội cúng Trăng ra đời.
 Thời gian: Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Ka-Đâk
(tức tháng 12 theo lịch pháp của người Khmer Nam Bộ). Nếu so sánh với
lịch pháp của người Việt thì lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 13
đến 16 tháng 10 Âm lịch. Đây là ngày cuối cùng của một chu kì Mặt trăng
xoay quanh Trái đất và cũng là thời điểm hết mùa vụ của năm. Khi những
cơn mưa cuối mùa dần tàn, tuần trăng đẹp của mùa nắng sắp đến ở
phương Nam, lúc thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa khô và lúa ngoài đồng
thơm chín, lễ hội sẽ được tổ chức vào ban đêm, khi trăng lên cao, và mọi
vật có ánh trăng rằm soi sáng.
 Mục đích: Người Khmer Nam bộ chủ yếu làm nông nên gắn bó mật thiết và
tôn thờ tự nhiên như những vị thần. Theo quan niệm của người Khmer,
Mặt Trăng được tôn kính như một vị thần có nhiệm vụ cai quản, điều tiết
thời gian, thủy văn và thời tiết. Do đó, lễ cúng Trăng là sự đưa tiễn mùa
mưa, là cuộc đưa nước trở về trời, về nơi khởi nguồn, chào đón mùa khô
ráo sau những ngày lao động miệt mài trên đồng ruộng và tạ ơn thần Mặt
Trăng – vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều
hoà thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.
 Ý nghĩa: Ok Om Bok – lễ hội cúng Thần Trăng - là một trong những nét đặc
sắc văn hóa trong cuộc sống của cộng đồng người Khmer, là nhân tố tạo
nên sự đa dạng trong văn hóa các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lễ hội là
biểu tượng cho khát vọng, ước mong và tình yêu giữa con người với con
người, giữa con người với các đấng bề trên (tự nhiên, thần linh…). Là mội
lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào
Khmer, đồng thời có giá trị sâu sắc về khoa học và lịch sử. Đây cũng là dịp
tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ngày càng
gắn kết, thi đua lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Lễ được tổ chức hàng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp
văn hoá truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer mà còn là
một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu
văn hoá du lịch Sóc Trăng để thu hút khách thập phương.

You might also like