You are on page 1of 24

đối thoại với các nền văn HÓA

NHẬT BẢN

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ


4 đối thoại với các nền văn HÓA
NHẬT BẢN 5

LỜI NÓI ĐẦU

Từ thời xa xưa người ta đã khao khát được nghe về


những miền đất và những dân tộc khác lạ, như những câu
chuyện của chàng thủy thủ Ximbát trong chuyện "Nghìn
lẻ một đêm". Ngày nay, hầu như mọi ngóc ngách trên thế
giới này đều đã được khám phá, nhưng niềm khao khát
được hiểu biết những dân tộc khác, những miền đất khác
vẫn không hề giảm đi, vì theo một nghĩa nào đó, con người
luôn tò mò, họ luôn có một mơ ước trong tiềm thức được
trở thành những nhà thám hiểm.
Ngày nay, không gian sống và hoạt động của chúng ta
ngày càng mở rộng, nhu cầu hiểu biết và giao tiếp cũng
không ngừng tăng lên. Chúng ta muốn biết nhiều hơn về
đất nước và con người Australia, Italia, Nhật Bản, Brazil,
Thụy Sĩ, hay Kenya… vì có thể ta sẽ gặp gỡ họ trên đường
phố, ở nơi làm việc, và biết đâu ta sẽ có dịp được đến với
những miền đất tươi đẹp đó và nhìn thấy tận mắt những
con người thú vị và nền văn hóa độc đáo của họ.
Và còn hơn thế nữa, việc tìm hiểu về những dân tộc
khác và nền văn hóa của họ ngày nay còn xuất phát từ
một nhu cầu sâu xa hơn - nhu cầu tự hiểu biết, tự nhận
diện bản thân mình và dân tộc mình khi nhìn vào người
khác như nhìn vào một tấm gương. Sự thực là chúng ta
càng biết nhiều hơn về các dân tộc khác thì lại càng hiểu
rõ về mình hơn.
Bộ sách "Đối thoại với các nền văn hóa" mà chúng
tôi trân trọng giới thiệu với độc giả ở đây sẽ giúp các bạn
tìm hiểu về các dân tộc trên thế giới, về nền văn hóa cũng
như lối sống của họ. Tất cả các nền văn hóa được giới thiệu
ở đây theo một cấu trúc chung, từ những điều kiện tự
nhiên, nguồn gốc dân tộc, lịch sử và nền kinh tế cho đến
ngôn ngữ, tôn giáo, lễ hội, phong tục, lối sống v.v... Các
bạn sẽ rất dễ dàng có được một sự so sánh và đối chứng.
Bộ sách này có thể được dùng như sách nghiên cứu,
để tra cứu những kiến thức tổng quát. Nó cũng sẽ giúp
các bạn học sinh có thêm những kiến thức phong phú và
có hệ thống, có giá trị như những cột mốc dẫn dắt công
việc học tập của các bạn. Nhưng các bạn cũng có thể đọc
nó giống như đọc một cuốn truyện nhờ nội dung phong
phú, nhờ cách trình bày sinh động, mang tính khát vọng
tìm hiểu của nó.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
GIỚI THIỆU

N hật Bản là một quốc gia công nghiệp phát triển, các tập đoàn
khổng lồ của nó đã trở thành những huyền thoại; các cái tên như
Sony, Mitsubishi, Seiko, Panasonic, Honda và Sanyo là những từ cửa
miệng được người ta nói đến trên toàn thế giới. Người Nhật dốc toàn
bộ sức lực của mình để cạnh tranh với các dân tộc khác và với toàn
bộ thế giới còn lại để giành được vị trí số một, và trở thành người giỏi
nhất là điều duy nhất có ý nghĩa với họ.
Vậy mà Nhật Bản lại là quốc gia có truyền thống lãng mạn. Người
Nhật tìm kiếm cảm hứng tinh thần nhờ vào thiên nhiên, cũng như nhờ
sự gắn bó của họ với các đền đài miếu mạo. Văn học và nghệ thuật
Nhật Bản cung cấp cho chúng ta nhiều manh mối về sự gắn bó sâu sắc
của họ với các truyền thuyết.
Chúng ta liệu đã hiểu rõ về đất nước quan trọng này cùng những
người dân của nó hay chưa?
Qua việc tìm hiểu lịch sử, lối sống, các lễ hội và
nhiều khía cạnh khác của dân tộc này, cuốn sách
sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đất nước
Nhật Bản, về những gì không thể thể hiện
qua các con số thống kê.
8 đối thoại với các nền văn HÓA

NỘI DUNG

5 lời nói đầu

7 giới thiệu

11 Địa lý
Miền đất của núi non - Động đất - Sông hồ - Khí hậu - Thực
vật.
21 Lịch sử
Khởi đầu - Heian, kỷ nguyên vàng - Shogun và Samurai
- Thống nhất dưới trướng ba vĩ nhân - Ảnh hưởng của
phương Tây - Bế quan tỏa cảng và cuộc xâm lược lần thứ
hai - Chuyển biến - Cường quốc quân sự -Chiến tranh Thái
Bình dương - Kết thúc Chiến tranh Thái Bình dương - Ách
chiếm đóng.
39 Chính quyền
Nhật hoàng - Nền dân chủ và Chính quyền - Khung cảnh
luật pháp - Quốc phòng - Cảnh sát.
47 Kinh tế
Bộ máy kinh tế thần kỳ - Công nhân Nhật Bản.
53 Người Nhật
Người Ainu - Tính cách Nhật Bản - Các mối quan hệ - Ý
thức về bổn phận - “Giữ thể diện” - Ngôn ngữ cử chỉ - Phụ
nữ Nhật Bản.
69 Lối sống
Sự hình thành một lối sống - Những căn nhà truyền thống
và hiện đại - Trang phục của người Nhật - Những tập quán
tốt - Nghỉ ngơi thư giãn - Trai gái tìm hiểu - Gia đình - Một
ngày bình thường.
NHẬT BẢN 9

NỘI DUNG

86 Tôn giáo
Hai tôn giáo - Thần đạo - Phật giáo - Thiền - Thiên Chúa
giáo.
99 Ngôn ngữ
Những giọng điệu giao tiếp xã hội - Động từ - Phát âm - Từ
Anh - Nhật - Một vài ví dụ tiếng Nhật - Chữ viết.
107 Nghệ thuật
Nghệ thuật tạo hình - Ikebana và nghệ thuật vườn cảnh -
Hội họa - Khắc gỗ - Đồ gốm - Kiến trúc - Các đền đài - Các
lâu đài - Thơ ca - Thi ca hiện đại - Tiểu thuyết lịch sử - Sự
suy tàn và phục hưng của văn học -Văn học hiện đại - Sân
khấu Nhật Bản - Âm nhạc.
135 Giải trí
Say mê thể thao - Du lịch, đọc sách và Pachinko.
140 Lễ hội
Lễ hội năm mới - Tanabata - Bon - Hinamatsuri - Lễ hội
Đền Toshogu - Lễ hội Daimonji - Lễ hội Gion ở Kyoto - Ngày
hội bé trai - Lễ hội Kurofune ở Shimoda -Lễ hội Aoi - Lễ hội
Hamamatsu - Lễ hội Hakone Torii - Lễ hội Tenjin ở Osaka -
Lễ hội Shiraoi-no-Iomante -Lễ Phật đản - Lễ hội Namahage
- Lễ hội Hanagasa-Odori - Lễ hội Vũ điệu con hươu.
159 Ẩm thực
Những món gia bản - Cá - niềm đam mê - Thịt lợn, bò và
thú rừng - Rau củ - Trứng - Tofu (đậu phụ) - Từ Shabu-
shabu đến Sake.
170 Bản đồ

172 Tra cứu nhanh


10 đối thoại với các nền văn HÓA

Công viên hươu ở Nara trên đảo Honshu.


Phía xa là một ngôi đền. Một cảnh tượng rất thường gặp ở Nhật Bản.
NHẬT BẢN 11

ĐỊA LÝ

Nhật Bản nằm ở kinh độ 139046’ Đông. Đối với những người
châu Âu, Nhật Bản là “Viễn Đông”. Từ “Japan” (Nhật Bản) xuất
xứ từ tiếng Nhật “Nippon” nghĩa là “dòng dõi mặt trời”, vì người
Nhật tin rằng mặt trời chiếu sáng đất nước họ đầu tiên. Do đó
mà Nhật Bản còn có tên là Đất nước Mặt trời mọc.
Nhật Bản hình thành từ bốn ngàn hòn đảo với nhiều
núi non, quây quần thành một hình cánh cung khổng lồ.
Bốn đảo lớn nhất tạo thành phần căn bản của nước Nhật, là
trung tâm của đời sống đất nước, trong đó Honshu là hòn
đảo nằm ở giữa và cũng là hòn đảo lớn nhất. Trong quá khứ,
các thế lực phong kiến và đế quốc tập trung ở Honshu. Ngày
nay, Honshu là trung tâm công nghiệp của nước Nhật hiện
đại và là nơi sinh sống của 80% dân số. Ngọn núi cao nhất
(núi Phú Sỹ, cao 3.700 mét), con sông dài nhất (sông Shinano,
dài khoảng 370km) và hồ nước lớn nhất (hồ Biwa) đều nằm
trên đảo Honshu.
Phía nam Honshu là đảo Shikoku, đảo nhỏ nhất trong số bốn
đảo chính. Mặc dù nằm ngay cạnh Honshu, nhưng Shikoku chỉ
là một anh chàng quê mùa cục mịch nếu so với người láng giềng
năng động và phát triển của mình. Ở cực nam Honshu là đảo
Kyushu. Nó có khí hậu cận nhiệt đới và vì thế là “vùng đất của
12 đối thoại với các nền văn HÓA

ánh nắng” ở Nhật Bản. Nó là hòn đảo nằm gần Hàn quốc nhất
và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
Ở phía bắc là hòn đảo lớn Hokkaido. Hokkaido được coi là
Alaska của Nhật Bản, ở đây mùa đông rất khắc nghiệt và có
nhiều ngọn núi lửa hung dữ. Đã có thời nó là hòn đảo dành cho
những người bị xã hội ruồng rẫy.

Miền đất của núi non

Nhật Bản từng là một phần của đại lục Á châu. Vào một
thời điểm nào đó trong Kỷ Băng hà, những hòn đảo này đã
tách ra khỏi đại lục Á châu và những mỏm núi từng nhô cao
trên lục địa cũ đã trở thành bốn ngàn hòn đảo của nước Nhật.
Độ cao trung bình của bốn hòn đảo chính là 330 mét. Thái Bình
dương bao quanh phía đông và nam, còn biển Nhật Bản ngăn
cách nước Nhật với Trung Quốc, chúng không xói mòn đất đai
và không làm thay đổi hình dáng của đất nước này nhiều lắm.
Các ngọn núi lửa cũng không làm nó thay đổi, mặc dù nước
Nhật nằm trong vùng ảnh hưởng của hai vành đai núi lửa bao
quanh một vùng rộng lớn của Thái Bình dương. Có khoảng 67
ngọn núi lửa “còn sống”, tức là những ngọn núi lửa hoặc đang
hoạt động hoặc có khả năng sẽ hoạt động trở lại. Núi Phú Sỹ,
ngọn núi cao nhất Nhật Bản cũng là một núi lửa. Người Nhật
Bản gọi nó là “Fujiyama-san” (yama có nghĩa là núi, còn san tức
là “Ngài” gọi một cách kính trọng). Ngọn núi Phú Sỹ là biểu
tượng tinh thần của người Nhật Bản.
NHẬT BẢN 13

Đỉnh Phú Sỹ cân đối và thanh bình.

Khoảng 72% diện tích nước Nhật là núi non và các triền núi
đều khá dốc, gây khó khăn cho việc canh tác nông nghiệp. Địa
hình dốc đứng này đã buộc người Nhật phải đi ra biển, theo
nghề hàng hải và đánh cá. Tất cả các thành phố quan trọng của
nước Nhật đều nằm sát bờ biển.
Giống như những dân tộc hải đảo ở khắp mọi nơi, người
Nhật Bản nhờ đến biển để đảm bảo cuộc sống và thực hiện
những mơ ước của họ. Tuy vậy, những ngọn núi luôn là cái nền
giúp định hướng tính cách của người Nhật, truyền cho họ tính
kiên cường chịu đựng với nghịch cảnh. Vì luôn bị đe dọa bởi
nguy cơ bộc phát của núi lửa, nên người Nhật phải thiết kế nhà
cửa của mình sao cho chúng có thể chịu đựng được các chấn
14 đối thoại với các nền văn HÓA

động. Sử dụng các sản


phẩm từ các khu rừng
trên núi, họ xây dựng
những ngôi nhà bằng
gỗ và giấy, chúng rất
mát mẻ trong mùa hè
oi bức nhưng không
giúp họ chống được
cái lạnh mùa đông
Năm 1986, núi lửa Miharayama trên đảo Oshima, một hòn đảo
khắc nghiệt. Các ngôi mới của Nhật Bản thình lình phun trào, dung nham nóng chảy đe
dọa nhấn chìm thị trấn trên đảo.
nhà giấy giờ đây hầu
như không còn nữa. Độ cao (bộ)

Động đất

Ngày mùng Một tháng


Chín năm 1923, trận động đất
lớn nhất trong lịch sử Nhật
Bản đã làm rung chuyển
khắp vùng phía tây đảo
Honshu kéo lên phía bắc
Tokyo. Số người chết do động
đất và do hỏa hoạn xảy ra
sau đó là khoảng một trăm
ngàn. Thành phố Tokyo cổ,
còn gọi là Edo, bị san phẳng
hoàn toàn. Nhưng chỉ chưa
NHẬT BẢN 15

đầy bốn năm sau, thành phố Tokyo hiện đại đã mọc lên từ trên
đống đổ nát.
Động đất là mối nguy hiểm thường trực tại Nhật Bản. Nếu
chúng xuất hiện trên mặt đất thì sự tàn phá mà chúng gây ra
có thể sẽ rất khủng khiếp. Còn nếu chúng xuất hiện ngoài biển,
chúng sẽ sinh ra tsunami, tức là những ngọn sóng thần cao hai
mươi hay ba mươi mét có khả năng quét sạch toàn bộ một vùng
bờ biển.

Sông hồ

Những con sông được nuôi dưỡng từ nguồn nước mưa và


tuyết ở Nhật Bản tương đối nhỏ nhưng chảy rất xiết, nhiều

Cổng chào cao gần 20 mét nhô lên trên mặt biển đảo Miyajima gần Hiroshima để chào đón vị thần biển
đến thăm đảo.
16 đối thoại với các nền văn HÓA

con sông lao ầm ầm như những ngọn thác xuống biển. Đất
nước này có rất nhiều hồ. Và hồ luôn có một sự quyến rũ mê
hoặc đối với người Nhật. Có lẽ vẻ tĩnh lặng của những hồ nước
giống như những cái biển nhỏ trong đất liền đã lôi cuốn tâm
trí của những người dân ở đất nước của đảo và núi này: mặt
nước êm đềm, tĩnh mịch bất ngờ hiện ra trong khung cảnh gồ
ghề, cứng cỏi của những ngọn núi xung quanh. Hồ Biwa trên
đảo Honshu là hồ nước lớn nhất Nhật Bản và cũng là cái hồ
đẹp nhất. Nó được người Nhật sùng bái vì ý nghĩa lịch sử và
văn hóa của nó.

Khí hậu

Nhật Bản, một đảo quốc lẽ ra phải có khí hậu ôn đới ấm áp


và dễ chịu nếu như không có ba nhân tố chính. Đó là khối không
khí lạnh bao trùm vùng Siberia; không khí nóng ẩm từ Thái Bình
dương thổi vào; và các dãy núi chạy thẳng góc với chiều gió, cắt
ngang những luồng không khí này.
Trong những tháng mùa đông, từ tháng Chín đến tháng Hai,
vùng áp cao của Siberia gây nên những đợt lạnh theo chu kỳ tràn
về phía nam, làm nhiệt độ trên toàn Nhật Bản xuống thấp. Khi
những luồng gió lạnh từ trung tâm Siberia thổi qua biển Nhật
Bản, chúng gặp luồng không khí nóng từ biển thổi vào đang
chuyển động lên phía bắc, và thế là chúng hấp thụ một lượng
lớn hơi ẩm, biến nó thành tuyết rơi xuống các dãy núi. Kết quả
là Nhật Bản trở thành một trong những nơi tuyết rơi nhiều nhất
trên thế giới.
NHẬT BẢN 17

Vào mùa hè, từ tháng Sáu tới tháng Tám, tình hình lại đảo
ngược. Nhật Bản lại bị tác động bởi vùng áp cao Thái Bình dương
và vùng áp thấp ở Siberia. Các dòng không khí tràn lên phía bắc
và phía đông, mang theo hơi nóng và độ ẩm. Đặc biệt là Tokyo
và Osaka rất nóng nực và ẩm ướt không sao chịu nổi vào thời
gian này. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại Tokyo là 420C.
Những cơn gió đổi chiều trong mùa xuân và mùa thu, đây
là những mùa đẹp nhất trên đất Nhật Bản.

Mưa vàng và bão biển: Vào đầu mùa hè, luồng không
khí lạnh thổi từ phương bắc xuống gặp luồng khí ẩm từ nam
Thái Bình dương tràn lên tạo nên những trận mưa. Những trận
mưa vào thời gian này thường rất dữ dội, gây nên lụt lội và làm
thiệt hại đến cây trồng. Nhưng những trận mưa đầu hạ này lại
giúp cho cây lúa nước phát triển mạnh. Vì thế người Nhật gọi
chúng là những Trận mưa Vàng và họ còn sáng tác những vần
thơ ca ngợi chúng.
Vào cuối mùa hè, Nhật Bản lại phải chịu đựng những cơn
bão dữ dội từ Thái Bình dương tràn vào. Những cơn gió hình
thành tại vùng cận nhiệt đới này có thể di chuyển với tốc độ 200
kilômét/giờ tại tâm bão. Giống như những cơn lốc và các trận
cuồng phong, bão biển gây nên những thiệt hại to lớn, nhưng
chúng cũng mang theo những trận mưa.

Thực vật

Khí hậu Nhật Bản, trải dài từ vùng cận nhiệt đới qua ôn đới
và hàn đới, thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều loài cây cối và
18 đối thoại với các nền văn HÓA

thực vật nói chung. Cây đước đầm lầy mọc nhiều tại phía nam
quần đảo Ryukyu, còn ở các đảo Kyushu, Shikoku và phía nam
Honshu các loài cây xanh không rụng lá mọc rất tươi tốt. Các
khu rừng trên núi ở miền bắc và miền trung đảo Honshu rất đa
dạng với những loại cây lá rộng rụng theo mùa như thích, tần
bì, bu-lô, sồi và dương. Các loại cây xanh không rụng lá gồm
có thông, vân sam, thông dầu, độc cần và tuyết tùng Nhật Bản.
Thông ba lá và sồi trắng mọc ở Hokkaido. Khi xuân về, những
cánh rừng của Nhật Bản trông như những tấm thảm xanh biếc
vô cùng đẹp mắt.

Cảnh khu rừng mùa hè nhìn từ trên không.


NHẬT BẢN 19

Vài tư liệu về đời sống động vật Nhật Bản

Loài linh trưởng bản địa: Khỉ mặt đỏ Nhật Bản.


Loài rắn lớn nhất: Loài rắn săn chuột Nhật Bản, dài một
mét rưỡi và không có nọc độc

Động vật lưỡng cư nổi tiếng: Loài kỳ nhông khổng lồ, một
trong những loài động vật lưỡng cư lớn nhất còn sống, dài
tới một mét rưỡi, sống trên đảo Kyushu và phía tây Honshu.
Loài côn trùng có hại: Bọ cánh cứng Nhật Bản, tình cờ
được nhập vào Mỹ năm 1916. Một đàn bọ cánh cứng Nhật
Bản có thể chén trụi lá một cây đào trong vòng 15 phút, chỉ
chừa lại những cành cây bị gặm nham nhở.
20 đối thoại với các nền văn HÓA

Bức tượng một nữ đạo sĩ. Các nhà khảo cổ cho rằng bức tượng này được chôn theo những người giàu có
hay nổi tiếng để thay cho việc tuẫn táng người sống.
NHẬT BẢN 21

LỊCH SỬ

khởi đầu

Lịch sử Nhật Bản bắt đầu vào khoảng đầu Công nguyên. Các
học giả còn bất đồng về giai đoạn lịch sử trước đó bởi các tư liệu
thu thập được còn rất hạn chế. Nguồn thông tin duy nhất chỉ
là hai cuốn biên niên sử được ghi chép vào thế kỷ thứ 8, cuốn
Kojiki (Ghi chép về các sự kiện cổ xưa, năm 712) và cuốn Nihongi
(Biên niên sử Nhật Bản, năm 720). Cả hai đều miêu tả một truyền
thuyết được sắp đặt rất công phu.
Những người Nhật Bản sơ kỳ, một chủng tộc Mongoloid di
cư đến đây từ Trung Hoa, Triều Tiên và Mãn Châu, vượt qua
eo biển Tsushima đến tây-nam đảo Honshu (nhiều người cho
là tại Izuma) và đảo Kyushu. Các học giả đã đưa ra giả thiết là
trong các cuộc di cư đó có thể có cả người Mã Lai từ Oceania,
một quần đảo trên Thái Bình dương.
Những người định cư đầu tiên đã tìm thấy những thổ dân lạ
lùng và kém phát triển, đó là người Ainu, một tộc người thuộc
thời kỳ Đồ đá mới, trông giống với người Caucase hơn là người
Mongoloid, với lông rậm và mắt tròn. Dòng người di cư từ lục
địa châu Á dần dần thâm nhập vào toàn bộ đất nước này, đẩy
người Ainu lên phía bắc.
22 đối thoại với các nền văn HÓA

Đế quốc Nhật Bản đầu tiên

Lịch sử sơ kỳ của Nhật Bản được đánh dấu bằng sự tiếp


xúc với Trung Hoa. Đó là một thời kỳ còn bí ẩn với những
cuộc tranh đấu giành quyền lực và đất đai. Vào thế kỷ thứ
7 đã nổi lên một nhân vật mạnh mẽ: Jimmu Tenno, người
đứng đầu thị tộc Yamato và là Hoàng đế đầu tiên của dòng
dõi Nhật hoàng.
Theo thần thoại, các Hoàng đế Nhật Bản là hậu duệ của Nữ
thần Mặt trời. Vị Hoàng đế đầu tiên được ban cho ba báu
vật thiêng liêng: tấm gương đồng, thanh gươm và chuỗi hạt
(theo dị bản khác, đó là một chuỗi ngọc). Với ba báu vật đó,
ông ta đã thuyết phục được các thị tộc đang xung đột với
nhau về dòng dõi thần thánh của mình. Đế quốc của ông
ta trở nên hùng mạnh, tập trung vào Nara. Giờ đây chỉ còn
lại tấm gương đồng bị nấu chảy, đặt tại Ngôi đền Hoàng đế
ở Ise. (xem trang 88).

Heian, kỷ nguyên vàng

Nhật Bản được hưởng một thời kỳ tương đối hòa bình từ
năm 794 đến năm 1185. Thủ đô được dời từ Nara về Heian-
kyo, “Thủ đô của hòa bình và yên ổn”, từ đó bắt đầu “thời đại
Heian”. Heian-kyo sau đó được gọi là Kyoto với nghĩa đơn giản
là “kinh đô”. Hệ thống chữ viết kana của Nhật Bản được tạo ra
và các môn nghệ thuật phát triển rực rỡ. Tác phẩm kinh điển Câu
chuyện Genji được Murasaki Shikibu sáng tác vào năm 1.000, mô
tả nhiều chi tiết về đời sống cung đình.
NHẬT BẢN 23

Điêu khắc được phát triển trong thời kỳ Heian và đạt đến cực thịnh vào thời Kmakura. Trong hình là tượng
môn thần tại đền Todaiiji ở Nara, thời Heian.

Shogun và Samurai

Trong lúc văn hóa phát triển phồn thịnh, thì sự nghèo khổ
của khối đông dân chúng đã châm ngòi cho các cuộc nổi loạn.
Xuất thân từ những trận đánh lớn nhỏ nhằm đàn áp các cuộc
nổi loạn đó, Yoritomo Minamoto nổi lên như một chiến binh
24 đối thoại với các nền văn HÓA

Một thủ lĩnh (daimyo) không bao giờ đi đâu mà không có samurai đi tháp tùng.

(Samurai) có quyền lực nhất. Ông ta thách thức quyền hành của
hoàng đế và cuối cùng quyền lực đã chuyển từ triều đình của
hoàng đế cùng tầng lớp quí tộc sang tay người đứng đầu quân
đội, Shogun. Yorimoto Minatomo thiết lập trung tâm chính quyền
của ông tại Kamakura vào năm 1185. Năm 1192 ông được tấn
phong tước vị Shogun.
Trong thời kỳ của mạc phủ (triều đại của Shogun) Kamakura,
luật danh dự của samurai (tức các chiến binh Nhật Bản) đã được
khuếch trương. Nhật Bản sau đó trở thành một xã hội phong
kiến và samurai là đội quân vô địch của các gia tộc đứng đầu.
Họ được gọi là gokenin, “người của gia tộc” và họ trung thành
vô điều kiện đối với người chủ.
NHẬT BẢN 25

Mạc phủ Ashikaga:


Năm 1333, mạc phủ
Kamakura sụp đổ và gia
tộc Ashikaga nổi lên nắm
lấy quyền bính. Quyền lực
của họ kéo dài cho đến năm
1574 thì bị tan rã bởi các cuộc
chiến liên miên và bao rắc rối
khác. Địa hình núi non hiểm
trở làm cho việc điều hành
tập trung gặp nhiều khó khăn
và đất nước bị phân liệt cát cứ
giữa các sứ quân. Tuy nhiên,
nhờ vậy mà các vùng có điều
kiện đã nổi lên thành các
trung tâm quan trọng và có Takauji Ashikaga thuộc gia tộc Ashikaga được chỉ
định làm Sei-I-Taishogun, tức Phục lỗ tướng quân,
những sự phát triển đáng kể năm 1338.
về công nghiệp, giao thông
vận tải và công trình công cộng.

Thống nhất dưới trướng ba vĩ nhân


Thế kỷ 16 là thời kỳ của những sự kiện quan trọng trong lịch
sử Nhật Bản. Nó cũng chứng kiến sự xuất hiện của ba nhân vật
vĩ đại: Nobunaga Oda, Hideyoshi Toyotomi và Ieyasu Tokugawa.
Những người này đã thống nhất đất nước và đặt những nền tảng
đầu tiên cho nước Nhật hiện đại.
Nobunaga Oda (1534-1582) đã khuất phục các đối thủ của
ông bằng cách sử dụng những khẩu súng hỏa mai thô sơ được
26 đối thoại với các nền văn HÓA

Chân dung Ieyasu Tokugawa.

chế tạo ở miền trung nước Nhật. Năm 1578, ông là nhân vật
hàng đầu tự đặt cho mình nhiệm vụ phải thống nhất Nhật Bản
dưới sự cai quản của một nhà cầm quyền hùng mạnh duy nhất.
Ông đã thành công với một nửa nước Nhật xung quanh Kyoto.
Hideyoshi Toyotomi (1536-1598), một vị tướng của
Nobunaga Oda đã kế tục vị chỉ huy của mình. Ông là một
người nhỏ bé và xấu xí, gần như là một người lùn, vậy mà

You might also like