You are on page 1of 5

II.

Văn hoá của Nhật Bản


1. Giao tiếp
Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được nét truyền thống khi giao tiếp của mình.
Họ có những lễ nghi, quy tắc riêng mà mọi người khi tham gia giao tiếp bắt buộc phải tuân
theo. Biểu hiện đầu tiên trong giao tiếp của người Nhật là nghi thức chào hỏi. Cúi đầu chào
bằng cách gập người xuống (Ojigi) thể hiện sự tôn trọng khi chào hỏi của người Nhật thực sự
rất quan trọng [1]. Họ rất chú trọng đến địa vị, tuổi tác và quan hệ xã hội của một người cũng
như mức độ trang trọng của cuộc giao tiếp bởi dựa vào đó họ mới có thể xác định cách chào
hỏi sao cho phù hợp nhất để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác. Ở Nhật, có
một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước. Theo
đó họ quy định “người trên” là những người lớn tuổi, người có địa vị xã hội, là nam, là
khách… còn người ít tuổi, người nữ và chủ nhà… là “người dưới” [2]. Họ thường sử dụng ba
kiểu cúi chào là kiểu Eshaku, Kerei và Saikerei [1].
Kiểu Eshaku – thân mình và đầu hơi cúi một giây (khoảng 15 độ), hai tay để bên hông
được người Nhật sử dụng để xã giao hàng ngày, đối với người ngang mình. Tuy nhiên, trong
một ngày họ gặp nhau rất nhiều lần. Vì vậy, họ chỉ thực hiện nghi lễ lần đầu, những lần sau
chỉ cần khẽ cúi chào [1].
Kiểu Kerei – thân mình cúi khoảng 20-30 độ và giữ nguyên khoảng 2-3 giây hoặc nếu
đang ngồi trên sàn nhà thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu
cúi cách sàn nhà 10-15cm [1]. So với Eshaku, Kerei thể hiện sự trang trọng hơn khi chào hỏi
và được người Nhật sử dụng khi lần đầu gặp mặt, với cấp trên, người lớn tuổi, khách hàng,
đối tác làm ăn và những người có địa vị trong xã hội [3].
Kiểu Sarakerei là kiểu chào trang trọng nhất đối với người Nhật. Nó thể hiện sự kính
trọng, lòng biết ơn sâu sắc với Đấng Thần linh, Quốc kỳ, với Thiên Hoàng, những người có
công với đất nước… hay đối với đấng sinh thành như ông bà, cha mẹ. Kiểu chào này cũng
được xem thay cho lời xin lỗi chân thành của người Nhật Bản [3]. Ở tư thế đứng, thân mình
của họ sẽ cúi thấp khoảng 45-70 độ về phía trước, giữ nguyên 3 giây hoặc lâu hơn và đặt hai
tay ngang hông. Nếu ở tư thế ngồi quỳ, hạ thân người sát xuống đồng thời hai tay úp sấp
xuống cách khoảng 5cm, giữ nguyên khoảng 3-5 giây hoặc lâu hơn [3].
Văn hóa danh thiếp cũng rất được quan tâm trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
bởi nó giúp họ xác định thông tin địa vị của một người để tiện xưng hô. Danh thiếp cũng phải
đáp ứng được một số tiêu chí như danh thiếp phải chứa đầy đủ thông tin, được in rõ ràng,
không chứa chữ viết tay… Trao và nhận danh thiếp là điều bắt buộc khi giao tiếp. Việc trao
nhưng không nhận lại danh thiếp được xem là biểu hiện sự không muốn liên lạc sau này, thể
hiện sự bất lịch sự với họ [1].
Nhật Bản là một quốc gia có tính truyền thống cao, rất chú trọng lễ nghi nên tiếng Nhật
sở hữu một hệ thống kính ngữ phức tạp (Keigo) và đối với người Nhật, nó là một phần không
thể thiếu khi giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn kính và lịch sự với đối phương. Kính ngữ trong
tiếng Nhật được chia làm ba loại: khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ và lịch sự ngữ. Tùy thuộc
vào đối tượng giao tiếp, ngữ cảnh tình huống giao tiếp phải sử dụng sao cho phù hợp [1].
Ngoài ra, người Nhật còn thích giao tiếp bằng sự im lặng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng với
người Nhật, lời nói là một thứ rất ngờ vực, không hoàn toàn có thể chứng minh cho một điều
gì. Họ tin rằng nói ít tốt hơn nói quá nhiều. Vậy nên họ quan tâm đến hành động nhiều hơn
lời nói [1]. Đồng thời sự im lặng cũng là cách không muốn mất lòng người khác.

2. Trang phục
Nói đến trang phục Nhật Bản, không thể không nói đến Kimono –quốc phục của Nhật
Bản. Quốc phục được xem là cốt cách, linh hồn và là đặc trưng riêng cho văn hóa của quốc
gia [4]. Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, Kimono vẫn mang trong mình những
giá trị truyền thống, lịch sử, giá trị nghệ thuật của Nhật Bản. Một bộ Kimono hoàn chỉnh bắt
buộc phải có Kimono – trang phục chính, có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như lụa,
len…; thắt lưng buộc quanh (Obi); khăn buộc thắt lưng để cố định Kimono (Koshi-himo), tất
(Tabi) và giày dép truyền thống (Geta, Zori) [5]. Nghe có vẻ rườm rà, nhưng những chi tiết này
kết hợp với nhau tạo nên nét đẹp hoàn hảo trong trang phục của người Nhật. Không phân
chia địa vị sang hèn, tuổi tác, giới tính hay dáng người, đã là người Nhật cũng có thể mặc
Kimono, nó toát lên vẻ đẹp rất riêng của mỗi cá nhân. Nhìn bề ngoài, Kimono rất dễ mặc, chỉ
cần bó y phục sao cho phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, mặc Kimono không phải là một điều
dễ dàng. Kimono được mệnh danh là quốc phục bậc nhất thế giới [6], mặc Kimono là cả một
quá trình nghệ thuật, cần phải tỉ mỉ thực hiện theo đúng trình tự từ đầu đến cuối để có thể
mặc hoàn chỉnh trang phục. Không đơn thuần như nghĩa “thứ để mặc”, Kimono còn là biểu
tượng của truyền thống, sự tôn trọng và lòng tự trọng của người Nhật [5].
Với sự phát triển của xã hội, Kimono hiện nay không còn được người Nhật sử dụng như
trang phục hàng ngày nữa mà trở thành lễ phục truyền thống, chỉ dùng trong các dịp lễ quan
trọng và các nghi lễ truyền thống khác. Thay vào đó, thời trang truyền thống dần biến đổi trở
nên nhẹ nhàng, thiết thực để phù hợp hơn với lối sống của người Nhật, là sự kết hợp hài hòa
giữa hiện đại và truyền thống của Nhật Bản. [7]
3. Ẩm thực
Ẩm thực cũng là một phần quan trọng trong văn hóa của một quốc gia. Ẩm thực Nhật
Bản thể hiện sự khéo léo, tư duy thẩm mỹ tinh tế của người Nhật qua quá trình chế biến và
bày biện món ăn sao cho vừa ngon miệng, vừa ngon mắt từ món ăn đến nét đẹp của vật
dụng đựng món ăn.
Ẩm thực Nhật Bản tuân theo quy tắc tam ngũ: ngũ sắc, ngũ vị, ngũ pháp. Ngũ sắc bao
gồm đỏ, vàng, đen, trắng, xanh. Ngũ vị có: đắng, chua, cay, mặn ngọt. Và ngũ pháp là: sống,
chiên, nướng, ninh, hấp [8]. Ẩm thực Nhật Bản đặc trưng với sự kính trọng đối với nguyên
liệu tươi ngon tự nhiên. Vì vậy các món ăn của Nhật Bản hầu như không sử dụng gia vị, thay
vào đó người Nhật tập trung nhiều hơn về độ tươi ngon tinh khiết của các thành phần món
ăn [8]. Là một quốc gia Châu Á với bốn bề là biển nên hải sản, rong biển và gạo chiếm đa số
trong khẩu phần ăn của người Nhật. Nói về ẩm thực Nhật Bản, Sushi có lẽ là món ăn nổi tiếng
nhất bởi lẽ nó được xem là quốc thực của “đất nước mặt trời mọc” này. Nó thường bị nhầm
lẫn với nghĩa “cá sống”. Nhưng món ăn này không đơn giản như vậy. Nó là sự kết hợp hài hòa
giữa “su” (giấm) với “meshi” (gạo), sau đó được cuộn trong “nori” (rong biển) và trang trí với
“neta” tức hải sản, trứng hoặc rau củ đã được nấu chín hoặc sống [9]. Nó tạo nên một món
ăn vừa tươi ngon, vừa thể hiện sự tỉ mỉ của người Nhật trong từng khâu chế biến.
Nói đế thức uống, ít loại thức uống nào phổ biến hơn trà. Trong lịch sử Nhật Bản, có
một vị Thiền sư tên là Ensai (1141 – 1215) sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Sau khi về
nước, sư mang theo một ít hạt trà về trồng quanh khuôn viên chùa [10]. Ban đầu trà thu hút
người Nhật dựa vào tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà và công dụng thư giãn của nó.
Dần dần họ kết hợp uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo, phát triển việc thức trà lên
một tầm cao mới “Trà đạo”. Trà đạo đóng vai trò quan trọng trong văn hoá tinh thần Nhật
Bản. Không đơn thuần là việc uống trà, Trà đạo là cả một tiến trình không ngừng nghỉ từ khâu
chuẩn bị, cách pha trà, uống trà và nghi thức thưởng trà. “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” – bốn
nguyên tắc cơ bản của trà đạo đã phần nào nói lên ý nghĩa của nghệ thuật này. Ý muốn giúp
mọi người tu tâm dưỡng tánh bằng cách: hòa mình với thiên nhiên, biết đối nhân xử thế, từ
đó mọi người sẽ tìm thấy được sự thanh thản, bình an trong tâm hồn. Đồng thời, trà đạo
luôn gắn liền với thực hành nhằm dạy mọi người sống tự chủ với bản thân mình, sống không
dựa dẫm [10].

4. Kiến trúc
Mặc dù là một quốc gia phát triển trong xã hội hiện đại như ngày nay, nhưng Nhật Bản
vẫn giữ vững truyền thống trong kiến trúc của mình [11]. Sử dụng gỗ trong xây dựng là một
trong những điểm đặc trưng trong kiến trúc Nhật Bản, trong đó tre và tuyết tùng là chủ yếu.
Điều này thể hiện sự tôn trọng bền vững của người Nhật đối với quốc gia mình [12]. Người
Nhật rất yêu thiên nhiên, vậy nên họ thường thiết kế những ngôi nhà có thể tận dụng tối đa
ánh sáng tự nhiên nhất có thể, có tầm nhìn ra ngoài và trồng nhiều loại cây, hoa trong nhà để
tạo cảm giác hòa mình với thiên nhiên. Ngoài ra, kiến trúc Nhật Bản cũng đặc trưng với
những thiết kế tối giản, màu sắc nhã nhặn, kết hợp với việc bày trí nội thất gọn gàng, ngăn
nắp [12]. Tất cả thể hiện nếp sống giản dị nhưng kì công và đầy tinh tế của người Nhật.
5. Lễ hội
Nhật Bản sở hữu một nền văn hóa lễ hội rực rỡ, đặc sắc. Các lễ hội Nhật Bản thường
xoay quanh thiên nhiên bốn mùa, dù là bất kể thời điểm nào trong năm. Qua lễ hội, người
Nhật muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đối với những món qua mà thiên nhiên ban tặng trong năm
vừa qua. Không chỉ dừng lại ở lễ và hội – một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, mà lễ hội
Nhật Bản luôn thể hiện những giá trị tốt đẹp nhất và là nghi thức không thể tách rời trong đời
sống tinh thần của người dân xứ Phù Tang [13].

III. Văn hóa kinh doanh


Theo Nghiên cứu của Hofstede, trên thang điểm 100, Nhật Bản là quốc gia có khoảng
cách quyền lực cao với số điểm bằng 54 [14]. Vì vậy sự bất bình đẳng giữa người với người là
điều không thể tránh khỏi. Mối quan hệ thường được xây dựng xung quanh chức vụ và địa vị
xã hội. Ở Nhật Bản, quyền lực thường tập trung vào người có vị trí quản lý cấp cao, họ sẽ đảm
nhiệm vai trò trọng yếu trong quá trình thương lượng, đàm phán và đưa ra quyết định. Quan
hệ trong doanh nghiệp theo chiều dọc là chính. Và nhân viên trong công ty chấp nhận sự khác
biệt về thứ bậc, chức vụ, ít sáng tạo, ít có cơ hội để trình bày ý kiến và thụ động tuân thủ
mệnh lệnh của cấp trên [15]. (VĂN HÓA TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ)
Theo nghiên cứu của Trompernaars, Nhật Bản thuộc văn hóa khuếch tán. Đối với họ,
mối quan hệ chi phối công việc, họ sợ mất lòng nơi công sở. Cho nên người Nhật thường nói
gián tiếp, nhập nhằng và câu trả lời thưởng rất mơ hồ [1]. Họ không bao giờ trực tiếp nói
“KHÔNG”, cũng chẳng bao giờ cho người khác biết là họ không hiểu. Thay vào đó, người Nhật
sẽ nói vòng vo, không rõ ràng, đi từ tổng thể rồi mới đến chi tiết sự việc để tránh đưa người
khác rơi vào thế khó xử. (VĂN HÓA ỨNG XỬ NỘI BỘ)

Nhật Bản là quốc gia có chỉ số định hướng dài hạn cao nhất thế giới khi đạt 100 điểm
theo nghiên cứu của Hofstede [14]. Với các doanh nghiệp Nhật Bản, khi làm việc họ đặt chữ
“Tín” lên hàng đầu và luôn chú trọng đến mối quan hệ với khách hàng [16]. Các doanh nghiệp
Nhật Bản xác định rõ ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh rằng khách hàng là “Thượng đế” bởi họ
là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.
Chính vì vậy, họ sẵn sàng đầu tư, để tâm đến từng khâu hoạt động và lắng nghe ý kiến khách
hàng nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng, tao sự tin tưởng đối với
khách hàng, giúp công ty phát triển bền vững [16]. Họ tin rằng với mọi nỗ lực, rủi ro, chi phí
đã bỏ ra trong hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp của mình đạt được sự thành công trong tương
lai dài hạn. (TRIẾT LÝ KINH DOANH)
Nhật Bản là một trong những quốc gia có chỉ số nam tính cao (95) theo nghiên cứu của
Hofstede [14]. Họ cực kì chú trọng đến công việc, đề cao sự phát triển của bản thân. Chính vì
vậy, họ chăm chỉ, thúc ép bản thân không ngừng làm việc, kiên trì đến cùng vì họ tin rằng với
những giá trị mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, họ sẽ được đề bạt thăng chức. Từ đó tạo
nên môi trường làm việc vô cùng áp lực và đề cao thành tích.
Theo nghiên cứu của Trompenaars, người Nhật thuộc định hướng tuần tự. Đối với người
Nhật, việc đúng giờ là một trong những điều vô cùng quan trọng trong văn hóa kinh doanh
nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung. Họ rất quý trọng thời gian vì vậy họ luôn tính toán
thời gian cho từng việc và tuân thủ đúng giờ giấc bản thân đã đặt ra một cách tuyệt đối [17].
Họ cho rằng việc đến đúng giờ hoặc đến sớm trong cuộc hẹn sẽ thể hiện sự tôn trọng đối
phương, đồng thời cũng cho phép họ có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ, ổn định tâm lý
cũng như gia tăng hiệu suất làm việc. (VĂN HÓA KINH DOANH)
Theo nghiên cứu của Hall, Nhật Bản thuộc văn hóa khung cảnh cao. Họ không sử dụng
nhiều ngôn ngữ, lời nói,.. chỉ nói khi cần thiết . Thay vào đó, họ thường xuyên sử dụng cách
nói gián tiếp các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, các khoảng lặng… để
truyền đạt những điều muốn nói. Chính vì vậy, sự im lặng trong suốt các buổi họp, đàm phán
kinh doanh của họ nhằm thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng người nói thay vì giao tiếp bằng
lời. Họ sẽ không bao giờ trực tiếp nói “KHÔNG” hay tỏ thái độ gay gắt khi không đồng ý mà sẽ
nhẹ nhàng góp ý, nói vòng vo, mơ hồ, đi từ tổng thể tới chi tiết.(ĐÀM PHÁN)
Là quốc gia tránh sự không chắc chắn cao (92) theo nghiên cứu của Hofstede [14] nên
người Nhật khó chấp nhận sự không rõ ràng, những điều mới lạ. Trước khi hợp tác với đối
tác, người Nhật sẽ thu thập cẩn thận cẩn thận đối tác để nắm rõ về đối tác nhằm chắc chắn
tránh các sai phạm có thể gặp phải trong quá trình giao tiếp hay đàm phán. Thời gian đàm
phám với họ rất dài vì nếu gặp chỗ nào không vừa ý, họ cần thêm nhiều thời gian để cân
nhắc, suy nghĩ có nên hay không.
Nhật Bản tránh xa sự không chắc chắn cao theo nghiên cứu của Hofstede nên họ thích
sự ổn định, ngại đổi mới, chỉ thay đổi khi thật sự cần thiết. Chính vì vậy, một khi đã tìm thấy
công việc theo đuổi, người Nhật sẽ xác định gắn bó lâu dài với công việc, với tổ chức đó. Vì họ
nghĩ rằng, việc làm việc lâu dài sẽ giúp họ thành thạo hơn, nâng cao trình độ, từ đó nâng cao
năng suất làm việc tại doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Trompernaars, Nhật Bản thuộc văn hóa trung lập. Họ bình tĩnh,
kiềm nén cảm xúc bản thân nhằm mục đích không để lộ suy nghĩ, cảm xúc ra ngoài để không
ảnh hưởng đến công việc chung. Xin lỗi được xem là cách người Nhật giải quyết với mong
muốn có thể hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Lời xin lỗi không đơn thuần là một sự
hối lỗi mà nó thể hiện sự cầu tiến, thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm của họ đối với
công việc.

Biện pháp
- Học cách im lặng và cách chấp nhận sự im lặng trong 30 giây hoặc lâu hơn: Thời gian
người Nhật im lặng là thời gian họ lắng nghe, suy nghĩ và là thời gian then chốt để ra
quyết định. Chính vì vây, cần phải học cách im lặng và chấp nhận sự im lặng của họ. Việc
phá tan sự im lặng trong lúc nói chuyện được xem là bất lịch sự với người Nhật.
- Người Nhật rất coi trọng nghi thức, lễ nghi cũng như địa vị xã hội của mỗi cá nhân. Vậy
nên, khi hợp tác với họ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu và chú ý đến cách
xưng hô, cách cúi chào và sử dụng kính ngữ sao cho phù hợp với địa
- Không trực tiếp nói “KHÔNG” mặc dù không đồng ý với ý kiến của họ
- Đúng giờ là điều kiện đầu tiên và quan trọng khi hợp tác với người Nhật bởi nó thể hiện
sự tôn trọng nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản
cần phải lập chi tiết kế hoạch về từng việc, thời gian thực hiện và tuân thủ theo đúng kế
hoạch đó. Đến sớm hơn thời gian hẹn khoảng 15-30 phút để chuẩn bị tài liệu, tâm lý để
sự hợp tác giữa hai bên thành công tốt đẹp.
- Khi đàm phán, làm ăn và hợp tác với các đối tác Nhật Bản, không chỉ nên chú ý nội dung
lời nói mà cần phải quan sát cử chỉ, nét mặt, thái độ, hành vi của đối tác để có thể hiểu
rõ những thông điệp mà đối tác truyền tải.
- Khi gặp mặt với đối tác Nhật Bản lần đầu tiên, cần phải chú ý đến văn hóa “meshi” (văn
hóa danh thiếp) để từ đó xác định thông tin, chức vụ, địa vị mỗi người nhằm tiện xưng
hô. Đồng thời cần phải quan tâm đến lễ nghi khi giao và nhận danh thiếp để thể hiện sự
tôn trọng với họ, tạo ấn tượng tốt trong lần hợp tác đầu tiên

Bibliography

[1] "Wikipedia," [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a_Nh


%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n. [Accessed 31 03 2024].
[2] D. n. S. G. c. tuần, "Tuổi trẻ online," 15 04 2008. [Online]. Available: https://tuoitre.vn/phong-
cach-giao-tiep-cua-nguoi-nhat-238913.htm. [Accessed 31 03 2024].
[3] T. Phương, "The World & Vietnam report," 15 02 2022. [Online]. Available:
https://baoquocte.vn/tim-hieu-3-kieu-chao-hoi-cua-nguoi-nhat-174014.html#google_vignette.
[Accessed 31 03 2024].
[4] "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam," 18 08 2022. [Online]. Available: https://laodong.vn/van-hoa-
giai-tri/quoc-phuc-phai-la-bo-trang-phuc-mang-ban-sac-van-hoa-viet-nam-1082096.ldo.
[Accessed 31 03 2024].
[5] "Cổng thông tin điện tử Bắc Giang," 4 10 2023. [Online]. Available:
https://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/kimono-trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-nhat-
ban-53025927. [Accessed 31 03 2024].
[6] F. J. team, "Fun! Japan," 31 06 2021. [Online]. Available:
https://www.fun-japan.jp/vn/articles/11439. [Accessed 31 03 2024].
[7] "Wikipedia," [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_ph%E1%BB%A5c_Nh
%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n. [Accessed 31 03 2024].
[8] "Wikipedia," [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A8m_th%E1%BB
%B1c_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n. [Accessed 31 03 2024].
[9] "Japan National Tourism Organization," [Online]. Available:
https://www.japan.travel/vi/guide/sushi-in-japan/. [Accessed 31 03 2024].
[10 "Wikipedia," [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0_%C4%91%E1%BA
] %A1o_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n. [Accessed 31 03 2024].
[11 "WIkipedia," [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc_Nh
] %E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n. [Accessed 01 04 2024].
[12 A. LUXURY, "Linkedin," 17 07 2023. [Online]. Available: https://www.linkedin.com/pulse/kien-
] truc-nhat-ban-noithatatz/. [Accessed 01 04 2024].
[13 "Japan National Tourism Organization," [Online]. Available: https://www.japan.travel/vi/see-and-
] do/festivals-and-events/. [Accessed 01 04 2024].
[14 "The Culture Factor Group," [Online]. Available: https://www.hofstede-insights.com/country-
] comparison-tool?countries=japan. [Accessed 01 04 2024].
[15 "Những sự khác biệt về văn hóa," in Kinh Doanh Quốc Tế hiện đại, 8th ed., p. 165.
]
[16 M. Đức, "VTV Online - Đài Truyền hình Việt Nam," 14 04 2016. [Online]. Available:
] https://vtv.vn/doi-song/suc-manh-van-hoa-nhat-ban-tren-thuong-truong-viet-nam-
20160413214231254.htm. [Accessed 01 04 2024].
[17 B. Ngọc, "VnExpress," 18 03 2019. [Online]. Available: https://vnexpress.net/vi-sao-nguoi-nhat-
] luon-dung-gio-mot-cach-tuyet-doi-3896076.html. [Accessed 01 04 2024].
[18 "Britannica," [Online]. Available: https://www.britannica.com/place/Japan/Daily-life-and-social-
] customs. [Accessed 31 03 2024].

You might also like